You are on page 1of 5

Nhâ n vậ t thị =

thị xuất hiện trong tác phẩm là một người phụ nữ khốn khổ, là nạn nhân của nạn đói. Tác giả không
nhắc đến tên, quê quán của thị phần nào thể hiện được nỗi bất hạnh của thị, không việc làm, không nơi
nương tựa. YTB tick 1

Trước khi theo Tràng về =Thị gặp Tràng trong hoàn cảnh éo le, theo Tràng về nhà chỉ qua cầu hò vui và
vài bát bánh đúc.YTB tick2,3 . ngôn ngữ và cách ứng xử Lần đầu:

- Cong cớn “Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?”

- Vùng đứng dậy, cười tít, lại đẩy xe cho Tràng “Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ”

Lần thứ hai:

- Sưng sỉa trước mặt Tràng: “Điêu người thế mà điêu!”, “Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà
mất mặt”.

- Cong cơn trước mặt hắn: “Có cho ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”

- Khi được mời ăn, thị đon đả “Ăn thật nhá, sợ gì”

- Sà xuống ăn thật, cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền, ăn xong lấy đũa quệt ngang miệng
“Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”.

Ngôn ngữ: cong cớn, sưng sỉa

- Cách ứng xử: cẩn trọng nhưng cũng có phần táo bạo

Thái độ và ngôn ngữ của thị thể hiện sự chao chát, ghê gớm. Cái đói làm mất đi sự dịu dàng vốn
có của người phụ nữ. Điều đó chứng tỏ thị là một con người táo bạo hay chính hoàn cảnh khốn
khổ không đem đến cho thị lựa chọn khác, thị theo một người đàn ông lạ như một lựa chọn cho
cuộc sống bần cùng của mình. liều lĩnh đến mức đáng sợ.

Sau theo Tràng về :

chị ta như trở thành một con người khác. Đi với


Tràng mà bước chân có vẻ rón rén, ngượng nghịu, e
thẹn, ít lời, ngại ngùng trước ánh mắt tò mò của
những người xa lạ. Khi đã ở nhà Tràng, chị càng bối
rối, bần thần nghĩ ngợi. thị có chút thất vọng bởi gia
cảnh của Tràng nhưng thị nhanh chóng chấp nhận
số phận. Trước tình cảm của người mẹ nghèo và với
thân phận của một người vợ, thị dần thay đổi từ
chạnh chọe trở thành một người đàn bà hiền hậu -
người phụ nữ điển hình của gia đình. Dẫu vẫn còn
cảm giác xa lạ, nhưng chị có những lời nói, cử chỉ
biểu hiện thiên chức làm vợ; cùng mẹ chồng quét
tước, dọn dẹp cửa nhà, vườn tược, vun đắp cho tổ
ấm của mình. - Người “vợ nhặt:
+ Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà
hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát,
chỏng lỏn. YTB + nhận xét ở ytb
Nhân vật bà cụ Tứ=
- Trước khi Tràng có vợ: nhân vật này xuất hiện với
dáng vẻ của một người mẹ nghèo, già nua, bệnh tật,
đã là một người gần đất xa trời. “lọng khọng đi vào
ngõ, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”,
khuôn mặt thì bủng beo u ám như vỏ quả chanh. Bà
lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà
nghĩ đến cuộc đời khổ cực dằng dặc của mình.
- Khi biết Tràng có vợ:
YTB(29P) --Từ ngạc nhiên bà chuyển sang thương
cho số phận bất hạnh của mình khi nghe con trai
giải thích. Bà oán trách mình không đủ khả năng
dựng vợ cho con trai, khiến nó phải “nhặt” vợ, bà
thương cho con trai, thương cho người đàn bà. Tâm
trạng vừa đau đớn, tủi cực, xót xa xen lẫn vui
mừng . YTB(32P) -- . Bà nhanh chóng lấy lại tinh
thần, động viên các con hướng về tương lai
YTB(33P)
- Sau khi Tràng có vợ:
Bà tươi tỉnh và rạng rỡ hẳn lên khi nhìn thấy con trai
và con dâu, bà bắt đầu tính đến chuyện tương lai
của cả gia đình, động viên, khích lệ các con làm ăn,
xây dựng tổ ấm. YTB(35P)+nhận xét YTB.
vai trò của chi tiết nồi chè khoán.
gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân phát xít đã gây
ra cho con người và cuộc sống thê thảm, mong
manh của con người.
- Thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim lân đối với
những giá trị tốt đẹp của con người: dù đứng trước
ranh giới của sự sống và cái chết nhưng con người
vẫn dành cho nhau những tình cảm thật đáng quý
→ “Nồi chè khoán” chỉ là chi tiết nhỏ nhưng lại có ý
nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
của cốt truyện, khắc họa sâu sắc hơn tính cách của
nhân vật
Hình ảnh “lá cờ đỏ”
như một dấu hiệu cho sự hiện diện của Cách mạng,
của Đảng đang đến gần với người dân, cứu vớt họ
khỏi cuộc sống nghèo đói, khổ đau. Lá cờ đỏ cũng
chính là niềm hy vọng, niềm tin vào một tương lai
tươi sáng sẽ đến với cuộc sống của gia đình Tràng,
của nhiều gia đình khác vào thời điểm khó khăn lúc
bấy giờ. ( cách sử dụng hình ảnh thực mang ý nghĩa
biểu trưng, biểu tượng lớn lao: đề cập đến sự đổi
thay của xã hội của số phận con người, đồng thời
cũng mang một giá trị nhân đạo sâu sắc, mở ra cho
con người một hướng giải quyết mới lạc quan hơn
và nhiều hy vọng hơn.)

You might also like