You are on page 1of 22

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

NGUYỄN MINH CHÂU


II. Phân tích
1. Tình huống truyện
a. Cuộc trò chuyện ở toà án huyện
- Nguyên nhân:
- Đến lần thứ hai chứng kiến người
đàn ông đánh vợ, với mong muốn
bảo vệ kẻ yếu, Phùng đã can thiệp
và anh bị thương nhẹ.
- Với mong muốn cứu vớt người đàn
bà ra khỏi cuộc hôn nhân bạo lực,
Đẩu – chánh án huyện đã mời người
đàn bà hàng chài lên toà án huyện
để khuyên nhủ.
I. Tìm hiểu chung
1. Tình huống truyện
a. Câu chuyện ở toà án huyện
- Hình ảnh người đàn bà hàng chài:
Người đàn bà qua cái nhìn của Phùng
ban đầu là một kẻ quê mùa, thiếu hiểu biết. Vừa
vào phòng, bà ta đã ngồi sụp xuống góc phòng, e
dè, lo lắng, sợ sệt. Khi được Đẩu mời ngồi vào
ghế, mụ ta mới dám ngồi vào mép chiếc ghế đối
diện chánh án. Sau khi nghe lời buộc tội của Đẩu
dành cho người đàn ông, bà ta đã khiến cho tất cả
phải sửng sốt với lời khẩn thiết van nài: “Con lạy
quý toà...Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù
con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
II. Đọc hiểu
1. Tình huống truyện “Chị cảm ơn các chú... Lòng các chú tốt nhưng
a. Câu chuyện ở toà án các chú đâu có phải là người làm ăn cho nên
huyện các chú đâu có hiểu được cái việc của người
- Vẻ đẹp của người đàn bàlàm ăn lam lũ, khó nhọc”.
hàng chài:  Câu nói giản dị với ngôn từ bình dân nhưng lại
chứa đựng cái nhìn thấu suốt về cuộc đời. Mặc
dầu Phùng nhận ra đó không phải là những lời
dễ nghe nhưng anh cũng thấy được cái sâu sắc
nước đời của người đàn bà này.
 Chính một con người quê kệch, khốn nạn đã
chỉ ra thiếu sót của hai người lính: lòng tốt, sự
cảm thông với hoàn cảnh của người khác chưa
đủ để giúp họ ra khỏi khó khăn, cực khổ mà
cần có sự thấu hiệu hoàn cảnh, những nghịch
lí, mâu thuẫn của cuộc sống.
II. Đọc hiểu
1. Tình huống truyện * Lí do người đàn bà không thể bỏ chồng:
a. Câu chuyện ở toà án  Sự biết ơn. Bà ta đã chịu ơn cứu vớt của
huyện chồng khi còn con gái.
- Vẻ đẹp của người đàn bà  Bà vẫn có những phút giây “vợ chồng con
hàng chài: cái chúng tôi sống hoà thuận vui vẻ”.
 Sự tự nhận lỗi khi cho rằng mình đẻ nhiều
quá nên dẫn đến những vất vả, khổ sở của
gia đình.
 Hiểu bản chất của người chồng “cục tính
nhưng hiền lành lắm”.
 Hiểu lí do của những trận đánh: nghèo đói,
ức chế của cuộc mưu sinh, lam lũ vất vả
của cuộc sống thuyền chài nơi đầm phá 
Trái tim khoan dung, vị tha.
II. Đọc hiểu
1. Tình huống truyện * Lí do người đàn bà không thể bỏ chồng:
a. Câu chuyện ở toà án
huyện
 Kết thúc câu chuyện nơi toà án huyện là lí
- Vẻ đẹp của người đàn bà
hàng chài: do khiến cả Phùng và Đẩu đều phải cúi đầu
trước nghịch lí: sự chịu đựng của người đàn
bà hơn hết là “chúng tôi phải sống cho con
chứ không thể sống cho mình”, “vui nhất là
lúc nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”.
 Tấm lòng người mẹ giàu đức hi sinh.
II. Đọc hiểu
1. Tình huống truyện * Lí do người đàn bà không thể bỏ chồng:
a. Câu chuyện ở toà án  Vẻ đẹp của người phụ nữ:
huyện - Nhân hậu, vị tha, khoan dung
- Vẻ đẹp của người đàn bà - Người mẹ giàu đức hi sinh
hàng chài: - Người phụ nữ sâu sắc nước đời

 Chính vì vậy, bên cạnh một Đẩu đầy nghiêm


nghị là một Phùng trăn trở, lo âu. Cả hai đều
không thể can thiệp và không muốn can thiệp
vào gia đình người đàn bà hàng chài vì họ nhận
ra không thể thay đổi được những nguyên nhân
sâu xa dẫn đến nghịch lí, mâu thuẫn.
II. Đọc hiểu
2. Những suy nghĩ của -
Phần còn lại của tình huống là hình ảnh đầy ý
Phùng cuối truyện nghĩa biểu tượng: một chiếc thuyền vó bè giữa
cơn bão trên mặt đầm phá, gợi lên hình ảnh bất
an, đầy giông bão của cuộc đời, của con người.
- Bài học của người nghệ sĩ cuối cùng cũng đã
khiến anh nhìn vào tấm hình về chiếc thuyền
ngoài xa một cái nhìn khác, một ánh mắt khác.
Đó không còn là “cảnh đắt trời cho” nữa, không
còn là “tranh mực tàu của danh hoạ thời cổ”
nữa. Mà đó là hình ảnh của cuộc sống, của con
người với người đàn bà hàng chài lam lũ đi ra từ
tấm hình và hoà lẫn vào đám đông. Đó là một số
phận, một cuộc đời đầy khổ đau của người phụ
nữ ven biển miền trung
II. Phân tích
Đánh giá tình huống nhận thức:
1. Về nghệ thuật:
+ Nghệ thuật trần thuật: Nghệ thuật xây dựng tình huống đặc sắc với
những mâu thuẫn giàu kịch tính, trong đó có cả sự quan sát và miêu tả tinh
tế, tỉ mỉ, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Bao trùm lên tác phẩm là một giọng
buồn, đầy chiêm nghiệm về sự quan tâm và tình cảm ưu ái của tác giả đối
với con người và cuộc sống.
+ Khắc hoạ nhân vật: Các nhân vật được xây dựng đều có nét điển hình
cho số phận cũng như được khắc hoạ rõ nét về tính cách và phẩm chất
2. Về ý nghĩa:
Qua hai tình huống nhận thức của Phùng, NMC cũng đã đặt ra vấn đề
về trách nhiệm của người nghệ sĩ khi khám phá và miêu tả cuộc sống: cần
có cái nhìn sâu sắc, đa diện, đa chiều và nhìn với một tình yêu lớn đối với
cuộc đời, đối với con người.
ĐỀ 1: So sánh cách nhìn về nghệ thuật của Nam Cao trong câu “Nghệ
thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa
dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ những kiếp
lầm than” thường được coi là tuyên ngôn nghệ thuật quan trọng của
Nam Cao đưa ra trong tác phẩm “Giăng sáng” (1943) và sự nhận thức
mới về nghệ thuật của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong “Chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu để thấy rõ hơn các cách nhìn nhận về
chức năng nghệ thuật của văn chương.
Qua những nhân vật mà hai tác giả xây dựng trong các tác phẩm của mình
có thể thấy rõ hai cách nhìn cuộc đời: cuộc đời nhìn qua ánh trăng và cuộc đời
nhìn qua mắt lưới. Nghệ thuật cũng có thể là “ánh trăng” nhưng không thể là
ánh trăng lừa dối, mê hoặc, che đậy bất công. Nghệ thuật “không nên” và “ánh
trăng lừa dối” mà phải là ánh sáng soi chiếu để giúp độc giả thấy rõ hơn hiện
thực bất công và dẫn đường cho họ tới một sự nhận thức và giác ngộ cần
thiết. Nghệ thuật phải phản ánh chân thực cuộc sống. Nghệ thuật phải có sức
mạnh vừa phản ánh vừa tố cáo hiện thực, bắt độc giả không thể làm ngơ
trước hiện thực đen tối phũ phàng mọi kiếp người lầm than.
So sánh cách nhìn về nghệ thuật của Nam Cao và sự nhận thức mới về
nghệ thuật của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng

Cả hai cách nhìn cuộc đời này đều khó dẫn tới cuộc đời đích thực với muôn
hình vạn trạng đời thường của nó mà có thể nói rằng hạnh phúc thì ai cũng
giống nhau còn bất hạnh thì mỗi người một kiểu. Văn học phải chỉ ra những
mối bất hạnh ấy, phải chỉ ra những nghịch lí cuộc đời để cùng suy ngẫm, cùng
tìm ra câu trả lời. Văn học không được trốn tránh hiện thực, lại càng không
được che đậy sự bất công phi lí mà nhiều số phận phải chịu đựng. Nhà văn
phải nhập cuộc, phải đặt tình thương yêu nhân loại lên đầu. Nhà văn phải có
trách nhiệm khi cầm bút và phải nhận nhiệm vụ mà lịch sử giao phó để tạo ra
cái Chân, Thiện, Mĩ trong nghĩa đầy đủ nhất của các từ này,.. từ đó khẳng
định chức năng xây dựng, tạo dựng con người của văn học nghệ thuật. Chức
năng của nghệ thuật là giúp độc giả nhận thức và giác ngộ.
 
ĐỀ 2 : Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng, nét nổi bật ở người nghệ sĩ
này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp. Ý kiến khác thì nhấn
mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở,
lo âu về thân phận con người. Anh/chị có suy nghĩ gì về những ý kiến
trên?
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống
Mĩ, đồng thời là người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học
sau năm 1975. Ở giai đoạn trước, ngòi bút của ông theo khuynh hướng sử
thi, thời kì sau chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và
triết lí nhân sinh , có nhiều đổi mới trong nghệ thuật viết truyện.
- “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu ở
thời kì sau. Tác phẩm kể về chuyến đi thực tế của Phùng- một nghệ sĩ nhiếp
ảnh, qua dó thể hiện cách nhìn sâu sắc của tác giả về cuộc sống và sự băn
khoăn về thân phận con người.
ĐỀ 2
- Giải thích ý kiến:
+  Nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái
đẹp: khả năng khám phá, phát hiện tinh tế và sự rung động mãnh liệt trước
những vẻ đẹp phong phú trong cuộc sống.
+ Vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về
thân phận con người: mối quan tâm thường trực  đến số phận con người, nhất
là những mảnh đời bất hạnh, thái độ bất bình trước những ngang trái cuộc đời.
2. Phân tích:
a. Cảm nhận về nhân vật Phùng:
- Một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp:
+ Phùng tinh tế, nhạy bén, nắm bắt được cảnh đẹp trời cho -> mải mê, say
sưa cảm nhận và thưởng lãng, vồ ập nắm bắt và háo hức ghi vào ống kính
điêu luyện của mình.
+ Niềm hân hoan của khám phá và sáng tạo đã tràn ngập tâm hồn khi Phùng
chìm đắm trong những suy tưởng về sự thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện,
về sự tận thiện và tận mĩ của nghệ thuật và cuộc sống.
ĐỀ 2

- Một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người:


+ Thái độ khi chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài: sửng sốt, bức
xúc, căm phẫn, xông vào can thiệp để bảo vệ người đàn bà hàng chài…
+ Lắng nghe, day dứt với chuyện đời người đàn bà hàng chài; lo lắng, ám ảnh
về thân phận và tương lai của họ - nhất là bé Phác.
+ Từ đó, Phùng đã có những thay đổi quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời:
nghệ thuật phải đến gần hơn cuộc sống, nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vị
nhân sinh; người nghệ sĩ cũng phải đến gần với cuộc sống và con người,
không được có cái nhìn thờ ơ, vô cảm.
Nhân vật Phùng là đại diện tiêu biểu cho người nghệ sĩ chân chính với niềm
đam mê nghệ thuật và trái tim nhạy cảm, nhân hậu.
b. Nghệ thuật thể hiện:
- Nghệ thuật trần thuật
- Vai trò người kể chuyện: Phùng vừa là một nhân vật trong truyện, vừa là người
kể chuyện tạo nên tính đa dạng về điểm nhìn. Trong “Chiếc thuyền ngoài
xa”, Phùng được khắc họa với đời sống nội tâm sâu sắc.
- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc biệt (tình huống nhận thức). Nhân vật
phải liên tiếp đối mặt với những cảnh đời trái ngược qua đó làm nổi bật lên các
bình diện nhân cách của nhân vật nghệ sĩ.
3. Đánh giá:
- Hai ý kiến trên bàn về những vẻ đẹp khác nhau trong tâm hồn người nghệ sĩ
Phùng: ý kiến thứ nhất đề cao phẩm chất hàng đầu của một người nghệ sĩ: sự
nhạy cảm và niềm say mê cái đẹp; ý kiến thứ hai nhấn mạnh phẩm chất đáng quý
của người nghệ sĩ là tấm lòng hướng đến cuộc sống và con người.
- Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành cái nhìn cái nhìn thống
nhất và toàm diện về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật nghệ sĩ Phùng, giúp người
đọc nhận thức sâu sắc hơn vẻ đẹp của nhân vật này cũng như thấm thía hơn tư
tưởng của nhà văn. 
ĐỀ 3: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa
MỞ BÀI
“Chiếc thuyền ngoài xa” là sáng tác tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Minh
Châu thời kì đổi mới sau 1975. Tác phẩm rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận
đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Có
thể nói, đây là một trong những tác phẩm chứa đựng nội dung nhân đạo
sâu sắc.
II. THÂN BÀI
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đề bài
Giải thích : Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm
văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà
văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong
cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với
những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con
người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.
ĐỀ 3: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa

2. Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”:
a) Biểu hiện thứ nhất của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” đó là sự đồng cảm của nhà văn đối với cuộc đời người lao
động sau chiến tranh. Qua đó nhà văn lên án thói bạo hành trong cuộc
sống gia đình đang diễn ra trong xã hội: nhà văn đã miêu tả cuộc sống ấy
với bao nỗi nhọc nhằn của con người lao động thông qua hình tượng
người đàn bà hàng chài. Nhà văn cảm thương cho số phận bất hạnh của
chị
(Phân tích nỗi khổ của người đàn bà: xấu xí, nghèo khổ, nạn nhân của
bạo hành gia đình).
ĐỀ 3: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa

b) Biểu hiện thứ hai của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” đó là sự phê phán, lên án hành động vũ phu thô bạo của
người chồng trong đối xử với vợ, con (các em miêu tả cảnh người
chồng đánh vợ) .
Không những vậy, nhà văn còn thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng
nghèo cực, tối tăm của con người (cảnh đói nghèo, cơ cực, tình trạng bất
ổn, bất trắc trong cuộc sống …là nguyên nhân sâu xa của sự bạo hành và
sự nhịn nhục chịu đựng); đồng thời, Nguyễn Minh Châu cũng bày tỏ niềm
trắc trở trước cuộc sống của thế hệ tương lai (qua cách nhìn của nhà văn
đối với cậu bé Phác).
ĐỀ 3: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa

c) Biểu hiện thứ ba của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” đó là ở sự khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của con người lao
động mà tiêu biểu là người đàn bà hàng chài và đặt niềm tin vào
phẩm chất tốt đẹp của họ: Đó là vẻ đẹp của lòng vị tha, sự thấu hiểu lẽ
đời và tình mẫu tử sâu nặng (các em phân tích câu chuyện của người
đàn bà ở tòa án huyện). Trong hoàn cảnh đau khổ, nghèo khó, tăm tối
vẫn ngời lên vẻ đẹp của tình yêu thương, của đức hi sinh thầm lặng.
ĐỀ 3: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa

d. Biểu hiện thứ tư của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” đó là tư tưởng nhân đạo mang tính triết lí của tác phẩm, còn
được thể hiện ở việc nhà văn đặt ra vấn đề : làm thế nào để giải phóng
con người khỏi những bi kịch gia đình, bi kịch cuộc sống con người muốn
thoát khỏi đau khổ, tăm tối, man rợ cần những giải pháp thiết thực chứ
không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực
tiễn, cần rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và hiện thực đời sống.
(các em đưa thông điệp của nhà văn vào)
ĐỀ 3: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa

III. KẾT BÀI


Tóm lại, tinh thần nhân đạo trong “Chiếc thuyền ngoài xa” chính là tấm
lòng yêu thương, thông cảm, băn khoăn , trăn trở của Nguyễn Minh Châu
trong việc phát hiện đời sống và con người ở bình diện đạo đức thế sự.
Qua đó tác phẩm thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn ở giai đọan
sáng tác thứ hai : Văn học nghệ thuật phải gắn bó với cuộc sống, phải vì
con người…Quan niệm ấy đã khiến tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở
giai đọan này giàu nhân bản.Đọc tác phẩm của ông, người ta đau đớn,
day dứt về thân phận con người và cùang tràn đầy khát vọng làm người
cao đẹp
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
NGUYỄN MINH CHÂU

You might also like