You are on page 1of 114

Chương 1.

Sơ lược về sự hình thành nền YHCT Việt Nam


Chương 2. Một số học thuyết y học cổ truyền
Học thuyết âm dương
Học thuyết ngũ hành
Học thuyết tạng tượng
Chương 3. Nguyên nhân gây bệnh và phương pháp chẩn
đoán theo y học cổ truyền
Chương 4. Phép tắc trị bệnh theo y học cổ truyền
Chương 5. Thuốc cổ truyền
Chương 6. Chế biến thuốc theo phương pháp cổ truyền

1
Chương 1
SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH
NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được các đặc điểm của nền y học cổ truyền
Việt Nam trong từng thời kỳ.

2. Chỉ ra được tính ưu việt của y học cổ truyền Việt nam


từ 1945 đến nay.

2
1. YHCT VIỆT NAM THỜI THƯỢNG CỔ
- Thời Hồng Bàng và các Vua hùng: tục ăn trầu, nhuộm
răng, nấu rượu
- Đã phát hiện và sử dụng một số vị thuốc như: Mộc
hương, hương phụ, quế, tê giác.

2. YHCT VIỆT NAM TỪ NĂM 179 TCN - 938 SCN


- Người Trung Quốc đã khai thác và mang đi nhiều vị
thuốc của nuớc ta: Ý dĩ, Sử quân tử, Hoắc hương, Trầm
hương, tê giác, Đồi mồi…
- Đồng thời có sự du nhập của Y học Trung Quốc (Trung
Y) thuốc Bắc

3
3. Y HỌC CỔ TRUYỀN TỪ NĂM 938 ĐẾN NĂM 1884

Thời nhà Lý (1010 – 1024)


- Y học cổ truyền có sự phát triển
- Triều đình tổ chức Ty thái y – bảo vệ sức khỏe vua,
quan; ngự y chăm sóc sức khỏe cho vua.

4
3. Y HỌC CỔ TRUYỀN TỪ NĂM 938 ĐẾN NĂM 1884
Thời nhà Trần (1225 – 1399)
-Ty thái y nâng lên thành viện thái y chăm sóc sức khỏe cho vua
quan trong triều đồng thời quản lí y tế trong cả nước.
- Danh Y

+ Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh): Bộ sách “Nam Dược Thần Hiệu” có


11 quyển. Gồm 580 vị thuốc, 3873 bài thuốc chữa 182 chứng
bệnh trong khoa lâm sàng; phương châm “ Nam dược trị Nam
nhân”

5
3. Y HỌC CỔ TRUYỀN TỪ NĂM 938 ĐẾN NĂM 1884
Thời nhà Trần (1225 – 1399)
Danh Y
+ Chu Văn An (1291 – 1370): Để lại nhiều tư liệu, bệnh án
về kinh nghiệm chữa bệnh, nhất là các bệnh dịch  tác
phẩm: Y học giải tập chú di biên

6
3. Y HỌC CỔ TRUYỀN TỪ NĂM 938 ĐẾN NĂM 1884
Thời nhà Lê (1428 – 1788)
- Bộ luật Hồng Đức: đề ra quy chế nghề Y, quy chế vệ sinh, (cấm
bán thịt ôi, dùng thuốc độc…), khám án mạng tử thi.
- Tổ chức các cơ sở chữa bệnh.
- Tổ chức giảng dạy ở các Thái y viện.
- Các danh Y
Nguyễn Trực (1416 – 1473): “Bảo anh lương phương” chữa
bệnh trẻ em bằng châm cứu, xoa bóp, thuốc.
Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) (1720 – 1792) “Hải
Thượng y tông tâm lĩnh” gồm có 28 tập chia thành 66 quyển
để phổ cập, đào tạo thầy thuốc, lưu truyền cho hậu thế

7
8
3. Y HỌC CỔ TRUYỀN TỪ NĂM 938 ĐẾN NĂM 1884
Thời Tây Sơn (1789 – 1802)
Thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh: đã thành lập Nam dược cục,
nghiên cứu thuốc chữa bệnh cho quân đội.
Lương y Nguyễn Hoành (Thanh Hóa): 5000 vị thuốc cỏ cây ở địa
phương và 130 vị thuốc về các loại chim, cá, thạch, đất, nước.

Thời nhà Nguyễn (1802 – 1905)


Có Thái Y viện, Ty lương y ở tỉnh, mở trường dạy thuốc ở Huế,
Nhà Nguyễn có đặt quy chế riêng về nghề y, trừng phạt các thầy
thuốc chữa sai gây tử vong hoặc cố tình gây nguy hiểm cho người
bệnh.

9
4. Y HỌC CỔ TRUYỀN DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1884 – 1945)
- Có sự du nhập của tây y
- Đông y bị loại ra khỏi tổ chức y tế bảo hộ, hạn chế những người hành
nghề y học cổ truyền.

Đại học Đông Dương (1902) có bộ môn Bào chế (1935).


10
5. Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH
MẠNG THÁNG 8 ĐẾN NAY.
- Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại
- Về tổ chức: Thành lập mạng lưới Y học cổ truyền từ Trung
ương đến cơ sở.
-Vềđào tạo: Y học cổ truyền là môn học chính khóa học trong
trường.
- Về nghiên cứu: Thành phần hóa học, tác dụng dược lý của các
vị thuốc; Xuất bản sách, báo chí: tạp chí châm cứu, cây thuốc
quý, tạp chí y dược học cổ truyền, tạp chí đông y,…
- Về điều trị: tổ chức mạng lưới chữa bệnh cho toàn dân.
- Về công tác sản xuất dược liệu:
+ Tổ chức thu hái, trồng cây thuốc.
+ Quy hoạch vùng trồng dược liệu, hồ sơ cây thuốc, GACP.
11
Chương 2. CÁC HỌC THUYẾT YHCT
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Thiếu
âm
Thái
âm Thái
dương

Thiếu
dương

12
MỤC TIÊU
1. Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết âm
– dương.
2. Nêu được sự vận dụng của thuyết âm dương
trong y học cổ truyền.

13
Khái niệm về âm dương
 Là nhận thức của người xưa về sự biến hóa của sự vật.

 Sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên đều bao hàm 2


mặt âm dương đối lập lẫn nhau như: Trên – Dưới; Ngày –
Đêm; Tả - Hữu; Nước – Lửa; Động – Tĩnh

Thiếu âm

Thái âm
Thái dương

Thiếu dương

14
1. Định nghĩa:
Bất kỳ sự vật nào cũng tồn tại 2 mặt âm dương, đối lập và
thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hóa để
phát sinh, phát triển và tiêu vong.

2. Các quy luật cơ bản


Âm dương đối lập (mâu thuẫn)

Âm dương hỗ căn (hỗ trợ, nương tựa)

Âm dương tiêu trưởng (chuyển hóa)

Âm dương bình hành (cân bằng, quân bình)

15
Quy luật Đặc điểm Ví dụ

Âm là sự mâu thuẫn,đấu tranh Ngày – đêm; Lửa – Nước;


giữa 2 mặt âm dương. Trên dưới; Mặt trời – Mặt
dương
trăng; Động – Tĩnh; Sáng
đối lập – tối; Nóng - Lanh; Trời -
Đất
Âm Là sự nương tựa vào nhau để Quá trình đồng hóa – dị
tồn tại hóa : Có đồng hóa mới có
dương
Không có dương thì âm dị hóa và ngược lại
hỗ căn không thể tồn tại và không có
âm thì dương không thể thay
đổi  cả 2 mặt của sự vật
đều là quá trình tích cực

16
Quy luật Đặc điểm Ví dụ
Âm Tiêu là sự mất đi, trưởng
Khí hậu trong năm luôn
là sự phát triển  sự vận
thay đổi
dương
động không ngừng, sự - Từ nóng sang lạnh: Là
tiêu chuyển hóa lẫn nhau quá trình dương tiêu âm
trưởng giữa 2 mặt âm dương. trưởng.
- Từ lạnh sang nóng: Là
quá trình âm tiêu dương
trưởng.
 khí hậu của 4 mùa là:
Ấm – nóng – mát – lạnh
(xuân – hạ - thu – đông)
Âm Hai mặt âm dương đối lập Sự mất cân bằng giữa 2
dương nhau nhưng luôn lập lại mặt âm dương biểu hiện
bình được thế cân bằng cho sự phát sinh bệnh tật
hành trong cơ thể. 17
3. Những biểu hiện về âm dương
Về trạng thái

Về không gian

Về thời gian

Về phương hướng

Về thời tiết

18
Thuộc Dương Thuộc Âm

Trạng Trạng thái động, hưng phấn, trạng thái tĩnh, hàn, ức chế, tối,..
thái nhiệt, sáng,…
Không Trời Đất
gian Mặt trời Mặt trăng
Phía trên Phía dưới
Phía ngoài Phía trong

Thời gian Ngày Đêm


Trong 1 ngày đêm:
6h đến 12 giờ là dương ở trong dương,
12h đến 18h là âm ở trong dương,
18h đến 24h là âm ở trong âm,
24h dến 6h là dương ở trong âm.

Phương Phía Đông, Nam Phía Tây, Bắc


hướng
Thời tiết Mùa Xuân thuộc dương, tăng Mùa Thu thuộc âm, tăng trưởng
trưởng đến mùa Hạ (cực đến mùa Đông (cực âm)
dương) 19
Dương trong 12h Âm trong dương
dương
Ngày (+)

6h 18h

Đêm (-)

Dương trong âm 24h Âm trong âm

Tính tương đối về thời gian theo âm dương

20
Về phương hướng

Phương Nam

Phương Đông Phương trung ương Phương Tây

Phương Bắc

Qui định cách thể hiện phương hướng của thời cổ Trung Quốc

21
4. VẬN DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG YHCT
4.1 Về tổ chức học cơ thể
4.2 Về sinh lý học
4.3 Về bệnh lý
4.4 Chẩn đoán
4.5 Điều trị
4.6 Phòng bệnh
4.7. Đông dược
4.8 Chế biến thuốc y học cổ truyền

22
4.1 Về tổ chức học cơ thể
 Tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hoá
và dự trữ các chất
 Phủ là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp,
tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận các chất từ đồ ăn
uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài.

23
4.1 Về tổ chức học cơ thể
Thuộc âm: Ngũ tạng: Tâm (tim); can (gan), tỳ (lách), phế
(phổi), thận
Thuộc dương: Lục phủ

-Vị (dạ dày);

-Đởm (Mật),

-Tiểu tràng (ruột non),

-Đại tràng (ruột già),

-Bàng quang,

-Tam tiêu gồm thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu.

Thượng tiêu từ miệng xuống tâm vị dạ dày.


Trung tiêu từ tâm vị dạ dày đến môn vị;
Hạ tiêu là phần trên bàng quang.
24
4.2 Về sinh lý học
• Âm dương cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh,
• Mất cân bằng âm dương :phát sinh bệnh tật

Âm dương Trạng thái Biểu hiện của cơ thể

Âm dương Cân bằng Cơ thể khỏe mạnh

Âm dương Thay đổi Cơ thể mắc bệnh

Âm Thắng Dương bệnh

Âm Thắng Nội hàn (lạnh trong tạng phủ, tiết tả…)

Âm Hư Nội nhiệt (nóng trong tạng phủ…)

Dương Thắng Ngoại nhiệt (nóng ngoài da cơ)

Dương Hư Ngoại hàn (lạnh ngoài da, đau lưng, liệt


dương…)
25
4.3 Về bệnh lý
Phần âm dương trong cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn
đến sự rối loạn và mất thăng bằng về hoạt động của tạng,
phủ.

4.4 Chẩn đoán


- Hội chứng dương: thân nhiệt lớn hơn 370C hoặc sốt cao,
thể hiện ra ngoài mặt đỏ, mắt đỏ, vàng,… người có cảm giác
nóng bừng, háo khát thích uống nước mát,, môi khô nứt nẻ,
nước tiểu vàng …

- Hội chứng âm: biểu hiện lạnh, chân tay lạnh, sợ rét, da
xanh, nhợt nhạt, mắt trắng môi nhợt, thích uống nước
nóng, rêu lưỡi trắng mỏng, lưỡi nhợt nhạt…

26
4.5 Điều trị
Nguyên tắc cơ bản:
Nếu bệnh thuộc chứng dương thì dùng âm dược
Nếu bệnh thuộc chứng âm thì dùng dương dược.
 Chiều hướng tác dụng của thuốc đối nghịch với chiều của bệnh.

Chiều hướng của bệnh

Chiều hướng của bệnh Chiều hướng tác dụng của thuốc

Chiều hướng tác dụng của thuốc

27
- Bản chất thường đi đôi với hiện tượng, khi chữa bệnh
phải chữa vào bản chất.
+ Bệnh hàn  dùng thuốc nhiệt
+ Bệnh nhiệt  dùng thuốc hàn

- Có lúc bản chất đi đôi với hiện tượng “sự thật giả”
(chân giả)  cần xác định đúng bản chất để điều trị.

+ Bệnh truyền nhiễm gây sốt cao (chân nhiệt) do nhiễm


độc gây trụy mạch ngoại biên làm chân tay lạnh,
người lạnh ra mồ hôi (giả hàn)  dùng thuốc mát để
điều trị.
+ Bệnh tiêu chảy do lạnh (chân hàn)  do mất nước,
điện giải gây nhiễm độc thần kinh sốt cao gây co giật
(giả nhiệt)  dùng thuốc ấm để điều trị nguyên nhân.
28
4.6 Phòng bệnh
- Mùa Đông khí hậu lạnh, thuộc âm: Cơ thể dễ nhiễm cảm
mạo phong hàn, bệnh hàn thấp  mặc ấm, ăn các thức ăn có
vị cay nóng …

- Mùa Hè khí hậu thường nóng nực, thuộc dương: Cơ thể dễ


bị nhóm bệnh chứng thử hoặc cảm nhiệt  phòng bệnh
bằng cách mặc quần áo thoáng mát, ăn những thức ăn mát,
uống các thuốc có tính mát để phòng mụn nhọt, ngứa lở
như: Kim ngân, sài đất…

29
4.7 Đông dược

4.7.1 Tính Vị

Vị của thuốc thuộc âm: ngũ vị

Tính (khí) của thuốc thuộc dương: tứ khí

Trong vị lại có tính âm dương, vị cay ngọt thuộc dương,


vị đắng mặn thuộc âm, vị chua mang tính chất lưỡng tính.

Khí của thuốc cũng có tính âm dương, khí hàn lương


thuộc âm, khí ôn nhiệt thuộc dương.

30
4.7.2 Âm dược

Dùng để điều trị các bệnh thuộc chứng ôn nhiệt

VD:

Kim ngân hoa, liên kiều, huyền sâm… dùng để chữa các
bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa do huyết nhiệt.

Hoàng liên trị các bệnh do tâm nhiệt, hoàng cầm trị bệnh
do phế nhiệt.

 vị âm dược thường có vị đắng hoặc mặn, chua và tính


lương hoặc hàn; có tác dụng giải biểu nhiệt, thanh nhiệt,
bổ âm,
31
4.7.3 Dương dược

Dùng điều trị các bệnh thuộc chứng hàn

Sinh khương, bạch chỉ, tế tân… dùng điều trị các bệnh cảm

mạo phong hàn.

Quế nhục, phụ tử chữa các chứng thoát dương hoặc chân
dương suy giảm do tâm thận dương hư…

 Dương dược có tác dụng giải biểu, phát hãn

32
4.8 Chế biến thuốc y học cổ truyền
Chế biến làm thay đổi tính vị của thuốc, nhằm tăng sự qui
kinh của thuốc hoặc giảm tác dụng phụ

- Làm giảm tính dương ( tính nhiệt) của thuốc: Sinh phụ tử
ngâm với nước đảm ba hoặc nước ót. Hà thủ ô, xương bồ
ngâm với nước vo gạo.

- Làm tăng tính dương của thuốc: dùng các phụ liệu mang tính
ôn nhiệt (gừng, sa nhân, mật ong, rượu…) để trích tẩm với
thuốc như: cát cánh, nhân sâm trích gừng, cam thảo trích
mật ong

- Làm tăng tính âm cho vị thuốc: Sài hồ trích miết huyết, diên
hồ trích dấm thanh…

- Làm giảm tính âm cho vị thuốc: Sinh địa nấu với sa nhân,
gừng, rượu.
33
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

34
MỤC TIÊU

1. Trình bày các qui luật hoạt động của thuyết


ngũ hành.
2. Vận dụng của học thuyết ngũ hành đặc biệt là
trong chế biến thuốc cổ truyền.
3. Nêu được ý nghĩa của học thuyết ngũ hành.

35
1. GIỚI THIỆU
Học thuyết ngũ hành:
o Ra đời sau thuyết âm dương,

o Dùng 5 vật gần gũi trong cuộc sống tượng trưng


cho vạn vật trong thiên nhiên (mộc - hỏa – thổ -
kim – thủy)
o Đưa ra được các mối quan hệ mật thiết, hữu cơ
giữa ngũ hành với nhau thông qua một số qui luật
hoạt động: qui luật tương sinh, tương khắc, tương
thừa, tương vũ,…
36
2. NHỮNG QUI LUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA NGŨ HÀNH

2.1. Trong điều kiện bình thường

 Qui luật tương sinh: Hành này hỗ trợ, thúc đẩy


hành kia, theo qui luật hành đứng sau sinh ra hành
đứng trước  Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh
kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc

 Qui luật tương khắc: Hành này ức chế kìm hãm


hành kia  Kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc
thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim.

37
Qui luật tương sinh – tương khắc

38
2.2. Trong điều kiện không bình thường

 Qui luật tương thừa


- Hành đi khắc mạnh hơn hành được khắc
 Kim khắc mộc nhưng kim mạnh hơn mộc
 Mộc khắc thổ nhưng mộc mạnh hơn thổ

 Qui luật tương vũ


- Hành bị khắc mạnh hơn hành đến khắc
 Kim khắc mộc nhưng mộc mạnh hơn kim
 Mộc khắc thổ nhưng thổ mạnh hơn mộc

39
2.3. Qui luật chế hóa (chế ước) ngũ hành
o Các qui luật hoạt động của ngũ hành rất phức tạp, đan
xen nhau ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau.
o Mỗi hành đều bị ảnh hưởng tương sinh hoặc tương khắc
của các hành khác
o Một hành bị ràng buộc và quan hệ với 4 hành đứng cạnh;
Mỗi hành đều tự vận động bên cạnh sự hoạt động của 4
hành khác

40
3. SỰ VẬN DỤNG THUYẾT NGŨ HÀNH
3.1. Vận dụng vào thế giới tự nhiên
3.2. Vận dụng vào y học
1) Tổ chức học cơ thể
2) Vận dụng vào qui kinh và chế biến thuốc YHCT
3) Thuốc YHCT mang tính chất tương sinh
4) Thuốc YHCT mang tính chất tương khắc
5) Thuốc YHCT mang tính chất tương thừa
6) Thuốc YHCT mang tính chất tương vũ
7) Vận dụng vào chẩn đoán
8) Vận dụng vào điều trị

41
3 SỰ VẬN DỤNG THUYẾT NGŨ HÀNH
3.1. Vận dụng vào thế giới tự nhiên

Ngũ hành
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Sự vật
Trung
Phương hướng Đông Nam Tây Bắc
ương
Mùa Xuân Hạ Trưởng hạ Thu Đông
Quá trình phát
Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng
triển
Khí hậu
Phong Nhiệt Thấp Táo Hàn
(Ngũ khí)
Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Ngũ vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Ngũ cốc Lúa mì Ngô Lúa tẻ Lúa nếp Đậu
Ngũ cầm Gà Dê Bò Ngựa Lợn
Ngũ mùi Tanh Khét Thơm Hôi Thối
42
3.2. Vận dụng vào y học
3.2.1. Tổ chức học cơ thể: ghép phủ tạng lục phủ và các bộ
phận cơ thể và các hành tương ứng.

Ngũ hành
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Sự vật
Phủ tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
Tiểu Bàng
Lục phủ Đởm Vị Đại trường
trường quang
Cơ nhục Da lông (bì
Ngũ thể Gân (cân) Mạch Xương
(thịt) mao)
Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Ngũ chí Giận Mừng Nghĩ Lo (buồn) Sợ
Ngũ âm La hét Cười Hát Khóc Rên rỉ
Bệnh biến Co quắp Hồi hộp Nôn ọe Ho Run rẩy
Eo lưng
Chỗ bị bệnh Cổ gáy Ngực sườn Sống lưng Vai lưng
đùi 43
3.2.2. Vận dụng vào qui kinh và chế biến thuốc YHCT
Tổng hợp màu sắc, mùi vị của thuốc đối chiếu với các tạng
phủ và ngũ hành ta biết được vị thuốc qui nạp vào tạng phủ
nào
- Vị thuốc có màu đỏ vị dắng được qui nạp vào tạng tâm,
phủ tiểu trường (hành hỏa) như: Huyền giác, thần sa, chu
sa, ….
- Vị thuốc có màu vàng, vị ngọt phần lớn qui nạp vào tạng
tỳ, phủ vị (hành thổ) như: Cam thảo, hoàng kỳ, bạch truật,
hòai sơn,…
- Vị thuốc có màu trắng, vị cay qui nạp vào tạng phế, phủ
đại tràng (hành kim) như: Tang bạch bì, bối mẫu, cát cánh,
bách hợp, sa nhân, bố chính sâm, đẳng sâm, sinh khương,
bạc hà

44
3.2.3. Thuốc YHCT mang tính chất tương sinh
Thuốc kiện tỳ bổ phế khí: Thuốc dùng với tính chất kiện tỳ
song lại được chữa các bệnh phế khí hư như: Đẳng sâm, hoàng
kỳ, cam thảo, hoài sơn,..
Thuốc dùng với tính chất bổ thận thủy, ức chế can hỏa vượng
như: Hoàng tinh, thục địa, phương lục vị, phương bổ âm,..
Thuốc dùng với tính chất bổ can, bổ tâm huyết như: Bạch
thượt, hà thủ ô đỏ, đương qui,..
Thuốc dùng với tính chất thanh tâm hỏa, thanh thấp nhiệt ở tỳ
như: Hoàng liên, mã xỉ hiện, tô mộc,…
Thuốc dùng với tính chất bổ phế ,bổ thận như: Tắc kè, tử hà sa,
cao ban long,…

45
3.2.4. Thuốc YHCT mang tính chất tương khắc

- Một số vị thuốc thán sao như: Trắc bách diệp, hoa hòe,
hạn liên thảo,… qui nạp vào hành thủy (tạng thận), tương
khắc với hành hỏa (tạng tâm).

- Công năng chỉ huyết, dùng khi xuất huyết (vì tâm chủ
huyết mạch).

46
3.2.5. Thuốc YHCT mang tính chất tương thừa
- Về chứng tạng:
VD hành thổ và hành thủy:
 Trường hợp này thổ lấn áp thủy.
 Nếu lấy tạng làm chủ thể thì tạng tỳ mạnh hơn tạng
thận, tỳ khí mạnh hơn thận khí.
 Trong trường hợp này thì thận khí kém gây ù tai,
đau lưng hoặc di tinh, di niệu, nặng hơn gây sa tử
cung, thoát vị…

47
3.2.5. Thuốc YHCT mang tính chất tương thừa
- Thuốc mang tính tương thừa:
 Thuốc qui kinh vào tỳ vị (hành thổ) song có đủ sức
mạnh để tác động vào thận khí, giúp thận khí mạnh lên,
điều trị các chứng sa giáng nói trên của thận.
các thuốc kiện tỳ ích khí như: Nhân sâm, đẳng sâm,
hoàng kỳ, hoài sơn,…
 Tương tự cho các hành mang tính tương thừa tương ứng
như: Hành hỏa (tạng tâm) với hành kim (tạng phế). Ta
biết tâm chủ huyết, phế chủ khí. Khi huyết nhiệt sinh
phong (phong ngứa) thì ảnh hưởng trực tiếp đến tạng
phế (phế chủ bì mao).
 các vị thuốc mang tính tương thừa như: Hoàng liên, liên
kiều (qui kinh tâm) song lại chữa được ngứa ở bì phu (do
phế hợp bì mao).

48
3.2.6. Thuốc YHCT mang tính chất tương vũ

Ví dụ: Hành kim (tạng phế), hành mộc (tạng can):


can mộc mạnh hơn phế kim có khả năng chống trả
lại phế kim.
- Phế bị bệnh phế ung (áp xe phổi) ho, xuất
huyết.
- Những thuốc mang tính tương vũ, tuy qui vào
kinh can song lại có tác dụng vào tạng phế như:
Hoàng cầm chữa phế ung, phế có mủ, địa cốt bì
thanh phế nhiệt, chi tử chỉ khái huyết.

49
3.2.7. Vận dụng vào chẩn đoán

Có 5 loại tà biểu hiện như sau

- Bệnh từ tạng mẹ truyền đến tạng con là hư tà

- Bệnh từ tạng con truyền đến tạng mẹ là thực tà

- Bệnh từ tạng đi khắc truyền đến tạng bị khắc là tặc tà

- Bệnh từ tạng bị khắc truyền đến tạng đi khắc là vi tà

- Bệnh tạng bị bệnh là chính tà.

50
3.2.7. Vận dụng vào chẩn đoán
Ví dụ:
Hư tà: Bệnh từ tạng mẹ truyền đến tạng con
 Tiểu tiện không thông (bí, dắt) do phế thực chứng
 can hỏa thượng thăng, đau đầu, hoa mắt, mắt mờ do
thận thủy suy kém không thể nuôi dưỡng phần âm để
hỏa bốc lên
 Tâm quý, hồi hộp do can huyết kém

Vi tà: Bệnh từ tạng bị khắc truyền đến tạng đi khắc


 Bệnh vàng da là do can sơ tiết mật kém
 Phế hô hấp khó khăn đoản hơi… dẫn đến chứng tâm
nhiệt

51
3.2.8. Vận dụng vào điều trị
Theo 2 nguyên tắc:
- Nguyên tắc 1: “Con hư bổ mẹ”
Hành đứng trước là hành mẹ; hành đứng sau là
hành con

- Nguyên tắc 2: “Mẹ thực tả con”


Thực là thực chứng; tả là phương pháp tả đối lập
với bổ.

 Hệ quả: “Hư thì bổ, thực thì tả”.

52
Vận dụng quy luật “Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con”
 Con hư bổ mẹ
Trường hợp Thổ sinh Kim thì Thổ là hành mẹ và Kim là hành
con. Bệnh mạn tính, hư chứng, Tạng phủ bị bệnh lâu ngày, không đủ
sức tự phục hồi được  cần nguồn khác giúp tạng phủ hồi phục  bổ
cho hành mẹ
Ví dụ: Người bệnh lao phổi lâu ngày (Phế hư lao).
- Bệnh ở Phế, Phế suy, sẽ được điều trị ở Phế, tức là bổ Phế, tuy nhiên
vì bệnh lâu ngày, Phế kém chức năng, không đủ sức tự phục hồi, do
đó, cần áp dụng nguyên tắc"Con hư bổ mẹ:
- Mà Tỳ Thổ sinh Phế Kim, do đó phải bổ Tỳ Thổ.
- Thực tế lâm sàng cho thấy, trong việc điều trị lao phổi, ngoài việc
dùng thuốc diệt trùng, ăn uống bồi dưỡng tốt sẽ giúp việc điều trị
lao phổi phục hồi nhanh hơn
 Mẹ thực tả con
Theo nguyên tắc này, thay vì điều trị trực tiếp Tạng phủ hoặc kinh
bệnh, thì lại điều trị ở Tạng phủ hoặc Kinh được nó sinh.
VD: Chứng cao huyết áp do Can Dương vượng.
Theo ngũ hành, Can Mộc sinh Tâm hỏa, khi điều trị, điều chỉnh ở Tâm
(an thần).
53
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
MỤC TIÊU
1. Trình bày được chức năng của tạng – phủ
2. Nếu được mối quan hệ của tạng – phủ
3. Trình bày được mối liên quan chức năng tạng
phủ với thuốc cổ truyền.

54
1. GIỚI THIỆU
- “Tạng” là các tổ chức cơ quan trong cơ thể.
- “Tượng” là biểu tượng của hình thái, sinh lý, bệnh
lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài cơ thể.
- Học thuyết tạng tượng: Nghiên cứu quy luật hoạt
động của nội tạng

55
2. NGŨ TẠNG 3. LỤC PHỦ
Gồm Phủ là những cơ quan
 Tâm (Tim) đảm nhận chức năng thu
 Can (Gan) nạp, chuyển giao và tống
 Tỳ thải.
 Phế (Phổi) Lục phủ: Đởm, vị, tiểu
tràng, đại tràng, bàng
 Thận
quang, tam tiêu.

56
2. NGŨ TẠNG
Gồm
 Tâm (Tim)
 Can (Gan)
 Tỳ
 Phế (Phổi)
 Thận

57
2.1. Tạng tâm
 Quan trọng nhất
 Chức năng: 4
1) Tâm chủ huyết mạch
2) Tâm tàng thần
3) Tâm chủ hãn
4) Tâm khai khiếu ra lưỡi
 Bệnh liên quan: 4
1) Tâm dương hư
2) Tâm huyết bất túc (tâm âm hư)
3) Tâm huyết ứ trệ
4) Tâm hỏa vượng

58
2.1. Tạng Tâm
- Quan trọng nhất, là chủ thể mọi hoạt động sống của cơ thể.
Một số chức năng của tạng Tâm : 4
(1) Tâm chủ huyết mạch, tâm quản về huyết mạch
 Tâm và mạch đóng vai trò tuần hoàn huyêt dịch, qua đó
huyết được vận hành thông suốt.
 Tâm chủ huyết mạch tốt: mặt hồng nhuận sáng sủa, da dẻ
tươi nhuận,
 Tâm chủ huyết mạch kém: sắc mặt xanh xao, xám héo, môi
thâm.
 Thuôc liên quan: hành huyết, hành khí, bổ huyết, bổ âm.

59
2.1. Tạng tâm
Một số chức năng của tạng Tâm (tt)
(2) Tâm tàng thần:
 Biểu hiện tổng hợp của mọi hoạt động tinh thần, trí tuệ ý
thức, tri thức của con người, biểu hiện tư duy, sinh lý của
võ não.
 Chức năng của tâm tàng thần tốt biểu hiện sự thông
minh hoạt bát và ngược lại tâm không tàng thần, sẽ xuất
hiện các chứng hay quên, tư duy kém, mất ngủ, mệt
mỏi…
 Liên quan mật thiết chức năng tâm chủ huyết mạch.
 Thần chí tốt mắt trong sáng tinh tường, nhanh nhẹn;
thần chí kém mắt lờ đờ, chậm chạp.
 Thuốc liên quan : Thuốc trấn an tâm thần, gây ngủ, thuốc
bổ huyết, bổ âm… thuốc khai khiếu tâm thần.

60
2.1. Tạng tâm
Một số chức năng của tạng Tâm (tt)
(3) Tâm chủ hãn:
 Hãn là mồ hôi, được thải qua tấu lý (lỗ chân lông).
 Các bệnh về hãn: Tự hãn (tự ra mồ hôi), đạo hãn (mồ hôi
trộm), vô hãn (không có mồ hôi) đều liên quan đến tâm.
 Chức năng này liên quan chức năng tàng thần: Khi tâm
không tàng thần được thì mồ hôi tự vã ra, đó là khi con
người đứng trước sự việc khá kinh khủng; hoặc bị trúng
phong, trúng thử, thần chí bị hôn mê thì mồ hôi cũng tự
vã ra.
 Thuốc liên quan : Thuốc liễm hãn cố sáp cố biểu, thuốc
an thần..
61
2.1. Tạng tâm
Một số chức năng của tạng Tâm (tt)

(4) Tâm khai khiếu ra lưỡi:


 Lưỡi là sự biểu hiện ra bên ngoài của tâm.
 Xem chất lưỡi chẩn đoán bệnh ở tâm:
 chất lưỡi đỏ là tâm nhiệt,
 chất lưỡi nhạt là tâm huyết hư,
 chất lưỡi xanh có diểm ứ huyết là huyết ứ trệ,

62
2.1. Tạng tâm

Một số bệnh liên quan đến tạng tâm: 4

- Tâm dương hư: tim đập nhanh, hơi thở ngắn


hoặc khó thở, mắt trắng, lưỡi nhợt nhạt, môi tím
tái, sợ lạnh, hoa mắt chóng mặt. Nên dùng thuốc:
Dưỡng tâm an thần, hóa đờm, bổ khí, bổ huyết.

- Tâm huyết bất túc (tâm âm hư): Huyết thiếu,


tim đập nhanh, hay quên, ngủ hay mộng, da xanh,
lưỡi trắng nhợt, thân nhiệt thường hạ, đạo hãn.
Nên dùng: Bổ huyết an thần.

63
2.1. Tạng tâm

Một số bệnh liên quan đến tạng tâm (tt)


- Tâm huyết ứ trệ: Đau vùng tim, tim đập nhanh,
mặt môi móng tay thâm tím. Nên dùng thuốc:
Hành khí hành huyết…

- Tâm hỏa vượng: Mặt đỏ, miệng đắng, niêm mạc


miệng lưỡi phồng rợp, đầu lưỡi đỏ, chảy máu cam,
tiểu tiện nóng đỏ, lòng bàn tay chân nóng… Nên
dùng thuốc: Thanh nhiệt lợi thủy, an thần

64
2.2. Tạng can
Chức năng: 5
1) Can tàn huyết
2) Can chủ cân
3) Can chủ sơ tiết
4) Can chủ nộ
5) Can khai khiếu ra mắt
Bệnh liên quan: 4
1) Can khí uất kết
2) Can đởm thấp nhiệt
3) Can phong nội động
4) Can hỏa thượng viêm

65
2.2. Tạng Can (gan)

Một số chức năng (tt)

(1) Can tàng huyết:


 Can là kho dư trữ và điều tiết huyết cho cơ thể.
 Khi cơ thể hoạt động phần lớn huyết được chuyển từ can
đến tận tế bào và cung cấp chất dinh dưỡng cho hoạt
động tế bào.
 Khi nghỉ ngơi, khi nằm, khi ngủ phần lớn huyết được trở
về can. Nếu huyết không thu về can được sẽ xuất hiện
triệu chứng bồn chồn, khó ngủ.
 Chức năng can tàng huyết tốt, cơ thể khỏe mạnh hồng
hào do huyết sung túc, ngược lại can tàng huyết kém cơ
thể xanh xao, mệt mỏi, mắt trắng dã.
 Thuốc liên quan : Thuốc bổ huyết, bổ âm, hoạt huyết
hành khí.
66
2.2. Tạng Can

Một số chức năng (tt)

(2) Can chủ cân:


 Cân là gân, bao cơ, khớp, dây chằng,…
 Can chủ cân kém, xuất hiện gân co duỗi khó khăn, hệ
thống dây chằng sa giãn, đi lại khó khăn, teo nhẽo cơ, trẻ
em chậm biết đi hoặc không đi được.
 Thuốc liên quan : Thuốc bổ can thận, bổ huyết.

67
2.2. Tạng Can

Một số chức năng (tt)

(3) Can chủ sơ tiết:


+ Là chức năng sơ tiết mật, men của gan.
+ Chức năng sơ tiết tốt giúp cho việc tiêu hóa của tỳ, vị tốt.
+ Ngược lại, dẫn đến các chứng đầy bụng, ăn không tiêu,
hoàng đản hoặc sườn ngực đầy tức, phụ nữ bế kinh hoặc
gối loạn kinh nguyệt.
+ Các thuốc liên quan : Thuốc sơ can giải uất, hành khí
hành huyết, lợi mật.

68
2.2. Tạng Can

Một số chức năng (tt)

(4) Can chủ nộ:


 Can chủ về tức giận, tính nóng nảy cáu gắt.
 Hay cáu giận hại can.
 Chức năng này liên quan mật thiết với chức năng can chủ
sơ tiết và can tàng hồn.
 Can không chủ được nộ làm cho sơ tiết của can kém, ảnh
hưởng đến những hoạt động tinh thần, làm xuất hiện các
chứng ngủ không yên giấc, một số bệnh về tinh thần.
 Thuốc liên quan: Thuốc an thần gây ngủ, bình can tiền
dương, sơ can giải uất…

69
2.2. Tạng Can

Một số chức năng (tt)


(5) Can khai khiếu ra mắt:
 Khí của can được biểu hiện ra ở mắt.
 Khí của can tốt thì thị lực tốt, ngược lại mắt mờ, thị lực suy
giảm, nhìn vào mắt biết được trạng thái của can.
 Nếu mắt khô sáp, thâm quầng là can huyết bất túc, đỏ do
sung huyết là can hỏa thịnh, mắt vàng là can nhiệt, mắt
trắng dã là can huyết hư.
 Thuốc liên quan : Thuốc bổ huyết nếu can bất túc, thuốc sơ
can giải uất, lợi mật, thuốc thanh nhiệt (táo thấp, lương
huyết…), thuốc bổ âm, bổ thận.

70
2.2. Tạng Can
Một số bệnh lý của can: 4
- Can khí uất kết: hai bên sườn đau tức, đau lồng ngực,
đau bụng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, viêm gan mãn.
Nên dùng thuốc: Sơ can giải uất, hành khí hành huyết.

- Can đởm thấp nhiệt: Da vàng tiểu tiện vàng đỏ, sườn đau
căn, phụ nữ khí hư bạch đới. Nên dùng thuốc: Thanh nhiệt
táo thấp, giải độc, lợi thấp.

71
2.2. Tạng Can
Một số bệnh lý của can (tt)
- Can phong nội động: Ngã đột ngột, thậm chí hôn mê bất
tỉnh, bán thân bất toại, miệng mắt méo xệch… Các chứng
động kinh, bệnh lý (Histeria) cũng thuộc chứng bệnh này.
Nên dùng thuốc: Bình can tắt phong hoặc trọng trấn an
thần, sơ can giải uất,…

- Can hỏa thượng viêm: Đầu đau căng, mặt đỏ, mắt đỏ,
miệng đắng, lưỡi hồng, chảy máu cam (nục huyết). Nên
dùng thuốc: Thanh nhiệt kiêm giải biểu nhiệt chỉ huyết.

72
2.3. Tạng Tỳ
Chức năng: 06
1) Tỳ ích khí sinh huyết
2) Tỳ chủ vận hóa
3) Tỳ chủ nhiếp huyết (thống huyết)
4) Tỳ chủ về chân tay, cơ nhục
5) Khí tỳ chủ thăng
6) Tỳ khai khiếu ra miệng
Bệnh liên quan 03
1) Khí tỳ hư nhược
2) Tỳ dương hư
3) Tỳ thấp nhiệt

73
2.3. Tạng Tỳ

Tỳ là cơ quan có chức năng tiêu hóa dinh dưỡng;

Bao gồm những cơ quan : Chứa đựng như vị (dạ dày),


hấp thu như tiểu tràng, truyền tống như đại tràng,
một số tuyến giúp cho tiêu hóa như tuyến nước bọt,
tuyến tụy…

74
2.3. Tạng Tỳ

Một số chức năng


(1) Tỳ ích khí sinh huyết:
+ Tỳ ích khí (làm giàu phần khí) đóng vai trò tạo nguồn
năng lượng cho cơ thể, khí lấy ra từ thủy cốc dinh dưỡng
cung cấp cho lục phủ, ngũ tạng…
+ Tỳ khỏe mạnh, nguồn khí được cung cấp dồi dào khiến cơ
thể khỏe mạnh, chức năng này kém gây đoản hơi, vô lực, da
xanh xao vì huyết hư.
+ Thuốc liên quan: Thuốc kiện tỳ ích khí, thuốc hành khí,
bổ huyết.

75
2.3. Tạng Tỳ
Một số chức năng (tt)
(2) Tỳ chủ vận hóa:
 Là sự tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng
từ thức ăn. Sau khi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng được tỳ
hấp thu và chuyển vận đến tâm phế, thông qua kinh mạch
đến tòan thân nuôi để cơ thể
Các dịch trong cơ thể cũng được tỳ hấp thu rồi vận hóa
chuyển tải đến phế, thận, bàng quang góp phần duy trì sự cân
bằng về chuyển hóa nước
 Tỳ chủ vận hóa tốt: cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể tốt
và thủy dịch trong cơ thể được điều hòa.
 Ngược lại, dinh dưỡng cho cơ thể thiếu hụt, đồng thời xuất
hiện chứng phù nề (phù ở bụng, phù do thiếu albumin)
 Thuốc liên quan : Thuốc kiện tỳ ích khí, thẩm thấp, tiêu đạo.

76
2.3. Tạng Tỳ
Một số chức năng (tt)
(3) Tỳ chủ nhiếp huyết (thống huyết):
 Thống huyết có nghĩa quản lý, khống chế huyết.
 Chức năng này chỉ rõ khả năng thu gom huyết lưu thông
trong lòng mạch.
 Chức năng này tốt, huyết vận hành thông suốt trong mạch.
 Ngược lại tỳ hư huyết loạn, huyết tràn ra ngoài lòng mạch
(bị xuất huyết), gây các chứng xuất huyết như rong huyết,
đại tiện ra máu lâu ngày…
 Thuốc liên quan: Thuốc kiện tỳ kiêm chỉ huyết, thuốc bổ
huyết bổ âm..

77
2.3. Tạng Tỳ
Một số chức năng (tt)
(4) Tỳ chủ về chân tay, cơ nhục:
 Tỳ đem các chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng
cơ nhục.
 Nếu tỳ khỏe cơ nhục nở nang béo tốt, hồng nhuận.
 Tỳ yếu cơ thể gầy, chân tay cơ nhục teo nhẽo, trẻ chậm
biết đi, suy dinh dưỡng, còi xương.
 Người bị bại liệt dẫn đến cơ nhục teo nhẽo, cũng cần
được quan tâm đến điều trị tạng tỳ.
 Thuốc liên quan: Thuốc kiện tỳ ích khí, thuốc bổ huyết
bổ âm, bổ dương.

78
2.3. Tạng Tỳ
Một số chức năng (tt)
(5) Khí tỳ chủ thăng (khí tỳ hướng đi lên, lên thượng tiêu)

 Cơ thể khỏe mạnh, tỳ khỏe mạnh, khí tỳ luôn hướng lên


trên, giữ cho các phủ tạng trong cơ thể ở vị trí tự nhiên
của nó.

 Nếu khí tỳ bị hư, trung khí bị hạ và hãm xuống hạ tiêu làm


xuất hiện các chứng sa giáng như: Sa gan, sa tử cung, lá
lách, sa trực tràng, sa sinh dục, sa dạ dày…

 Thuốc liên quan: thuốc kiện tỳ, ích khí, tiêu đạo, hành khí,
thăng dương khí.

79
2.3. Tạng Tỳ
Một số chức năng (tt)
(6) Tỳ khai khiếu ra miệng:

 Tỳ khỏe mạnh thì muốn ăn, ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt,
nếu tỳ hư thì chán ăn, ăn không tiêu, miệng nhạt.

 Tỳ chủ về cơ nhục, lại khai khiếu ra miệng nên biểu hiện


sự vinh nhuận ra môi: tỳ mạnh thì môi hồng nhuận, tỳ hư
thì môi thâm xám, nhạt màu.

 Thuốc liên quan: Thuốc kiện tỳ tiêu đạo, kích thích tiêu
hóa…

80
2.3. Tạng Tỳ
Một số bệnh lý của tỳ: 3

- Khí tỳ hư nhược: Biểu hiện: Kém ăn hấp thu kém, người gầy,
da xanh, đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, thoát giang, trĩ… Nên
dùng thuốc: Kiện tỳ ích khí, hành khí, tiêu đạo.

- Tỳ dương hư: Ăn uống kém, bụng sôi, trướng đầy, tay chân
lạnh đoii khi co quắp, phù thủng. Nên dùng thuốc: Kiện tỳ kiêm
bổ dương, thuốc hóa thấp.

- Tỳ thấp nhiệt: Vàng da, bụng đầy trướng, không muốn ăn, đại
tiện táo kết, tiểu tiện vàng đỏ.. Nên dùng thuốc: Thanh nhiệt,
táo thấp, lợi thủy, nhuận tràng…

81
2.4. Tạng Phế (Phổi)
Chức năng: 7
1) Phế chủ khí
2) Phế trợ tâm, chủ trị tiết
3) Phế hợp bì mao
4) Phế chủ thông điều thủy đạo
5) Khí phế chủ túc giáng
6) Khí phế chủ thanh
7) Phế khai khiếu ra mũi
Bệnh lý của phế: 4
1) Phong tà nhập phế
2) Phế âm hư
3) Phế thấp nhiệt
4) Phế khí hư

82
2.4. Tạng Phế (Phổi)
Một số chức năng
(1) Phế chủ khí:
Phế đóng vai trò tiếp nhận dưỡng khí (khí trời) sau đó diễn
ra quá trình khí hóa (quá trình kết hợp oxy với hemolobin và
thải CO2.
Phế chủ yếu đảm bảo việc cung cấp dưỡng khí cho các tạng
phủ và các tổ chức trong cơ thể.
(2) Phế trợ tâm, chủ trị tiết:
Trị tiết là sự quản lý sự hoạt động có qui luật của các tạng
phủ, đồng thời giúp tâm tàng thần tốt.

83
2.4. Tạng Phế
Một số chức năng (tt)

(3) Phế hợp bì mao:


 Phế có công năng đóng mở lổ chân lông ở da.
 Phế khí sung túc thì quá trình đóng mở lổ chân lông ở da
bình thường.
• Các yếu tố ngoại tà (hàn tà, nhiệt tà) xâm nhập vào cơ thể
thông qua tấu lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến phế, gây ra
các chứng phế thực hoặc phế hư, làm cho cơ thể ho, đờm,
suyễn tức…
• Khi phế bị bệnh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đóng mở lổ
chân long ở da. Bệnh viêm phế quản mãn do phế khí kém,
lâu ngày lỗ chân lông thường xuyên dãn mở làm cho mồ
hôi nhiêu, da thô.
• Thuốc liên quan: Thuốc giải biểu, chỉ ho, hóa đờm, bình
suyễn, bổ khí.
84
2.4. Tạng Phế (Phổi)
Một số chức năng (tt)

(4) Phế chủ thông điều thủy đạo:


+ Phế có chức năng điều tiết phần thủy dịch thông
suốt trong cơ thể, liên quan đến chức năng tỳ vận
hóa nước.
+ Chức năng này kém dẫn đến việc điều hòa thủy
đạo trì trệ gây ứ đọng nước, phù nề.
+ Thuốc liên quan: Thuốc kiện tỳ, lợi thủy thẩm
thấp, hóa đờm, chỉ ho.

85
2.4. Tạng Phế (Phổi)
Một số chức năng (tt)

(5) Khí phế chủ túc giáng:


+ Khí phế luôn có khuynh hướng đi xuống dưới, giúp cho
chức năng thông điều thủy đạo.
+ Nếu phế khí đi lên (khí phế thượng nghịch), gây ra các
chứng ho, hen, suyễn tức.
+ Thuốc liên quan: Thuốc hành khí, hạ khí, chỉ ho, bình
suyễn, hóa đờm.

86
2.4. Tạng Phế (Phổi)
Một số chức năng (tt)

(6) Khí phế chủ thanh:


+ Âm thanh tiếng nói của con người được ảnh
hưởng trực tiếp bởi khí của phế.
+ Khí phế tốt tiếng nói khỏe mạnh, khí phế kém
tiếng nói trầm khàn, yếu ớt hoặc nói không ra
tiếng.
+ Trường hợp câm bẩm sinh ngoài nguyên nhân
não cũng nên lưu ý đến nguyên nhân khí phế chủ
thanh.

87
2.4. Tạng Phế (Phổi)

(7) Phế khai khiếu ra mũi:


+ Trạng thái của phế được thể hiện ra qua đường
mũi.
+ Phế tốt hơi thở qua mũi nhịp nhàng, phế nhiệt
hơi thở qua mũi nóng, mũi đỏ,…
+ Phế tắc cánh mũi phập phồng, phế hư hơi thở
cánh mũi xẹp, hay thở dài.
+ Các thuốc thích hợp : Phế nhiệt dùng thuốc
thanh nhiệt, tân lương giải biểu…

88
2.4. Tạng Phế (Phổi)
Một số bệnh lý của phế: 4
- Phong tà nhập phế: Cơ thể biểu hiện sợ lạnh, sốt cao, đau đầu,
ho, sổ mũi, đau toàn thân. Nên dùng thuốc giải biểu kiêm chỉ ho.
- Phế âm hư: Ho, ít đờm, đờm có tia máu, sốt về chiều nóng âm ỉ
trong xương, miệng khô khát, chất lưỡi đỏ, người gầy. Nên dùng
thuốc: Bổ âm kiêm chỉ ho, hóa đờm chỉ huyết.
- Phế thấp nhiệt: Ho, suyễn, đờm đặc, vàng, mùi hôi, đau ngực,
sốt. Nên dùng thuốc: Hóa đờm hàn chỉ ho bình suyễn, thuốc thanh
nhiệt…
- Phế khí hư: Ho nhiều, đờm nhiều loãng, đoản hơi, ra nhiều mò
hôi, tiếng nói yếu, người mệt mỏi. Nên dùng thuốc: Bổ khí, chỉ ho,
hóa đờm, cố biểu liễm hãn…

89
2.5. Thận
Chức năng
1) Thận tàng tinh
2) Thận chủ cốt, sinh tủy
3) Thận chủ thủy
4) Thận chủ nạp khí
5) Thận chủ mệnh môn
6) Thận khai khiếu ra tai và nhị âm
Bệnh lý
1) Thận dương hư
2) Thận âm hư

90
2.5. Thận

Một số chức năng sau:

(1) Thận tàng tinh:


 Tinh tiên nhiên có sẵn trong bào thai có nguồn gốc từ
bố mẹ, trong đó có tinh sinh dục. tinh hậu nhiên có
nguồn gốc từ dinh dưỡng là tinh hoa của thủy cốc.
 Sau khi nuôi dưỡng cơ thể, phần dư thừa được tích ở
thận. Như vậy thận không những tàng tinh cho bản thân
nó mà còn tàng tinh cho lục phủ ngũ tạng.
 Chức năng này tốt cơ thể khỏe mạnh, hoạt động hoạt
bát dẻo dai, sống lâu. Ngược lại chức năng này kém cơ
thể mệt mỏi, sinh lý giảm hoặc vô sinh…
 Thuốc liên quan: Thuốc bổ thận âm, bổ thận dương, bổ
âm…

91
2.5. Thận
Một số chức năng (tt)
(2) Thận chủ cốt, sinh tủy:
 Thận chủ về xương cốt, liên quan đến sức khỏe và bệnh tật
của xương cốt.
 Các bệnh về xương như: đau nhức xương khớp, đau lưng, đau
răng đều liên quan đến thận.
 Thận sinh tủy, tủy tạo huyết, tủy dưỡng cốt nên cốt và tủy liên
quan mật thiết với nhau. Các bệnh về tủy (suy tủy, lao tủy), về
huyết (huyết hư) cần nghĩ tới tạng thận, dùng thuốc vào thận.
Tủy có liên quan đến não, não là bể của tủy, do vậy não và
thận liên quan mật thiết với nhau  khi chữa bệnh ở não cũng
cần nghĩ tới thận và ngược lại.
 Thuốc liên quan: thuốc bổ thận âm, bổ thận dương, bổ
huyết…

92
2.5. Thận
Một số chức năng (tt)
(3) Thận chủ thủy:
 Điều tiết thanh lọc phần nước trong cơ thể. Phần cặn bã
được dồn xuống bàng quang.

 Liên quan đến chức năng 3 tạng: Chủ túc giáng, thông
điều thủy đạo của phế; vận hóa nước của tỳ, chủ huyết
mạch của tâm.

 Chức năng này kém sẽ làm cho ứ đọng nước trong cơ thể
gây phù nề, phế bị chèn ép gây khó thở.

 Thuốc liên quan: Thuốc thẩm thấp lợi niệu, hóa đờm, chỉ
ho bình suyễn.
93
2.5. Thận
Một số chức năng (tt)

(4) Thận chủ nạp khí:


 Thận đóng vai trò hô hấp ở giai đoạn đưa không khí vào
 Thận chủ nạp nạp khí kém gây khó thở, đoản hơi, suyễn
tức.
 Thuốc liên quan: Thuốc bổ thận dương, bổ khí hóa
đờm, bình suyễn.

94
2.5. Thận
Một số chức năng (tt)
(5) Thận chủ mệnh môn:
 Mệnh môn chỉ tướng hỏa, long hỏa chỉ thận dương, tạo
ra sức nóng cho cơ thể, duy trì thân nhiệt hằng định
370C .
 Nếu chức năng này kém chân tay lạnh, sợ gió, sợ nước,
thân nhiệt hạ. Thận dương cung cấp sức nóng cho tỳ
dương (thận dương ôn hóa tỳ dương).
 Nếu chức năng này kém dẫn đến đầy bụng, sôi bụng tiết
tả và thường mắc bệnh ngũ canh tả kèm khó tiêu, kém
ăn.
 Thuốc liên quan: Thuốc bổ thận dương, hóa thấp, ôn
trung, kiện tỳ, tiêu đạo.

95
2.5. Thận
Một số chức năng (tt)

(6) Thận khai khiếu ra tai và nhị âm (tiền âm, hậu âm):
 Sự thể hiện của thận ra tai và nhị âm: Thận khí kém gây ù
tai, nặng thì gây điếc, người già hay ù tai, điếc tai là do
thận khí kém.
 Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, bộ phận sinh dục nam
hay nữ, thận hư hay gặp chứng đi tiểu nhiều ở người già,
chứng đái dầm ở trẻ em, chứng di tinh, khí hư…
 Hậu âm là nơi đại tiện ra phân, thận khí hư hay gặp chứng
đại tiện lỏng, đại tiện táo ở người già.
 Thuốc liên quan: Thuốc khai khiếu, bổ thận, cố tinh sáp
niệu.

96
2.5. Thận
Một số bệnh lý của Thận: 2

- Thận dương hư: Đau lưng, mỏi gối, lạnh cột sống, sợ
lạnh, tay chân lạnh, di tinh, liệt dương, vô sinh, ỉa chảy,
tiểu nhiều lần. Nên dùng thuốc bổ thận dương, bổ khí, cố
tinh sáp niệu.

- Thận âm hư: Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, ra mồ hôi trộm,


tiểu đục. Nên dùng thuốc bổ âm kiêm liễm hãn, lợi niệu.

97
3. PHỦ
 Phủ là những cơ quan đảm nhận chức năng thu nạp,
chuyển giao và tống thải.
 Có 6 phủ chính (lục phủ) đó là: Đởm, vị, tiểu tràng, đại
tràng, bàng quang, tâm tiêu.
 Phủ kỳ hằng là những phủ có công năng khác thường
như: Não, xương, tủy, mạch, tử cung…

98
3.1. Đởm (mật)

- Có chức năng giữ thăng bằng, chuẩn xác đối với hoạt
động của các tạng phủ, chứa chất dịch thanh khiết (mật)
và liên quan mật thiết với can về chức năng sơ tiết.

- Khi chức năng này kém làm cho tinh thần bị tổn thương.
Khi có bệnh ở đởm thường xuất hiện chứng vàng da,
miệng đắng, nôn mửa ra chất đắng, hay cáu giận, đau
đầu, cao huyết áp.

- Thuốc liên quan: Thuốc thanh nhiệt táo thấp, hành khí
giải uất, sơ can lý khí, thuốc lợi thấp…

99
3.2. Vị

 Chức năng thu nạp và làm nhừ, sơ bộ tiêu hóa thức ăn và


chuyển đẩy xuống tiểu tràng
 Vị khí phải tuyên hòa tuyên giáng (vị khí hòa giáng) là
trạng thái bình thường của vị, “vị khí tráng, ngũ trạng đều
tráng”. Nếu không sẽ gây ra hiện tượng ứ trệ thức ăn, đau
bụng…
 Khi quan sát bệnh tình thường lấy công năng của vị làm
thước đo cho tình trạng sức khỏe của cơ thể “Hữu vị khí
tắc sinh, vô vị khí tắc tử”.
 Thuốc liên quan: Thuốc kiện vị, tiêu đạo, hành khí, giáng
nghịch thanh nhiệt.

100
3.3. Tiểu tràng

 Tiểu tràng (ruột non) có chức năng tiếp nhận thức ăn đã


được sơ bộ tiêu hóa từ vị chuyển xuống, đồng thời tiến
hành phân hóa để thu lấy chất thanh (chất trong = chất
dinh dưỡng, nước, muối khoáng, vitamin…) cho cơ thể và
thải trừ cặn bã (trọc = chất đục) xuống đại tràng (quá
trình thăng thanh giáng trọc). Phần thủy dịch của cặn bã
được qua thận, xuống bàng quang thành nước tiểu.

 Quan hệ mật thiết với tâm vì chất dinh dưỡng mà tiểu


tràng hấp thu được vận chuyển vào huyết và tâm chủ
huyết mạch.

 Thuốc liên quan: Thuốc thanh nhiệt táo thấp, kiện tỳ, tiêu
đạo…
101
3.4. Đại tràng
 Đại tràng (ruột già) có chức năng tiếp nhận chất cặn bã từ tiểu
tràng chuyển xuống, và tống thải chất cặn bã ra ngoài.
 Chất cặn bã do tiểu tràng chuyển xuống được đại tràng hấp thu
một phần nước trong đó. Nếu chức năng hấp thu nước này là do
đại tràng hư hàn, xuất hiện đau bụng, sôi bụng, phân nát lỏng,
ngược lại đại tràng thực nhiệt, việc hấp thu nước này quá mức
gây táo kết.
 Kinh mạch của đại tràng liên quan đến phế, do đó bệnh ở phế có
ảnh hưởng đến đại tràng: Phế đoản hơi đại tràng táo bón và
ngược lại đại tràng tiết tả phế đoản khí.

 Thuốc liên quan: Thuốc thanh nhiệt táo thấp, kiện tỳ, tiêu đạo, tả
hạ, cố sáp…
102
3.5. Bàng quang
 Có chức năng chứa đựng và thải trừ nước tiểu. Phần thủy
dịch sau khi qua thận được phân thanh tiết trọc.

 Phần thanh trở lại cơ thể, phần trọc đi vào bàng quang
(nước tiểu).

 Công năng này còn lại là công năng khí hóa và liên quan
mật thiết với thận dương. Nếu sự khí hóa không tốt sẽ
gây bí tiểu tiện, đí rắt hoặc đái nhiều lần, tiểu tiện không
tự chủ,…

 Thuốc liên quan: Thuốc lợi thủy thẩm thấp, thanh nhiệt
táo thấp, thanh nhiệt giải độc.

103
3.6. Tam tiêu
 Tam tiêu : Thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu.

+ Thượng tiêu chứa tâm phế,


+ Trung tiêu chứa tỳ vị,
+ Hạ tiêu chứa thận, bàng quang.

 Về công năng: Thượng tiêu chủ phân bố tống khí, trung


tiêu chủ hấp thu tiêu hóa vật chất, hạ tiêu chủ bài tết.

 Tam tiêu liên quan đến nhiều chức năng của nhiều bộ
phận trong cơ thể, nó không phải là một cơ quan độc lập.

104
3. Phủ
*Phủ kỳ hằng
 Là những phủ mang tính chất khác thường gồm:
Não, tủy xương, mạch, tử cung.
 Phủ kỳ hằng không giống với lục phủ (mang tính
chất chuyển hóa) mà có công năng đặc hiệu là
tàng tinh (tàng trữ tinh khí)

105
4.MỐI QUAN HỆ TẠNG PHỦ
4.1. Mối quan hệ giữa tạng với tạng

Sự liên quan giữa can – tâm – tỳ


Liên quan với nhau về mặt huyết mạch. Tâm chủ
huyết, cang tàng huyết, tỳ thống huyết.
Tỳ khí vượng, chức năng thống huyết tốt, can
huyết sung túc, tâm huyết dồi dào, vận hành
điều hòa thông suốt trong lòng mạch.
Tỳ khí nhược, can huyết bất túc, tâm hồi hộp
(tâm quý), loạn nhịp, mất ngủ, tâm thần suy
nhược khiến kém ăn, bụng đầy trướng, chân tay
mệt mỏi rã rời.

106
4.1. Mối quan hệ giữa tạng với tạng

- Sự liên quan giữa can và tỳ


Tỳ ích khí sinh huyết, can tàng huyết. tỳ sinh
huyết tốt giúp cho can tàng huyết tốt, cơ thể đầy
đủ huyết dịch khỏe mạnh, nược lại can sơ tiết
tốt giúp tỳ tiêu hóa tốt.

107
4.1. Mối quan hệ giữa tạng với tạng
- Sự liên quan giữa can và thận
 Khí của can luôn có khuynh hướng cường thịnh song
luôn được thận thủy ức chế “thủy chế hỏa”. Sự chế hóa
tốt, giúp can khí bình thường.
 Nếu thận âm bất túc, thủy không chế được hỏa dẫn
đến can dương thượng cường, xuất hiện các chứng
đau đầu, chóng mặt, ù tai, đau lưng, di tinh. Do đó bổ
chân âm, bổ thận âm cũng là tư dưỡng khí của can.

108
4.1. Mối quan hệ giữa tạng với tạng
- Sự liên quan giữa tỳ và phế
 Tỳ hấp thu vận hóa tinh hoa của thức ăn, chất dinh
dưỡng của thủy cốc được nhập vào huyết mạch mà dồn
lên phế. Tại phế quá trình khí hóa sẽ diễn ra (khí dinh
dưỡng) kết hợp với khí trời thành tông khí.
 Tỳ và phế cùng thực hiện một chức năng tạo khí, tạo ra
năng lượng cho cơ thể. Trong đó tỳ thực hiện giai đoạn
1, phế thực hiện giai đoạn 2. Hai giai đoạn này gắn bó
với nhau tạo thành một chuỗi liên tục, không thể tách
rời.
 Do đó khí của tỳ hư cũng làm khí phế hư, xuất hiện triệu
chứng đoãn hơi, ho hen. Ngược lại khí phế không thông,
không điều hòa được thủy đạo, gây phù nề.

109
4.1. Mối quan hệ giữa tạng với tạng
- Sự liên quan giữa phế và thận
Phế và thận liên quan về hô hấp. Phế chủ khí, thận chủ
nạp khí. Hai tạng cùng hiệp đồng làm chức năng hô hấp. Nếu thận
thủy không thông, phế tắc, khó thở, ngược lại phế không thông,
tiểu tiện bí, dắt… thận âm bất túc, dẫ đến phế âm hư xuất hiện
chứng trào nhiệt ho khan.
- Sự liên quan giữa tỳ và thận
Tỳ chủ vận hóa tiêu hóa, song chức năng này phải được sự
giúp đỡ của thận dương. Thận dương kém làm tỳ không vận hóa
được “thận dương ôn hóa tỳ dương”.

110
4.2. Sự liên quan giữa phủ với phủ
Liên quan với nhau về 3 phương diện; Hấp thu, chuyển hóa
tiêu hóa và bài tiết.

- Sự liên quan giữa đởm,vị, tiểu tràng: 3 phủ này liên


quan với nhau về tiêu hóa. Vị chứa đựng làm nhừ thức ăn,
đởm sơ tiết mật giúp tiêu hóa, tiểu tràng hấp thu dinh
dưỡng.

- Tiểu tràng và đại tràng: Liên quan về chức năng hấp thu
dinh dưỡng, nước, muối khoáng… và chức năng tống thải
cặn bã.

- Đại tràng và bàng quang: Liên quan về chức năng bài


tiết cặn bã.

111
4.3. Sự liên quan giữa phủ và tạng
Giữa phủ và tạng liên quan biểu lý từng cặp:

- Giữa tỳ và vị: liên quan về chức năng tiêu hóa,


hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể, có ý nghĩa tạo
nguồn khí huyết cho cơ thể.

- Giữa tâm và tiểu tràng: Liên quan về phương


diện hấp thu dinh dưỡng, làm huyết sung túc,
tâm chủ về huyết mạch, chuyển tải chất dinh
dưỡng đi toàn cơ thể.

112
4.3. Sự liên quan giữa phủ và tạng
Giữa phủ và tạng liên quan biểu lý từng cặp:

- Giữa can và đởm: Liên quan chức năng sơ tiết


(mật, men) giúp cho tiêu hóa thức ăn.

- Giữa phế và đại tràng: Liên quan về phương diện


khí hóa. Phế khí kém làm đại tràng khô kiệt gây táo
bón, ngược lại khí đại tràng kém gây đoản hơi đoản
khí ở phế.

- Giữa thận và bàng quang: Liên quan về chức năng


thanh lọc thủy dịch, làm cân bằng chất điện giải, thải
chất trọc lấy chất thanh “thăng thanh giáng trọc”.

113
114

You might also like