You are on page 1of 4

VỢ NHẶT

TÌNH HUỐNG TRUYỆN


MỞ BÀI
THÂN BÀI
1. Khái niệm THT
- Khái niệm
- Phân loại:
- Truyện Vợ nhặt thuộc tình huống hành động
2. Tình huống trong “Vợ nhặt”:
a. Ý nghĩa nhan đề
- "Nhặt"
+ Động từ chỉ những hành động ngẫu nhiên, thờ ơ, không chủ tâm
+ Nhặt những vật quí
+ Nhặt những thứ bỏ đi
- " Vợ"
+ Một phần quan trọng trong cuộc đời người đàn ông
+ Lấy vợ là một trong những việc lớn của đời người, theo phong tục truyền thống
- “Vợ nhặt"
+ Phẩm chất, giá trị của người vợ khi được nhặt về như cỏ rác
+ Hàm chứa những mâu thuẫn éo le sẽ giúp nhà văn phản ánh tình cảnh thê thảm và thân
phận tủi cực của những người nông dân nghèo trong nạn đói năm 1945.
+ Bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng hướng tới cuộc sống tốt hơn và niềm tin
của con người trong hoàn cảnh khốn cùng.

b. Tình huống nhặt vợ éo le/ độc đáo/ Hoàn cảnh nhặt vợ/ Bối cảnh xã hội
+ Không gian: Cái đói tràn đến tràn đến xóm này tự lúc nào
 Nạn đói 1945 - hơn 2 triệu đồng bào chết đói
 Cách sử dụng từ ngữ “cái đói tràn đến..” - như lũ quyét
 Vấn đề đáng quan tâm lúc này là - sống; tồn tại
+ Người sống: dắt díu nhau… như những bóng ma; nằm ngổn ngang khắp lều chợ.
+ Người chết: như ngả rạ; nằm còng queo trên đời.
+ Âm thanh: tiếng quạ; tiếng khóc hờ tỉ tê…
+ Màu sắc: bóng tối bao trùm khắp nơi; tối om; xanh xám; đen kịt.
+ Mùi vị: ẩm thối của rác rưởi, mùi khét lẹt của mùi đốt đống rấm.
Cứu đói là việc đầu tiên nghĩ tới, hạnh phúc là 1 điều xa xỉ vậy mà Tràng lại lấy vợ
c. Hành động nhặt vợ:
+ Tràng với xuất thân: dân ngụ cư, xấu xí, nghờ nghệch, nghèo, không nghề nghiệp => không
thể lấy vợ
 Việc lấy vợ là chuyện đại sự
 Diễn ra trong một vài lần gặp gỡ, vài câu nói đùa
 Theo không
+ Ngạc nhiên
+ Sợ hãi, chợn nghĩ, chặc kệ
+ Vui mừng, khao khát về hạnh phúc được hiện thực hóa: Cái cười tủm tỉm,…
+ Ngỡ không phải là sự thật
+ Hạnh phúc (hành động…)
d. Tâm lí, thái độ của các nhân vật:
+ Người dân ngụ cư: ngạc nhiên. Lo âu
 Hiểu và vui mừng cùng Tràng
 Thở dài ngao ngán, lo lắng
+ Bà cụ Tứ: ngạc nhiên, lo lắng, vui mừng,...
 Ngạc nhiên
 Cúi đầu nín lặng
 Mừng lòng
 Giọt nước mắt
+ Tràng: bàng hoàng, ngờ ngợ, vui, hạnh phúc,…
 Góp phần làm nổi bật tình huống éo le, độc đáo.
3. Ý nghĩa của THT/ Thái độ của tg đối với con người và thực trạng xã hội
- Lên án tội ác của bọn đế quốc Nhật, Pháp đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Tình cảnh con người trong nạn đói 1945
+ Từ Lạng Sơn đến Quảng Trị, hơn 2 triệu đồng bào ta chết vì đói
- Thái độ của tg trước số phận con người
+ Nhà văn xót xa và cảm thương sâu sắc với nỗi khổ của người dân
+ Xót xa, thương cảm trước thân phận bị rẻ rúng của con người
+ Trân trọng tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của con người
 Dù phải đối mặt với hoàn cảnh ngặt nghèo, tăm tối
 Thương yêu, đùm bọc, cưu mang nhau
 Ca ngợi niềm tin lạc quan không buông xuôi, phó mặc sự sống “Trong sự túng đói quay
quắt, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết,
cái thảm đạm để mà vui, mà hy vọng”
4. Nghệ thuật xây dựng tình huống
5. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
Giá trị hiện thực
- Hoàn cảnh XH 1945
- Cái đói dồn đuổi, bóp méo nhân cách, hạnh phúc trở nên mong manh
- Tố cáo tội ác của thực dân
Giá trị nhân đạo
- Tình người qua cách ứng xử của các nhân vật
- Niềm hy vọng về tương lai
+ Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống.
+ Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo
niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp.
+ Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật.

NHÂN VẬT TRÀNG


1. Giới thiệu.
- Gia cảnh: nghèo ( căn nhà rúm ró, cành dong dấp cổng..)
sống cùng mẹ già (cha và em gái chết vì đói), lại là dân ngụ cư.
- Ngoại hình: thô kệch, xấu xí,... – in dấu của nghề nghiệp
- Công việc: kéo xe thuê – không ổn định
=> Không có đủ điều kiện lấy vợ.
2. Tính cách.
a. Vô tư.
- Hay chơi đùa với trẻ con trong làng.
- Lộc ngộc, vô tư, hiền lành, lương thiện.
- Nhặt vợ trong một tình huống đùa
b. Giàu lòng yêu thương.
- Lần 1: Tràng chỉ có ý đùa
+ Muốn ăn cơm trắng …
+ Đùa cho vui
- Lần 2: Gặp lại Thị - không nhận ra
+ Bị chặn đường đòi ăn
+ Mời ăn bánh đúc - gợi lòng trắc ẩn)
+ Chậc kệ - bỏ lại sau lưng những nỗi lo, sự sợ hãi - ẩn tàng khát vọng hạnh phúc lứa đôi
– sẻ chia.
- Dẫn Vợ vào chợ mua vài ba thứ lặt vặt, cái thúng con
+ Chăm chút, quan tâm
+ Lo lắng tỉ mỉ
+
-> Đùa thành thật.
c. Khát khao hạnh phúc.
* Trên đường về
- Mặt phởn phơ, vênh vênh tự đắc
- Miệng tủm tỉm, bật cười.( bối rối với hạnh phúc mà mình đang tận hưởng )
- Bảo vệ người đàn bà đi bên cạnh trước sự trêu chọc của tre con trong làng.
- Mắt sáng lấp lánh
-> Khát vọng hạnh phúc âm thầm trỗi dậy -> quên đi cái đói và cái chết.
* Về đến nhà
- Xăm xăm bước vào; ngượng nghịu, tây ngây, sờ sợ.
- Lén nhìn trộm Thị, tủm tỉm cười một mình.
- Sốt ruột mong ngóng mẹ về
- Nói với mẹ (duyên số, kiếp) – sự chín chăn trong suy nghĩ.
- Mong mẹ chấp nhận (kìa nhà tôi nó chào u) – sự trưởng thành trong hành động.
- Khi nhận được sự đồng ý của mẹ -> thở phào.
- Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư – Hạnh phúc
* Sáng hôm sau
- Êm ái, lửng lơ như người trong mộng đi ra
- Một cái gì mới mẻ, lạ lắm chưa từng thấy
- Cảm nhận hạnh phúc trong tổ ấm của mình từ những điều giản dị (thấy mẹ và vợ dọn dẹp nhà
cửa, sân vườn gọn gàng ngăn nắp)
+
 Tràng cảm thấy hạnh phúc (Một nguồn vui sướng, phấn chấn, tràn ngập trong lòng)
d. Trách nhiệm
- Nghĩ đến việc sinh con đẻ cái trong ngôi nhà này
- Thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này
- Muốn làm việc gì đó để dự phần tu sửa lại căn nhà (hành động xăm xăm chạy ra giữa sân –
hành động thực tế)
+ Hành động “xăm xăm”: sự hồ hởi hăm hở - là 1 biến chuyển lớn, rất quan trọng, một sự
đổi thay cả số phận lẫn tính cách: từ đau khổ sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây
dại sang ý thức.

- Ngoan ngoãn, vui sướng khi nghe mẹ nói về tương lai


- Hắn thấy hắn nên người.
 Sự thay đổi về số phận và tính cách. Từ đau khổ - hạnh phúc; từ chán đời – yêu đời; ngây
dại – ý thức
e. Khát vọng đổi đời.
- Ân hận, tiếc nuối khi trước không theo phá kho thóc.
- Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phất phới -> nhen nhóm niềm tin và
khát vọng sống mãnh liệt.
- Lá cờ đỏ bay phất phới gợi tín hiệu mới mẻ về sự thay đổi của xã hội ( so sánh với kết thức
của Chị Dậu và Chí Phèo – số phận con người đồng nghĩa với sự bế tắc)

NGƯỜI VỢ NHẶT
1. Giới thiệu
a. Hoàn cảnh
- Không tên tuổi (ả, Thị, người đàn bà, vợ nhặt)
- Không quê quán, họ hàng
- Không nghề nghiệp
- Không nhan sắc (khuôn mặt lưỡi cày, quần áo rách, thân hình gầy sọm,…)
- Không tương lai
 Số phận con người trong nạn đói
b. Cùng đường, liều lĩnh
- Lần 1: Nghe câu đùa của Tràng: cong cớn, ton ton, tít mắt cười
- Lần 2: + Gặp lại Tràng: Sầm sập chạy đến; Sưng sỉa trước mặt Tràng; chủ động biến đùa
thành thật; khéo léo để được mời ăn (đon đả; mắt sáng lên; sà xuống ăn; cắm đầu ăn)
-> Cái đói làm cho con ngươi sống khác với bản chất của mình, giá trị con người trở nên rẻ
rúng, cùng đường và liều lĩnh)
+ Theo Tràng về: chỉ với 4 bát bánh đúc, 2 hào dầu, 1 thúng con…
 Phía sau sự chao chát chỏng lỏn là 1 người ham sống mãnh liệt.
2. Vẻ đẹp tâm hồn
a. Trên đường về nhà chồng
- Ý tứ đi sau Tràng
- Rón rén, e thẹn trước những người dân làng ngụ cư
- Ngượng nghịu, chân nọ bước ríu vào chân kia
- Cái nón rách che khuất gương mặt
- Phấp phỏng lo lắng về tương lai
-> nữ tính
b. Về đến nhà
- Nén tiếng thở dài khi thấy gia cảnh Tràng -> chấp nhận
- Ngồi mớp ở mép giường -> dè dặt, dịu dàng
- Chào hỏi mẹ -> lễ phép đúng mực.
c. Sáng hôm sau
- Dậy sớm cùng mẹ chồng quét dọn nhà cửa, vườn tược,…
- Khi ăn cháo cám: hai con mắt Thị tối sầm lại -> thản nhiên và vào miệng -> ý tứ, khéo léo,
tinh tế trong cách ứng xử => trân trọng tình cảm gia đình
- Khéo léo gợi nhắc đoàn người đi phá kho thóc…-> giúp Tràng trưởng thành trong ý thức,
hành động.
- Gắn kết tình cảm mẹ con, trân trọng giá trị hạnh phúc gia đình.
 Khát vọng hạnh phúc.

You might also like