You are on page 1of 3

DÀN Ý : PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

I.MỞ BÀI
Trong văn học cách mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách
là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể
hiện chủ yếu trong mối quan hệ với đồng chí, đồng bào, với kẻ thù. Sau năm 1975, văn
chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu
tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm
cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối
quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được nhu cầu
nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện Chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu là phát hiện về đời sống và con người theo hướng đó.
II.THÂN BÀI
1.KHÁI QUÁT TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
_Tác giả Nguyễn Minh Châu:
+ Nhà văn giàu tâm huyết, luôn trăn trở về một nền văn học xứng
đáng với tầm vóc dân tộc và với sự kì vọng của nhân dân
+ Ông là “một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài
năng nhất của văn học hiện nay”(Nguyên Ngọc).
+ Là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới
+ Sau 1975, sáng tác của nhà văn đi sâu khám phá sự thật đời sống ở
bình diện đạo đức thế sự
_Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa:

+ HCST: được sáng tác vào tháng 8/1983


+ In lần đầu tiên trong tập “ Bến quê “ (1985), sau được in lại trong
tập truyện cùng tên (1987)
+ Với ngôn từ dung dị đời thường kể lại chuyến đi thực tế của một
nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ
thuật và cuộc đời
2.PHÂN TÍCH:
2.1 Định nghĩa tình huống truyện:
- Là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến
cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác
giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
2.2 Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Được xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lí của Phùng,
một nghệ sĩ nhiếp ảnh săn tìm cái đẹp ở ngoài bãi biển và ở toà án huyện

- Ở ngoài bãi biển: nghệ sĩ Phùng đã phát hiện ra một cảnh đẹp trời
cho trên một vẻ đẹp mờ sương, mặt biển mà cả đời bấm máy anh chỉ có
diễm phúc bắt gặp được một lần: hình ảnh chiếc thuyền lướt vó nhạt nhoà
trong làn sương mù màu trắng buổi bình minh… Phát hiện ấy khiến người
nghệ sĩ cảm thấy sung sướng hạnh phúc, tưởng tâm hồn mình được gột rửa,
trở nên trong trẻo, tinh khôi, bắt gặp các tận Thiện, tận Mĩ.

+ Nhưng ngay sau đó, người nghệ sĩ lại phát hiện ra một sự thực
trớ trêu và đầy nghịch lí như trò đùa quái ác của cuộc sống. Nhân vật
Phùng dường như đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như
trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí mệt mỏi và cam chịu,
một lão đàn ông thô kệch dữ dằn độc ác, coi việc đánh vợ như một
phương cách giải toả những ấm ức khổ đau. Phùng cay đắng nhận
thấy: hoá ra đằng sau cái vẻ đẹp thơ mộng của “chiếc thuyền ngoài
xa” trên biển sớm mờ sương lại là một sự thực tàn nhẫn của bi kịch
gia đình. Đằng sau cái vẻ đẹp ấy mới là sự thực của cuộc đời. Cái vẻ
đẹp bên ngoài ấy nhiều khi thường đánh lừa ta như vậy.
- Trong toà án huyện là nghịch lí: người đàn bà hang chài van xin để
toà cho chị được sống cùng người chồng vũ phu. Câu chuyện về cuộc đời
chị đã giúp cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu “ngộ” ra được những chân
lí sâu sắc, éo le của cuộc đời.
3. Tổng:
Tác phẩm đã giúp nhà văn gửi gắm những thông điệp tư tưởng và nghệ
thuật: cái bên ngoài chưa hẳn là bản chất thật bên trong, nhiều khi còn đối lập với
phẩm chất bên trong, không phải bao giờ cái Đẹp cũng thống nhất với cái Thiện,
vì thế, cần phải có cái nhìn đa chiều sâu sắc, cảm thông với cuộc sống và con
người. Thể hiện tuyên ngôn nghệ thuật về trách nhiệm người nghệ sĩ: Không nên
tách rời nghệ thuật với cuộc đời, cần phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và
nghệ thuật, nghệ sĩ không được nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải
có tấm lòng, có can đảm, và biết trăn trở về con người..
III.KẾT BÀI:
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo nên những tình huống truyện trong
“Chiếc thuyền ngoài xa” khá độc đáo, tạo cho người đọc sự suy nghĩ về mối quan
hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống và đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng của xã
hội là khi nhìn cuộc sống chúng ta phải có cái nhìn đa chiều, chúng ta mới hiểu
cuộc sống sâu sắc hơn. Nếu nhìn cuộc sống một cách hời hợt, theo cảm tính, theo
sách vở... thì chúng ta chưa thể hiểu hết được những nghịch lí nhưng có lí của thực
tế cuộc sống. Và qua tác phẩm đã khẳng định cho tất cả người đọc thấy rằng
Nguyễn Minh Châu đúng là “một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và
tài năng nhất của văn học hiện nay”(Nguyên Ngọc).

You might also like