You are on page 1of 4

Mục 3 – triết lý âm dương – tính cách người Việt

• Đi đôi đi cặp :
Ta nhận thấy có hai thứ : Trời và Đất, Mẹ và Cha, và có nhiều những cặp
đôi đôi khác, gọi chung là Âm – Dương. Nghĩa là thế giới không lộn xộn,
lung tung mà có một trật tự, đó là từng cặp đôi tồn tại với nhau.
Ví dụ : Từ cặp Tĩnh – Động, suy ra cặp Vuông- Tròn, vì hình vuông yên
tĩnh, hình tròn năng động.
Từ cặp Nóng- Lạnh, suy ra cặp Sáng- Tối.
Suy rộng ra : Nền văn hóa nông nghiệp yên tĩnh = Âm, Nền văn hóa du
mục di động = Dương.

• Hai quy luật triết lý âm dương ( quan hệ giữa âm và dương ) :


Quy luật 1: Trong âm có dương, trong dương có âm ( không có gì hoàn toàn âm
hoặc hoàn toàn dương)
• Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương
đối, trong sự so sánh với một vật khác.
Ví dụ :
• Trời nắng thiên về dương nhưng nắng nhiều sẽ có mưa nhiều ( hơi nước
bay lên )
làm nên trời mưa lạnh thiên về âm.
• Đất lạnh nên thuộc âm nhưng càng đi sâu xuống lòng đất thì càng nóng.
• Nữ có lúc nóng nảy , nam có lúc dịu dàng.
* Lưu ý 1 : Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng, trước
hết phải xác định được đối tượng so sánh.
Ví dụ :
• 5 màu sắc của lá cây ( đi từ âm đến dương )
Đen ( đất đen) Lá trắng (mầm lá ) Lá xanh (lớn lên) Lá vàng Lá đỏ
Màu xanh là âm ( so với màu đỏ )
Màu xanh là dương ( so với màu trắng )

• Một con người trải qua nhiều giai đoạn, lúc là âm so với một người khác :
Người mẹ trẻ ( dương ) – Đứa con trai/ gái mới sinh (âm)
Ba mẹ già ( âm ) – Con trưởng thành ( dương)
*Lưu ý 2: Khi đã có đối tượng so sánh, cần phải xác định cơ sở so sánh ( so
sánh cụ thể )
Ví dụ :
• Nam ( 18 tuổi ) – Nữ (18 tuổi )
Xét về cường độ sức khỏe :
Nam (dương) – Nữ (âm)
Xét về độ dai bền :
Nam ( âm) – Nữ (dương)

• Nước so với Đất :


Xét về độ cứng :
Nước (âm) – Đất ( dương)
Về độ linh động :
Nước ( dương )- Đất (âm)

Quy luật 2: Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển
hóa cho nhau theo xu hướng : âm phát triển đến cùng cực chuyển thành dương,
dương phát triển đến cùng cực chuyển thành âm.
Ví dụ:
• Xứ nóng ( dương ) phù hợp trồng trọt ( âm )
Xứ lạnh ( âm ) phù hợp chăn nuôi ( dương)
• Nhỏ yếu -> lớn khỏe
Lớn khỏe -> già yếu
Triết lý âm dương – tính cách người việt:
• Chính nhờ có lối tư duy âm dương từ trong máu thịt mà người Việt Nam có
được triết lí sống quân bình, hài hòa thân thiện, , khả năng thích nghi cao
với mọi hoàn cảnh, tinh thần lạc quan, hướng đến tương lai.
Ví dụ :
• Tổ quốc đối với Việt Nam là : ĐẤT NƯỚC ( Phương Tây du mục, chỉ
land- đất)
• Công Cha, nghĩa Mẹ ( núi và suối )
• Ông Đồng và bà Cốt
• Ngói âm dương lợp nha ( ∪ ∩ viên ngửa viên sấp)
• Mẹ tròn con vuông ( ý nói sự hoàn thiện, hợp nhau khi sinh )
trong ca dao có :
“Ba vuông sánh với bảy tròn , Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu”
( nghĩa là: yếu tố dương lớn hơn âm sẽ có sự phát triển mạnh mẽ về sau)
• Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời
• Ăn theo thuở, ở theo thì
Thấm nhuần triết lý âm dương chuyển hóa, người Việt sống trong gian khó vẫn
nghĩ đến một tương lai tốt đẹp ắt sẽ đến. Sống lạc quan chịu đựng, không bi quan
nản chí. Đó là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần và tạo nên bản sắc
riêng cho dân tộc Việt Nam.
3.Hai hướng phát triển của triết lý âm dương :
* Hướng lên phía Bắc : gọi âm dương là Lưỡng nghi và, bằng phép phân đôi
thuần túy, đã sản sinh ra những mô hình vũ trụ chặt chẽ với số lượng thành tố
chẵn: 2 sinh 4 (Tứ tượng), 4 sinh 8 (Bát quái).
Kinh dịch trình bày nguyên lí hình thành vũ trụ dưới dạng:
Thái cực Lưỡng nghi Tứ lượng Bát quái vô cùng

Đó là nội dung của thuật Tử vi theo Kinh dịch.


Ngoài ra tư duy số chẵn còn cho thấy người phương Bắc rất thích dùng những
cách nói khái quát với các con số chẵn 4, 6, 8 :
• Tứ bàng ( 4 bên láng giềng ), tứ đức ( 4 đức của phụ nữ theo Nho giáo), tứ
phối ( 4 người được thờ chung với Khổng Tử)
• Lục bộ ( 6 bộ trong triều đình), lục nghệ (6 môn học lễ-nhạc-xa-ngự-thư
số), lục tặc (6 thứ giặc), lục thư (6 cách đặt chữ Hán), lục vị (6 vị thuốc
quý).
• Bát âm (âm thanh của 8 loại nhạc cụ), bát bửu (8 vật quý), bát hiền (8
người tài Trung Quốc); bát tiên (8 vị tiên); bát trân (8 món ăn ngon); bát vị
(bài thuốc 8 vị)…
*Hướng xuống phương Nam : tạo nên những mô hình vũ trụ bí ẩn với số lượng
thành tố lẻ: 2 sinh 3 (Tam tài), 3 sinh 5 (Ngũ hành).
Âm dương sinh Tam tài
Tam tài sinh ngũ hành.
Tư duy số lẻ dường như là nét đặc thù của người phương Nam. Dân gian Việt
Nam rất thích dùng những cách nói với các con số lẻ:
• 3 mặt 1 lời, 3 xôi nhồi 1 chỗ, 3 thưng cũng vào 1 đấu, Mua danh 3 vạn, bán
danh 3 đồng, 3 bè 7 mối, 3 hồn 7 vía, 3 chìm 7 nổi 9 lênh đênh, Túm 5 tụm
3, 5 lần 7 lượt, 5 lừa 7 lọc, 5 thê 7 thiếp…
• Các số 18 (18 đời Hùng vương, 18 thôn Vườn Trầu ờ Hóc Môn), 27 (đại
tang 3 năm thực ra chỉ có 27 tháng): 36 (36 phố phường Hà Nội,….thực
chất đều là những bội số của các con số 3 và 9 (9 x 2, 9 x 3, 9 x 4)
• Người Việt thích số lẻ, nhưng đồng thời cũng sợ số lẻ (tâm lí con người
cái gì càng thích thì càng sợ), nên rất kiêng các số 3, 5, 7 và các số có tổng
bằng 5 (1+4 và 2+3): Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3, Mồng năm, mười bốn,
hai ba. Mồng năm, mười bốn, hai ba, Lây vợ thì tránh, làm nhà thi kiêng.

You might also like