You are on page 1of 4

Họ và tên: Mai Xuân Đại

MSSV: 2314650007

Lớp tín chỉ: NGOH102(2324-2)1.1

I. VĂN HÓA NHẬN THỨC VŨ TRỤ CỦA NGƯỜI VIỆT


1. Tư tưởng xuất phát về bản chất của vũ trụ: Triết lý âm - dương
Triết lý âm dương thể hiện cái nhìn về sự hình thành của vũ trụ, của vạn vật cũng như mối liên
hệ của chúng.
1.1. Nguồn gốc, bản chất và khái niệm
Khái niệm âm dương bắt nguồn từ những vùng đất phương Nam, nơi nền văn minh nông
nghiệp phát triển mạnh mẽ. Cư dân nông nghiệp thời kỳ đó nhận thức được tầm quan trọng của
sự hài hòa giữa “Trời - Đất” đối với mùa màng bội thu, cũng như sự hòa hợp giữa “Cha - Mẹ”
để gia đình yên ấm. Dần dần, họ nhận ra sự tương đồng trong nhiều cặp đối lập khác như "Sáng
- Tối", "Nóng - Lạnh",… Từ đó, khái niệm âm dương được hình thành, với mỗi nửa đại diện
cho một trạng thái hoặc tính chất đối lập nhau.
1.2. Hai quy luật của triết lý âm dương
Biểu tượng âm dương bao gồm hai nửa đen - trắng đồng đẳng nằm trong toàn bộ hình tròn.
Trong phần đen có 1 chấm trong trắng và ngược lại, trong phần trắng có một chấm tròn đen.
Màu đen tượng trưng cho âm, và màu trắng tượng trưng cho Dương. Thông qua biểu tượng
này, chúng ta có thể đưa ra 2 quy luật của triết lý âm dương: quy luật về thành tố và về quan
hệ.
Quy luật về thành tố phát biểu rằng không có gì hoàn toàn âm hay hoàn toàn dương, trong
âm có dương trong dương có âm, hay nói gọn hơn là “Vạn vật đều có Âm và có Dương”. Vì
vậy, việc xác định một vật là Âm hay Dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật
khác. Muốn xác định tính chất âm dương của một vật, trước hết phải xác định được đối tượng
so sánh, sau đó còn phải xác định cơ sở so sánh.
Quy luật về quan hệ phát biểu rằng âm dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển
hướng cho nhau, âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.
Ví dụ: Trong quá trình phát triển của con người:
- Quy luật thành tố thể hiện:
● Nếu xét về mặt tuổi tác thì khi còn trẻ là dương, lúc về già là âm
● Nếu xét về mặt kinh nghiệm, kiến thức thì lúc trẻ là âm, về già là dương
● Khi xét về kinh nghiệm sống, người trường thành so với trẻ sơ sinh là dương,nhưng khi
xét với người lớn tuổi thì người trưởng thành là âm.
- Quy luật Quan hệ thể hiện:
● Người trẻ khỏe mạnh rồi sẽ già yếu rồi lại nhường lại vị trí cho thế hệ trẻ khỏe mạnh.
2. Triết lý về cấu trúc không gian của vũ trụ: Mô hình Tam tài, Ngũ hành
2.1. Tam Tài:
Tam Tài là một khái niệm bộ ba, “ba phép” (tài = phép, phương pháp) Thiên - Địa - Nhân:
dùng để gọi sự vận dụng cụ thể một quan niệm triết lý cổ xưa về cấu trúc không gian của vũ
trụ dưới dạng một mô hình ba yếu tố
Trong tam tài “Trời - Đất - Người” này, Trời dương, Đất âm, còn Người ở giữa (âm so với
Trời nhưng dương so với Đất). Đây là một bộ ba điển hình, đại diện cho hàng loạt những bộ
ba khác:trời - đất - nước (tín ngưỡng Tam phủ), cha - mẹ - con, con người - không gian -thời
gian, Sơn Tinh - Thủy Tinh - Mị Nương, bộ ba vợ - chồng - em chết đi biến thành bộ ba trầu -
cau - vôi, …
Tam Tài thể hiện quan điểm triết học của người xưa về sự hài hòa, cân bằng trong vũ trụ và
đời sống con người. Ba yếu tố Tam Tài luôn nương tựa, hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên sự vận hành
trôi chảy của vũ trụ.
2.2. Ngũ Hành:
Ngũ Hành đại diện cho 5 loại hành tố đó chính là: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ có ý nghĩa là
sự vận động, chuyển hóa các chất trong thiên nhiên và cả phủ tạng trong cơ thể. Cơ sở của Ngũ
Hành là Hà Đồ. Hà Đồ là một hệ thống gồm những nhóm chấm đen hoặc trắng được sắp xếp
theo những cách thức nhất định. Những nhóm chấm vạch là kí hiệu biểu thị 10 số tự nhiên từ
1 đến 10, triết lý âm dương đã xuất hiện: chấm trắng - số dương (số lẻ), chấm đen - số âm (số
chẵn).
Theo triết học Trung Hoa cổ đại, Ngũ Hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn
tại độc lập với ý thức của con người. Ở đây, chúng ta thấy ngũ hành được tạo ra từ việc kết hợp
2 bộ tam tài “Thủy - Hỏa - Thổ” và “Mộc - Kim - Thổ” (Thổ là yếu tố chung). Mỗi nguyên tố
có đặc tính riêng biệt và tương tác với nhau theo hai mối quan hệ: tương sinh và tương khắc.
- Tương sinh:
● Thủy sinh Mộc (ví dụ: nước giúp cho cây tươi tốt);
● Mộc sinh Hỏa (ví dụ: gỗ làm nhiên liệu cho lửa cháy);
● Hỏa sinh Thổ (ví dụ: lửa đốt tro bụi làm cho đất màu mỡ);
● Thổ sinh Kim (ví dụ: trong lòng đất sinh ra kim loại);
● Kim sinh Thủy (ví dụ: kim loại l nóng chảy trở về thể lỏng).
Ngũ hành tương sinh thực chất là sự chi tiết hóa của quan hệ âm dương chuyển hóa (Thủy là
cực âm và Hỏa là cực dương; … )
- Giữa các hành còn có quan hệ tương khắc (hành này hạn chế, gây trở ngại cho hành
kia) theo các cặp sau:
● Thủy khắc Hỏa (ví dụ: nước dập tắt lửa);
● Hỏa khắc Kim (ví dụ: lửa nung chảy kim loại);
● Kim khắc Mộc (ví dụ: dao chặt cây);
● Mộc khắc Thổ (ví dụ: cây hút chất màu của đất);
● Thổ khắc Thủy (ví dụ: đất đắp đê ngăn nước)
3. Triết lý về cấu trúc thời gian của vũ trụ: Lịch âm dương và hệ Can Chi
3.1. Lịch âm dương
Nông nghiệp cần biết về thời tiết, khí hậu, vòng quay bốn mùa, vì vậy lịch pháp ra đời. Có
thể nói, lịch pháp là sản phẩm của các vùng văn hóa nông nghiệp.
Lịch pháp gồm 3 loại lịch cơ bản. Lịch thuần dương, phát sinh từ Ai Cập (khoảng 3000 năm
TCN), dựa trên chu kỳ chuyển động biểu kiến của mặt trời, một năm có 365,25 ngày. Lịch
thuần âm, phát sinh từ Lưỡng Hà, dựa trên sự tuần hoàn của mặt trăng, một tháng có 29,5 ngày,
một năm có 354 ngày. Lịch âm dương, hay lịch Á Đông, kết hợp chu kỳ mặt trăng và mặt trời,
gồm 3 giai đoạn xây dựng: Định các ngày trong tháng theo mặt trăng; định các tháng trong
năm bằng mặt trời; do mỗi tháng trong năm theo mặt trời dài hơn 12 tháng theo mặt trăng là
11 ngày nên cứ sau 3 năm lại phải điều chỉnh chu kỳ bằng cách đặt ra năm nhuận.
3.2. Hệ Can Chi
Hệ thống Can Chi là một hệ thống độc đáo và phức tạp được sử dụng để đo lường thời gian
trong văn hóa Á Đông. Hệ thống này bao gồm hai phần chính: Can và Chi.
Hệ Can gồm 10 yếu tố (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) được xây
dựng dựa trên cơ sở 5 hành phối hợp với âm dương. Hệ thống này còn được gọi là thập can
hay thiên can.
Hệ Chi gồm 12 yếu tố (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) gồm
6 cặp âm dương do Ngũ hành biến hóa mà ra. Hệ thống này còn được gọi là thập nhị chi hay
địa chi. Mỗi chi ứng với một con vật, thường là những con vật gần gũi với cuộc sống của người
nông dân.
4. Ảnh hưởng của văn hóa nhận thức vũ trụ của người Việt Nam
Ở người Việt Nam, tư duy phân lưỡng hợp bộc lộ rất đậm nét qua khuynh hướng cặp đôi ở
khắp nơi, từ tư duy đến cách sống, từ các dấu vết cổ xưa đến những thói quen hiện đại.
Người Việt Nam còn nhận thức rõ về 2 quy luật của triết lý âm dương. Những quan niệm
dân gian kiểu: “Trong rủi có may, trong dở có hay, trong họa có phúc”; “Chim sa, cá nhảy chớ
mừng, Nhện sa, xà đón xin đừng có lo “… là biểu hiện của quy luật thành tổ. Những nhận thức
dân gian về quan hệ nhân quả kiểu: Sướng lắm khổ nhiều; Trèo cao ngã đau; Yêu nhau lắm,
cắn nhau đau; Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ; … là biểu hiện của quy
luật quan hệ.
Chính nhờ có lối tư duy âm dương từ trong máu thịt mà người Việt Nam có được triết lý
sống quân bình: Trong cuộc sống gắng không làm mất lòng ai; trong việc ăn ở, gắng giữ sự hài
hòa âm dương trong cơ thể và hài hòa với môi trường thiên nhiên… Triết lý quân bình âm
dương được vận dụng không chỉ cho người sống mà ngay cả cho người chết: Trong những ngôi
mộ cổ ở Lạch Trường (Thanh Hóa) có niên đại vào thế kỉ III TCN được gióng theo hướng
nam–bắc, các đồ vật bằng gỗ (dương) được đặt ở phía bắc (âm) và, ngược lại, các vật bằng
gốm đất (âm) được đặt ở phía nam (dương). Cách sắp xếp âm dương bù trừ nhau này rõ ràng
là để tạo ra sự quân bình. Do triết lý quân bình âm dương, ngay cả hộ pháp ở chùa cũng có ông
Thiện ông Ác (Thiện trước Ác sau).
Chính triết lý quân bình âm dương này tạo ra ở người Việt một khả năng thích nghi cao và
mọi hoàn cảnh (lối sống linh hoạt), dù khó khăn đến đâu vẫn không chán nản. Người Việt Nam
là dân tộc sống bằng tương lai (tinh thần lạc quan): thời trẻ khổ thì tin rằng về già sẽ sướng,
suốt đời khổ thì tin rằng đời con mình sẽ sướng (Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời…).
II. SO SÁNH VỚI VĂN HÓA NHẬN THỨC VŨ TRỤ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA
Văn hóa nhận thức vũ trụ của người Việt và người Trung Hoa có những đặc điểm riêng,
phản ánh sự ảnh hưởng của lịch sử, tri thức, và tư duy trong từng quốc gia. Dưới đây là một số
điểm so sánh: Triết lý âm dương và ngũ hành: Người Việt: Trong văn hóa Việt Nam, triết lý
âm dương và ngũ hành đã có ảnh hưởng sâu sắc. Âm dương giải thích bản chất của vũ trụ, còn
ngũ hành giải thích cấu trúc không gian và thời gian. Người Trung Hoa: Cũng có triết lý âm
dương và ngũ hành, nhưng có sự phát triển và ứng dụng rộng hơn trong khoa học và tôn giáo.
Người Trung Hoa cổ đại đã có kiến thức về thiên văn học, quan tâm đến vị trí của hành tinh và
vũ trụ. Tư duy về con người và vũ trụ: Người Việt: Nhận thức về vũ trụ thường liên quan đến
tư duy về tự nhiên và con người. Ví dụ, người xưa đã áp dụng tri thức về vũ trụ để tìm hiểu và
khám phá con người trên các phương diện tự nhiên và xã hội. Người Trung Hoa: Tư duy về vũ
trụ của người Trung Hoa cổ đại đã phát triển mạnh mẽ. Họ đã có kiến thức về thiên văn học,
quan tâm đến quan hệ đối ứng giữa vũ trụ, trái đất và con người. Tóm lại, cả hai văn hóa đều
có những tri thức và quan niệm về vũ trụ, nhưng có sự khác biệt trong cách tiếp cận và ứng
dụng

You might also like