You are on page 1of 4

Luyên thi tốt nghiệp thpt Th.

s Hoàng Quyết –THPT Chuyên Vĩnh Phúc

Nhân vật người đàn bà hàng chài:


A. MB
Tự nguyện làm một nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Minh Châu đã đóng góp vào nền văn học thời kháng
chiến chống Mĩ những tác phẩm xuất sắc như: “Dấu chân người lính”, “Mảnh trăng cuối rừng”,... Tuy nhiên,
ngay trong chính thời kì hào hùng ấy, nhà văn đã ghi vào nhật kí: “Hôm nay chúng ta đang chiến đấu vì quyền
sống của dân tộc nhưng sẽ đến một ngày chúng ta sẽ phải chiến đấu vì quyền sống của từng người. Chính
cuộc đấu tranh ấy mới là lâu dài”. Khi đất nước hòa bình, NMC có điều kiện để hiện thực hóa những suy nghĩ
đầy sáng suốt đó. Hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” cho thấy
ngoài bút của NMC hướng về số phận con người cá nhân trong dòng đời mưu sinh thường nhật.
B. TB
- Suốt một đời cầm bút, Nguyễn Minh Châu không ngừng trăn trở về số phận của nhân dân và trách
nhiệm của nhà văn. Bằng khát vọng và tài năng, bằng tâm huyết sáng tạo chân chính và bằng bản lĩnh dũng
cảm, Nguyễn Minh Châu xứng đáng là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyễn Ngọc), nhà văn tiên
phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới sau 1975.
- “Chiếc thuyền ngoài xa” được NMC viết vào 8/1983. Đây là thời điểm có nhiều biến chuyển về
chính trị, xã hội và văn học.
+ Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai của nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Cuộc sống trên đất
nước ta trở về muôn mặt đời thường thời hậu chiến, cả dân tộc bước vào giai đoạn đổi mới về chính trị, khinh
tế, xã hội. Những giá trị mới, những hệ tư tưởng, đạo đức mới được hình thành. Tất cả đã tác động đến sự đổi
mới của văn học cũng như cách khám phá cuộc sống của nhà văn.
+ Thời kì này cũng đánh dấu bước chuyển lớn trong hành trình nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Từ
phong cách mang đậm khuynh hướng sử thi và chất trữ tình lãng mạn, ngòi bút của ông chuyển hướng hẳn
sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, hướng vào thể hiện con người trong
hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc.
- Tác phẩm in lần đầu trong tập “Bến quê” (1985), sau được tuyển in trong tập truyện ngắn cùng tên,
xuất bản năm 1987.
- Từ câu chuyện về 1 bức ảnh nghệ thuật và sự thật của cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn
“CTNX” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người – 1cái nhìn đa diện,
nhiều chiều, phát hiện bản chất đằng sau vẻ bên ngoài của hiện tượng. Từ đó thể hiện 1 quan niệm nhân sinh
và quan niệm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ.
II. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài
1. Lai lịch:
- NMC thừa tài năng để đặt cho nhân vật chính 1 cái tên nhưng ông đã không làm thế. Nhân vật của
nhà văn không có tên cụ thể, Ông chỉ gọi là “mụ, chị ta, người đàn bà” – những cái tên mang ý nghĩa phiếm
chỉ.
- Cách đặt tên này có thể khiến nhân vật dễ bị lãng quên trong trí nhớ của bạn đọc, nhưng chính vì
không tên mà hình tượng người đàn bà hàng chài có ý nghĩa điển hình, khái quát cao. Qua hình tượng người
đàn bà, nhà văn muốn nói hộ bao số phận của người phụ nữ nhỏ bé, bình thường, vô danh ở những vùng biển
suốt một dải non sông này với những nỗi đau khổ, những giọt nước mắt tủi hờn mà cuộc đời vẫn chưa nhìn
thấu hết. Đây quả là dụng ý nghệ thuật sáng tạo của nhà văn.
2. Ngoại hình:
- Cái xấu đeo đuổi người đàn bà như một định mệnh. Từ nhỏ chị đã là đứa con gái xấu, rỗ mặt, trong
phố không ai lấy.
- Người đàn bà được giới thiệu trạc ngoài 40 tuổi, với thân hình thô kệch. Cuộc sống vất vả, cơ cực
làm cho chị ngày càng xấu hơn: khuôn mặt rỗ, trắng nhợt vì kéo lưới suốt đêm, tấm lưng áo bạc phếch, rách
rưới, bướt đi chậm chạp vì mỏi mệt.
- Những chi tiết miêu tả ngoại hình trên của người đàn bà đã dựng lên trước mắt người đọc hình ảnh
một con người lực điền, lam lũ, nhọc nhằn; điển hình cho người phụ nữ ở vùng biển; nơi con người hàng ngày
phải đối diện với hiểm nguy, cuộc đời bị bủa vây trong đói khát, bấp bênh. Sự thua thiệt về nhan sắc đồng
thời hé còn mở 1 số phận lam lũ, cơ cực, vất vả của chị.
3. Số phận: Người đàn bà hàng chài hiện lên qua ngòi bút của NMC với 1 cuộc sống nghèo khổ, lam lũ,
bất hạnh
- Nghèo khổ về vật chất:

1
Luyên thi tốt nghiệp thpt Th.s Hoàng Quyết –THPT Chuyên Vĩnh Phúc
+ Nơi ở: chị và gia đình sinh sống trên thuyền, đó là 1 con thuyền chật do con cái đông đúc. Người
đàn bà đau đáu tâm sự: “giá như sắm được 1 chiếc thuyền rộng hơn”.
+ Suốt đời lam lũ kiếm ăn với nghề chài lưới trên biển mà vẫn đói khát. Lúc biển động, có khi suốt cả
tháng trời cả gia đình chị phải ăn cây xương rồng luộc chấm muối.
- Người đàn bà là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình, phải chịu nỗi đau đớn về thể xác và tinh
thần:
+ Chị thường xuyên bị chồng đánh đập tàn nhẫn “3 ngày 1 trận nhẹ, 5 ngày 1 trận nặng”
+ Đâu chỉ có những đòn tra tấn về thể xác, chị còn phải hứng chịu những hành hạ về tinh thần. Gã
chồng của chị vừa đánh vừa nguyền rủa với cái giọng rên rỉ, đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ”, coi vợ như
kẻ thù.
- Như vậy, nếu chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố khổ vì sưu cao thuế nặng, Mị trong “Vợ
chồng A Phủ” của Tô Hoài khổ vì phải sống kiếp làm dâu gạt nợ thì người đàn bà hàng chài khổ vì là nạn
nhân của cảnh đói khát và bạo lực gia đình. Số phận của chị điển hình cho số phận của người phụ nữ lao động
thời kì sau chiến tranh, trong cuộc sống để mưu sinh và kiếm tìm hạnh phúc.
4. Vẻ đẹo tâm hồn, tính cách:
Tuy nhiên, đôi khi ngoại hình không mấy đẹp đẽ của con người, cuộc sống nghèo khổ, hoàn cảnh khắc
nghiệt lại cho ta biết những điều đẹp đẽ ở bên trong. Ca dao có viết:
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
a. Người đàn bà hàng chài là một người phụ nữ nhẫn nhịn, cam chịu, giàu đức hi sinh; là một
người mẹ yêu thương con sâu sắc:
- Nhẫn nhục, chịu đựng đòn roi của chồng để nuôi con khôn lớn:
+ Trước sự tàn ác của người chồng, người đàn bà tự nguyện để cho hắn đánh. Không trốn chạy cũng
không tìm cách chống trả. Thái độ này thể hiện một sự cam chịu, nhẫn nhục đến lạ thường của người đàn bà.
Sự cam chịu đi cùng với lòng tự trọng và đức hi sinh. Chị hiểu mình bị cầm tù trong hoàn cảnh đói nghèo
cùng cực. Hiểu rõ bi kịch của mình và gia đình nên cam chịu không phản ứng. Chị chấp nhận đòn roi như
cuộc sống của người đi biển phải đương đầu với sóng to gió lớn. Tuy nhiên sự nhẫn nhục của người đàn bà
hàng chài phải chăng là sự chấp nhận những đọa đầy vô lí của người chồng quen thói bạo hành. Sự thỏa hiệp
của chị không những không thức tỉnh được chồng, trái lại càng tiếp tay cho thói bạo hành gia đình của hắn.
+ Mặt khác, NĐBHC chấp nhận để cho chồng chút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt
lưng quất tới tấp mà không hề có 1 chút phản kháng nào vì những đứa con. Bởi vì bỏ hắn thì những đứa con
của chị hoặc là có mẹ hoặc là có cha. Là người phụ nữ chị không thể chấp nhận được điều đó.
- Chị luôn cố gắng tránh cho con khỏi bị tổn thương về tinh thần:
+ Vì thương con và giàu lòng tự trọng nên khi những đứa con lớn lên, chị đã xin với lão đưa lên bờ
mà đánh.
+ Chị gửi thằng Phác, đứa con mà chị yêu nhất lên sống với ông ngoại vì sợ đứa bé sẽ có thể làm điều
gì dại dột với bố nó.
- Dù đã cố gắng hết sức nhưng chị vẫn ko thể nào tránh cho con khỏi sự tổn thương. Chị đã rất
đau đớn vì ko thể che chở cho tâm hồn ngây thơ của con:
+ Gã chồng vũ phu sẵn sàng quát và doạ 1 trong những đứa con của chị nếu có ý định bênh vực chị:
“cứ ngồi yên đấy động đậy tao giết cả mày bây giờ”.
+ Mặc dù chị đã gửi thằng Phác lên ở với ông ngoại, “ở với ông ngoại thì nó sướng hơn nhưng cứ hễ
rảnh là nó lại về với mẹ. Nó tuyên bố rằng nếu còn có nó ở trên đời thì mẹ nó sẽ ko bị đánh”.
- Đau xót nhất đối với người mẹ như chị là khi chứng kiến đứa con vì thương mẹ mà lỗi đạo với
cha:
+ Khi chứng kiến cảnh hai cha con đánh nhau, Phác vì thương mẹ nên lao vào đánh bố, giật chiếc thắt
lưng quật vào ngực bố nó để rồi nhận lấy 2 cái tát.
Nhìn cảnh đó người đàn bà cảm thấy đau đớn và vô cùng xấu hổ, nhục nhã, miệng mếu máo gọi:
“Phác, con ơi!” rồi chị ngồi sụp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi buông ra ngay chắp tay vái lấy
vái để. Hành động này của chị thể hiện nỗi đau đớn vì không tránh được cho con sự tổn thương. Người đàn bà
có thể hi sinh, chịu đựng sự hành hạ thể xác mà không khóc lóc, kêu ca nhưng trái tim người mẹ ấy lại tan nát
khi đứa con biết về việc cha đánh mẹ, “như những viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ xuyên qua tâm

2
Luyên thi tốt nghiệp thpt Th.s Hoàng Quyết –THPT Chuyên Vĩnh Phúc
hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt...” Bà vái lạy con, phải chăng là để cầu xin con đừng
căm thù bố, đừng trả thù, uất hận người cha, đừng làm tan vỡ cái gia đình mà chị cố gắng gìn giữ!
+ Xúc động và nghẹn ngào hơn khi ta thấy trong giọt nước mắt van xin của người mẹ đang lạy con
mình còn như một lời tạ tội với con vì tay mẹ quá nhỏ bé không đủ sức che chắn cho con. Giọt nước mắt chảy
trên gương mặt rỗ của người đàn bà, là biểu hiện của lòng thương con cay đắng đến quặn lòng. Hành động vái
lạy con và những dòng nước mắt nghẹn ngào ấy không làm người đàn bà thấy hèn đi mà đưa chị rũ bỏ cái lam
lũ tồi tàn lên vị thế đáng tôn vinh của một người mẹ nặng sâu tình mẫu tử.
+ Chi tiết giọt nước mắt của người mẹ là một chi tiết rất ấn tượng một chi tiết giàu ý nghĩa.( so sánh
với hình tượng giọt nước măt của cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt).
- Luôn biết chắt chiu những niềm hạnh phúc bình dị với con cái: Khi được hỏi cả đời chị có bao
giờ vui không? Chị trả lời “ vui nhất là khi thấy đàn con của tôi nó được ăn no” Chính những niềm vui nhỏ
bé ấy đã tiếp thê ý chí nghị lực để chị có thể tiếp tục vượt qua những đau đớn về thể xác và tinh thần.
- Ý thức về thiên chức làm mẹ: Trong lời thổ lộ nghẹn ngào, đầy xúc động với chánh án Đẩu và nghệ
sĩ nhiếp ảnh Phùng ở tòa án huyện chị đã nói: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con rồi nuôi con khôn
lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ, đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho
mình như ở trên đất được”. Chi tiết nhỏ nhưng đặt trong tổng thể của tác phầm nó giàu ý nghĩa biết bao nhiêu.
Đó là tâm sự của người phụ nữ rất giàu đức hi sinh. Thực ra câu nói của chị chưa hẳn đã đúng, nhưng đó là ý
thức sâu sắc về thiên chức làm mẹ của người đàn bà hàng chài.
=> Ai đó từng nói rằng: “Trong vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan đẹp nhất nhất là trái tim người
mẹ”. Trái tim của người mẹ, trái tim của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn quả là kì quan đẹp đẽ nhất
soi sáng cho tình mẫu tử thiêng liêng trong cuộc đời.
b. Người vợ yêu, thấu hiểu chồng, nhân hậu và giàu lòng vị tha
- Tại tòa án huyện, người đàn bà kể câu chuyện về cuộc đời mình và gián tiếp đưa ra lí do vì sao chị
không bỏ chồng.
+ Từ nhỏ chị đã là một đứa con gái xấu xí, mặt rỗ, không ai lấy. Nhờ có người đàn ông mà người đàn
bà thua thiệt về nhan sắc kia mới có chồng, mới được hưởng hạnh phúc làm mẹ. Lời tâm sự này cho thấy chị
ta biết ơn chồng.
+ Không chỉ biết ơn chồng mà chị còn chỉ rõ cho Phùng và Đẩu chị rất cần người đàn ông ấy: “Đàn
bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba bão lớn”. Rồi chị cần
chồng để cùng nhau làm ăn nuôi nấng những đứa con. Và cần chồng để cùng nhau gành vác cuộc sống mưu
sinh.
+ Người đàn bà không bỏ chồng còn vì chị rất thương con. Chị tâm sự với Phùng và Đẩu: đàn bà
trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như trên đất được. Cũng có lúc vợ
chồng con cái chúng tôi sống vui vẻ, vui nhất là khi nhìn đàn con tôi khi chúng được ăn no.
+ Người đàn bà còn yêu chồng. Dù không nói ra một cách trực tiếp nhưng nhà văn đã rất tinh tế khi
viết rằng bà yêu nhất thằng Phác, đứa con giống bố từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái áo lão đàn
ông đã hành hạ mụ”
+ Người đàn bà còn rất bao dung, thấu hiểu chồng. Chị minh oan cho chồng trước lời kết án của
Phùng và Đẩu. Chị nói: “Người đàn ông ấy trước đây là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành, không
bao giờ đánh vợ con. Chỉ vì trốn đi lính Ngụy và quá đông con dẫn đến nghèo khổ mà trở nên độc dữ.” Nghĩa
là trong con mắt của người đàn bà, người chồng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Chị nhìn
chồng với thái độ cảm thông, chia sẻ. Chị tâm sự một cách thật thà rằng; “giá lão biết uống rượu thì tôi còn đỡ
khổ”. Lời tâm sự của một người đàn bà, lời tâm sự mà bất kì một người đàn bà nào cũng không nghĩ tới
nhưng ở đây người đàn bà ấy mong mỏi tha thiết giá như chồng mình biết uống rượu, chính vì không biết
uống rượu nên đã hành hạ chị về thể xác, tra tấn chị về tinh thần một cách tàn nhẫn và chị mặc nhiên chấp
nhận nó như một phần tất yếu trong cuộc sống của mình. Tự nhận lỗi ở mình là “đám đàn bà ở thuyền đẻ
nhiều quá” và người phụ nữ ấy cũng rất biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường trên thuyền có lúc vợ
chồng sống hạnh phúc vui vẻ.
c. Người từng trải, sống sâu sắc và hiểu lẽ đời
- Tư thế, thái độ: Ban đầu, người đàn bà sợ sệt, lúng túng, đáng thương và tội nghiệp. Chị xưng hô lễ
phép “con” - “quý tòa” một cách khiêm nhường và xa cách. Khi Đẩu kết án người chồng là người đàn ông
độc ác nhất nước và đề nghị người đàn bà bỏ chồng, chị đã van xin “Con lại quý tòa... phải bỏ nó”.
- Khi thấy Phùng xuất hiện, người đàn bà trở nên mạnh dạn, chủ động, bỗng nhiên tỏ ra sắc sảo đến
bất ngờ. Chị thay đổi cách xưng hô “chị - các chú”, cách xưng hô này cho thấy giọng điệu của một người
từng trải rất bề trên. Người đàn bà hiểu lòng tốt của Phùng và Đẩu, chị cảm ơn họ:“ lòng các chú tốt nhưng
3
Luyên thi tốt nghiệp thpt Th.s Hoàng Quyết –THPT Chuyên Vĩnh Phúc
chú đâu có phải là người làm ăn, các chú đâu phải là đàn bà, các chú chưa bao giờ thấu hiểu được nỗi vất vả
của người đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông”. Tất cả những lời lẽ đó đã khiến Đẩu và Phùng vỡ ra
rất nhiều điểm về cuộc sống, những chi tiết ấy đã phần nào dựng lên hình ảnh người phụ nữ hàng chài tưởng
như thất học, u tối hóa ra lại sống rất sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời.
=> Như thế, người đàn bà thất học mà không tăm tối. Thái độ nhẫn nhục của chị chứng tỏ chị tự nhận
về mình mọi đau đớn, phiền não để đảm bảo cho sự tồn tại của cái gia đình đông con trên sông nước đầy bất
trắc. Ẩn sau vẻ ngoài lam lũ của một người đàn bà vùng biển là một người mẹ thương con, một người vợ thấu
hiểu, bao dung, vị tha với chồng, một người phụ nữ biết chắt chiu những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, đời
thường và đó cũng là một con người thất học mà sâu sắc, thấu tình lẽ đời.
=> Vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà mang bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam và đó
cũng là vẻ đẹp thường thấy trong sáng tác của NMC. Giống như nhân vật Liên trong tác phẩm “Bến quê” suốt
một đời hi sinh tần tảo chịu đựng. Đó là những viên ngọc mà NMC đã đi tìm và đã tìm thấy. Nó ánh lên trong
lấm láp bùn đất của cuộc đời.
5. Miêu tả nhân vật:
- Được nhà văn khắc họa như nhân vật trung tâm, trong không gian rộng từ gia đình đến tòa án.
- NMC sử dụng thành công nguyên tắc đối lập trong việc xây dựng hình tượng nhân vật người đàn
bà. Đó là sự đối lập gay gắt giữa ngoại hình và nội tâm, tính cách, giữa số phận bất hạnh với lòng nhân hậu,
bao dung, thương con hơn tất cả mọi thứ trên đời. Chính vì thế nhân vật người đàn bà đã hiện ra với tất cả sự
phức tạp như đời sống vốn dĩ vẫn thế.
- Ngôn ngữ sinh động, thể hiện rõ tính cách của nhân vật.
- Tác phẩm xoay xung quanh tình huống truyện tự nhận thức nên giọng điệu có sự thay đổi linh hoạt.
Có lúc người viết say sưa, hùng biện, có lúc lại hài hước tự trào. Nhưng nổi bật hơn là giọng điệu suy tư,
chiêm nghiệm, triết lý. Toát lên từ những câu văn giàu chất trữ tình, ngữ điệu trầm lắng mang những lo âu,
day dứt.
6. Chiều sâu tư tưởng:
- Qua nhân vật người đàn bà, NMC văn đã gửi gắm những quan niệm nhân sinh sâu sắc, tiến bộ. Mặt
khác nhà văn còn thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo mới mẻ, mang đến cho ta một cái nhìn thấu trải về
cuộc sống và con người. Cuộc sống đầy khắc nghiệt đi cùng với nó là những phận người vất vả trong cuộc
mưu sinh, trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc.
- Nhà văn bày tỏ lòng xót thương cho thân phận khốn khó của người lao động, những ngư dân nghèo
khổ sống trong nhọc nhằn, trong lam lũ, vất vả, lên án thói vũ phu, báo động về nạn bạo hành gia đình, lo âu
cho cuộc sống con người và tương lai trẻ thơ. Đúng là NMC viết văn để thể hiện một thiên chức cao đẹp:
“Nhà văn tồn tại trên đời là để nâng giấc cho những kẻ cùng đường tuyệt lộ, để bênh vực cho những ai không
có ai bênh vực.”
C. KB:
“Chiếc thuyền ngoài xa” đã thể hiện cốt cách của Nguyễn Minh Châu - một nhà văn dũng cảm, đôn
hậu, có trách nhiệm với văn chương và cuộc đời.

You might also like