You are on page 1of 2

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

- Nguyễn Minh Châu -


I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông “thuộc trong số những nhà
văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyễn Khải).
- Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường, Nguyễn Minh Châu là một
trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức
thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình
nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
- Các tác phẩm chính: SGK
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn
lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).
b. Tóm tắt: SGK
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
a. Phát hiện thứ nhất:
– Phùng nhìn thấy: Hình ảnh chiếc thuyền “như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”,
đường nét, ánh sáng, màu sắc đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp đơn giản, toàn bích-> Một cảnh “đắt” trời cho.
– Người nghệ sĩ hạnh phúc tột độ, thăng hoa trong cảm xúc sáng tạo, chụp liên hồi để ghi lại khoảnh
khắc tuyệt diệu ấy.
-> Chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ (Nghệ thuật)
b. Phát hiện thứ hai:
– Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: Người đàn ông vừa đánh vợ vừa nguyền rủa; người đàn bà cam
chịu, không phản kháng; đứa con trai nhỏ vì bảo vệ mẹ đã đánh cha,…-> Một cảnh bạo hành kì lạ.
– Anh kinh ngạc, hụt hẫng,“vứt máy ảnh” chạy đến.
-> Những nghịch cảnh trớ trêu của một gia đình thuyền chài (Cuộc sống).
=> Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý. Mỗi người trên cõi đời, nhất là
người nghệ sĩ, không nên nhìn đời và nhìn người một cách đơn giản, phiến diện.
2. Các nhân vật trong truyện:
a. Nhân vật người đàn bà hàng chài:
* Lai lịch, ngoại hình: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”
* Hoàn cảnh, thái độ: Bị chồng đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Bà thầm lặng
chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy.
* Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện:
- Bà được mời đến tòa lần thứ hai, chánh án Đẩu có nhã ý giúp bà thoát khỏi người chồng tàn bạo, bà
vái lạy và xin tòa đừng bắt mình phải bỏ chồng: “Con lạy quý tòa…Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con
cũng được, đừng bắt con bỏ nó.”
- Thấy Đẩu, Phùng ngạc nhiên, bà thay đổi cách xưng hô, cảm ơn họ, nói họ không phải người làm ăn
nên không hiểu được “cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc.” -> người đàn bà sắc sảo, kín đáo.
- Bà kể về mình và nêu nguyên nhân không bỏ chồng:
+ Ý thức thân phận: xấu “trong phố không ai lấy”.
+ Hiểu chồng mình không có bản chất tàn bạo: “Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính
nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi.” Nhận lỗi về mình:“Giá tôi đẻ ít đi”-> Cảm thông với
người chồng, giàu lòng vị tha.
+ Nhận thức về cuộc sống trên biển: cần có người đàn ông chèo chống lúc phong ba.
+ Tình thương con vô bờ: “vui nhất là lúc nhìn đàn con chúng nó được ăn no”, khi con lớn bà xin
chồng đem mình lên bờ mà đánh, gửi thằng Phác ở với ông ngoại, sợ nó làm điều gì dại dột với bố nó-> Người
mẹ giàu đức hi sinh, biết chắt chiu hạnh phúc và thấu hiểu đạo lí.
 Câu chuyện giúp Phùng hiểu về người đàn bà, hiểu về người chồng, về bạn mình, về chính mình.
Qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gởi
đến người đọc thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự
việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
b. Các nhân vật khác:
– Về người đàn ông độc ác: Cuộc sống đói nghèo đã biến “anh con trai” cục tính nhưng hiền lành xưa kia
thành một người chồng vũ phu. Lão đàn ông “mái tóc tổ quạ”, “chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”
vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình.
– Thằng Phác: thương mẹ theo kiểu một cậu bé còn nhỏ, theo cái cách một đứa con trai vùng biển.
– Người nghệ sĩ nhiếp ảnh: Vốn là người lính thường vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất
công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của
thuyền biển lúc bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo
hành của cái xấu, cái ác ngay sau cảnh đẹp huyền ảo trên biển. Hơn bao giờ hết, Phùng hiểu rõ trước khi là
một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường
tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
– Chánh án Đẩu: có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lý nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều, đơn giản trong
cách nhìn nhận, suy nghĩ.
4. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:
– Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy “hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai”
-> đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật.
– Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” -> đó là hiện
thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời.
 Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì
cuộc đời.
5. Nghệ thuật đặc sắc:
- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Nghệ thuật kể chuyện sinh động. Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở
nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật linh hoạt, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK

You might also like