You are on page 1of 8

Đề 2: Anh/chị hãy phân tích tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc

thuyền ngoài xa”qua hình tượng người đàn bà hàng chài


Mở bài
Trong tiểu luận “Ý nghĩa của văn chương”, nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng kể câu chuyện vè con
chim bị thương, tiếng khóc của một nhà thi sĩ và sự ra đời của thi ca. Chính Hoài Thanh cũng nói đó chỉ là
một câu chuyện hoang đường nhưng chính câu chuyện hoang đường ấy đã chạm đến bản chất của văn
chương. Văn chương muôn thuở đã ra đời từ những đau thương và yêu thương của kiếp sống. Nhà văn đã
gửi vào trong câu chữ những “tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”, tạo hình trên trang viết những
giọt nước mắt xót thương thân phận. Là một nhà văn luôn khát khao “làm công việc giống như kẻ nâng giấc”,
Nguyễn Minh Châu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc nhờ những trang viết thấm đẫm tinh
thần nhân đạo. Một trong số đó là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
Thân bài
1. Giới - Thân thế
thiệu 1.1: Tác - Vị trí
chung giả - Phong cách nghệ thuật
- Đặc điểm truyện ngắn NMC
- Xuất xứ
- Hoàn cảnh sáng tác
1.2: Tác
- Đề tài
phẩm
- Tóm tắt nội dung
- Nhan đề
1.3: - Khái niệm: Giá trị nhân đạo là giá trị quan trọng nhất, là hằng số của văn chương.
Giải Nhân đạo là yêu thương con người. “Đạo” trong nghĩa gốc là con đường. Đối với
thích văn chương, tình yêu thương con người, niềm hạnh phúc của con người là xuất
phát điểm, là hành trình, cũng là đích đến của tác phẩm văn chương.
- Biểu hiện trong tác phẩm: Giá trị nhân đạo kết tinh ở hình tượng người đàn bà
hàng chài
+ Đồng cảm, xót thương cho số phận bi kịch của người đàn bà làng chài
+ Trân trọng phẩm chất đẹp đẽ ở người đàn bà lam lũ ấy: vẻ đẹp của tình mẫu tử; vẻ đẹp
của sự từng trải, hiểu mình – hiểu người – hiểu đời
+ Phê phán hành động vũ phu của người chồng - bạo lực gia đình  Báo động những vấn
đề xã hội nhức nhối

 Ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những khát khao hạnh
phúc bình dị của người lao động. Đó là hạt ngọc ẩn giấu trong cái lấm láp đời
thường mà Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra bằng cái nhìn đa diện, nhiều chiều
và tình yêu thương, sự trân trọng của ông đối với con người.
2. 2.1: a, Xuất hiện: trong tình huống đầy éo le:
Phân Phân - Là một trong những nhân tố kiến thiết cái đẹp >< cũng là nhân tố phá vỡ cái đẹp toàn
tích – tích bích của cảnh biển lúc bình minh.
chứng hình - Chủ động cam chịu làm nạn nhân của cuộc bạo hành dã man.
minh tượng => Hứng thú tìm hiểu về chị
người
đàn bà b, Cảnh ngộ:
hàng - Không có một cái tên cụ thể, gọi = từ phiếm chỉ: mụ, chị ta, người đàn bà
chài - Ngoại hình: trạc tuổi 40, xấu xí, thô kệch, thân hình cao lớn, mặt rỗ
- Xuất thân: tội nghiệp
- Cuộc sống nhọc nhằn, khổ đau:
 Nhà khá giả nhưng vì xấu xí và rỗ mặt nên phải lấy một anh chàng hàng chài
 Gia cảnh nghèo khổ, công việc mưu sinh chật vật, khốn khó trên biển
 Là nạn nhân của bạo hành gia đình:
o Bị đánh trước mặt con, “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”
o Bị nguyền rủa cay độc
o Mang mặc cảm có lỗi với các con
o Bế tắc trước thực tại thê thẩm
- Dáng vẻ của một người phụ nữ nhà quê, mặc cảm, tự ti “dáng vẻ lúng túng”, rụt rè khi
gặp Phùng và Đẩu

c, Vẻ đẹp khuất lấp:


- Sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:
 Qua ứng xử trong gia đình:
o Nhẫn nhục, chịu đựng, chấp nhận việc bị đánh vì hiểu sâu sắc cảnh ngộ
của mình.
o Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm
hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường.
 Qua cách nhìn nhận cuộc sống:
o Hiểu lòng tốt của các chú cách mạng.
o Hiểu cảnh khổ của mình.
- Tình mẫu tử xúc động:
o Hi sinh tất cả vì con:
o Không bỏ chồng vì cần người đàn ông chèo chống, lo cho con cái.
o Không muốn con chứng kiến cảnh bạo lực, xin chồng đưa lên bờ đánh.
o Khi bị con chứng kiến cảnh bị đánh, mụ khóc, đau khổ, xấu hổ.
o Niềm vui duy nhất của đời chị là vì các con.
o Tình yêu thương đặc biệt dành cho Phác.
- Lòng bao dung, nhân hậu, độ lượng:
 Chồng chị là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân nhưng xét đến cùng
cũng là một kiểu nạn nhân của cuộc sống đói nghèo, túng quẫn, lao lực.
=> Chị hiểu: người ta làm điều ác nhiều khi không phải vì người ta xấu mà là vì quá
khổ sở.
 Hai chú cách mạng đưa chị lên tòa án, yêu cầu chị bỏ chồng - một việc làm
có vẻ như áp đặt, bất chấp, quan liêu nhưng đầy quan tâm tới bất hạnh, thiệt
thòi của chị.
=> Chị hiểu: đó là vì các chú muốn tốt cho chị, đang muốn kiếm tìm một lối thoát
cho chị.

d, Ý nghĩa hình tượng:


Đọng lại trong hình ảnh “Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên đất chắc
chắn, hòa lẫn trong đám đông”:
- Chị chỉ là một giữa muôn người lam lũ => gia đình chị không phải là cá biệt, nó là điển
hình khái quát cho một thực tiễn vẫn luôn tồn tại trong xã hội chúng ta: cuộc sống nghèo
khổ, bất hạnh không phải dễ dàng xóa bỏ mà vẫn luôn là một thực tế nhức nhối
- Chị là hiện thân cho vẻ đẹp người phụ nữ VN với tình yêu thương, đức hi sinh, lòng bao
dung độ lượng => là một người vô danh nhỏ bé >< không tầm thường

- Sự đồng cảm của nhà văn đối với cuộc đời người lao động sau chiến tranh: Nhà văn đã
nhìn thấu và miêu tả chân thực cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực, khốn khổ của những con
người lao động thông qua hình tượng người đàn bà hàng chài
- Phê phán, lên án hành động vũ phu thô bạo của người chồng trong đối xử với vợ, con.
Đồng thời, thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tối tăm của con người
(cảnh đói nghèo, cơ cực, tình trạng bất ổn, bất trắc trong cuộc sống …là nguyên nhân sâu
xa của sự bạo hành và sự nhịn nhục chịu đựng)
2.2: Giá
- Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động và đặt niềm tin vào phẩm chất tốt
trị nhân
đẹp của họ: vẻ đẹp của lòng vị tha, sự thấu hiểu lẽ đời và tình mẫu tử sâu nặng. Trong
đạo
hoàn cảnh đau khổ, nghèo khó, tăm tối vẫn ngời lên vẻ đẹp của tình yêu thương, của đức
hi sinh thầm lặng.
- Tư tưởng nhân đạo mang tính triết lí của tác phẩm còn được thể hiện ở việc nhà văn
đặt ra vấn đề : làm thế nào để giải phóng con người khỏi những bi kịch gia đình, bi kịch
cuộc sống con người muốn thoát khỏi đau khổ, tăm tối, man rợ cần những giải pháp thiết
thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn, cần
rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và hiện thực đời sống.

3. 3.1: Giá
Đánh trị nội - Mang đến bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn
giá dung đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bề ngoài của nó
- Đặt ra một vấn đề về nghệ thuật cho người nghệ sĩ: không nên nhìn cuộc sống qua lăng
kính màu hồng mà cần phải lăn xả vào hiện thực để nhìn nhận nó một cách đúng đắn;
phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và nghệ thuật, trả nghệ thuật về đúng với ý
nghĩa thực của nó

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo


3.2: Giá
- Cách khắc họa nhân vật, cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng rất linh hoạt,
trị nghệ
sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm
thuật
- Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận thức.

Kết bài

Nếu như tương lai của một nhà văn được đánh giá qua văn học mà anh ta để lại như lời của Brodxy thì tôi
nghĩ Nguyễn Minh Châu có thể tự hào về những gì mà ông đã để lại cho đời. Trang sách của Nguyễn Minh
Châu đã làm đúng công việc của một kẻ sĩ “nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ”, làm đúng công
việc của một kẻ sĩ luôn “quan hoài thường trực cho số phận con người. “Chiếc thuyền ngoài xa” là minh
chứng cho điều đó. Tác phẩm là hành trình khám phá hiện thực ở bề sâu và cũng là khám phá hạt ngọc ẩn
dấu, khuất lấp trong mỗi con người (Chj Thanh Loan VOVL)

Đề 3: Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn
mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam trong thời kì đổi
mới”. Anh/chị hãy chứng minh nhận định này qua nhân vật Phùng trong
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”

Mở bài
Bàn về những vấn đề liên quan đến văn học, Mác-xen Pruxt cho rằng: “Một cuộc thám hiểm thực sự
không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”. Phải chăng chúng ta cũng đã may
mắn bắt gặp “Đôi mắt mới” trong cuộc hạnh ngộ với Nguyễn Minh Châu trong “Chiếc thuyền ngoài xa”?
Qua lăng kính mới, nhà văn đã nói lời giã từ với một giai đoạn văn nghệ minh họa. Ông trở thành ngọn
“giao liên dẫn dắt đưa đường” (Chế Lan Viên) cho nền văn học đổi mới của nước nhà. Đúng như có ý kiến
cho rằng: “Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của
văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới”
Thân bài
- Thân thế
1.1:
- Vị trí
Tác
- Phong cách nghệ thuật
giả
- Đặc điểm truyện ngắn NMC
- Xuất xứ
1.2: - Hoàn cảnh sáng tác
1. Giới Tác - Đề tài
thiệu phẩm - Tóm tắt nội dung
chung - Nhan đề
1.3: Nhân vật Phùng trong truyện vừa là nhân vật chính đồng thời lại là người kể chuyện.
Hình Mọi diễn biến của câu chuyện về gia đình người đàn bà hàng chài đều xoay quanh các
tượng câu chuyện qua lời kể của nhân vật Phùng. Anh là một người nghệ sĩ với khao khát
nhân vươn tới giá trị chân chính của nghệ thuật và ý nghĩa thực sự của đời sống con người.
vật
Phùng
2. 2.1: a, Nghề nghiệp
Phân Phân  Phùng từng là một người lính, anh dành cả thanh xuân cho sự nghiệp giải
tích – tích phóng dân tộc
chứng
hình  Hòa bình lập lại, anh làm nhiếp ảnh, người nghệ sĩ đi tìm đẹp
minh
tượng
nhân b, Phẩm chất, tính cách:
vật - Phùng là một người có trách nhiệm với công việc:
Phùng  Những bức ảnh được anh chụp đều lên kế hoạch rõ ràng, suy tính kỹ càng
 Nhận nhiệm vụ đi thực tế để tìm kiếm một bức ảnh bổ sung cho bộ lịch nghệ
thuật thuyền và biển để xuất bản, Phùng bắt đầu hành trình của mình bằng tất
cả sự tận tâm vốn có của mình
 Bỏ ra cả tuần lễ để kiếm tìm và chụp được bức ảnh ưng ý

- Phùng là một nghệ sĩ tinh tế, có tâm hồn nhạy cảm:


 Phát hiện được một vẻ đẹp “đắt trời cho” khi đang tác nghiệp trong một buổi
sáng còn đầy hơi sương
 Cảm nhận đầy tinh tế, quan sát tỉ mỉ từng chi tiết của cảnh thực để thu vào tầm
mắt mình những gì đẹp đẽ nhất mà tạo hóa ban tặng
 Cảm thấy tâm hồn như trong ngần, nhận ra ý nghĩa đáng trân trọng của nghệ
thuật “cái đẹp chính là đạo đức”

- Phùng là một người tốt bụng, giàu tình thương với con người:
 Ngỡ ngàng, kinh ngạc khi bắt gặp cảnh tượng bạo lực sau bức tranh hoàn mỹ,
vứt máy ảnh nhào tới, can ngăn hành động vũ phu và tàn nhẫn của người đàn
ông
 Xói xa cho thân phận người đàn bà bất hạnh, thương chị em thằng Phác.
 Căm phẫn, không chấp nhận tội ác hiện hữu, đánh trả lại người chồng để bảo
vệ người đàn bà, bảo vệ lẽ phải.
 Ở lại bãi biển để giúp đỡ người đàn bà hàng chài dù đã hoàn thành bộ ảnh.

- Phùng là một người nghệ sĩ giàu lòng trắc ẩn, trăn trở về số phận con người:
 Chứng kiến cảnh bạo hành, khiến lòng anh như thắt lại.
 Khi vỡ lẽ với những lý do mà người đàn bà đưa ra để từ chối yêu cầu ly hôn của
chánh án Đẩu:
o Phùng trở về với cuộc sống của mình, thế nhưng anh vẫn không thôi trăn
trở về câu chuyện của người đàn bà làng chài.
o Phùng nhận ra trong nghịch lý luôn tồn tại những cái có lý và con người
phải có tấm lòng thấu hiểu, cảm thông, cái nhìn đa diện nhiều chiều để
nhận thức và sẻ chia.
o Thấm nhuần tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh”.
o Dần chấp nhận những nghịch lý trong cuộc sống, khi chỉ có pháp luật và
sự công bằng thì vẫn chưa đủ để giải quyết hết những trái ngang của
cuộc đời.

c, Bức thông điệp từ nhân vật Phùng:
- Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, phục vụ đời sống.
- Nhìn thế giới bằng cái nhìn đa chiều để thấu rõ sự vật - hiện tượng.
- Cảm thông, yêu thương những số phận bất hạnh.

2.2:
Chứng Ở Nguyễn Minh Châu, sự đổi mới mạnh mẽ trong ý thức nghệ thuật luôn đi liền với
minh những tìm tòi đổi mới trong sáng tác của nhà văn:
nhận - Đổi mới ý thức nghệ thuật: Nguyễn Minh Châu viết trong nhật ký: “Trong cuộc chiến
định đấu để giành lại đất nước với kẻ thù bên ngoài hai mươi năm nay, ta rèn cho dân tộc
ta bao nhiêu đức tính tốt đẹp như lòng dũng cảm, sự xả thân vì sự nghiệp của Tổ
quốc. Nhưng bên cạnh đó, hai mươi năm nay ta không có thì giờ để nhìn ta một cách
kỹ lưỡng. Phải chăng bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì tính cơ hội, nịnh nọt, tham
lam, ích kỷ, phản trắc, vụ lợi, còn được ẩn kín và có lúc ngấm ngầm phát triển đến mức
lộ liễu. Bây giờ ta phải chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc. Sau này, ta phải
chiến đấu cho từng con người, làm sao cho con người ngày một tốt đẹp. Chính cuộc
chiến đấu ấy mới lâu dài”

- Mở rộng quan niệm về hiện thực và mối quan hệ giữa văn học với đời sống: Cùng
với việc phê phán mạnh mẽ để từ bỏ thứ “Văn nghệ minh hoạ”, Quan niệm về mối
quan hệ giữa văn học và đời sống của Nguyễn Minh Châu là một quan niệm đặt trên
nền tảng tinh thần nhân bản: “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà
tâm điểm là con người”

- Ý thức cao độ về bản lĩnh và trách nhiệm của nhà văn: Nhà văn phải là người cầm
bút phải là người có tình yêu tha thiết với cuộc sống, người thức tỉnh xã hội và cảnh
báo trước những nguy cơ đến với nhân loại.

- Ý thức về tự do sáng tạo của người nghệ sĩ:


 Nguyễn Minh Châu là người sớm nói lên khát vọng dân chủ trong đời sống văn
nghệ và tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, điều mà nhà văn trăn trở từ lâu,
nhưng chỉ có thể bộc lộ khi có công cuộc đổi mới.
 Sự áp đặt của lãnh đạo văn nghệ, sự “cảnh giác” quá mẫn cán của giới phê
bình, đội ngũ cầm bút được “chăm sóc, chăn dắt quá kỹ lưỡng”, đã dẫn đến nền
văn nghệ minh họa và sự mai một tài năng và cá tính của nhà văn.

- Đổi mới cách nhìn và sự khám phá về con người:


+ Nhìn nhận con người cá nhân với số phận riêng qua góc nhìn đa chiều
+ Khám phá “con người bên trong con người” với sự bất toàn như bản ngã vốn có

- Nền tảng của mọi cách tân là tinh thần nhân bản: Khi đổi mới, nhà văn dù khai thác
cả những mặt tối của con người nhưng điều ấy không là để tạo nên cái nhìn bi quan.
Trái lại, xuất phát từ tinh thần nhân bản: Nguyễn Minh Châu đã chắp bút bằng sự cảm
thông sâu sắc với những con người bị số phận dồn đẩy, từ đó ông vẫn luôn đặt niềm
tin ở con người, tin vào sự thức tỉnh để tự hướng thiện, hướng thượng của họ

- Những tìm tòi đổi mới trong nghệ thuật tự sự:

- Mang đến bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách
nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bề ngoài
3.1:
của nó.
Giá trị
- Đặt ra một vấn đề về nghệ thuật cho người nghệ sĩ: không nên nhìn cuộc sống qua
nội
3. lăng kính màu hồng mà cần phải lăn xả vào hiện thực để nhìn nhận nó một cách đúng
dung
Đánh đắn; phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và nghệ thuật, trả nghệ thuật về đúng
giá với ý nghĩa thực của nó
3.2: - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo
Giá trị - Cách khắc họa nhân vật, cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng rất linh
nghệ hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm
thuật - Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận thức.

Kết bài
Sinh thời, nhà văn Nguyễn Minh Châu từng đặt bút đầy suy tư về việc đổi mới văn học: “Cuộc thoát xác
đầy đau đớn, đầy cực nhọc này liệu chúng ta có thể làm được không hay chỉ làm hình thức, làm cho có
vẻ, và mãi mãi Việt Nam vẫn chỉ là một con ngài nằm khoanh tròn trong chiếc kén, đầy bưng bít, để gặp
nhấm đồng thời cả tinh thần tự ti và kiêu ngạo”. Phải chăng “Chiếc thuyền ngoài xa” chính là minh chứng
cho thấy ông đã chiến thắng sự cực nhọc và đớn đau ấy? Phá kén thành công sau bao thử thách, ông đã
trở thành người tiên phong cho cuộc thay máu của văn nghệ nước nhà – một “người mở đường tinh anh
và tài năng”

You might also like