You are on page 1of 2

Đề bài: Phân tích lớp kịch cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác trong đoạn trích vở kịch

“Hồn
Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ để làm rõ bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba.
Liên hệ với bi kịch của nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn
Tuân để thấy được những thông điệp sâu sắc mà các giả muốn gửi đến người đọc.
I. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu bi kịch bị tha hóa của nhân vật Hồn Trương Ba trong màn đối thoại giữa
Hồn và Xác
- Giới thiệu tác giả: Lưu Quang Vũ
- Giới thiệu tác phẩm: “Hồn Trương Ba da hàng thịt”
II. Thân bài
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những tác phẩm thành công nhất của nhà soạn kịch
Lưu Quang Vũ. Mượn cốt truyện dân gian, tác giả đã khám phá, thể hiện được nhiều vấn để cấp
thiết của con người trong xã hội hiện đại. Để lại ấn tượng sâu sắc nhất với tôi có lẽ là khát vọng
về một cuộc sống thực sự được tác giả gửi gắm qua lời nhân vật hồn Trương Ba: "Không thể
bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn".
Đó là lời giải thích của hồn Trương Ba với Đế Thích khi chối từ cuộc sống vay mượn trong
thân xác kẻ khác. Trước đó, vị tiên cờ đã làm phép cho hồn Trương Ba sống lại trong thân xác
của anh hàng thịt. Linh hồn thanh sạch của người làm vườn, người chơi cờ đã không thể hoà
hợp được với thân xác phàm tục của anh hàng thịt thô lỗ, tham lam. Sự trái ngược giữa hồn và
xác không chỉ khiến hồn Trương Ba mà cả những người thân của ông phải thất vọng, đau
khổ… Cuối cùng, ông đã lựa chọn cái chết để không đánh mất mình. Câu nói của hồn Trương
Ba trước khi chết đã gợi nên nhiều suy ngẫm sâu xa về con nsười và cuộc sống.
Trước hết, phải nói đến sự phú định dứt khoát lối sống "bên trong một đằng, bên ngoài một
nẻo". Bên trong là thế giới của tâm hồn với những suy nghĩ, tình cảm, tư tưởng; cũng là bản
ngã riêng của mỗi con người. Bên ngoài là lời lẽ, hành động, cách ứng xử của con người với thế
giới xung quanh. Bên trong – bên ngoài còn là hai phương diện linh hồn và thể xác, tinh thần và
vật chất trong cuộc sống của con người. Khi bên trong và bên ngoài trái ngược nhau nghĩa là
con người phải sống một cách chấp vá, mâu thuẫn với chính mình; phái giả dối, không được là
mình. Cuộc sốngđó đẩy con người vào những đau khổ, day dứt, hổ thẹn triền miên. Giống như
tâm hồn trong sạch, nhân hậu, bao dung của Trương Ba lại phải trú ngụ trong hình hài thô kệch,
vụng về của anh hàng thịt. Linh hồn ấy ghê sợ những ham muốn dung tục và thói thô bạo của
thân xác. Trong khi thân xác kia lại khinh bỉ, chế giễu, giày vò linh hồn…
Tình trạng sống chắp vá đó hiện diện trongthực tế đời sống với nhiều dạng thức và bắt nguồn
từ những nguyên nhân khác nhau. Có thể do quan niệm hẹp hòi của một thời, một xã hội, do sự
ràng buộc của các mối quan hệ; cũng có khi do sự yếu đuối, hèn nhátcủa bản thân mà con người
không dám sống thật với bản ngã của mình. Chẳng hạn, trong thâm tâm, ta coi thường, khinh
ghét một người nào đó nhưng buộc phải nói cười, vồn vã, tay bất mặt mừng. Có khi bản tính
mình sôi nổi, tinh nghịch nhưng buộc phải "đóng vai" hiền hậu, nết na; mình muốn trở thành
một nhiếp ảnh gia nhưng lại bị cha mẹ bắt thi vào Đại học Luật… Hoặc khi đứng trước một sự
việc, một hiện tượng mình có cách nhìn nhận, đánh giá khác hẳn mọi người nhưng ngại va
chạm này nọ nên đành tỏ thái độ đồng tình. Có khi cần phải lên tiếng đấu tranh với cái xấu, cái
ác nhưng vì một lẽ gì đó ta lặng im để rồi mãi ân hận, hổ thẹn. Mà nói như Nam Cao, thì trên
đời này "Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?" (Đời thừa)… Cũng có những con người
cố tình lựa chọn kiểu sống "hai mặt" này. Họ có thể nói rất hay về tình thương, lẽ phải, về tinh
thần vị tha… nhưng bản chất lại tham lam, ích kỉ, tàn nhẫn… Dù thụ động hay chủ động thì
kiểu sống "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo" ấy không thể mang đến cho con người sự
bình yên, hạnh phúc. Trái lại, họ sẽ phải sống trong sự hối hận, sự day dứt, giằng xé của lương
tâm hoặc trong sự khinh ghét của đồng loại. Nhà thơ Chế Lan Viên từng diễn tả bi kịch đó bằng
một hình tượngthơ độc đáo: "Anh là tháp Bay-on bốn mặt – Giấu đi ba, còn lại ấy là anh – Chỉ
mặt đó mà nghìn trò cười, khóc – Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình" (Tháp Bay-on bốn
mặt). Kết quả của lối sống vay mượn, giả dối ấy là con người sẽ đánh mất mình hoặc rơi vào
cái chết tinh thần đau đớn. Sự xuất hiện và tồn tại của nhiều cá nhân như thế cũng sẽ tạo nên
một xã hội không lành mạnh, làm tha hoá con người.
Bị giằng xé giữa hồn và xác, nhân vật hồn Trương Ba của Lưu Quang Vũ thấm thìa hơn ai hết
nỗi thống khổ của cuộc sống chắp vá kia nên đã đánh đổi cả sinh mạng để "được là tôi toàn
vẹn". Đó cũng là khát vọng sống chính đáng, đẹp đẽ của con người; là cuộc sống cần có, nên có
cho con người. Con người sẽ chỉ có hạnh phúc khi được sống trong sự hài hoà giữa linh hồn và
thể xác; sống bằng con người thật của chính mình. Để thực hiện được khát vọng sống ấy, cần
có cả những điều kiện khách quan và chủ quan. Đó là môi trường xã hội lành mạnh, công bằng,
tôn trọng sự thật, thừa nhận quyền được sống "một cách toàn vẹn" của con người. Sống trong
một môi trường như thế, con người sẽ không phải sợ hãi, không phải tìm cách giấu mình. Bản
thân mỗi chúng ta cũng cần có "dũng khí" để dám sốngbằng con người thực của mình. Khi nào
con người biết nhận thức được về mình một cách trung thực, biết khao khát lối sống chân thật
thì sẽ dám nói lên sự thật, dám bộc lộ bản thân mình.
2) Liên hệ với bi kịch của nhân vật viên quản ngục
a) Giới thiệu nhân vật viên quản ngục
b) Tình huống bi kịch của nhân vật
- Tuy là quản ngục, nhưng ông lại là một tù nhân chung thân trong hoàn cảnh đề lao tàn nhẫn,
lừa lọc. Con người chức phận đã cầm tù con người khát vọng trong ông.
- Sự xuất hiện của nhân vật Huấn Cao tại nhà ngục mà mình cai quản đã đặt viên quản ngục vào
sự mâu thuẫn:
+ Với tư cách là một ngục quan, ông phải có trách nhiệm giam giữ tên tử tù nguy hiểm theo
đúng phép nước
+ Với tư cách là một người say mê, tôn thờ cái đẹp và tài năng sáng tạo ra cái đẹp, ông phải có
trách nhiệm nâng niu, trân trọng, bảo vệ nhà thư pháp tài hoa
-> Quản ngục bị đẩy đến trước một lựa chọn nghiệt ngã đầy tính xung đột.
-> cuối cùng ngục quan tìm được cách giải quyết cho mình là sẽ biệt đãi Huấn Cao
c) Diễn biến cuộc gặp gỡ giữa viên quản ngục và Huấn Cao
- Những thái độ và hành động “biệt đãi”:
- Trong đêm cuối cùng trước khi tử tù HC phải vào kinh chịu án chém, vqn đã dám liều lĩnh tổ
chức một buổi cho chữ- xin chữ ngay tại phòng biệt giam của HC dù rằng hành động đó có thể
dẫn đến kết cục bi thảm.
-> Cuối cùng vqn đã được cảm hóa bởi cái đẹp và nhân cách cao thượng
3) Nhận xét về điểm gặp gỡ về những thông điệp sâu sắc mà các tác giả muốn gửi gắm
* Điểm khác nhau: 2 nhân vật thuộc 2 thể loại khác nhau, ở hai giai đoạn sáng tác khác nhau,
kết thúc khác nhau (Hồn Trương Ba phải chấp nhận cái chết để đi đến tận cùng chân lí “tôi
muốn được là tôi toàn vẹn”, còn Huấn Cao có cơ hội được thay đổi cuộc đời mình trong những
năm tháng cuối đời)
* Điểm gặp gỡ: qua bi kịch của 2 nhân vật, tác giả đã truyền tải những thông điệp sâu sắc:
- Trân trọng, ngợi ca và thể hiện niềm tin vào chất người đẹp đẽ của con người
-> Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống
lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
- Linh hồn và thể xác là hai phương diện tồn tại trong mỗi con người, có quan hệ hữu cơ với
nhau.
-> Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa xác và hồn.

You might also like