You are on page 1of 7

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

LƯU QUANG VŨ
I. Tác giả
- Lưu Quang Vũ (1948-1988) sinh tại tỉnh Phú Thọ, quê gốc tỉnh Quảng Nam.
- Trong quá trình trưởng thành, ông đã làm nhiều nghề, nhiều ngành, sống cuộc sống lăn lóc. Ông bước
vào lĩnh vực sân khấu từ năm 1979.
- Lưu Quang Vũ mất đột ngột cùng vợ, nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai trong một vụ tai nạn giao thông
ngày 29.8.1988.
- Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch xuất sắc nhất ở Việt Nam từ sau năm 1975. Những năm 80 (thế kỉ XX),
tên tuổi Lưu Quang Vũ nổi lên như một hiện tượng gây chú ý bậc nhất trong đời sống văn nghệ cả nước.
Công chúng náo nức đến với sân khấu kịch. Các đoàn nghệ thuật khởi sắc nhờ kịch bản Lưu Quang Vũ.
Trong một thời gian ngắn, chưa đến 10 năm, hàng chục kịch bản của Lưu Quang Vũ được dàn dựng; ở
những hội diễn, liên hoan sân khấu, hàng loạt vở diễn đoạt giải mang tên kịch bản của nhà viết kịch trẻ
tuổi.
- Lưu Quang Vũ là người có tài, đa tài và có sức lao động đáng khâm phục. Lưu Quang Vũ chỉ mới viết
kịch bản từ năm 1979, nhưng đến năm 1988, lúc ông mất, đã có trên 50 kịch bản. Trung bình mỗi năm,
Lưu Quang Vũ viết trên 6 kịch bản, với nhiều đề tài khác nhau.
- Trước khi trở thành nhà viết kịch nổi tiếng, Lưu Quang Vũ đã là nhà thơ từng làm xao động tâm hồn
bao bạn đọc bởi chất tươi trẻ ngọt ngào, bởi những hoài niệm đẹp… Khi làm thơ, viết truyện ngắn, cũng
như lúc viết kịch, Lưu Quang Vũ luôn có khát vọng được bày tỏ, được thể hiện tâm hồn mình và thế giới
xung quanh, có khát vọng được trao gửi và dâng hiến. Nguồn cảm hứng sáng tạo đó gặp bối cảnh đất
nước bước vào thời kì đổi mới càng trở nên thôi thúc, khiến con người nghệ sĩ ở Lưu Quang Vũ thể hiện
mạnh mẽ khát vọng của mình một cách tích cực, nhanh nhạy hơn. Viết kịch đối với Lưu Quang Vũ bây
giờ là một sự “can dự” trực tiếp vào quá trình đổi mới xã hội đang diễn ra.
- Không riêng gì Lưu Quang Vũ mà nhiều văn nghệ sĩ, chính quá trình đổi mới đất nước, đổi mới xã hội
đã tạo điều kiện cho những chuyển biến trong ý thức, trong tư duy nghệ thuật. Quá trình đổi mới đã mở
ra cho văn nghệ nhiều khả năng sáng tạo theo hướng dân chủ, phát huy năng lực, tự do, khả năng phản
ánh cuộc đời đa diện, đa chiều. Mặt khác, văn học – nghệ thuật trong bối cảnh đổi mới, đã có những tác
động tích cực trở lại đối với đời sống xã hội khi đi sâu khám phá đời sống tâm hồn, khát vọng cá nhân
chân chính, đặt ra những vấn đề xã hội, nhân văn của thời kì mới.
=> Như vậy, hiện tượng Lưu Quang Vũ là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, bản thân con người nghệ
sĩ và cả bối cảnh đời sống, bối cảnh văn học – nghệ thuật lúc bấy giờ. Trong đó, tài năng và bản lĩnh nghệ
thuật của Lưu Quang Vũ là quan trọng hơn cả.
- Kịch Lưu Quang Vũ phản ánh nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống, góp phần thiết thực vào công cuộc
đổi mới đất nước và đem đến cho sân khấu Việt Nam sức sống mới. Tài năng nghệ thuật Lưu Quang Vũ
phong phú, đa đạng, nhất là trong việc tạo tình huống kịch, sự kết hợp giữa tính thời sự và tính muôn
thuở, tính kịch và chất thơ. Kịch Lưu Quang Vũ hấp dẫn chủ yếu không phải bằng xung đột xã hội gay
gắt mà bằng xung đột cách sống và trong quan niệm sống, qua đó khẳng định khát vọng hoàn thiện cuộc
sống, hoàn thiện con người.
2. Tác phẩm
- Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được Lưu Quang Vũ viết từ năm 1981, đến năm 1984 mới được
công diễn. Đây là vở kịch được xem là hay nhất của Lưu Quang Vũ, đã được biểu diễn nhiều lần trên sân
khấu trong và ngoài nước.=> Có thể xem vở kịch là một trong những tác phẩm báo hiệu cho sự đổi mới
của văn học – nghệ thuật khi đất nước được đổi mới (bắt đầu từ năm 1986).
- Kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được Lưu Quang Vũ sáng tác từ cốt truyện dân gian quen thuộc
nhằm đặt ra những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn trong thời đại mới.
+, Tóm tắt truyện dân gian: Ông Trương Ba đánh cờ giỏi, một hôm bị chết đột ngột. Trên thiên đình có
ông Đế Thích đánh cờ giỏi, được phong là tiên cờ. Tiên Đế Thích thấy Trương Ba đánh cờ hay lại buổi
chết oan nên dùng phép cho nhập hồn vào anh hàng thịt để tiếp tục sống. Trương Ba sống trong xác anh
hàng thịt nên xảy ra tranh chấp chồng giữa hai người vợ. Việc đưa lên quan xét xử. Quan tiến hành phép
thử bằng cách ra lệnh cho người đàn ông lần lượt làm hai việc: mổ heo và đánh cờ. Người đàn ông không
biết cầm dao mổ heo, nhưng đánh cờ giỏi. Quan xử cho bà Trương Ba đưa người ấy về làm chồng.
+, Lưu Quang Vũ sáng tác vở kịch từ truyện cổ dân gian, nhưng không phải viết lại truyện cổ đó mà khởi
đầu tình huống kịch từ chỗ kết thúc của câu chuyện, khi Hồn Trương Ba được sống trong thân xác anh
hàng thịt.
- Qua vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ gửi gắm một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ
làm người: Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Nếu sống vay mượn,
chắp vá, không có sự hài hòa giữa vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và nhu cầu vật chất thì con người chỉ gặp
những bi kịch mà thôi. Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự có hạnh phúc, chỉ có giá trị khi được sống
đúng là mình, được sống tự nhiên trong một thể thống nhất.

1. Ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt?

1. Từ các hình tượng ẩn Đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt có nhiều ý
dụ nghĩa ẩn dụ. Có thể phân tích theo những hướng khác nhau.
- Xác hàng thịt là ẩn dụ Từ các hình tượng ẩn dụ:
gì?
- Xác anh hàng thịt: ẩn dụ về thể xác của con người, ẩn dụ về vật chất.
- Hồn Trương Ba: ẩn dụ về linh hồn của con người, ẩn dụ về tinh thần.
- Hồn Trương Ba là ẩn
Như vậy, cuộc đối thoại giữa xác hàng thịt với Hồn Trương Ba ở đoạn
dụ gì?
này là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn con người, giữa vật chất và
tinh thần. Thể xác và linh hồn là hai thực thể có quan hệ hữu cơ với nhau.
- Thực chất cuộc đối thoại Linh hồn là cao quý, nhưng thể xác cũng có tính độc lập tương đối của nó,
giữa hồn và xác ? có tiếng nói, có khả năng của nó. Linh hồn muốn tồn tại phải nhờ có thể
xác và muốn giữ được nhân cách của mình, phải đấu tranh với những đòi
hỏi không chính đáng của thể xác.

2. Tình huống kịch của Từ diễn biến cốt truyện ở đoạn này, ta thấy vở kịch tiềm ẩn các tình
đoạn đối thoại huống kịch sau:
- Hồn Trương Ba chấp - Hồn Trương Ba chấp nhận sống trong thân xác của anh hàng thịt. Kết
nhận sống trong xác cục này về hình thức tuy không khác gì truyện cổ dân gian, nhưng cuộc đời
hàng thịt đồng nghĩa với và con người Trương Ba đã khác: ông dần không còn là Trương Ba của
điều gì? ngày xưa nữa. Trái lại, Trương Ba đã là con người thô lổ, cộc cằn, chiều
xác thịt, sống cuộc sống thấp hèn. => Ẩn dụ về sự chiến thắng của thể xác
đối với linh hồn, sự phụ thuộc của con người vào hoàn cảnh, con người dần
tha hóa và tự đánh mất mình.
- Hồn Trương Ba chấp nhận sống trong thân xác của cu Tị, một đứa bé,
bạn của cháu mình. Với kết cục này, Hồn Trương Ba – hồn của một người
- Vì sao Hồn Trương Ba đã 60 tuổi, lại sống với thân xác của cậu bé lên 10 “còn chưa bắt đầu cuộc
không chấp nhận sống đời”. Bao nhiêu rắc rối sẽ xảy ra vì “làm trẻ con không phải dễ”. Nhưng
trong xác cu Tị – một đứa nếu Hồn Trương Ba chấp nhận kết cục đó để được sống cũng có nghĩa là
trẻ ngoan, bạn của cháu ông ta, vốn là một người hiền lành, nhân hậu, đã “cướp đi cái thân thể non
mình? nớt của cu Tị”. => Vì để được sống với bất cứ giá nào, con người đã tự
đánh mất mình, hoàn toàn trở thành kẻ ích kỉ, tàn ác.
- Hồn Trương Ba xin - Hồn Trương Ba, trong vở kịch, đã không chấp nhận cả hai tình huống
được “chết hẳn” để làm trên. Hồn Trương Ba đã tự nguyện xin “không nhập vào hình thù ai nữa”,
gì? xin được “chết hẳn”. => Đó là sự chấp nhận để Hồn Trương Ba thực sự là
của Trương Ba, để con người thực sự là Con Người.

2. Qua lớp Hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con dâu, cháu gái), anh (chị) thấy tính cách
Trương Ba đã có sự thay đổi ? Trương Ba có tự nhận thấy điều đó không? Thái độ ông ta thế nào?

2.1. Từ khi Hồn Trương Ba trú ngụ vào thân xác hàng thịt, ông bắt đầu cuộc
Sự thay đổi ở Trương sống kì lạ – “cuộc sống hồn nọ xác kia. Hồn ông hiền hậu phải sống trong
Ba xác anh hàng thịt kềnh càng thô lỗ… Cùng với sức vóc to béo là những tật
- Hồn Trương Ba chấp xấu tham ăn, nghiện rượu” (kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, Nxb. Sân
nhận sống trong xác khấu, 1988).
hàng thịt đồng nghĩa Như vậy, khi phải “sống hồn nọ xác kia”, Trương Ba đã có nhiều thay
với điều gì? đổi về tính cách: từ một người hiền hậu, giờ đã là một gã thô lỗ, “giọng
nói ầm ầm dữ tợn chẳng hiền hòa như xưa”. Ông Trương Ba ngày xưa
quý cây cối, giỏi làm vườn bao nhiêu thì “bàn tay giết lợn làm gãy tiệc
chồi non, chân ông to tè như cái xẻng, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới
ươm”. Thay đổi lớn nhất là “ông Trương Ba bây giờ”, như lời đứa cháu
gái, “xấu lắm, ác lắm”. Sự thay đổi đó, oái ăm thay, lại diễn ra mỗi ngày,
theo hướng xấu hơn, như chị con dâu – người vốn rất yêu quý ông, nhận
xét: “Mỗi ngày thầy một khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc,
nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc con cũng không nhận ra thầy nữa…”.

1.2. - Trương Ba nhận thấy sự thay đổi trong tính cách của mình rất rõ.
a, Trương Ba có tự Trong cuộc đối thoại giữa hồn và xác, ban đầu Hồn Trương Ba chê xác
nhận thấy điều đó hàng thịt chỉ là xác thịt âm u đui mù và lớn tiếng khẳng định mình vẫn có
không? một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn. Nhưng xác hàng
thịt đưa ra những bằng chứng về sự tham dự của Hồn Trương Ba vào
- Trong lí lẽ của xác những hành động đê tiện, chiều theo những đòi hỏi của hắn, Hồn Trương
hàng thịt, có những điều Ba đã bịt tai lại, không muốn nghe nữa. Hành vi ấy chứng tỏ Hồn Trương
gì đúng? Ba đã đuối lí, không thể phủ nhận những sự thật mà xác hàng thịt đưa ra.
- Trương Ba “bịt tai Cuối cùng, lâm vào sự tuyệt vọng trước những lí lẽ ti tiện của xác hàng
lai” chứng tỏ điều gì ? thịt, Hồn Trương Ba muốn thoát ra khỏi cái xác mà ông ghét bỏ nhưng rồi
đã phải bần thần nhập lại vào xác hàng thịt.
- Ngay từ đầu cuộc đối thoại, Hồn Trương Ba thể hiện một thái độ ghét
bỏ, từ chối với những gì thuộc về xác hàng thịt:
+, Ông ta chê xác hàng thịt chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa
b, Thái độ của Trương gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc. Sức mạnh ở xác hàng thịt là
Ba như thế nào ? thứ làm cho ông trở thành tàn bạo. Còn lí lẽ của hắn thì thật là ti tiện.
- Nhận xét của Hồn +, Tuy nhiên, khi chấp nhận cuộc sống hồn nọ xác kia, Hồn Trương
Trương Ba về xác hàng Ba dần dần đã phải chiều theo những đòi hỏi của xác hàng thịt, tham dự
thịt? vào những chuyện thấp kém của hắn. Đó là điều xa lạ với tính cách vốn có
của ông, là điều ông luôn ghét bỏ. Bởi vậy, để không bị xác hàng thịt khuất
phục, không để tự đánh mất mình, Hồn Trương Ba đã tìm đến giải pháp
- Cuối cùng Trương Ba nhằm thoát ra nghịch cảnh.
tìm đến giải pháp nào
để thoát khỏi nghịch
cảnh?

3. Sau khi Trương Ba xin trả xác cho anh hàng thịt thì Đế Thích định cho hồn ông nhập vào
cu Tị. Vì sao Trương Ba lại từ chối?

3.1. 3.2. Vì sao Trương Ba lại từ chối nhập hồn vào xác cu Tị?
Diễn tiến câu chuyện Có nhiều lí do khiến Hồn Trương Ba không chịu nhập vào xác cu Tị:
- Trương Ba vốn rất thương cu Tị, một đứa bé ngoan, khôn, lại là bạn
thân của cái gái nhà ông.
- Đế Thích cho Hồn - Cu Tị là con độc nhất của chị Lụa – hàng xóm, mới 10 tuổi. Đứa bé
Trương Ba thoát khỏi ấy không đáng phải chết.
xác hàng thịt, nhưng - Hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị là tái diễn bi kịch mà ông vừa
không muốn để hồn gánh chịu và đã cố vùng vẫy để thoát ra: “Không thể bên trong một đằng,
ông phải chết hẳn bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi trọn vẹn”.
bằng gợi ý để hồn - Hồn Trương Ba đã thấm thía: “Có những cái sai không thể sửa được.
nhập vào xác cu Tị, Chắp vá gượng ép chỉ càng sai thêm. Chí có cách là đừng bao giờ sai nữa,
bạn của cháu nội ông hoặc phải bù bằng một việc khác… Không thể sông với bất cứ giá nào…”.
vừa mới mất. Từ chối nhập hồn vào xác cu Tị, Trương Ba sửa sai bằng cách xin Đế
Thích cứu lấy đứa bé bởi vì đứa con đối với người mẹ “còn to lớn hơn cả
- Biết đó là thiện ý của ý muốn của bà tây Vương Mẫu”.
tiên Đế Thích, song
Hồn Trương Ba không Như vậy, từ chối nhập vào xác cu Tị, Hồn Trương Ba vì bản thân mình
nhận. không muốn lặplại bi kịch đã diễn ra, nhưng còn vì một ý muốn tốt đẹp,
nhân đạo hơn: cứu lấy trẻ con, cứu lấy con người không đáng phải chết !

4. Ý nghĩa đoạn kết 4. Ý nghĩa của Đoạn kết


- Đoạn kết ngắn, chỉ có - Lẽ thường, đoạn kết của một vở kịch khá căng thẳng. Tuy nhiên, ở
ba nhân vật (vợ Hồn Trương Ba, da hàng thịt, đỉnh điểm của sự căng thẳng nằm ở đoạn
Trương Ba, cu Tị và trước, khi Hồn Trương Ba từ chối không nương nhờ vào xác hàng thịt
cái Gái) xuất hiện, nữa, từ chối cả việc nhập hồn vào xác cu Tị để được sống tiếp tục. Hành
cùng với bóng Trương động đó thể hiện tính nhất quán trong quan niệm sống của Trương Ba,
Ba chập chờn. đồng thời khẳng định nhân cách cao thượng của ông và tư tưởng nhân
đạo cao cả của tác phẩm.
- Không còn xung đột
kịch, lời nói và cảnh - Đoạn kết vì thế không đóng vai trò mở nút của kịch. Trái lại, đoạn
vật giàu chất trữ tình. kết ở đây rất giàu chất thơ với ngôn từ tha thiết, thấm đẫm tình cảm, với
những hình ảnh tượng trưng về sự sống nảy nở, về sự bất tử của linh hồn
trong sự sống và trong lòng người. Trương Ba – nhân vật chính của vở
kịch, tuy đã chết vĩnh viễn, nhưng âm vang từ Đoạn kết của vở kịch lại
giàu tính lạc quan. Đó là khúc ca trữ tình ca ngợi sự sống, ca ngợi những
giá trị nhân văn mà con người luôn phải vươn tới và gìn giữ.

Đề: Suy nghĩ của anh (chị) về cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt trong cảnh VII
vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, vở kịch, đoạn đối thoại.

II. Thân bài


1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, vị trí
- Vở kịch được viết 1981, đến 1984 mới ra mắt công chúng. Tác phẩm ra đời trong bối cảnh đất nước ở
thời kì đổi mới. Có thể xem vở kịch là một trong những tác phẩm báo hiệu cho sự đổi mới của văn học.
- Tác phẩm sáng tác dựa vào cốt truyện dân gian nhưng có những thay đổi khá căn bản. Vở kịch tập trung
diễn tả tình cảnh trớ trêu của Trương Ba khi phải trú ngụ trong thân xác hàng thịt. Cuộc đối thoại giữa
Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt nằm trong cảnh VII của vở kịch cho thấy rõ nỗi đau khổ của Hồn
Trương Ba.
- Sau 3 tháng trú ngụ trong xác hàng thịt, Trương Ba ngày càng đau khổ trước tình cảnh trớ trêu của
mình. Trương Ba bị cường hào sách nhiễu, con trai hư hỏng không dạy dỗ được, bạn bè xa lánh, người
thân trong gia đình than phiền, đặc biệt chính Trương Ba chán ghét chính mình: “Không! Không! Tôi
không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này
lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể cồng kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi
tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!” Lời
độc thoại Hồn Trương Ba cho thấy sự dằn vặt, đau đớn muốn thoát khỏi Xác hàng thịt. Hành động kịch
đẩy tới cao trào. Hồn Trương Ba tách khỏi Xác và cuộc đối thoại bắt đầu.
2. Phân tích diễn biến của cuộc đối thoại
- Trong cuộc đối thoại, Xác có 13 lời thoại, Hồn có 12 lời thoại, Xác lên tiếng trước. Điều này cho
thấy nguy cơ Xác lấn át Hồn
- Từ cặp thoại 1 đến 3: Trong ba cặp thoại đầu, Xác và Hồn đều có lí lẽ thuyết phục
+ Xác: Tỏ ra xem thường Hồn, gọi Hồn là “cái linh hồn mờ nhạt”. Xác ý thức được sức mạnh của mình:
“Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi lấn át cả cái linh hồn cao khiết của ông
đấy!” Có lúc Xác dùng câu hỏi chất vấn, mỉa mai: “Có thật thế không?”
+ Hồn: Khinh bỉ Xác, gọi Xác là “cái xác thịt âm u đui mù”, “chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa
gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!”, “chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng
có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…”
- Từ cặp thoại 4 đến 8:
+ Xác vạch ra những phút yếu lòng của Hồn khi ở cạnh vợ hàng thịt: “Khi ông ở bên nhà tôi… Khi ông
đứng ở bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại… Đêm hôm đó, suýt nữa thì…”
Xác đưa ra những dẫn chứng của hồn cho thấy linh hồn bị thân xác chi phối như phàm ăn, đánh con bằng
bàn tay thô bạo của người hàng thịt.
+ Từ những dẫn chứng xác thực của Xác, Hồn bắt đầu đuối lí. Hồn lắp bắp: “Ta… Ta đã bảo mày im
đi!”, Hồn đưa ra lí lẽ: “Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.” Đây
là một lí lẽ không thuyết phục. Do vậy, Hồn đuối lí và phản ứng tiêu cực bằng cách bịt tai lại.
- Từ cặp thoại 9 đến 13:
+ Xác càng lấn lướt, khẳng định vai trò của mình: “Tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục”,
“Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn”. Xác còn lên tiếng phê phán quan niệm “siêu hình”, “cho tâm
hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác mãi khổ sở, nhếch nhác…”,
khẳng định nhu cầu của của thể xác là chính đáng. Đau đớn hơn, Xác còn giễu cợt, sỉ nhục, mỉa mai sự
giả dối, cao đạo của Hồn, gọi đó là “trò chơi tâm hồn”: “Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ
rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân
nhượng lại. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải
làm để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là… ông vẫn làm
đủ mọi việc để thỏa mãn những thèm khát của tôi!”
+ Trước lí lẽ đầy sức thuyết phục của Xác, Hồn chỉ chống trả yếu ớt: “Nhưng… Nhưng…”, rơi vào đau
khổ, bế tắc, tuyệt vọng bằng một tiếng than “Trời!” Cuối cùng, Hồn đành chấp nhận bị thân xác lấn át.
Từ chỗ gọi Xác bằng mày, đã gọi Xác bằng anh và bần thần nhập lại vào Xác, làm theo lời của Xác.
3. Ý nghĩa của cuộc đối thoại
- Trong cuộc đối thoại, Hồn Trương Ba là hình ảnh ẩn dụ chỉ đời sống tinh thần, đạo đức con người. Xác
hàng thịt là hình ảnh ẩn dụ chỉ đời sống vật chất, thể xác của con người. Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác
là cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác trong một con người. Đó là cuộc đấu tranh giữa các mặt khác
nhau trong một con người với ý nghĩa đa chiều, giữa nội dung và hình thức, giữa con người nhu cầu và
con người thiên chức, giữa cái cao cả và cái tầm thường.
- Nếu như trong dân gian đề cao và gần như tuyệt đối hóa vai trò của hồn, thì qua cuộc đối thoại giữa
Hồn và Xác, Lưu Quang Vũ đã đưa ra những quan niệm sâu sắc:
+ Một mặt, Lưu Quang Vũ kế thừa tư tưởng truyện cổ của dân gian. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của
linh hồn đối với thể xác. Tuy nhiên, nhà viết kịch không dừng lại ở đó. Đoạn đối thoại cho thấy, thể xác
và linh hồn là hai thực thể có quan hệ hữu cơ với nhau. Nhưng thân xác có sự tồn tại tương đối độc lập
của nó, thậm chí có khả năng chi phối linh hồn. Con người cần đánh giá đúng vai trò của thể xác, nhu
cầu sống chính đáng của bản thân, những lạc thú trần thế để có một cuộc sống toàn vẹn, hài hòa, hạnh
phúc.
+ Khi Xác và Hồn không có sự hoà hợp, thống nhất sẽ sinh ra những phiền toái và dẫn đến bi kịch. Vì
vậy, cần phải hiểu con người là một thể thống nhất. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân
xác phàm tục. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì đừng đổ lỗi cho thân xác, không
thể vỗ về an ủi mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Đồng thời, linh hồn phải đấu tranh những nhu
cầu không chính đáng của thể xác để vươn tới sự hoàn thiện nhân cách. Con người cần có sự tự ý thức,
tự chiến thắng bản thân và có khát vọng hướng thiện để có cuộc sống xứng đáng là con người.
+ Sống cần chân thật, sống vì hạnh phúc và sự tốt đẹp của mọi người là lối sống đúng đắn. Khi sống
không được là mình, sống vay mượn, sống giả dối, không hài hòa giữa tâm hồn và thể xác, con người chỉ
gặp bi kịch và cuộc sống trở nên vô nghĩa.
4. Nghệ thuật
- Cuộc đối thoại vừa có giọng điệu nghiêm trang, vừa thấm đượm ý vị mỉa mai, hài hước. Những câu thể
hiện sự đắc thắng của Xác, sự đuối lí của Hồn ẩn chứa một nụ cười trí tuệ, thể hiện bản lĩnh nghệ thuật
của người viết kịch, tạo được lời thoại đa thanh.
- Phần kết của màn đối thoại chứa đựng những yếu tố bất ngờ rất nghệ thuật. Mới nghe phần đầu của
cuộc đối thoại, người đọc khó hình dung kết thúc Hồn Trương Ba lại bần thần nhập vào Xác hàng thịt,
chịu sự thỏa hiệp với những lí lẽ vừa khó chịu, vừa chứa đựng những chân lí của Xác hàng thịt. Kết thúc
như vậy vừa hấp dẫn lại vừa thuyết phục người xem.
III. Kết bài
- Cuộc đối thoại mang ý nghĩa tư tưởng và chiều sâu triết lí.
- Đây là hành động kịch góp phần thúc đẩy xung đột kịch phát triển.

You might also like