You are on page 1of 5

1.

Quan niệm phong tục tang ma có tính triết lý


1.1 Tang ma được xem như việc đưa tiễn
- Khi có người hấp hối việc qua trong là đặt tên hèm cho người sắp mất.
- Quan tài của người Việt thường làm hình vuông tượng trưng cho cõi âm.
- Trước khi làm lễ mộc dục ( tắm gội cho người chết). Và lễ phạn hàm ( bỏ
nhúm gạo và ba đồng tiền vào miệng )
- Khi khâm liệm, phải có miếng vải để đắp mặt người đã mất.
- Trước khi đưa tang, thường cúng thần coi sóc các ngã đường.
- Rắc vàng mã, vàng giấy làm lộ phí cho ma quỷ
- Đến nơi làm lễ tế xin phép Thổ thần để người chết được nhập cư tại đây.
- Khi chôn cất xong, trên mộ đặt bát cơm , trứng và đôi đũa có tua bông. ( Bát
cơm là đất mẹ (âm) , tua bông là mây trời (dương) , đũa nối âm dương hoà hợp).
Còn có ý nghĩa khác trong nho giáo tua bông tượng trưng cho thế giới hỗn
mang, trong hỗn mang hình thành nên thái cực tượng trưng cho bát cơm và thái
cực sinh ra lưỡng nghi tượng trưng cho đôi đũa, có lưỡng nghi là có sự sống
tượng trưng cho quả trứng
Toàn bộ toát lên ý cầu chúc cho người chết sớm đầu thai.
1.2 Tang ma được xem như việc xót thương
- Tục khiêng người chết đặt xuống đất,tục gọi hồn thể hiện hi vọng mong người
chết sống lại
- Vì xót thương nên có tục khóc than; con cháu không lòng dạ nào mà dùng đồ
tốt (đồ tang làm bằng các loại vải thô,xấu như xô,gai)
- Không có tâm trí nào mà nghĩ đến việc ăn mặc (gấu xổ,áo trái,đầu bù,...)
- Vì quá đau buồn nên không còn đứng vững
- Đau buồn quá dễ sinh quẫn trí va đập thành trùng tang (nên phải đội mũ dây
chuối,...)
* Ở lĩnh vực tang lễ này ta cũng thấy rõ tính cộng đồng:
- Biết nhà có tang,bà con hàng xóm làng chạy tới ngay giúp rập, lo toan chỉ bảo
cho mọi việc
-Người Việt Nam quan niệm Bán anh em xa, mua láng giềng gần nên khi nhà có
người mất, hàng xóm láng giềng không những giúp đỡ, mà còn để tang cho
nhau: Họ đương 3 tháng, láng giềng 3 ngày; Láng giềng còn để 3 ngày, Chồng
cô, vợ cậu một ngày cũng không.
-Người nông nghiệp sống gắn bó không chỉ với xóm làng, mà còn cả với thiên
nhiên, cho nên khi chủ chết, cây cối cũng đau buồn mà để tang, nhiều nơi có tục
đeo băng trắng cho cả cây cối trong vườn.
2. Triết lý Âm dương Ngũ hành trong phong phục tang lễ
2.1 Các nghi lễ
* Về Nghi thức tang lễ bao gồm có 6 lễ, đó là:
- Lễ Mộc Dục: là lễ tắm gội vệ sinh cho người đã khuất Lễ Tẩm Liệm (hay còn
gọi là Khâm Liệm): là nghi thức dùng khăn vải bao bọc thân thể của người đã
khuất.
- Lễ Nhập Quan: đưa thi hài người chết vào trong quan tài
- Lễ Thành Phục: là lễ con cháu mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi đến viếng
khách
- Lễ Khiển Điện: là lễ củng trước khi động quan
- Lễ Hạ Huyệt: là giai đoạn cuối cùng của tang lễ, là lễ chôn cất thân xác của
người đã khuất xuống lòng đất.
- Sau khi an táng cũng có nhiều nghi lễ như:
+ Lễ mở cửa mả (lễ khai mộ): lả lễ được tổ chức sau khi chôn cất được 3 ngày
với ý nghĩa để vong hồn người chết được siêu thoát Lễ thất tuần: là lễ cúng cơm
7 ngày cho người đã khuất
+ Lễ tốt khốc: là lễ cúng 100 ngày Tiếp theo là Lễ tiểu tướng; là ngày giỗ đầu
tiên, tức là tròn 1 năm sau khi nguoi đó qua đời.
+ Lễ đại tưởng: là ngày giỗ năm thứ 2
2.2 Màu sắc trong phong tục tang lễ theo triết lý Âm Dương
- Tang lễ Việt Nam truyền thống dùng màu trắng là màu của hành Kim (hướng
tây) theo Ngũ hành.
- Mọi thứ liên quan đến hướng tây đều được xem là xấu. Nơi để mồ mả của
người Việt và người dân tộc thường là hướng tây của làng; người dân tộc xem
rừng phía tây là rừng của ma quỷ. 
- Sau màu trắng là màu đen (màu của hành Thủy – phương bắc theo Ngũ hành).
Chỉ khi chắt, chút để tang cụ, kị (là tốt, bởi đó là bằng chứng cho thấy các cụ
sống lâu) thì mới dùng các màu tốt như màu đỏ (phương nam) và vàng (trung
ương).
- Tất cả đều theo đúng trình tự ưu tiên trong Ngũ hành
2.3 Con số trong phong tục tang lễ theo triết lý Âm dương
- Theo triết lí âm dương, âm ứng với số chẵn, dương ứng với số lẻ. Mọi thứ liên
quan đến người chết (âm) đều phải là số chẵn. Vì vậy, khi lạy trước linh cữu thì
phải lạy hai hoặc bốn lạy. Ở trước nhà mồ của các dân tộc miền núi các bậc cầu
thang phải làm với số bậc chẵn. Hoa cúng cho người đã khuất cũng phải là số
chẵn
- Khác với người sống (dương), mọi thứ phải theo số lẻ. Lạy người sống phải là
1 hoặc 3 lạy. Cầu thang, lối lên cầu nhà phải là số bật lẻ (thế mới là tam cấp!),
hoa cho người sống phải là số bông lẻ.
- Trừ các trường hợp:
+ Chết coi như sống: cúng phật, cúng cha mẹ sau khi đoạn tang thắp 3 nén
nhang.
+ Sống coi như chết: con gái lạy cha mẹ trước khi xuất giá đi lấy chồng thì lạy 2
lạy coi như từ nay trở thành con nhà người khác
2.4 Các quan niệm khác về tang lễ theo triết lý âm dương
Cũng theo luật âm dương là việc phân biệt tang cha với tang mẹ: Khi con trai
chống gậy để tang thì cha gậy tre, mẹ gây vông. Đó là vì thân tre tròn, biểu
tượng dương; cành vông đẽo thành hình vuông, biểu tượng âm. Đưa tang và để
tang còn có tục của đưa mẹ đón (tang cha – đi sau quan tài, tang mẹ đi giật lùi
phía đầu quan tài) và tục áo tang cha thì mặc trở đằng sống lưng ra, tang mẹ
mặc trở đằng sống lưng vô – hai tục sau cũng đều thể hiện triết lí âm dương qua
cặp nghĩa hướng ngoại (dương, cha) hưởng nội (âm, mẹ),
Phong tục tang lễ phổ biến và chính thống của ta còn thừa kế được cả tình thần
dân chủ truyền thống. Thọ Mai gia lễ của ta quy định cha mẹ phải để tang con,
và không chỉ cha mẹ để tang con mà cả ông bà và cụ kị cũng để tang hàng cháu,
hàng chất.
Trong khi đô thị, theo tục lệ Trung Hoa. Phụ bất bái tử (cha không lạy con), con
chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, bất hiếu (một vài nơi có truyền thống Nho
học mạnh cũng theo quan niệm này nên nếu con chết trước thì lúc khám liêm,
quần trên đấu tử thi mấy vòng khăn trắng, ý là ở cõi âm cũng phải để tang bảo
hiểu sẵn cho cha mẹ).
* Câu hỏi củng cố
1. Phong tục tang ma truyền thống của người Việt chủ yếu dùng màu trắng vì:
A. Là màu của sự vui tươi vì theo quan niệm của người Việt chết là được về với
ông bà tổ tiên, sống cuộc sống vĩnh hằng
B. Là màu của hành Kim, hướng Tây, theo quan niệm của người Việt là hướng
xấu
C. Là màu thể hiện sự tinh khiết
D. Là màu tượng trưng của cõi hư vô
2. Khi chôn cất người chết, người ta thường đặt trên mộ bát cơm, quả trứng và
đôi đũa. Những lễ vật này có ý nghĩa:
A. Cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở lại
B. Thể hiện lòng tiếc thương của người sống với người chết
C. Mong người chết được no đủ ở thế giới bên kia
D. Cúng cho các vong hồn khác khỏi quấy phá người chết
Câu 3:
Trong các nghi thức của đám tang, lễ phạn hàm là lễ:
A. Tắm rửa cho người chết
B. Bỏ tiền và nhúm gạo nếp vào miệng người chết
C. Đặt tên thụy cho người chết
D. Khâm liệm cho người chết
4.Trong đám tang, tại sao chắt, chút khi để tang cho cụ, kị lại đội khăn đỏ, khăn
vàng?
A. Vì màu đỏ, màu vàng là những màu tốt trong ngũ hành.
B. Vì đó là một sự mừng, là bằng chứng cho thấy các cụ sống lâu, nhiều con
cháu.
C. Vì đó là cách để phân biệt tôn ti trật tự trong gia đình
D. Vì đó là sản phẩm của triết lý âm dương trong nền văn hóa nông nghiệp.
Câu 5 Về loại số, theo triết lý âm dương, những thứ liên quan đến người chết
(hoa cúng, lạy trước quan tài…) đều phải sử dụng:
A. Số lẻ
B. Số chẵn
C. Cả hai ý trên đều đúng
D. Cả hai ý trên đều sai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Ngọc Thêm, cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB GD, 1999

You might also like