You are on page 1of 26

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG -

NGŨ HÀNH

ThS Ds Lý Hồng Hương Hạ

1
MỤC TIÊU

1. Trình bày những nội dung cơ bản của các


học thuyết âm dương, ngũ hành.

2. Phân tích sự ứng dụng các học thuyết


vào trong DHCT

2
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

3
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
1. Nội dung của học thuyết:

- Âm dương đối lập: là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa 2
mặt Âm Dương.

Học thuyết âm dương cho rằng mọi thứ đều có khía cạnh kép của nó là
âm và dương. Hai khía cạnh tương tác và kiểm soát lẫn nhau để giữ
trạng thái cân bằng động liên tục.

- Âm dương hỗ căn: là nương tựa lẫn nhau, bắt rễ với nhau, quan hệ
chặt chẽ với nhau.

Âm và dương liên kết với nhau để tạo thành một thực thể, chúng
không thể thiếu nhau hoặc đứng một mình. Chúng phụ thuộc vào nhau
để có thể xây dựng nên định nghĩa và chỉ có thể được đo bằng cách so
sánh với nhau.
4
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
1. Nội dung của học thuyết:

So sánh giữa âm và dương còn liên quan đến đối tượng được so
sánh ( âm dương mang tính chất tương đối )

- Âm dương bình hành – tiêu trưởng: là cùng vận động song


song với nhau nhưng theo hướng đối lập, cái này tăng thì cái kia
giảm, cái này mất đi thì cái kia xuất hiện.

Âm và dương đạt được một trạng thái cân bằng bởi sự tương tác
và kiểm soát lẫn nhau. Sự cân bằng này là không tĩnh và cũng
không tuyệt đối, nhưng được duy trì trong một giới hạn nhất định.
Tại một thời điểm nào đó, âm thịnh lên, dương suy giảm đi và
ngược lại.
5
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
1. Nội dung của học thuyết:

Khi một thuộc tính tiến triển đến cùng cực, nó sẽ trải
qua một sự biến đổi ngược lại thành thuộc tính đối
diện. Sự chuyển đổi đột ngột này thường diễn ra
trong một tình huống cố định. Sự chuyển đổi này là
nguồn gốc của tất cả các thay đổi, cho phép âm
dương hoán đổi cho nhau (âm dương chuyển hóa)

6
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

7
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Tác dụng Chủ trị Thành phần HH Vị thuốc
Cảm cúm, Quế chi, Sinh
Phát tán, Tinh dầu, đôi khi
Cay (Tân) tiêu hóa, khương, Mộc
hành trệ… là alkaloid (ớt).
giảm đau… hương, Trần bì…

Bổ hư, hòa Bồi bổ cơ Thục địa, Hà thủ ô,


Ngọt (Cam) Các loại đường
hoãn…. thể Sa sâm…),

Glycosid,
Nhiễm
Thanh nhiệt, alkaloid, Hoàng liên, Đại
Đắng (Khổ) trùng, viêm,
tả hạ… polyphenol, hoàng…
mụn nhọt...
flavonoid
Acid hữu cơ
Tiêu chảy,
Thu liễm, cố (acid ascorbic, Ngũ vị tử, Sơn tra,
Chua (Toan) ra mồ hôi,
sáp… citric, oxalic, Toan táo nhân…
di tinh...
malic…)

Nhuyễn kiên Táo bón,tiêu


Muối Natri sulfat, Mang tiêu, Mẫu
Mặn (Hàm) tán kết, tả đàm, mềm
muối vô cơ, Iốt … lệ…
hạ… hạch… 8
HỌC THUYẾT ÂM
DƯƠNG

Hàn Lương Ôn Nhiệt


Cay +++
Ngọt +++
Đắng ---
Chua ---
Mặn ---

9
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
2. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong DHCT

Ứng dụng âm dương trong dược học ( dùng thuốc đông


dược )
- Những vị thuốc được gọi là âm dược có thể dùng để điều trị
những chứng thuộc dương chứng ( áp dụng âm dương đối
lập ). Dương chứng có thể là cảm nóng, sốt cao nhiễm
trùng, sốt kéo dài… Các vị âm dược thường có vị chua,
đắng, mặn có tính lương hoặc hàn, có công năng giải biểu,
thanh nhiệt, bổ âm, phần lớn mang tính ức chế

- V/d: Hoàng liên, Hoàng bá vị đắng, tính mặn có tác dụng


thanh nhiệt.

10
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
2. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong
DHCT

Ứng dụng âm dương trong dược học


- Những vị thuốc được gọi là dương dược có thể dùng để
điều trị các bệnh là âm chứng. Âm chứng có thể là: cảm
lạnh, liệt mặt do lạnh, ăn uống đồ sống lạnh gây tiêu chảy,
dương hư (rối loạn cương…), shock trụy tim mạch… Các
vị dương dược thường có vị cay ngọt, tính nóng ấm, có
công năng, ôn trung, bổ dương, tán phong hàn…
Vd: Phụ tử, Quế nhục trong điều trị shock, bổ dương
- Dược liệu nóng làm gia tăng khí lực, dược liệu mát làm
nhuần cơ thể
11
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
2. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong DHCT

Ứng dụng âm dương trong dược học


- Các thuốc dùng để thăng dương giải biểu phát tán, khu phong hàn,
gây nôn, khai khiếu… là thuốc thăng phù, thuộc nhóm dương dược.
Các thuốc dùng để tẩy xổ, trục thủy, thanh nhiệt, lợi thủy, an thần…là
thuốc trầm giáng, thuộc nhóm âm dược.

- Những thuốc có tính ôn nhiệt, vị cay ngọt nhạt xu hướng tác dụng
phần lớn là thăng phù. Ngược lại, những thuốc có tính hàn lương, vị
chua đắng mặn, xu hướng tác dụng phần lớn là trầm giáng.

- Tuy nhiên, tính âm dương của các vị thuốc chỉ mang tính tương đối.

Vd: Cát căn, Bạc hà thuộc âm dược do có tính mát nhưng có vị cay/
ngọt.
12
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
2. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong
DHCT

Ứng dụng âm dương trong dược học


- Trong một phương thuốc YHCT, có sự áp dụng của quy
luật âm dương hỗ căn: bệnh về huyết hư có dùng kèm
thuốc hoạt huyết, bệnh dương hư có kèm thuốc bổ âm…
Vd: Bài thuốc tứ vật có tác dụng bổ huyết, trong đó có vị
Xuyên khung có tác dụng hành huyết
Bài thuốc Thận khí hoàn có tác dụng bổ Thận dương,
trong đó có các vị thuốc có tác dụng bổ Thận âm.
13
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
2. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong
DHCT
Ứng dụng âm dương trong dược học
- Học thuyết âm dương cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự
chế biến thuốc YHCT. Mục đích của việc chế biến là làm
thay đổi tính vị của thuốc, nhằm mục đích tăng sự quy
kinh của thuốc hoặc giảm tác dụng phụ (tính háo, tính
nhiệt, tính độc).
Vd: Chế biến dược liệu làm tăng tính dương của thuốc
bằng các phụ liệu như Gừng, Sa nhân, Rượu.
Chế biến để làm tăng tính âm của thuốc: Sài hồ chích
Miết huyết (máu Ba ba), Diên hồ chích giấm thanh

14
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
3. Các ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong DHCT

Ứng dụng âm dương trong phòng bệnh

- Âm dương đối lập:


+ Mùa đông mặc áo ấm, mùa hè mặc áo thoáng mát.

+ Nếu công việc là lao động trí óc thì lúc nghỉ ngơi nên chọn
các hoạt động thể lực và ngược lại

- Âm dương tiêu trưởng: Khi làm việc thì nên khởi động từ
từ sau đó mới tăng dần cường độ lên, đến khi nghỉ ngơi
thì giảm cường độ làm việc sau đó mới chuyển sang
nghỉ ngơi hoàn toàn.

15
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 五行
Mộc

Thủy Hỏa

Kim Thổ

Năm chất gồm “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ”


16
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
1. Nội dung của học thuyết
- Học thuyết ngũ hành cho rằng 5 yếu tố Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy
là những yếu tố cơ bản của thế giới vật chất. Chúng có mối quan
hệ phụ thuộc và kiềm chế lẫn nhau, giúp tạo ra một trạng thái cân
bằng động.

- Trong điều kiện bình thường, 5 vật chất, 5 yếu tố này tương tác
theo 2 hướng hoặc tương sinh mà theo đó chúng thúc đẩy chuyển
hóa lẫn nhau hoặc tương khắc mà theo đó chúng ràng buộc, ước
chế lẫn nhau

17
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
• Quy luật tương sinh

Hành này hỗ trợ, thúc đẩy hành kia, theo quy


luật hành đứnh sau, sinh ra, thúc đẩy hành
đứng trước: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ
sinh kim, kim sinh thủy, thủy lại sinh mộc, cứ
thế phát triển luân hồi.

Mộc→ Hỏa→Thổ→ Kim →Thủy→ Mộc


18
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
• Quy luật tương khắc:

Hành này ức chế, kìm hãm hành kia. Hành


kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy,
thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim

Kim → Mộc → Thổ → Thủy→ Hỏa

19
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
1. Nội dung của học thuyết

Hiện Ngũ hành


tượng Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Vật chất Gỗ, cây Lửa Đất Kim loại Nước
Màu sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Hóa sinh Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng
Khí Phong Thử Thấp Táo Hàn
Phương Đông Nam Trung Tây Bắc
Trưởng
Mùa Xuân Hạ Thu Đông
hạ
20
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong DHCT
Trong nhân thể

Ngũ hành
Hiện tượng
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
Tiểu
Phủ Đởm Vị Đại trường Bàng quang
trường
Ngũ thể Cân Mạch Thịt Da, lông Xương, tủy
Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Tình chí Giận Mừng Lo nghĩ Buồn Sợ
Tiếng ợ,
Âm thanh Hét Cười Khóc Tiếng rên
nấc
21
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong DHCT
Trong quy kinh và chế biến thuốc
- Quy kinh là nói lên phần tạng phủ kinh lạc trong cơ thể mà
một vị thuốc có tác dụng, đó cũng chính là phạm vi chỉ định
điều trị của vị thuốc đó.
- Quy kinh của một thuốc thường dựa vào: (1) tác dụng trị bệnh
của thuốc, (2) đặc điểm của thuốc về màu sắc, hình thái, khí
vị.
(1) Tác dụng trị bệnh của thuốc:
(2) Đặc điểm của thuốc về màu sắc, hình thái, khí vị:

22
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong DHCT

Trong quy kinh và chế biến thuốc


- Trong việc phối hợp ngũ vị, ngũ sắc với ngũ tạng để chọn
thuốc, người xưa còn bào chế để làm thay đổi tính năng của
thuốc nhằm vào yêu cầu chữa bệnh

VD: + Để chữa chứng thuộc về Can người ta hay sao dược


liệu với giấm.

+ Để chữa chứng thuộc về Tỳ người ta hay sao dược liệu với


Hoàng thổ hoặc sao tẩm (chích) với mật.

+ Để chữa chứng thuộc về Phế người ta hay sao dược liệu


với gừng
23
Quy luật tương thừa

- Tương thừa là do mối quan hệ tương khắc quá mạnh


vượt quá sự khắc chế bình thường dẫn đến.

V/d: Khi trồng cây, thường các cây sẽ được trồng xen kẽ
với một khoảng cách nhất định, nếu trồng cây quá dày
đặc sẽ làm cho đất ở vùng đó bị bạc màu, mất chất….=>
Mộc quá mạnh khắc Thổ làm Thổ bị suy yếu.

24
Quy luật tương vũ
- Tương vũ là hiện tượng một hành nào đó quá mạnh làm cho
hành vốn khắc nó không thể khắc chế được mà lại bị nó quay
lại khắc chế (hay còn gọi là phản khắc )

V/d: Một đám cháy sẽ bùng phát lên dữ dội có thể do 2 nguyên
nhân sau:

1. Do nước chữa cháy quá ít không đủ sức dập tắt ngọn lửa.

2. Do ngọn lửa quá mạnh, nước không đủ sức dập tắt đám
cháy.

25
TÀI LiỆU THAM KHẢO
1. Trần Quốc Bảo, Lý luận cơ bản YHCT, NXB Y học
2010

2. Ngô Anh Dũng, Y lý Y học cổ truyền, NXB Y học


2008

3. http://www.cimsi.org.vn

4. http://www.tcmbasics.com

5. http://www.shen-nong.com

26

You might also like