You are on page 1of 11

Giãi mã thứ tự 64 quẻ của Văn Vương

D.H.Van den Berghe


Kinh Dịch là một cuốn sách đầy huyền bí. Bao nhiêu người đã nghiên cứu để hiểu tại sao 64 quẻ
lại được sắp xếp theo kiểu đó. Cho đến nay, chưa có ai đưa ra một giải đáp nào đáng chú ý.

Trong bài nầy chúng tôi sẽ trình bài vài cơ sở để giải thích thứ tự của 64 quẻ nầy.

Thứ tự của 64 quẻ của Văn Vương rõ ràng là theo cặp. Muốn giải thích thứ tự nầy, chúng ta phải
qua 2 giai đoạn :

• Giải thích thứ tự của 32 quẻ đôi chẵn;


• Giải thích thứ tự của 32 quẻ đôi lẻ.

Thứ tự của 32 quẻ đôi chẵn cần phải được giải quyết trước.

Nền tảng

Các quẻ đôi được xếp theo 32 cặp. Đa số mỗi quẻ đôi được kết hợp với một quẻ đôi khác được
lật ngược ( là lật ngược trên xuống dưới, dưới lên trên, theo trục nằm giữa hào 3 và 4 ).

Có tám quẻ đôi (1-2, 27-28, 29-30, 61-62) khi lật ngược vẫn không thay đổi vì đối xứng theo trục
giữa. Mỗi quẻ đôi đó sẽ được cặp với một quẻ đôi động (khi mỗi hào dương biến thành âm và mỗi
hào âm biến thành dương).

Như vậy có nghĩa là đa số các cặp quẻ đôi phải có cặp quẻ đôi động. Chẳng hạn cặp quẻ đôi
động của hai quẻ đôi 3 và 4 là cặp quẻ đôi 49 và 50.

Cặp quẻ đôi động

3 50

4 49

Ngoài các cặp đối xứng ra (1-2, 27-28, 29-30, 61-62), còn có bốn cặp khác không có cặp động
(11-12, 17-18, 53-54, 63-64) vì lật ngược hay chuyển động mỗi quẻ cũng không thay đổi hình của
hào.

Như vậy, chúng ta có 8 cặp quẻ đôi không có cặp đối xứng.

8 cặp quẻ đôi đặc biệt

1 11 17 27 29 53 61 63

2 12 18 28 30 54 62 64
Nếu chúng ta quan sát 8 cặp đó trong thứ tự của 64 quái Hậu Thiên, chúng ta sẽ thấy một điều rất
là thú vị:

Cấu trúc cơ bản theo thứ tự của Văn Vương

(Lưu ý : thứ tự được trình bài trên đường cong sinusoid. Chúng ta sẽ có dịp vào ý nghiã của
đường cong nầy nhiều hơn khi đề cập đến ý niệm cảnh quan trong kinh dịch).

Các cặp 1-2 , 11-12 , 29-30 , 63-64 rất là nổi trội trong nhóm 8 cặp nầy vì mỗi cặp là sự kết hợp
của Thiên/Địa và Thủy/Hỏa. Tôi đặt cho tên là cặp nguyên tố.

Chúng là cột sống của toàn bộ cấu trúc của dịch kinh. Giữa vị trí của mỗi cặp nguyên tố có lần
lượt 4, rồi 8 rồi 16 cặp quẻ đôi thường.

Hai cặp đối xứng 27-28 và 61-62 nằm ở vị trí giống nhau : ngay trước 29-30 và 63-64.

Hai cặp bất đối xứng không có cặp tương xứng.(17-18 và 53-54) nằm ở những điểm rất là đặc
biệt : cặp đầu nằm 6 chỗ trước và cặp thứ hai nằm 12 chỗ sau cặp nguyên tố 29-30 (tức là có sự
gấp đôi của khoảng cách).

Bốn cặp nguyên tố phát triển một cách đẹp đẽ từ dạng hợp nhất không trộn lẫn (cặp 1-2 toàn
dương toàn âm) cho đến dạng sắp xếp âm dương luân phiên đều đặn (cặp 63-64).

1 11 29 63

2 12 30 64

Bây giờ nếu các quẻ đôi còn lại được kết nối với cặp ngược tương xứng, chúng ta sẽ thấy tác giả
của kinh Dịch đã muốn làm gì : đa số các cặp quẻ đôi được kết nối đều nằm cùng phía độ giốc
của đường cong, và cân xứng rất là đẹp đẽ. Nhin kết quả khó nói là có sự ngẩu nhiên trong đó.
Kết nối các cặp ngược

Nếu trình bày một cách khác thì các giốc lên xuống được phân chia rõ ràng và các kết nối dễ thấy
hơn, và nhứt là một cấu trúc mới được phát hiện ra : bốn nhóm, mỗi nhóm gồm có sáu cặp, ngăn
chia bởi 6 cặp 3-4, 5-6, 19-20, 33-34, 35-36, 49-50

Cơ cấu kết nối


Cảnh quan

Một khi ta đã nhìn kỹ vị trí của các cặp quẻ đôi thì rõ ràng là Văn vương đã lấy nguồn cảm hứng
từ một cảnh quan.

Mỗi quẻ đôi được tạo ra từ một quẻ thượng và một quẻ hạ, các quẻ bát quái lại không có được
phân bố đều trong sự sắp xếp của 64 quẻ.

Quẻ Khảm là nước xuất hiện liên tiếp trong 6 quẻ quẻ đôi đầu (3, 4, 5, 6, 7, 8); quẻ Li là lửa thì đa
số ở phần hai của kinh Dịch; quẻ Cấn là núi thì phân phối gần như là đều đặn từ quẻ 12 cho đến
quẻ 29, và quẻ Đoài tức là ao hồ thi rất nhiều sau quẻ 30 ….Quẻ Càn và quẻ Khôn thì xuất hiện
nhiều ở đoạn đầu.

Ngay ở trung tâm, giữa các cặp nguyên tố, có vài nhóm quẻ đôi rất đáng được chú ý.

Đoài (nước) ở dưới

Cấn (núi) ở trên


Nhận xét nầy đưa chúng ta ra trước cảnh quan của Dịch kinh, có ba phần : sông, núi và hồ.

Cảnh quan của kinh Dịch

Trong cảnh quan nầy, trước mặt là hướng Đông, hướng Tây là sau lưng, hướng Bắc là bên trái
và hướng Nam là bên phải.

Dựa vào cảnh quan và đặc tính thời tiết của mỗi quái, chúng ta có thể phân phối vị trí của các lục
hào. Chúng ta dựa vào bản sau đây :

Quẻ Cảnh Thời tiết Mùa Hành tinh


☰ Càn Trời Mạt thu
☷ Khôn Đất Mạt hạ
☵ Khảm Nước Mưa, mây, ẩm Đông chí Mặt trăng
☲ Li Lửa Ánh sáng Hạ chí Mặt trời
☳ Chấn Sấm Sét Lập xuân
☴ Tốn Rừng Gió, bão Xuân
☱ Đoài Hồ Thu
☶ Cấn Núi Mạt đông

Các quẻ đôi vởi quẻ thượng là Li (lửa) đáng được chú ý vì chúng mô tả mặt trời mọc. Ở bắc bán
cầu, mùa đông mặt trời mọc hơi xếch về hướng Đông Bắc, và mùa hè mặt trời mọc hơi xếch về
hướng Đông Nam. Mùa xuân và mùa thu mặt trời mọc sát hướng Đông hơn.
Trong 64 quẻ Hậu Thiên, có 6 quẻ đôi mô tả rõ ràng địa điểm mặt trời mọc suốt trong năm, quẻ
thượng có Li, quẻ hạ chỉ định mùa.
Mặt trời mọc trong cảnh quan

Nói cách khác, thứ tự của các quẻ đôi cũng là một hệ thống để định mùa qua cách quan sát nơi
mặt trời mọc. Dĩ nhiên, việc nầy rất quan trọng trong một xã hội nông nghiệp. Điều này xác nhận
lại rằng cảnh quan đã được sử dụng như là một mô hình trong Hậu Thiên Văn Vương.
Cấu trúc thứ hai

Còn nhiều nhận xét nữa. Kinh dịch không chỉ là núi và ao hồ, mưa và rạng đông….. Quẻ đôi còn
mang nhiều ý nghiã sâu sắc đáng được dùng làm châm ngôn trong đời sống của con người. Cấu
trúc thứ hai điển hình về mặt nầy đã được đề cập sơ qua ở đoạn trước, dưới đây sẽ được trình
bài với một quan điểm khác :

4 giai đoạn trong kinh Dịch

Thiếu thời Trưởng thành Tuổi già


Bốn giai đoạn của đời người thể hiện qua bốn đường giốc :

Giai đoạn 1: quẻ đôi 1 và 2 : mức độ trước khi sanh.


Ở giai đoạn nầy, âm và dương hổn hợp tạo ra một đời sống mới. Đây là lúc 9 tháng trong bụng
mẹ. Quẻ đôi 3 là khi đứa bé sanh ra. Quẻ đôi 4 là khi nó học đi và học nói.
Đây có nghiã là sanh vào đời.

Giai đoạn 2 : quẻ đôi 5 - quẻ đôi 18 : mức độ thể xác.


Giai đoạn nầy là lúc học tập cho thể xác và giáo dục để ra đời . Các chủ đề là :
- kiên nhẫn (quẻ đôi 5)
- sức đấu tranh (quẻ đôi 6)
- kỷ luật bản thân (quẻ đôi 7)
- tính đoàn kết (quẻ đôi 8)
- khả năng thích ứng (quẻ đôi 9)
- cách cư xử (quẻ đôi 10)
- hòa đồng (quẻ đôi 11)
- cô đơn (quẻ đôi 12)
- hợp tác (quẻ đôi 13)
- thông minh (quẻ đôi 14)
- sống bình thường (quẻ đôi 15)
- trách nhiệm (quẻ đôi 16)
- tình bằng hữu (quẻ đôi 17)
- gọn gàng (quẻ đôi 18)
Quẻ đôi 19 là điểm phát triển cuối cùng và bước qua quẻ đôi 20 là cá nhân đó bước vào đời sống
như một người trưởng thành có ý thức.
Đây có nghiã là sanh vào xã hội.

Giai đoạn 3 : quẻ đôi 21 - quẻ đôi 48 : mức độ xã hội


Trong giai đoạn nầy, con người gặp các thực tế của đời sống. Đó là các điểm sau đây:
- quyết định (quẻ đôi 21)
- vận xấu (quẻ đôi 25)
- cơ hội (quẻ đôi 26)
- liều lĩnh (quẻ đôi 29)
- tình yêu (quẻ đôi 31)
- giao thiệp (quẻ đôi 32)
- thỏa hiệp (quẻ đôi 37)
- cá nhân (quẻ đôi 38)
- khó khăn (quẻ đôi 39)
- thông cảm (quẻ đôi 40)
- mất mát (quẻ đôi 41)
- lợi lọc (quẻ đôi 42)
- tình dục (quẻ đôi 44)
- nổ lực (quẻ đôi 46)
- kiệt quệ (quẻ đôi 47)
- v…v…
Với quẻ đôi 49 con người qua giai đoạn biến thái và quẻ đôi 50 là giai đoạn thức tỉnh trong chiều
kích tâm linh của cuộc sống.
Đây có nghiã là sanh vào tâm linh.

Giai đoạn 4 : quẻ đôi 51- quẻ đôi 64 : mức độ tâm linh.
Trong giai đoạn chót nầy, trách nhiệm trong đời sống con người từ từ bớt đi và thể xác bắt đầu
yếu dần. Đây là lúc trưởng thành về tâm linh và sửa soạn chết. Trong giai đoạn nầy có những quẻ
đôi sau đây :
- thiền hay yoga (quẻ đôi 52)
- biến đổi (quẻ đôi 54)
- đi tìm chân lý (quẻ đôi 56)
- chữa lành (quẻ đôi 59)
- tiếng nói nội tâm (quẻ đôi 61)
- hoàn mỹ (quẻ đôi 63)
- giây phút trước khi băng qua con sông lớn (quẻ đôi 64)
Có ba cặp quẻ đôi (3-4, 19-20 và 49-50) có chức vụ làm nhịp cầu giữa bốn giai đoạn trên, mỗi cái
cầu tượng trưng cho một tái sinh, một tiếp thụ khởi sự vào mức độ kế.

Kết luận: đời là một cuộc hành trinh từ quẻ đôi 1 cho đến quẻ đôi 64, và xa hơn nữa.
Kinh dịch là một quyển sách về đời sống, dựa trực tiếp vào cái tinh tế vô hạn ta có thể thấy trong
thiên nhiên : trên trời và dưới đất, trên núi và dưới hồ, dưới sông và trên cây, ở mặt trời và mặt
trăng, trong gió và trong sấm sét, trong mùa màng, ……
Học được sự hài hòa của thiên nhiên là con người có thể đạt đến mức hài hòa và hoàn mỹ.

Đó là thông điệp của Kinh Dịch.


Đó là tinh thần của Đạo …..

Phụ lục 1 : xác suất

Tôi đã tính một số xác suất (không có vượt xa hơn trình độ toán học ít ỏi của tôi cho phép).

Số lượng có thể sắp xếp của 32 quẻ đôi chẳn là 32! = 2.63 * 10^35 (một con số khổng lồvới 35
con số 0 !)

Cơ hội tìm ra 4 cặp nguyên tố chính xác ở 4 điểm chuyển động trên “đường cong cảnh quan” là
(4*3*2*1) / (32*31*30*29) , tức là 1 trên 35960.

Cơ hội để tìm ra 4 cặp đó theo đúng thứ tự chỉ là 1 trên 863040.

Biết rằng các cặp quẻ đôi đầu và đuôi không có xê xích, cơ hội để 2 cặp nguyên tố kia (11-12 và
29-30) nằm đúng vị trí chỉ là 1 trên 870 ( 1/30*29). Cơ hội để 2 đường cong phía dưới theo đúng
sắp xếp là khoảng 1 trên 10 000 000.

Cơ hội được gần 100% kết nối của các cặp ngược trong cùng một giốc là khoảng 1 trên 20 000.

Cơ hội tìm được sắp xếp theo kiểu “Mặt trời mọc trong cảnh quan” được phỏng là 1 trên 40 000.
Tổng cộng các cơ hội có 4 cặp nguyên tố ở đúng vị trí, và 2 sắp xếp “Đoài ở dưới” , và các kết
nối, và các sáp xếp “Cấn ở trên” phỏng chừng là 1 trên 1*10^22.

Nếu ai có thể tính toán chính xác hơn thì cho tôi biết.

Nguyên bản :
King Wen’s order of the 64 hexagrams,
Tác giả : D.H.Van den Berghe
http://www.fourpillars.net/
Phụ lục 2 : Thứ tự trong các cặp lục hào

Một khi đã tìm ra được thứ tự của 32 cặp thi hãy còn 2^32 ( 4 290 000 000) cách kết hợp ra cặp
khác. Văn vương đã dùng quẻ hỗ (quẻ đôi “nhân”) để hoàn thành thứ tự nầy. Với tối đa biến đổi
hai lần, mỗi quẻ đôi có thể biến thành một trong bốn quẻ hỗ căn bản (1, 2, 63 và 64).

Lục hào Quẻ hỗ 1 Quẻ hỗ 2 Lục hào Quẻ hỗ 1 Quẻ hỗ 2

Thứ tự được thực hiện một cách có hệ thống:

Đối với những cặp có 63-64 là nhân 1 hoặc nhân 2: quẻ mà tạo ra quẻ đôi 63 là đến đầu tiên ; các
quẻ đôi từ 17 cho đến 54 thì đảo ngược thứ tự lại, do đó quẻ đôi 64 ra trước (màu tím)

Chỉ có ba cặp ra kết quả 1-2: luôn luôn quẻ tạo ra quẻ đôi 2 đến đầu tiên (màu xanh).

Những cặp cho ra 1-1 hoặc 2-2, chúng ta phải xem nhân 1: quẻ mà tạo ra quẻ đôi 24 hoặc quẻ
đôi 44 đến trước (màu vàng).

Còn lại một ngoại lệ : cặp 3-4.

Có 6 cặp không có sự khác biệt quẻ hỗ: cặp 1-2 và cặp 63-64 là quẻ hỗ của chính mình, 4 cặp
khác (23-24, 43-44, 55-56, 59-60) được sắp xếp như sau: quẻ đôi có quẻ đơn là quẻ nội thì ra
trước.
Quẻ hỗ

You might also like