You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA NHẬN THỨC VỀ VŨ TRỤ

ĐỀ TÀI: ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH
1.1: Khái niệm, nguồn gốc của thuyết Âm dương - Ngũ hành:
1.1.1: Khái niệm:
*Thuyết Âm dương:
- Cách đây gần 3000 năm, người xưa đã nhận thấy sự vật luôn có mâu thuẫn,
đối lập nhưng lại thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hóa để
phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là học thuyết âm dương.
- Phân biệt 2 thuộc tính âm và dương:
+ Dương (thuộc tính mạnh): nóng (mùa hè, phương Nam, ban ngày, màu
đỏ,...), số lẻ, giống đực, sự chuyển động (khối cầu, hình tròn,...), ánh sáng,
văn hóa trọng dương (văn hóa du mục),...
+ Âm (thuộc tính yếu mềm): lạnh (mùa đông, phương Bắc, ban đêm, màu
đen,...), số chẵn, giống cái, sự ổn định – vững chãi – tĩnh (khối vuông, hình
vuông,...), bóng tối, văn hóa trọng âm (văn hóa nông nghiệp),...
*Thuyết Ngũ hành:
- Thuyết Ngũ hành ra đời sau thuyết Âm dương vào thời Trung Quốc cổ đại,
giải thích thêm về sự vật, hiện tượng một cách rõ ràng và hợp lí hơn với quy
luật sinh khắc vô thường.
- Theo đó, bất kì một dạng thể nào của thế giới vật chất và các thực thể sống
đều được quy thuộc vào một Hành trong Ngũ hành gồm: Kim (kim loại),
Mộc (cây cối), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất).

1.1.2: Nguồn gốc:


* Thuyết Âm dương – Ngũ hành là quan niệm triết học khởi nguồn từ Trung Quốc
cổ xưa, cách đây vài nghìn năm TCN.
* Khởi đầu học của Thuyết Âm dương – Ngũ hành:
- Con người biết tích lũy số liệu, ghi chép thời gian, địa điểm, khí hậu (phục
vụ cho nông nghiệp)  so sánh, phân loại, đúc kết thành những kinh nghiệm
hình thành nên nhận thức về sự vật vạn vật luôn có sự đối lập nhau,
phân chia thành 2 loại “âm” và “dương”
- Nhận thức của con người ngày càng hoàn thiện phân loại sự vật dựa trên
quá trình từ sinh ra đến mất đi theo 5 bước gọi là “Ngũ hành”.
=>Tuy chỉ là buổi đầu của học thức nhân loại nhưng thuyết Âm dương –
Ngũ hành đã là một công cụ sắc bén để nhận thức thế giới, là nền tảng giúp
loài người đi từ nhận thức bằng cảm giác đến tư duy.
* Sự ra đời của Thuyết Âm dương – Ngũ hành:
- Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách
"Quốc ngữ". Sách "Quốc ngữ" nói rằng "khí của trời đất thì không sai thứ tự,
nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới không lên được,
âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có động đất".
- Lão Tử (khoảng thế kỷ V - VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm âm
dương. Ông nói: “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và
bồng dương”.
- Học thuyết âm dương được thể hiện sâu sắc nhất trong "Kinh Dịch". Theo lý
thuyết trong "Kinh Dịch" thì bản nguyên của vũ trụ là thái cực, thái cực là
nguyên nhân đầu tiên, là lý của muôn vật: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng
nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”.
=>Sự ra đời của Thuyết âm dương - Ngũ hành đánh dấu một bước tiến trong tri
thức loài người về nhận thức thới giới, thoát khỏi sự khống chế của tư tưởng thần
thánh là nguồn gốc sự vật. nguồn cội của quan điểm duy vật biện chứng phương
Đông.
1.2: Bản chất, quy luật của Thuyết Âm dương – Ngũ hành:
1.2.1: Bản chất: ???
1.2.2: Quy luật:
*Hai quy luật của Triết lí Âm dương:
1. Quy luật về BẢN CHẤT các thành tố:
Phát biểu: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có
dương và trong dương có âm.
2. Quy luật về QUAN HỆ giữa các yếu tố:
Phát biểu: Âm và dương luôn gắn bó mật thiết, vận động và chuyển hóa cho
nhau; âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.
*Các quy luật Ngũ hành:
- Ngũ hành tương sinh
- Ngũ hành tương khắc
- Ngũ hành phản sinh
- Ngũ hành phản khắc

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN VĂN


HÓA VIỆT NAM
2.1: Ẩm thực:
2.2: Phương vị và kết cấu nhà:
2.3: Y học:
KẾT LUẬN:
- Văn hóa nhận thức chia thành 2 loại:
+ Theo đối tượng nhận thức: Văn hóa nhận thức về vũ trụ và văn hóa nhận
thức về con người
+ Theo mức độ nhận thức: Văn hóa nhận thức cảm tính (tín ngưỡng, tôn
giáo, tri thức dân gian, tri thức đạo học) và văn hóa nhận thức lý tính (khoa
học kỹ thuật truyền thống)
- Thuyết Âm dương, ngũ hành thuộc loại văn hóa nhận thức về vũ trụ
- Vai trò, ý nghĩa của thuyết âm dương, ngũ hành trong đời sống hiện đại:

You might also like