You are on page 1of 3

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - NGUYỄN MINH CHÂU (tiết 2)

NHÂN VẬT NGƯỜI ĐÀN ÔNG-


Đề cương:
Người đàn ông vô danh độc dữ, vừa là nạn nhân của cuộc sống đói nghèo khốn khổ vừa là thủ
phạm gây nên bao nỗi đau khổ cho những người thân trong gia đình.
- Vốn là một gã trai “cục tính nhưng hiền lành” và không bao giờ đánh vợ và “nghèo khổ, túng quẫn
vì trốn lính”.
- Từ một người có nhân cách trở thành một người chồng, người cha vũ phu, tàn bạo: đánh vợ như
đánh đòn thù “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
- Nguyên do: lúc đánh vợ là cách giải tỏa những uất ức, phiền muộn.
 Nhà văn như nêu ra cho bạn đọc một vấn đề nhức nhối: làm sao để nâng cao phần thiện , phần
người trong những kẻ vũ phu, thô bạo ấy.
Chi tiết
Ý 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật (như đề trên)
Ý 2. Tóm tắt tác phẩm, vị trí của nhân vật: người đàn ông cũng vô danh, đã từng gây bao đau khổ
cho vợ con, là nhân vật chính của tác phẩm. (như đề trên)
Ý 3. Ngoại hình: Chưa nhìn thấy người, ta đã nghe thấy tiếng gã đàn ông “nói chõ lên thuyền như
quát: Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy là tao giết cả mày đi bây giờ”. Và rồi lão xuất hiện. Lão có một
thân hình đặc trưng cho những người dân chài: “tấm lưng rộng và cong như lưng một con thuyền”.
Từ con người ấy toát lên sự nhọc nhằn, dữ dằn, độc ác: “Mái tóc tổ quạ... chân chữ bát... hàng lông
mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc
phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà”... Không phải ngẫu nhiên khi cả ba
nhân vật quan trọng trong tác phẩm đều được ví với chim hoang, thú hoang. Thằng Phác thì như chú
MOON.V N

hổ con, chú sói con, bố nó thì “như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống”...
Ý 4. Hành động: Khi người vợ vừa dừng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc
thuyền đậu một thoáng” (có lẽ bà ta nhìn mấy đứa con) thì một sự việc khủng khiếp đã diễn ra.
Người đàn ông bỗng “lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay”, lồng lên như một con thú dữ, hắn “rút
trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa” và “quật tới tấp vào lưng người đàn bà...
vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két... Vừa đánh lão vừa nguyền rủa bằng cái
giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Lão chồng vũ
phu ấy đang “trút cơn giận như lửa cháy” vào người vợ đáng thương tội nghiệp.
Ý 5. Tính cách, lí giải: Điều gì đã khiến gã con trai “cục tính nhưng hiền lành lắm không bao giờ
đánh đập ai” trở thành một kẻ độc dữ, thô bạo với chính người thân của mình? Cái nhìn giản đơn của
Phừng đưa ta trở về với thói quen trong nhận thức: có thể đó là sản phẩm của chế độ cũ? Nhưng
không, trước lão ta không đi lính ngụy, thậm chí lão còn trốn lính. Tại rượu chè chăng? Cũng không
nốt, giá mà lão uống rượu tôi còn đỡ khổ! Hay tại bản tính? Cũng không nốt, vì trước đây lão hiền
lắm! Chẳng lẽ gánh nặng áo cơm bủa vây, giam hãm khiến họ tha hóa? Nhà văn không đi sâu lí giải
nhưng khiến ta phải suy nghĩ, day dứt. Người đàn ông ấy là trụ cột của một gia đình nghèo, đông
con, sống bằng nghề chài lưới giữa biển khơi. Cả gia đình sống chen chúc trên một chiếc thuyền nhỏ
trôi dạt trên biển. Chắc ông ta cũng phải hận đời, hận cho cái số kiếp trời đày của mình lắm. Nhưng
hận mà bất lực. Lão chỉ còn một cách là đánh vợ để giải tỏa những nhọc nhằn, phiền muộn. Nhưng
còn gì đau đớn, xót xa hơn là hành hạ một người hàng ngày vẫn đầu gối tay ấp, đã cùng mình đi tới
tận cùng sóng gió, chịu tới tận cùng những hiểm nguy? Còn gì cay đắng hơn khi phải hành hạ những
người thân yêu nhất? Những người đàn ông chỉ biết cắm đầu ra biển, vật lộn với sóng gió, lúc không
thể chịu đựng được họ chỉ biết uống rượu hoặc đánh vợ. Như vậy, đánh vợ không phải thù ghét vợ
mà vì họ không còn hoặc không biết cách nào để giải tỏa mối hận đã dâng đến cực điểm. Những ẩn
ức, áp lực trong cuộc sống mưu sinh không được giải tỏa khiến con người cùng quẫn và tha hóa, biến
thành kẻ độc ác, mất nhân tính. Người chồng ấy đã nghĩ gì khi “nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch

http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng” của vợ? Chắc hẳn không thể vô tâm, bởi kẻ có máu lạnh sẽ
không thể đau đớn như thế khi trút giận xuống thân thể người đàn bà mình vẫn hằng đầu gối tay ấp:
vừa đánh, lão vừa “rên rỉ đau đớn”: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.
Người rủa mọi người chết hết ấy lại cũng là người đang nai lưng ra làm để bảo tồn sự sống cho cả
gia đình. Như vậy, đánh vợ đâu phải thù ghét vợ mà vì họ không còn (hoặc không biết) cách nào để
giải tỏa mối hận đã dâng đến cực điểm.
Ý 6. Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật xây dựng nhân vật
Bằng cái nhìn sâu sắc, nhiều chiều, bằng nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện độc đáo và sử dụng
ngôn ngữ trần thuật linh hoạt, ngôn ngữ đối thoại và những nét phác họa về ngoại hình sắc sảo, tác
giả đã xây dựng thành công chân dung người đàn ông vô danh hàng chài với nhiều điểm còn khuất
lấp đòi hỏi chúng ta còn phải kiếm tìm. Ông ta vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ vừa là thủ
phạm gây nên bao nỗi đau khổ cho chính những người thân trong gia đình. Phải chăng kẻ bị đánh đã
đau mà người đánh cũng đau đớn không kém? Những ẩn ức, áp lực trong cuộc sống mưu sinh không
được giải tỏa khiến con người cùng quẫn và tha hóa, biến thành kẻ độc ác, mất nhân tính. Hành động
đánh vợ của người đàn ông thô bạo cần phải lên án, dù có trăm ngàn lí do để giải thích mà cảm thông
cũng không thể tha thứ cho thói bạo hành trong gia đình ấy. Tuy nhiên xâu chuỗi các sự kiện, chi tiết,
tìm hiểu tâm lí tính cách nhân vật này thật tường tận thấu đáo, chúng ta sẽ phần nào bớt đi cái nhìn
căm phẫn để mà vừa giận vừa thương, vừa lên án, vừa xót xa, trăn trở: phải làm sao để nâng cao
phần thiện, phần người trong những kẻ thô bạo ấy? Nguyễn Minh Châu không chỉ lên án thói vũ phu,
báo động về tình trạng bạo lực gia đình (đang có chiều hướng gia tăng) mà còn đi thẳng vào tầng sâu,
góc khuất của cuộc sống và tính cách, tình cảm của con người, giúp bạn đọc thấy được những phức
tạp của nó. Hãy nhìn sâu vào từng bi kịch cụ thể để tìm ra trong những cái ta đang lên án có những
điều rất cần sự cảm thông. Nhà văn đã chỉ rõ cái xấu, cái ác không phải là bản chất mà nó nảy sinh từ
bi kịch không lối thoát của con người.
Ý 7. Kết luận: Hoàn cảnh xấu có thể làm người ta thay đổi, bị tha hóa. Trước Nguyễn Minh Châu,
Nam Cao đã từng đau đáu trăn trở về vấn đề này và đề cập đến nó với cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng
yêu thương cùng nỗi xót xa cho con người. Nhà văn muốn đặt ra vấn đề đầy day dứt: làm thế nào cho
MOON.V N

con người được là người một cách hoàn toàn, để những con người bị tha hóa bởi áp lực của cuộc
mưu sinh có thể thoát khỏi cảnh đau khổ, tối tăm, man rợ? Từ nhân vật người chồng trong tác phẩm,
tác giả đã gửi đến chúng ta nhiều chiêm nghiệm.
3. Những đứa con - nạn nhân của những gia đình mà bố mẹ có chuyện lục đục.
3.1. Chị thằng Phác
- Chắc chắn cô bé cũng rất đau đớn vì vì bi kịch gia đình: bố điên cuồng hành hạ người mẹ đáng
thương nhẫn nhục còn thằng em vì muốn bảo vệ mẹ mà định cầm dao ngăn bố.
- Dù yếu ớt nhưng can đảm, đã vật lộn để tước con dao trên tay thằng em, không cho nó làm một
việc trái với luân thường đạo lí.
- Là điểm tựa vững chắc cho người mẹ đáng thương: cô bé đã có hành động đúng đắn khi cản được
việc làm của thằng em còn dại dột và biết lo toan khi mẹ phải đến tòa án huyện.
3.2. Thằng Phác
- Thương mẹ, bằng mọi cách bảo vệ mẹ và cũng vì vậy mà thù hận người cha.
- Hành động của Phác khiến ta lo ngại về tương lai của một cậu bé đã sớm bị tổn thương trong tình
cảm. Con mắt lo âu đầy trách nhiệm của nhà văn còn hướng vào thằng Phác, cậu bé sẽ thành những
con người thế nào nếu môi trường sống không được thay đổi theo chiều hướng tích cực? Và ngay cả
ở nhân vật này, tác giả cũng đề cập đến một thay đổi quan trọng trong mối quan hệ truyền thống:
người con đánh bố, chống lại bố. Nếu chỉ nhìn nhận một cách hời hợt, người ta có thể khẳng định
đây là biểu hiện của tình trạng suy thoái đạo đức trong gia đình: chồng đánh vợ, con đánh cha.
Nhưng dưới cái nhìn yêu thương, độ lượng của tác giả, hành động của cậu bé trước hết là sự bột phát
của tấm lòng yêu thương chân thành, thấm thía với người mẹ tội nghiệp. Cảm động biết bao trước cử
chỉ bộc lộ tình cảm một cách vụng về của đứa con trai vùng biển “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ
trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng
chịt”. Phác đã tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ
nó không bao giờ bị đánh. Dù không đồng tình với cách bảo vệ mẹ của nó song hình ảnh thằng Phác

http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

vẫn khiến ta xúc động trước tình thương mẹ dào dạt. Mặt khác, nhân vật này làm ta trăn trở đau xót:
Phác còn quá nhỏ để nhận ra mình đang lấy cái ác để chống lại cái ác. Nhà văn như muốn nhắc nhở:
người lớn đừng gieo vào những trái tim non dại những gai nhọn và nọc độc của tàn bạo, hận thù!
Chớ để lòng trẻ thơ mang vết sẹo đau thương! Đó là tiếng chuông cảnh báo về những phẩm chất
người có nguy cơ bị hủy hoại nếu cuộc sống tăm tối vẫn còn tiếp diễn. Ai dám khẳng định rằng thằng
Phác trong tương lai sẽ không phải là hình ảnh của bố nó ngày hôm nay?
- Đặc sắc nghệ thuật
+ Đặt nhân vật vào tình huống truyện đặc sắc
+ Giọng điệu trần thuật
- Luôn thay đổi theo diễn biến tình tiết khá giàu kịch tính: có lúc say sưa hùng biện, có lúc hài hước
tự trào, lúc khách quan, khi trầm lắn suy tư... Nhưng sắc thái suy tư, chiêm nghiệm, suy tư- triết lí
nổi bật hơn cả với những câu miêu tả giàu chất trữ tình, nhịp chậm, ngữ điệu trầm, những so sánh mở
ra trường liên tưởng nhiều lo âu, day dứt hơn là thanh thản nhẹ nhõm.
VD:
“ Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không hề chống trả,
cũng không tìm cách chạy trốn ”
“ Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước...bãi cát hoang vắng”.
“ Thằng nhỏ cho đến lúc này... nốt rỗ chằng chịt”
“ Khoảnh khắc sau, bãi cát lại trở về với vẻ mênh mông... chiếc thuyền đậu ”
- Giọng kể thủ thỉ, trầm tĩnh, thấp thoáng nụ cười khoan hòa, lời văn giản dị, mộc mạc, nhiều dư vị.
4. Nhân vật Đẩu và Phùng- Nhân vật tư tưởng, không rõ tính cách, nhưng cũng không giản
đơn, sơ lược
4.1. Nhân vật Đẩu:
4.1.1. Là một người lính từng trải qua chiến tranh
4.1.2. Có lòng tốt bụng, nhiệt thành, tình cảm sôi nổi, nóng lòng muốn giải quyết áp bức bất công.
4.1.3. Là vị quan tòa mẫn cán, có lương tâm và trách nhiệm với nghề.
4.1.4. Cuối cùng, lại được người đàn bà làm “vỡ ra” bao điều. Thì ra, người nắm giữ luật pháp chưa
MOON.V N

chắc đã hiểu được quy luật tàn nhẫn của cuộc đời- Bài học nhận thức.
4.1.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chỉ bằng vài nét phác họa thái độ, hành động, nội tâm, nhà văn
đã gửi đến chúng ta bức thông điệp đầy nghĩa nhân văn về cách nhìn đời, nhìn người, và đặt ra
những vấn đề về việc giải quyết quyền sống, quyền hạnh phúc cho những con người bất hạnh.

http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98

You might also like