You are on page 1of 24

1 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

“VỢ NHẶT”
(Kim Lân)
Tài liệu nội bộ lớp cô Sương Mai

1. KHÁI QUÁT TÁC GIẢ, TÁC PHẨM


1. Tác giả Kim Lân:

“cây bút độc đáo của làng quê Việt Nam”


“là nhà văn một lòng với đất, với người, với thuần hậu nguyên
thủy của cuộc sống nông thôn”
 Đề tài nổi bật trong các tác phẩm của ông: Cuộc sống nông thôn

thân phận ng nông dân
- Sự nghiệp văn chương khiêm tốn – vô cùng đặc sắc  Đối với văn
chương, Kim Lân đã thực sự tìm kiếm được một con đường riêng,
một vùng thực tại, một vùng thẩm mỹ riêng biệt
- Truyện ngắn là đặc sản của nhà văn
- Phong cách sáng tác: Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc
sống đời thường của người nông dân; mang đậm dấu ấn văn hóa
của làng quê Bắc Bộ

2. Tác phẩm:
- Có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” – nhưng sau đó đã bị mất
bản thảo
- Đến khi hòa bình lập lại (1954), dựa vào một phần tích truyện
cũ, Kim Lân đã viết nên “Vợ nhặt” <in trong tập “Con chó xấu
xí”>
- Lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945

2. NHAN ĐỀ TÁC PHẨM

“VỢ NHẶT”
- Nhan đề gợi tình huống éo le của câu chuyện:

Anh cu Tràng – nhặt được vợ - giữa nạn đói


+ nhặt: một hành động bâng quơ, vu vơ, không có chủ ý, vô thưởng
vô phạt  gắn với những đồ vật nhỏ bé, ít khi được coi trọng

Trang 1
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
2 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

+ vợ: một danh xưng thiêng liêng, cao quý; là mối quan hệ gắn bó
bền chặt nghĩa tình với người đàn ông  Dựng vợ gả chồng vốn là

Trang 2
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
3 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

chuyện trọng đại của cả một đời người, cần phải được thực hiện tỉ
mỉ, cẩn thận, theo phong tục của người Việt

 Ấy vậy mà, từ “nhặt” lại trở thành một cách định danh cho người
vợ
- Nhan đề đã khắc họa hiện thực xã hội thời kì ấy  thân phận con
người bị rẻ rúng
 Bộc lộ thái độ phê phán, tố cáo hiện thực của nhà văn
- Nhan đề là “Vợ nhặt” chứ không phải là “Nhặt vợ”:

+ Vợ nhặt: Nhấn mạnh vào giá trị của người vợ  Dù chỉ là người
vợ được nhặt về giữa hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn nhưng thị vẫn
nhận được sự tôn trọng và tình yêu thương
+ Nhặt vợ: Nhấn mạnh vào sự bâng quơ của hành động “nhặt”; từ đó làm
cho thân phận con người càng thêm bị hạ thấp một cách thê thảm
 Nhan đề đã phần nào bộc lộ giá trị nhân đạo sâu sắc trong ngòi bút
của nhà văn Kim Lân

3. TÌNH HUỐNG TRUYỆN

Tình huống truyện chính là sự việc có tính chất bước ngoặt  thúc đẩy diễn
biến của câu chuyện, đặt nhân vật vào những tình thế éo le, buộc nhân vật phải
thay đổi hoặc đưa ra một sự lựa chọn  từ đó, giúp ta hiểu hơn về bản chất
của nhân vật và thông điệp của ng cầm bút
VỢ NHẶT
- Tình huống truyện: Anh cu Tràng nhặt được vợ giữa nạn đói
 Một sự việc bất thường, thậm chí vô lý
- Sự việc này đã tác động đến tất cả các nhân vật trong câu chuyện

+ Tràng
+ Thị
+ Bà cụ Tứ
+ Tạo nên sự lạ lùng, ngạc nhiên với tất cả người dân xóm ngụ cư
- Tạo nên một hoàn cảnh “có vấn đề” cho câu chuyện – từ đó gửi
gắm ý đồ nghệ thuật của nhà văn; đồng thời gợi mở các giá trị của
tác phẩm

Trang 3
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
4 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

 Giá trị hiện thực: Nhà văn đã phản ánh về nạn đói khủng khiếp năm
1945 một cách chân thực, sinh động và vô cùng ám ảnh, day dứt.
 Giá trị nhân đạo:

+ Đồng cảm với số phận bất hạnh của con người


+ Ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của con người
+ Đồng tình với khát vọng giải phóng của các nhân vật

4. BỐI CẢNH: NẠN ĐÓI

Kim Lân miêu tả về cái đói một cách vô cùng chân thực, day dứt và ám
ảnh

“Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào.


 Nhà văn sử dụng thủ pháp nhân hóa kết hợp động từ mạnh – để khắc họa
sự hoành hành, sự tấn công mạnh mẽ của nạn đói – như một kẻ thù đang
lao tới cướp đi sinh mạng của con người
Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt
bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn
ngang khắp lều chợ.
 Nhà văn sử dụng một loạt các từ láy tượng hình + thủ pháp so sánh - để
khắc họa chân dung của những người đói: họ cố gắng bám víu lấy cơ hội sống
nhỏ nhoi và ít ỏi; nguồn sinh lực sống bên trong họ dường như cũng đang bị rút
cạn dần – họ sống mà chỉ như chờ chết
 Hai câu văn mở đầu như mâu thuẫn và đối lập, khẳng định một thực
tế:
cái đói càng mạnh mẽ - con người càng yếu đuối

Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm
đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn
lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.”
+ Rất nhiều người đã không giữ được mạng sống vì cái đói
+ Cái chết trở thành một hình ảnh quen thuộc, bình thường, không gây bất ngờ
cho người dân
+ Nhà văn bày tỏ sự xót xa và lo lắng trước sự bình thản đến hững hờ của con
người khi chứng kiến đồng loại của mình ra đi. Ông sợ rằng khi con người ta ở
lâu trong cái đói, cái khổ; khi người ta mặc nhiên coi cái chết là một điều
thường tình; người ta sẽ đánh mất lòng trắc ẩn – sẽ dần lụi tàn tình yêu
thương bên
Trang 4
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
5 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

trong trái tim mình. Ông sợ rằng một ngày nào đó – họ sẽ trở thành những
kẻ vô cảm từ lúc nào chẳng hay

II. PHÂN TÍCH

NHẮC LẠI KIẾN THỨC CHUNG:


(THÂN BÀI NLVH VỀ NHÂN VẬT)
- Khái quát tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu khái quát về nhân vật

VD VỢ NHẶT:
+ Nạn đói
+ Hoàn cảnh/đặc điểm chung của nhân vật
+ Tình huống truyện (trừ khi đề bài hỏi về tình huống truyện)
+ Khái quát ngắn gọn các sự việc xảy ra trước VĐNL
- Phân tích VĐNL

(chia thành các luận điểm – mỗi luận điểm tương ứng với 1 đoạn văn –
mỗi đoạn văn nên triển khai theo lối DIỄN DỊCH hoặc T-P-H)
- Đánh giá đặc sắc trong tư tưởng và nghệ thuật (với truyện: nhận
xét chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc)

VD: VỢ NHẶT
Cách 1: Phân tích “thị” ở từng sự việc (BỔ DỌC)
+ Trong hai lần gặp gỡ đầu tiên
+ Trên đường về nhà, đi qua xóm ngụ cư
+ Lúc mới về nhà Tràng
+ Khi gặp bà cụ Tứ
+ Trong bữa cơm sáng hôm sau
Cách 2: Phân tích “thị” ở các tiêu chí (BỔ NGANG)
+ Thị là một người phụ nữ có lòng ham sống mãnh liệt
Dẫn chứng:
 Lần gặp gỡ thứ 1
 Lần gặp gỡ thứ 2

+ Thị có khát vọng, ước mơ về một hạnh phúc gia đình bình dị
+ Thị có sự ý tứ, duyên dáng, hiền hậu của một người phụ nữ - ý thức vai
trò và trách nhiệm của một người vợ, một người con dâu

Trang 5
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
6 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

Dẫn chứng: Sự thay đổi trong thái độ, hành động và cử chỉ
+ Thị còn mang trong mình khát vọng giải phóng đáng trân trọng
Dẫn chứng: Thị là người gợi mở câu chuyện về ánh sáng Cách mạng…

A. NHÂN VẬT ANH CU TRÀNG


1. Khái quát nhân vật:
- Là dân ngụ cư (là người ăn nhờ, ở đậu)  thường dễ bị coi
thường, khinh rẻ
- Gia cảnh khó khăn, thiếu thốn (sống một mình với mẹ già ở căn nhà
xiêu vẹo trên bãi đất hoang mọc lổn nhổn những búi cỏ dại)  cuộc sống
nghèo, tạm bợ
- Tuy đã lớn xác nhưng vẫn rất ngây ngô, hồn nhiên đến ngờ nghệch,
thường chơi với lũ trẻ trong xóm
 Nếu trong cuộc sống đời thường, chắc hẳn Tràng sẽ rất khó
để
lấy được vợ
- Tình huống: Anh nhặt được vợ giữa bối cảnh nạn đói  trớ trêu, bất
thường, gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người
+ Nhận xét ngắn gọn về tình huống
+ Bình luận ngắn gọn về nạn đói

2. Tâm trạng của anh cu Tràng khi đưa thị qua xóm ngụ cư:
- Anh cu Tràng ko giấu nổi niềm vui khi bỗng dưng có vợ - niềm của
anh như sáng bừng lên giữa màn đêm của cái đói:

+ Tối sầm lại vì đói khát (ngoại cảnh) >< vẻ bề ngoài tràn đầy hạnh phúc
của anh cu Tràng (tâm cảnh)
Phớn phở khác thường
Tủm tỉm
Hai mắt sáng lên lấp lánh
 Kim Lân sử dụng hệ thống từ láy phong phú, đa dạng, để khắc họa
niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt nhân vật

+ Niềm vui của Tràng không chỉ là sự khác thường của một cá nhân;
không chỉ là hạnh phúc đặc biệt so với chính anh mọi hôm – mà nó còn
là những biểu cảm, thái độ có phần xa xỉ so với chính bối cảnh xã hội
thời kì
Trang 6
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
7 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

ấy. Khi tất cả mọi người đều đang chật vật với miếng ăn; giành giật lấy
sự sống từ tay Tử thần; thì anh cu Tràng lại vui một niềm vui quá đỗi kì
lạ  Niềm vui ấy khiến tất cả mọi người kinh ngạc
- Anh cu Tràng có sự chín chắn, nghiêm túc khác thường trong hành
động

Vội vàng nghiêm nét mặt lại


Lắc đầu ra hiệu không bằng lòng
 Có lẽ trong sâu thẳm, Tràng nhận thức được rằng cuộc đời mình
đã dần sang một trang mới; đã không còn những chuỗi ngày có thể
hồn nhiên chơi đùa cùng lũ trẻ. Vì thế, hành động, cử chỉ, thái độ
của Tràng có phần “người lớn” hơn.
 Hình như Tràng còn cố gắng để giữ gìn hình ảnh của mình trước
mặt thị - thể hiện sự nghiêm túc, trân trọng thị và trân trọng mối
quan hệ
- Sự việc Tràng “nhặt” được vợ còn tác động đến những người xung
qua:
+ Lũ trẻ thay vì ủ rũ như mọi khi thì đã chạy theo, cong cổ lên gào để
trêu anh cu Tràng – Tràng cũng bật cười đáp lại “Bố ranh!”
 Một khung cảnh rất đỗi bình thường, êm ả nhưng lại vô cùng xa xỉ
trong bối cảnh nạn đói

+ Người dân trong xóm thấy lạ lắm:


Xác xơ, heo hút, úp - Thấy lạ
súp, tối om, dật dờ, - Đứng ra ngưỡng cửa bàn tán  dường như rất lâu
lặng lẽ, thê thiết rồi, họ mới lại quan tâm đến một điều gì đó khác ngoài
cái đói
- Hình như họ hiểu được đôi phần
- Khuôn mặt bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên
- Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống
 Họ vô cùng bất ngờ vì anh cu Tràng ngờ nghệch có ngày lấy vợ; họ
cũng không tin nổi trước mắt mình khi giữa bối cảnh nạn đói – khi
người ta chỉ “đi” chứ không “đến” – thì thị, một người phụ nữ xa lạ,
lại sẵn lòng đến với mảnh đất u ám này
 Kim Lân bày tỏ niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu thương
nơi sâu thẳm trái tim những con người khốn khổ. Nhà văn tin rằng
họ luôn có lòng trắc ẩn dù hoàn cảnh có thiếu thốn, bất lực đến đâu.

Trang 7
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
8 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

 Họ quan tâm tới câu chuyện của người khác – họ vui lây với niềm
vui của anh cu Tràng
 Chính hành động nhặt vợ của a Tràng đã nhen nhóm lên trong trái
tim u tối của họ một tia hy vọng le lói của sự sống – khiến họ nhớ lại
về niềm vui giản dị của chính mình khi xưa, khiến họ nhận ra một
con người khác mà mình đã từng quên lãng
 Họ không chỉ mừng lây theo niềm vui của Tràng – mà còn lo lắng
thay, thương thay cho thân phận của hai vợ chồng giữa nạn đói
 Kim Lân bày tỏ niềm tin vào sức mạnh của tình yêu thương trong
trái tim mỗi người; tin rằng con người sẽ không cúi đầu trước
hoàn cảnh mà đánh mất chính mình; không vì hoàn cảnh chết
chóc đói khát mà làm lụi tàn khát vọng sống
- Anh cu Tràng không hề ngại ngùng khi trở thành “tâm điểm” của
sự chú ý – mà ngược lại còn “vênh lên tự đắc” bởi anh rất tự hào,
hãnh diện khi lấy được vợ

 Dù thị chỉ là một người vợ nhặt, nhưng anh cu Tràng không hề coi
thường thị hay xem đây là một chuyện tầm phào. Ngược lại, anh coi đây
là một việc trọng đại; anh rất trân trọng thị và trân trọng cuộc kết duyên
kì lạ này, như “một đám cưới nhỏ giữa một đám ma khổng lồ”.

3. Tâm trạng của anh Tràng khi đưa thị vào nhà
- Niềm vui vẫn lan tỏa trong từng hành động, cử chỉ của Tràng –
trong đó đan xen cả sự ngại ngùng khi lần đầu tiên có một người
phụ nữ về thăm nhà:

Xăm xăm bước vào trong nhà


Thu dọn nhà cửa
Cười cười nhìn thị: “Không có người đàn bà…”
 Hành động vụng về nhưng rất đỗi tự nhiên, chân thành; thể hiện
rõ niềm vui khi từ nay nhà có thêm một thành viên mới – một
“người đàn bà”  Kim Lân ngầm thể hiện khát khao hạnh phúc
gia đình luôn cháy bỏng trong trái tim nhân vật. Dường như, Tràng
đã mơ về ngày này từ rất lâu…
Vỗ xuống giường đon đả

Trang 8
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
9 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

 Tràng rất chủ động trong việc tạo sự thoải mái nhất có thể với thị -
Tràng sợ thị buồn, sợ thị lo lắng, sợ thị ngại ngùng

Bỗng cùng ngượng nghịu  chợt hắn thấy sờ sợ


 Nỗi sợ của Tràng là một tâm lý thường tình:
 Sợ mẹ không chấp nhận nàng dâu mới
 Sợ thị có điều gì không bằng lòng – sợ thị đổi ý
 Sợ vì không đoán được suy nghĩ của thị- không biết phải làm gì, nói gì
 Sợ mình làm gì sai, nói gì sai để thị phật lòng
 Anh rất nghiêm túc và trân trọng mối quan hệ này; anh thực
lòng mong muốn có thể nên duyên vợ chồng với người phụ nữ
xa lạ kia
- Tràng rất quan tâm tới suy nghĩ và cảm nhận của thị (nghĩ bụng…)
 Chính anh cũng có lúc không tin rằng mình đã có vợ

4. Câu chuyện nên duyên của hai vợ chồng: (Hai lần gặp gỡ của
Tràng và thị)
- Lần gặp thứ nhất:

+ Khi hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh


+ Gặp mấy chị con gái  hò chơi cho đỡ nhọc  mấy cô gái đẩy thị ra
với hắn
+ Thị liếc mắt, cười tít với Tràng  Tràng thích lắm, vì đây là lần đầu tiên
có người cười với hắn tình tứ như thế
 Anh cu Tràng quá đỗi ngây thơ, trong sáng; có niềm vui mộc mạc,
chân phương, giản đơn biết mấy
 Trong sâu thẳm, Tràng luôn khao khát về một hạnh phúc lứa đôi,
về một mái ấm gia đình

- Lần gặp thứ hai:

Ở lần gặp thứ nhất, Tràng là người chủ động – còn ở lần 2, thì thị là người
chủ động
+ Tràng không nhận ra thị vì hôm nay thị rách quá
+ Khi nhận ra  ngay lập tức toét miệng cười

Trang 9
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
10 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG
MAI

 Tràng không hề đánh giá hay thay đổi thái độ với thị do ngoại
hình của cô, mà ngược lại, vẫn rất đon đả và dịu dàng  trọng
tình trọng nghĩa, tôn trọng lời hứa của bản thân
+ Tràng mời thị ăn một cách phóng khoáng, hào sảng “muốn ăn gì thì
ăn”  Sự hào sảng đầy xa xỉ giữa bối cảnh nạn đói ấy không đến từ
việc nhân vật giàu vật chất – mà đến từ tấm lòng giàu tình cảm của
Tràng
+ Không hề đánh giá những hành động kém duyên của thị - mà còn
mở lời mời thị về nhà
“Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.”
 Câu cầu hôn vụng về và đầy xúc động được cất lên giữa bối cảnh nạn
đói, khi người ta chỉ tập trung vào bản thân, vào “cái chân đau” của
mình thì anh cu Tràng lại sẵn lòng đèo bòng một người phụ nữ xa lạ
 Bộc lộ khao khát mãnh liệt về tình yêu lứa đôi và hạnh phúc gia đình
 Kim Lân tin rằng dù là ai đi chăng nữa, dù ở trong hoàn cảnh nào đi
chăng nữa, con người ta vẫn khao khát yêu và được yêu – vẫn mơ về một
mái ấm hạnh phúc của riêng mình

Liên hệ với câu “cầu hôn” của Chí Phèo dành cho Thị Nở: “Hay là mình
với tớ về ở cùng một nhà cho vui”
+ Thấy thị về thật – cũng chợn (sợ)
 Sự chuyển biến tâm lý hoàn toàn phù hợp và chân thực
 Sau đó thì “tặc lưỡi một cái: “Chậc, kệ!”  Chỉ cần một cái tặc
lưỡi như thế thôi, Tràng đã bỏ lại sau lưng mọi gánh nặng về cơm
áo gạo tiền, Tràng đã gạt đi bóng đêm bao phủ của cái đói; để mở
rộng vòng tay cưu mang một con người, để thắp lên ánh sáng le lói
mang tên hạnh phúc gia đình (mong mỏi về một mái ấm gia đình
còn lớn hơn nỗi sợ trước nạn đói)

5. Tâm trạng của Tràng khi bà cụ Tứ trở về nhà


- Niềm vui phấn khởi, háo hức khi mẹ trở về:

Reo lên như một đứa trẻ


Gọi với vào trong nhà
Lật đật chạy ra đón

Trang
10
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
11 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

 Tràng nóng ruột đợi chờ mẹ về, có lẽ để khoe mẹ thật sớm về


nàng dâu mới – và cũng là để được lắng nghe quyết định của mẹ
về chuyện nên duyên giữa Tràng và thị
- Tràng nghiêm túc và trưởng thành hơn trong hành động và lời nói
 dường như Tràng dần ý thức được trách nhiệm của một
người chồng  Có lẽ Tràng cũng muốn chứng minh với mẹ là
mình đã đủ trưởng thành
- Tràng thông báo với mẹ về việc mình đã có vợ - chứ không phải là
xin phép và hỏi ý kiến mẹ
 Dường như, Tràng rất quả quyết và chắc chắn với quyết định này;
và Tràng mong mẹ hiểu được điều đó thông qua những câu nói
chững chạc, rõ ràng, rành mạch
- Sau khi được mẹ đồng ý, Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn
đi
 Trước đó, hẳn Tràng rất căng thẳng và lo lắng; vì thế khi được
đồng ý, anh mới dám nhẹ nhõm và trút đi được những áp lực trong
lòng

6. Tâm trạng anh cu Tràng sáng hôm sau:


- Tràng thực sự hạnh phúc

Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra  Dường như
đối với Tràng, lấy được vợ thực sự là một giấc mơ hạnh phúc; vẫn còn
ngỡ ngàng chưa dám tin vào sự thực
Trước đó, không gian tối sầm lại vì đói khát >< ánh nắng buổi sáng mùa hè
ngập tràn
 Sự thay đổi của không gian ngoại cảnh chịu tác động từ chính
thế giới nội tâm của nhân vật
- Nhận ra sự thay đổi mới lạ trong căn nhà – ngôi nhà đã gọn gàng,
sạch sẽ, tinh tươm hơn bởi bàn tay hai người phụ nữ ><trái với
cảnh xiêu vẹo, bề bộn, lộn xộn ở đoạn đầu tiên, trước khi có thị
 Hành động dọn dẹp nhà cửa cho thấy những nỗ lực chăm sóc lại mái ấm,
và cả những sự cố gắng để “dọn dẹp” lại sự bề bộn trong chính tâm hồn
của mỗi nhân vật
 Tràng thấm thía và cảm động khi nhìn vợ và mẹ chăm sóc nhà
cửa, bởi lẽ hắn nhận ra hắn đã có một gia đình, hắn nhận ra sợi dây

Trang 11
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
12 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

liên

Trang 12
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
13 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

kết gắn bó bền chặt giữa mình và hai người phụ nữ, hắn cảm nhận
niềm hạnh phúc sẽ khởi sinh từ chính căn nhà này
- Hắn thấy hắn nên người  Hắn ý thức được trách nhiệm và bổn
phận của mình với gia đình, với vợ con sau này
Xăm xăm chạy ra giữa sân…. dự phần tu sửa lại căn nhà
 Sự chủ động của nhân vật trong việc nỗ lực “tái tạo” lại sự sống
của riêng mình
- Rất ngoan ngoãn với bà cụ Tứ trong bữa cơm – mặc dù bữa cơm
ngày đói vô cùng thảm hại, nhưng cả gia đình vẫn gật gù nói
chuyện tương lai - chưa bao giờ cả nhà hòa hợp, đàm ấm như thế
 bởi lẽ họ đang có chung một giấc mơ, một khát vọng
- Chi tiết kết:

Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…
 Kết mở - tạo nên một không gian mênh mang cho người đọc có
những sự tưởng tượng của riêng mình.
 Kết bằng “lá cờ đỏ bay phấp phới” như biểu tượng của lý tưởng
Cách mạng; khiến ta có quyền tin rằng các nhân vật cuối cùng
cũng sẽ tìm thấy lối thoát; sẽ tạo nên ánh sáng để thoát khỏi đêm
đen mịt mù.

B. NHÂN VẬT NGƯỜI VỢ NHẶT


VÌ SAO NHAN ĐỀ LẠI TẬP TRUNG VÀO HÌNH TƯỢNG VỢ NHẶT
CHỨ KHÔNG PHẢI MỘT NHÂN VẬT, HAY MỘT CHI TIẾT NGHỆ
THUẬT NÀO KHÁC?
- Thị chính là tác nhân quan trọng tạo nên tình huống truyện độc đáo
và giàu ý nghĩa nhân đạo. Thị là tâm điểm của vòng tròn yêu
thương giữa khung cảnh tối sầm vì đói khát; thị là sợi dây kết
nối giữa người với người; thị là người đã thắp lên ánh sáng le
lói của hy vọng – của niềm tin nơi tận cùng sự sống
- Thị là một nhân vật không có tên riêng  tác giả mong muốn
điển hình hóa nhân vật
 Thị không chỉ kể câu chuyện của mình – mà còn đại diện cho
câu chuyện của biết bao người dân khốn khổ khác; đại diện
cho vẻ đẹp tâm hồn khuất lấp của những con người dù bị đẩy
vào

Trang 13
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
14 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

đường cùng vẫn không đánh mất chính mình, vẫn không buông
xuôi sự sống

1. Khái quát về nhân vật:


- Hoàn cảnh:

+ Xuất hiện giữa bối cảnh tối sầm lại vì đói khát
“ngồi vêu” đợi nhặt hạt thóc rơi vãi
+ Không tên tuổi, không gia đình, không người thân thiết
 Phải chăng cái đói đã cướp đi của thị mọi thứ? Phải chăng cái
đói đã dồn thị vào bước đường cùng mà chính cô cũng không
thể có sự lựa chọn khác?

Cái tên: sự định danh của ta với cuộc đời – để ta không cảm giác mình bị
lãng quên, mình bị xóa mờ khỏi “tấm bản đồ” của đời sống
“Không có tên, người ta gọi là vô danh. Vô danh thì không đọng lại được trong
tâm trí bất kỳ ai, không phân biệt được với ai.” (“Tôi là Bê tô – Nguyễn Nhật
Ánh)

 “Vợ nhặt” là một danh phận mới của thị, là sự định danh của cô
với cuộc đời. Từ đây, thị không còn là một người đơn độc, không
người thân thích – bởi cô đã có một gia đình
 “Vợ nhặt” không phải là một sự rẻ rúng thân phận thị - mà ngược
lại, là sự đồng cảm, là sự ngợi ca những vẻ đẹp khuất lấp bên
trong một người phụ nữ vô danh khốn khổ

2. Hai lần gặp gỡ đầu tiên giữa thị và Tràng:


a. Lần gặp thứ nhất:

Thái độ - hành động: cong cớn, vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe, liếc mắt,
cười tít
Lời nói: như một sự dò xét dí dỏm để xem câu hò có bao nhiêu phần
trăm sự thật  thể hiện sự chủ động của người phụ nữ khi gọi người đàn
ông xa lạ là “nhà tôi ơi”

Trang 14
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
15 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

 Thị đâu cố tình lẳng lơ với anh cu Tràng; mà thái độ - sự chủ động
của thị là dành cho miếng ăn “cơm trắng mấy giò” trong câu hò
vu vơ của người đàn ông lần đầu gặp mặt
 Dường như, nạn đói đã khiến con người không nghĩ được gì khác
ngoài miếng ăn. Họ sẵn sàng bấu víu lấy mọi cơ hội để tồn tại –
dù cơ hội ấy có mong manh đến thế nào
b. Lần gặp thứ hai:

Thái độ, hành động: sầm sập (chạy nhanh, mạnh đến mức tạo ra tiếng động
lớn); sưng sỉa (thái độ khó chịu, không bằng lòng)
Vẻ bề ngoài: rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, khuôn mặt
lưỡi cày xám xịt  Tràng còn không nhận ra
 Dường như, cái đói đang tấn công và hủy hoại dần cả về ngoại
hình lẫn nhân cách của người phụ nữ ấy

Thị cong cớn trong lời nói, thiếu duyên dáng trong hành động, cử chỉ:
+ Những lời thoại của nhân vật mang đầy sự trách móc, dỗi hơn, như
muốn bắt đền anh cu Tràng để “đòi” bằng được bữa ăn trong câu hò hôm
nào
+ hai con mắt trũng hoáy sáng lên – đon đả
 Thị vui mừng, phấn khởi khi được mời ăn; được lấp đầy cái
dạ dày lép kẹp chẳng biết đã phải nhịn đói bao nhiêu hôm
rồi

+ sà xuống – ăn thật – cắm đầu ăn một chặp bốn bánh đúc liền chẳng chuyện
trò gì
 Thị không còn quan tâm điều gì khác, không chủ động giữ gìn
hình ảnh hay ngại ngùng ý tứ trước Tràng. Thị đã bị cuốn hút
bởi miếng ăn có thật – và đó là tất cả những gì thị khao khát ở
thời điểm này

+ Thị sẵn sàng theo một người đàn ông xa lạ về nhà chỉ với bốn bát bánh
đúc; thị sẵn sàng trở thành vợ người ta chỉ với một bữa ăn
 Kim Lân khắc họa chân dung nhân vật đâu phải để chê bai thị
thiếu duyên dáng ý tứ. Ông tạo nên nhân vật để trước hết là
xót xa cho thân phận con người khốn khổ thời kì ấy, phải gạt bỏ
đi cả sĩ diện của chính mình để tiếp tục tồn tại. Nhưng đồng
thời, nhà

Trang 15
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
16 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

văn đồng quê cũng ngợi ca vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt, của lòng
ham sống bên trong nhân vật
- Chi tiết Bốn bát bánh đúc:

+ Bốn – một con số quá cụ thể, như một sự định giá cho nhân phẩm của
người phụ nữ đáng thương ấy
+ đó chính là sính lễ bình dị, mộc mạc, chất phác trong hôn lễ kì lạ giữa
hai người lần thứ hai gặp mặt
“một đám cưới nhỏ giữa một đám ma khổng lồ”
+ bốn bát bánh đúc chỉ là một món ăn thôn quê dân dã nhưng đối với thị
lại là một thứ cao lương mĩ vị mà thị đã mơ suốt bấy lâu; là chiếc phao
cứu sinh giữ thị lại bên bờ vực chơi vơi giữa sự sống và cái chết
+ Trong văn hóa dân gian ở một số vùng miền, bánh đúc còn là tượng
trưng cho sính lễ cổ truyền ngày cưới  Dường như, Kim Lân đang
ngầm “hợp thức hóa” cuộc nên duyên kì lạ giữa Tràng và thị; để biến
đây thực sự thành một lễ cưới “thiếu tất cả mà lại đủ tất cả”

3. Trên đường về nhà, đi qua xóm ngụ cư


- Anh cu Tràng: phấn khởi, háo hức, rạng rỡ, dương dương tự đắc vì
mình đã có vợ
- >< thị: rón rén, e thẹn; khó chịu khi bị trêu chọc, lấy chiếc nón rách tàng
để che khuất đi nửa khuôn mặt; càng ngượng nghịu  Thị vô cùng ngại
ngùng, bối rối khi bao ánh mắt đổ dồn về mình >< khác hoàn toàn
với cô thị cong cớn, mạnh bạo, kém duyên dáng ở đoạn “đòi ăn”
Phải chăng thị đã bắt đầu ý thức được về thân phận của mình, thị
biết rằng từ đây mình đã có một gia đình, một mái ấm mới; thế nên
cô đã trút bỏ lớp vỏ bọc xù xì thô ráp kia – trở lại là một người phụ
nữ ý tứ, nhẹ nhàng, thẹn thùng?

4. Khi về nhà Tràng


a. Lúc mới về:
- Khi nhìn căn nhà rúm ró của Tràng, nhận ra gia cảnh của người
đàn ông này cũng chẳng mấy khấm khá

Trang 16
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
17 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

 “nén một tiếng thở dài” (Tiếng thở dài mang theo sự thất vọng,
mang theo nỗi lo âu, mang theo sự thấp thỏm về cuộc sống
phía trước).
 Thị vẫn cố gắng giấu đi cảm xúc thật của mình để không làm
Tràng lo lắng, đồng thời thị không bỏ đi – vì thị muốn có trách
nhiệm với quyết định của mình, và bản thân cô cũng luôn khao
khát về một hạnh phúc gia đình. Biết đâu, ánh sáng le lói này
lại là cơ hội mong manh biến giấc mơ của cô thành hiện thực?
Và cũng bởi, thị mang ơn Tràng – và trong thâm tâm, thị biết
Tràng là một người tử tế, sẵn sàng cưu mang mình.
- Ngượng ngùng, bối rối:

Ngồi mớm xuống mép giường


Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu
Hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần
 Không còn hình ảnh cô nàng “sầm sập”, “sưng sỉa”, “cong
cớn” đòi miếng ăn nữa – mà thay vào đó, là một người phụ nữ
dịu dàng, e thẹn, ý tứ trong lần đầu tiên ra mắt mẹ chồng

b. Khi gặp bà cụ Tứ:


- Chủ động gọi bà cụ Tứ bằng u
- Khi tưởng bà cụ Tứ chưa nghe thấy, thị cất tiếng chào lần nữa: “U
đã về ạ!”
 Thị là một người phụ nữ ngoan ngoãn, lễ phép, nỗ lực nắm bắt
lấy cơ hội hạnh phúc của cuộc đời (bản thân thị cũng mong
muốn bà cụ Tứ sẽ chấp nhận cuộc nên duyên kì lạ này).
 Dường như thị không chỉ sợ cái đói, không chỉ lo lắng về
sinh m ạng của mình; mà cô còn sợ sự cô đơn – cô không
muốn rơi vào hoàn cảnh bơ vơ không nơi nương tựa thêm
một lần nữa (Đối với thị, căn nhà rúm ró của Tràng vẫn là hiện
hình của hạnh phúc – một thứ hạnh phúc chắp vá mà thiêng
liêng biết nhường nào)
- Đối diện với ánh mắt đăm đăm nhìn của bà cụ Tứ, thị cúi mặt xuống,
tay vân vê tà áo đã rách bợt  Ta thấy thị bối rối, ta thấy thị ngượng

Trang 17
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
18 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

ngùng, ta thấy thị lo lắng, ta thấy thị nghèo khổ và cô đơn biết
bao nếu không được bà cụ Tứ chấp thuận
- Kể từ khi được bà cụ Tứ “mừng lòng” vun vén cho hạnh phúc của
hai người, thị không còn là “thị” – không còn là một người phụ nữ
cô đơn, bơ vơ giữa dòng đời; mà từ đây, thị sẽ trở thành một “nàng
dâu mới” – thị đã có một danh phận, đã có một gia đình, đã có một
điểm tựa tinh thần

5. Bữa cơm sáng hôm sau


- Chăm chỉ dọn dẹp nhà cửa cùng mẹ chồng
- Thị “khác lắm” trong góc nhìn ngây ngô mà chân thành của người
chồng: “rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì
chao chát, chỏng lỏn”
 Thị ý thức được về thân phận của mình; thị muốn làm tròn
trách nhiệm của một người làm vợ, làm con dâu; thị không còn
phải gồng mình lên để đơn độc chống chọi với sự hủy diệt của
cái đói
 Có lẽ, thị không “thay đổi”- thị “trở về” là chính mình thì đúng
hơn.
- Trong bữa cơm ngày đói:

+ Lúc đầu, bữa cơm rất vui vẻ, ngon lành dù vô cùng thảm hại, thiếu thốn
+ Khi bà cụ Tứ bê ra nồi “chè khoán”:
Hai con mắt thị tối lại  hiện thực lại một lần nữa gõ cửa, như xua tan đi
ánh sáng hy vọng mà cả gia đình vừa mới nỗ lực thắp lên
Thế nhưng, thị không hề tỏ thái độ với bát cháo cám, mà còn giấu đi sự
thất vọng, lo lắng của mình thông qua hành động “điềm nhiên và vào
miệng” – có lẽ bởi thị không muốn làm bà cụ Tứ buồn, thị không muốn
đánh mất không khí tràn ngập hy vọng mà khó khăn lắm cả nhà mới có
được
+ Thị là người kể chuyện phá kho thóc Nhật  mang tới câu chuyện về
Cách mạng, về ánh sáng, về một lối thoát cho tất cả
 Người vợ nhặt là hiện thân của tình yêu thương giữa bối cảnh con
người ta tưởng chừng chỉ biết đến “cái chân đau” của
mình. Dường như, thông qua nhân vật thị, Kim Lân lại một
lần nữa

Trang 18
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
19 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

khẳng định sức mạnh lớn lao của tình yêu thương, của lòng trắc
ẩn, của sự san sẻ giữa người với người

6. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút khắc họa nhân
vật của nhà văn Kim Lân:
- Nghệ thuật xây dựng tình truyện độc đáo  đặt nhân vật vào trong
một tình cảnh trớ trêu, để từ đó nhân vật bộc lộ phẩm chất của
chính mình
- Ngôn ngữ miêu tả tinh tế, sinh động; đan xen giữa kể và tả một
cách linh hoạt để tái hiện chân dung nhân vật gần gũi, chân thực
- Cách dùng từ ngữ mộc mạc, bình dị, mang đậm dấu ấn của làng
quê Bắc Bộ
- Đan xen những lời thoại phù hợp, thể hiện được chất “thôn quê”
dân dã rất riêng, rất tự nhiên
- Nhân vật thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc:
 Đồng cảm với số phận bất hạnh
 Ngợi ca vẻ đẹp của con người
 Đồng tình với khát vọng giải phóng

C. NHÂN VẬT BÀ CỤ TỨ

1. Giới thiệu khái quát nhân vật


- Là nạn nhân của nạn đói khủng khiếp năm 1945  nạn đói không
chỉ làm héo mòn dần thân xác của người phụ nữ già cả, gần đất xa
trời – mà còn “vắt kiệt” niềm tin, niềm hy vọng vào cuộc sống
(Dẫn chứng: Bà gần như không chăm sóc nhà cửa)
- Gia cảnh: nghèo khó, thiếu thốn, neo người – có cậu con trai đã lớn
nhưng vẫn ngây ngô, khó lấy được vợ
- Tình huống truyện: Giữa bối cảnh tối sầm lại vì đói khát, giữa
những ngày tháng ngặt nghèo khó khăn, con trai bà lại bất ngờ
mang về nhà một người phụ nữ, thông báo nên duyên vợ chồng 
Một người phụ nữ đã kinh qua biết bao hỉ nộ ái ố ở đời – vẫn phải
bất ngờ, kinh ngạc trước sự kiện trớ trêu này

Trang 19
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
20 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

2. Trong lần gặp gỡ đầu tiên với thị:


- Chân dung của bà cụ Tứ:

Húng hắng ho – lọng khọng đi vào – vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì đó 
hình ảnh của một người phụ nữ già cả, động tác chậm chạp, hành động
đã bắt đầu có phần lẩm cẩm – dấy lên một nỗi xót thương trong lòng
người đọc (khiến chính chúng ta cũng nhớ đến ông bà, bố mẹ của mình -
ta xót xa nhận ra thời gian của họ đang dần ngắn lại)
- Thái độ của bà trước hành động khác thường của con trai:

Nhấp nháy hai con mắt – chậm chạp hỏi  Bà ngay lập tức nhận ra
sự khác lạ trong hành động của con trai, và dường như trong cõi lòng
bà cũng bắt đầu thấp thoáng những hoài nghi về một sự việc mà bà
còn chưa nắm rõ  phấp phỏng bước theo con (lo lắng, thấp thỏm về
một điều gì đó)
- Trong cuộc gặp gỡ với thị:

+ Khi nhìn thấy một người đàn bà ở trong nhà  đứng sững lại, càng ngạc
nhiên hơn - hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn
 Bà lão vô cùng kinh ngạc và không thể tin vào mắt mình. Dù bà
đã già, đã có nhiều kinh nghiệm sống, dù bình thường “Sấm cũng
bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi” (Hữu Thỉnh) – nhưng bà
chưa bao giờ có thể hình dung tới tình huống này

+ Không nhận ra thị, quay lại nhìn con, tỏ ý không hiểu  Bà không
hiểu không phải vì bà đã già, đã lẩm cẩm, mà bởi vì sự việc trớ trêu này
vượt ra ngoài cả sự tưởng tượng của bà cụ Tứ giữa bối cảnh tối sầm lại
vì đói khát
+ Bà lão lập cập bước vào  đôi chân lập cập run rẩy ấy không chỉ bởi
yếu tố tuổi tác, sức lực – mà còn bởi trong lòng bà đang dấy lên một nỗi
lo lắng, một sự hoài nghi khó lý giải
+ Không đáp lại hai lời chào của thị (thị chào bà bằng “U”)  không
phải bởi vì bà già cả, điếc lác, mà bởi vì bà không tin nổi sự việc đang
diễn ra
+ Khi Tràng trình bày rõ ràng, mạch lạc về câu chuyện “phải duyên phải
kiếp” giữa hai người  “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người
mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương
cho số kiếp đứa con mình.”

Trang 20
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
21 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

 Nín lặng:

(-) một sự bị động, khi bà cụ Tứ không nói nên lời – và không biết phải
nói gì
(-) dường như bà đang nghẹn ngào lo lắng, bà đang giấu đi cả nỗi buồn
mênh m ang vừa mới chớm nở; bà nuốt ngược những giọt nước mắt tủi
phận vào bên trong
 Từ im lặng chỉ là sự ngưng lại của lời nói – nhưng “nín lặng” còn
là một khoảng lặng yên của xúc cảm, của tâm hồn đang nghẹn ngào
thổn thức
 Bà cụ đã hiểu ra tường tận câu chuyện – và còn hiểu cả những điều
mà anh cu Tràng chưa kịp nói tới
 Có lẽ bởi lòng thương con vô bờ và sự thấu hiểu lẽ đời – nên bà
hiểu cả những lời con chưa nói
 Tủi thân, tủi phận, tự trách bản thân mình  Người mẹ ấy nhận lỗi
về mình và bắt đầu lo lắng cho các con

Bà cụ Tứ có quyền phản đối cuộc kết duyên kì lạ này. Bà cụ hoàn toàn


có thể trách sự bộp chộp của Tràng, sự thiếu ý tứ của thị, nhưng lòng bao
dung và tình yêu thương vô bờ không cho phép người mẹ già làm như
thế…  Điều dẫn lối cho hành động và sự lựa chọn của bà cụ Tứ không
chỉ là tình mẫu tử, mà còn là lòng thương giữa người với người
+ Bà quan sát người đàn bà ấy thật kĩ càng – mọi điều bà nghĩ đều theo
hướng thông cảm, vỗ về, xót xa cho thân phận của thị; bà còn tự xoa dịu
lòng mình rằng con trai cuối cùng cũng đã có vợ  bà ưu tiên niềm hạnh
phúc của con hơn cả nỗi lo lắng khi cái chết cận kề trong nạn đói. Bà
không hề coi thường hay đối xử ko tốt với thị, bởi bà thực lòng trân
trọng nàng dâu mới
+ Bà cụ Tứ đồng ý cho hai con nên duyên vợ chồng: “u cũng mừng lòng”
(# bằng lòng; # hài lòng)
 Dân gian ta có câu “mừng mừng tủi tủi”, vậy nên Kim Lân đã
sử dụng từ “mừng lòng” trong lời thoại của bà cụ Tứ như để
ngầm khắc họa những sự tủi hờn đang len lỏi dần trong tâm trí của
người phụ nữ khốn khổ. Sau đó bà còn động viên các con để thị và
Tràng cố gắng phấn đấu

Trang 21
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
22 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

- Thế nhưng, hiện thực vẫn bao phủ, bà vẫn không thể lảng tránh
bóng tối đang trùm lấy cả xóm ngụ cư: “Bóng tối trùm lấy hai con
mắt”  Bà lo lắng đối diện với sự thật: cái đói đang đe dọa hạnh
phúc của con. Trong bóng tối ấy, bà nhớ về quá khứ để trăn trở về
tương lai; bà ngẫm lại về cuộc đời dài dằng dặc những nỗi khổ để
rồi xót xa không biết liệu con mình có đỡ khổ hơn mình trước kia
không
- Bà cụ Tứ dặn dò thị về hoàn cảnh thiếu thốn của gia đình, để rồi
nghẹn ngào “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…”. Sau
đó, đến lời nói cũng không thể bộc lộ hết tình thương, chỉ còn là
những giọt nước mắt chảy xuống ròng ròng
Kẽ mắt kèm nhèm rỉ xuống hai dòng nước mắt  Ở đoạn này, bà chưa
dám khóc, có lẽ vì sợ các con buồn. Bà cố giấu nước mắt, bà cố
nuốt đi những nghẹn ngào của bản thân
 Nhưng đến cuối đoạn, bà lại khóc “ròng ròng”. Dường như, nỗi
lo lắng và tình yêu thương khiến bà không thể kìm lòng
mình lại nữa, mà để cho những giọt nước mắt tuôn rơi
 BÀ CỤ TỨ LÀ MỘT NGƯỜI TỪNG TRẢI, THẤU HIỂU LẼ
ĐỜI, GIÀU LÒNG YÊU THƯƠNG

3. Trong buổi sáng hôm sau:

Không gian lúc này rực rỡ ánh sáng – có lẽ bởi lòng người đã bắt đầu được thắp
lên những hy vọng
- Bà cụ Tứ cùng nàng dâu dọn dẹp lại căn nhà

Trước khi có thị về làm dâu  bà bỏ mặc căn nhà, không chăm sóc,
không nhổ những búi cỏ hoang  lúc này bà đã buông xuôi khát vọng
sống Khi có thị về  niềm tin và niềm hy vọng đã quay trở lại trong
trái tim cằn cỗi của bà  bà quyết định dọn dẹp nhà cửa như nỗ lực
“dọn dẹp” lại chính cõi lòng mình, để gạt đi những bóng tối vẫn đang
bao phủ suốt bấy lâu – nhường chỗ cho những ánh sáng le lói vừa mới
được thắp lên
- Cử chỉ, thái độ của bà có nhiều sự đổi khác

“nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường; cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ
hẳn lên”  Niềm vui của câu chuyện kết duyên không chỉ dành cho tràng

Trang 22
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
23 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

và thị, mà còn lan tỏa và âm ỉ lớn dần trong trái tim của người mẹ
thương con (Bà vui sướng trước hạnh phúc chớm nở của con)
- Trong bữa cơm, bà cụ Tứ chủ động động viên các con và liên tục
nói về tương lai:
Người già thường có xu hướng nói về quá khứ, nghĩ về những năm tháng
đã qua  bà cụ Tứ lại nói về những điều chưa tới – bà mơ về một
hạnh phúc cho hai con của mình
 Bà lão cố gắng giữ gìn ngọn lửa của hy vọng, ánh sáng của yêu
thương vừa được thắp lên trong căn nhà tồi tàn ấy
- Thế nhưng, lại một lần nữa hiện thực gõ cửa, những mộng ước
xa vời chợt tan biến  họ buộc phải đối mặt với nạn đói, họ không
thể lảng tránh khi miếng ăn đã cạn kiệt dần  bà cụ Tứ vẫn nỗ
lực cố gắng để giữ lấy ngọn lửa le lói trong gia đình
VÌ SAO BÀ CỤ TỨ LẠI GỌI NỒI CHÁO CÁM LÀ CHÈ KHOÁN?
Cháo cám >< Chè khoán  hai món ăn hoàn toàn trái ngược; một món
ăn vốn chỉ dành cho động vật – một món lại là thứ chè ngon ngọt có lẽ
chỉ dành cho những ngày no đủ, là một thứ xa xỉ giữa nạn đói tăm tối
 Bà muốn giữ lấy niềm hy vọng, bà không muốn dập tắt đi ánh sáng
mong manh vừa được thắp lên
 Bà không muốn Tràng và thị phải buồn bã
 Bà muốn đem tới một góc nhìn lạc quan cho các con  dường
như, lời nói dối vô hại của bà cụ Tứ còn ngầm thể hiện một triết
lý nhân sinh giản dị mà sâu sắc của nhà văn Kim Lân: Khi
chúng ta không thể thay đổi hiện thực, ta có thể thay đổi góc nhìn
của mình về hiện thực ấy
 BÀ CÓ KHAO KHÁT SỐNG MÃNH LIỆT VÀ
LUÔN
HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG

4. Đánh giá tư tưởng nhân đạo và ngòi bút khắc họa nhân vật của
Kim Lân:
- Giá trị nhân đạo:
 Đồng cảm với số phận bất hạnh
 Ngợi ca những vẻ đẹp bên trong con người
 Đồng tình với khát vọng giải phóng

Trang 23
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)
24 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

- Nghệ thuật:
 Xây dựng tình huống truyện độc đáo – đặt nhân vật vào những tình
cảnh trớ trêu, bất ngờ; để từ đó nhân vật thể hiện những phẩm
chất bên trong mình
 Ngôn ngữ kể bình dị, mộc mạc; từ ngữ sử dụng rất gần gũi, mang
hơi thở của làng quê Bắc Bộ
 Khắc họa nhân vật tinh tế; từ cử chỉ - hành động – cho tới lời nói 
khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc
 Ngôi kể thứ 3 mang góc nhìn khách quan, toàn diện – giúp tác giả
có thể tái hiện một cách sâu sắc những khuất lấp bên trong cả 3
nhân vật

Trang 24
Downloaded by Luân V? Thành (vthluan2006@gmail.com)

You might also like