You are on page 1of 4

Nhà văn Nam Cao đã từng viết trong Trăng sáng: Nghệ sĩ cần thấy

rằng dưới cõi nhân gian, nơi ánh trăng bao phủ nuột nà, nơi mà người nghệ
sĩ mặc sức cho trí tưởng tượng của mình bao bổng là bao cuộc đời cơ cực
vất vả” Đồng quan điểm đó, Nguyễn Minh Châu đã mang đến văn đàn nghệ
thuật Việt Nam một “Chiếc thuyền ngoài xa” với vẻ đẹp hoành tráng của
biển trời kết hợp cùng vẻ đẹp con người lao động sau chiến tranh nhưng ẩn
trong đó là một bi kịch của cuộc sống khắc nghiệt. Bằng những chiêm
nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật và đời sống NMC đã gửi đến một
thông điệp sâu sắc về việc nhìn cuộc sống một cách đa diện, đa chiều từ đó
phát hiện nên những nét đẹp tinh tế ẩn sâu bên trong.
Tác phẩm là chuyến hành trình của Phùng_một nhiếp ảnh gia tìm đến
vùng biển miền trong với mong muốn chụp được một bức ảnh đẹp cho bộ
lịch năm mới. Mở đầu truyện với khung cảnh tuyệt đẹp của đất trời với
chiếc thuyền ngoài xa đầy thơ mộng. Tuy nhiên tương phẩm với vẻ đẹp tự
nhiên là một hình ảnh rất bạo lực của người đàn ông làng chài đánh đập vợ
của mình. Từ đây Phùng chứng kiến sự khắc nghiệt của con người lao động
sau chiến tranh đồng thời nghe được những tâm tư của người đàn bà làng
chài, để rồi gợi lên trong lòng nhưng bân khuân suy tư về cách nhìn nhận
cuộc đời đối với khía cạnh gia đình và bạo lực gia đình.
1.Có thể coi truyện ngắn là một bức tranh với gam màu tương phản
mạnh.
2.Nếu cảnh đẹp bao nhiêu khi chiếc thuyền lúc ẩn lúc hiện vào trong
sương sớm thì cảnh chiếc thuyền cập bến lại là cảnh nghiệt ngã bấy nhiêu
3. khi từ trong chiếc thuyền ấy hình ảnh một người đàn bà hàng chài
bước ra với “khuân mặt rỗ chằng chịt, mệt mỏi sau một đêm trắng thức kéo
lưới, nửa thân dưới thì ướt sũng”.
4.Người đàn ông thì theo sau, mắt thì như dán vào tấm lưng áo bạc
phếch của người đàn bà.
5.Cảnh bạo lực gia đình lên cao trào khi nhân vật chính là Phùng
chứng kiến người đàn ông rút thắt lưng da của lính Ngụy ngày xưa quật tới
tấp vào người phụ nữ, hắn vừa đánh vừa nghiến răng và chửi rủa người đàn
bà hàng chài: “mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông
nhờ”.
6. Thằng bé Phác thấy mẹ bị đánh thế, nó chạy tới xô ngã người đàn
ông nhưng cũng bị người đàn ông tát cho hai cái, người đàn bà chỉ biết khóc
rồi lại quay lại thuyền.
1.Có thể thấy được rằng, bạo hành gia đình được biểu hiện thông qua
hành động đánh đập vợ con, de dọa, sử dụng những từ ngữ bạo lực nhằm
trút hết nỗi căm giận của người đàn ông.
2,Và cảm xúc, hành động của người mẹ cùng đứa con cũng tiêu biểu
cho nhiều gia đình trong thực tế đời sống, khi mà người con thì sinh ra uất
hận với cha, còn người vợ thì cam chịu, nhẫn nhịn.
3,Tuy vậy, bạo hành gia đình ở cuộc sống ngoài kia lại có nhiều
gương mặt, có nhiều hình hài hơn, và thậm chí còn tàn nhẫn hơn.
4,Đó không chỉ là tra tấn về thể xác, mà còn là tra tấn về mặt tinh
thần. Những sự lạnh nhạt, lời nói tựa dao găm còn gây tổn thương hơn nhiều
những vết sẹo trên cơ thể.
5, Bạo hành gia đình có thể xảy ra giữa vợ và chồng, cha mẹ với con
cái… Nó diễn ra muôn hình vạn trạng, nhưng đều gây tổn thương cho nạn
nhân.
Vậy, nguyên nhân của bạo lực gia đình đến từ đâu? Trong tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa, người đàn bà đã tâm sự: “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng
tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói
khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng,
cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…”.
Theo bà, tất cả là vì “khổ”, vì nghèo đói.
Còn trong cuộc sống, nó bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn
nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan có thể là vì người bạo hành được sinh
trưởng trong một môi trường có vấn đề, họ chịu nhiều tổn thương từ thuở
bé, dẫn đến tính cách bạo lực.
Hoặc cũng có thể là vì hoàn cảnh sống quá khổ, khiến bạo hành như
một cách để họ trút nỗi tức giận sau khi uống rượu, quên đi thực tại.
Nhưng quan trọng hơn cả là ở lý do chủ quan, vì bản thân người bạo
hành không thể làm chủ được mình, họ ích kỷ, họ quên đi cảm nhận của
người khác. Họ đổ lỗi, trốn tránh thực tại, và từ đó họ làm tổn thương cả gia
đình.
Bạo hành gia đình dẫn đến nhiều hậu quả tồi tệ, nó khiến cho bao gia
đình tan vỡ, khiến cho những người vợ, những đứa con… bị tổn thương,
chịu những vết sẹo trong tâm hồn. Trong tác phẩm, Phác là đứa con của gia
đình người đàn bà hàng chài, cậu bé thương mẹ mình vô cùng, nhưng không
ai có thể biết trước rằng liệu cậu có trở thành một phiên bản nhỏ của cha
mình hay không. Cậu có thể sẽ ám ảnh đến suốt cuộc đời. Nghiên cứu cho
thấy, những vụ tự tử xảy ra đến phần nhiều từ lý do gia đình, khi mà nạn
nhân phải gánh chịu sự bạo hành tinh thần lẫn thể xác từ các thành viên
trong gia đình.
Vậy, phải làm thể nào để có thể hạn chế được nạn bạo hành gia đình?
Trong tác phẩm, dù Phùng và Đẩu có thuyết phục thế nào, người đàn bà
cũng không chịu li dị. Từ đó, ta thấy được rằng, nếu muốn cho bất cứ lời
khuyên, sự vận động, lời kêu gọi nào, chúng ta cũng đều phải thấu hiểu nỗi
lòng của họ. Trước tiên, cần giáo dục mọi người ngay từ khi còn ngồi trong
nhà trường. Quan trọng hơn cả, là nhà nước cần đưa ra những biện pháp,
nâng cao môi trường sống, chất lượng sống của nhân dân. Cải thiện được
cuộc sống của nhân dân, cũng là ngăn chặn nạn bạo hành gia đình. Đối với
cá nhân, mỗi người cần có sự bình tĩnh, nhìn nhận bản thân, cố gắng không
nói những lời tổn thương, gây ra những hành động tàn bạo đối với các thành
viên trong gia đình.
Có thể nói, Nguyễn Minh Châu là nhà văn không ngừng trăn trở về số
phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội: nạn bạo hành gia đình. Tác
phẩm chính là tiếng chuông cảnh tỉnh cho mỗi người trong chúng ta, để
cùng nhau xóa bỏ nạn bạo hành gia đình.

You might also like