You are on page 1of 26

Chiếc thuyền ngoài xa

( Nguyễn Minhh Châu)

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh Châu

I CÁC DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP:

ĐỀ 1 : Phân tích 2 phát hiện của người nghệ sĩ.

ĐỀ 2 : Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài qua đoạn trích ở tòa án huyện

ĐỀ 3 : Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

ĐỀ 4 : Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

Đề 5: Khép lại tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã viết “Những tấm ảnh tôi mang về....hòa lẫn
vào trong đám đông”. Hãy phân tích ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng ở đoạn trích trên để
thấy được quan niệm thế giới về nghệ thuật.

Đề6phân tích nhân vật Phùng trong tác phảm Chiếc thuyền ngoài xa

Minh Châu.

II. Giải đề:

ĐỀ 1 : Phân tích 2 phát hiện của người nghệ sĩ trong tác phẩm ‘CTNX” của Nguyễn Minh
Châu. . Qua đó, anh/chị hãy nhận xét quan niệm của Nguyễn Minh Châu về mối quanhệ giữa
nghệ thuật và đời sống
Đề 2: Phân tích phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ trong tác phẩm ‘CTNX” của Nguyễn
Minh Châu. . Qua đó, anh/chị hãy nhận xét quan niệm của Nguyễn Minh Châu về mối quanhệ
giữa nghệ thuật và đời sống :
Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong
có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một
chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà
đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một
cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt
nhìn xuống chân.
Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt
lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói
chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng
người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất
xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày
chết hết đi cho ông nhờ!”.
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống
trả, cũng không tìm cách trốn chạy.
Tất cả mọi việc xẩy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há
mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào
tới.
Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác – thằng bé
trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm. Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ
căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi. Như một viên đạn trên đường lao tới đích
đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những
chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông.
Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé của tôi cũng như một người câm, và đến lúc này tôi
biết là nó khỏe đến thế!
Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế
nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa
khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc
ngược lên. Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dang thẳng
cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát.
(Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 12, NXBGD 2008, tr 72-73)

MỞ BÀI:

- Giới thiệu khái quát tác giả: vị trí, phong cách,...

- Giới thiệu khái quát tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, chủ đề

- Chép yêu cầu đề

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiên phong trongphong trào đổi mới văn học sau 1975. Sáng tác
của ông luôn mang đậm tính chất thế sự, đời tư, triết lý sâu sắc,“Chiếc thuyền ngoài xa là một
trong những tác phẩmnhư thế. Được sáng tác năm 1983, in trong tập truyệncùng tên năm 1987,
tác phẩm đã mang đến thông điệpsâu sắc về cách nhìn nhận nghệ thuật và đời sống, phảinhìn đa
diện, đa chiều, nhìn từ xa đến gần, nhìn từ hiệntượng đến bản chất. Trong phần đầu đoạn trích
“Chiếcthuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu khai thác thành công hai phát hiện của người nghệ
sỹ. Qua đó, tác giả đã thể hiện quan niệm về mối quanhệ giữa nghệ thuật và đời sống.

THÂN BÀI:

1- Giới thiệu khái quát: Tình huống dẫn đến phát hiện và phát hiện gì?
- Với nghệ thuật trần thuật lôi cuốn, hấp dẫn, tác giả đã xây dựngthành công tình huống dẫn đến
phát hiện của người nghệ sĩ. Phùng làphóng viên của tòa soạn báo, nhận nhiệm vụ của trưởng
phòng giaocho, anh đã khoác ba lô về bãi biển miền Trung. Sau gần một tuần phục kích, tìm
kiếm, suy nghĩ,Phùng đã phát hiện ra bức tranh nghệ thuật toàn bíchvà anh cảm thấy bối rối,
hạnh phúc. Ngay lúc đó,Phùng đã phát hiện ra bức tranh đầy nghịch lýtrái ngang, đó là cảnh bạo
lực diễn ra trong giađình thuyền chài. Phùng cảm thấy đau đớn,xót xa. Từ hai phát hiện đó của
nghệ sĩ Phùng,Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm quan niệm vềmối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện
thực đời sống.

2- Phân tích 2 phát hiện của người nghệ sĩ:

a) Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ là bức tranh nghệ thuật toàn bích , thơ mộng lãng
mạn

a1-Bối cảnh - Bức tranh đó hiện lên như thế nào?

+ Sau gần một tuần phục kích và tìm kiếm, nghệ sĩ Phùng đã phát hiện ra vẻđẹp toàn bích của
một bức tranh thiên nhiên vừa cổ điển, vừa lãng mạn. Đó là“Cảnh đất trời cho” của chiếc thuyền
lưới vó trên bãi biển mờ sương sớm.

+ Trong cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, bức tranh đó đẹp như một bức tranhmực tàu của danh họa
thời cổ: Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vàobầu sương mù trắng như sữa, có pha đôi chút
màu hồng hồng do ánh mặttrời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ em ngồi im phăng phắc
như tượngtrên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ. Toàn bộ bức tranh từđường nét
đến ánh sáng hài hòa đến độ toàn bích. Tất cả khung cảnh ấynhìn qua cái mắt lưới và tấm lưới
nằm giữa 2 chiếc gọng vó.

Với lối miêu tả chi tiết kết hợp với các từ láy giàu tínhchọn lọc: “lòe nhòe, hồng hồng, phăng
phắc, khum khum”,tác giả đã khắc họa được một bức tranh thiên nhiên cổđiển, lãng mạn,
thơ mộng biểu tượng cho nghệ thuật hoànmĩ.

A2-Thái độ, cảm xúc, hành động của Phùng

+ Đứng trước bức tranh thiên nhiên toàn bích đó, nghệ sĩ Phùng đãcó những cảm nhận tinh tế,
thăng hoa.

+ Cảm xúc của nghệ sĩ Phùng là một niềm hạnh phúc vỡ òa:Phùng cảm thấy bối rối, trong tim
mình như có cái gì bóp thắt vào,choáng ngợp, xúc động.

+ Phùng đã thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng “Cảnh đất trời cho”đó.Ngay giây phút đó,
Phùng đã thu vào trong máy ảnh của mình“Cảnh đắt trời cho” mà cả cuộc đời bấm máy mới có
thể bắt gặpmột lần trong đời. Phùng đã chụp hết ¼ cuốn phim vào chiếc máyảnh Pra-ti-ca của
mình.
Với lối miêu tả chi tiết, nghệ thuật khai thác tâm lí nhân vật đặc sắc, tác giảđã làm nổi bật
được những cảm nhận của Phùng về bức tranh thiên nhiênthơ mộng, lãng mạn. Qua đó, ta
cảm nhận được Phùng là một người nghệ sĩbiết rung động trước cái đẹp của thiên nhiên,
tạo vật, tinh tế và tài hoa.

A3- Từ phát hiện về bức tranh nghệ thuật toàn bích, hoàn mĩ đó, Phùng đã có những nhận
thức về nghệ thuật.

-Cái đẹp chính là đạo đức, nó hướng ta tới cái chân, cái thiện, cái mỹ trong cuộc sống.

-Phùng vừa nhận ra mình vừa khám phá cái chân lý của sự toàn thiện, khámphá cái khoảnh khắc
trong ngần của một tâm hồn. Bởi đứng trước cái đẹp đó,tâm hồn của Phùng như được gột rửa, trở
nên tinh khôi, trong trẻo, thuần khiết.

-Phùng cũng nhận được niềm hạnh phúc lớn lao cảu người nghệ sĩ là đượcthưởng thức, tận
hưởng, tận hiến trước vẻ đẹp của nghệ thuật. Đây chính làquan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”
của một số nhà thơ, nhà văn đương thời.

Qua đó, ta cảm nhận được Phùng là người nghệ sĩ say mê cáiđẹp, tinh tế tài hoa, tâm huyết
với nghề cầm máy

b) Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ là bức tranh cuộc sống đầy nghịch lí

b1-Bối cảnh - Bức tranh đời sống nghịch lý hiện lên như thế nào?

- Bối cảnh dẫn đến phát hiện thứ 2 của người nghệ sĩ là đang thăng hoatrước bức tranh nghệ
thuật toàn bích thì chiếc thuyền từ từ hướng vào bờ.Phùng đã phát hiện ra một bức tranh đời
sống đầy nghịch lý trái ngang.Đó là cảnh bạo lực diễn ra trong gia đình thuyền chài.Với giọng
văn thâm trầm, triết lý, tác giả đã phản ánhđược cảnh tượng nghiệt ngã, phũ phàng, thực tế vàđau
đớn. Bước xuống thuyền là một người đàn bà chạc ngoài 40, mụn rổ mặt,khuôn mặt bơ phờ, mệt
mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, quần áoướt sũng. Đi theo sau là một gã đàn ông với mái
tóc tổ quạ, lông màycháy nắng, đôi mắt đầy vẻ độc dữ, giọng nói cọc cằn. Người đàn bà đitrước
với thái độ đầy cam chịu. Ngay lúc đó lão đàn ông như một con thú dữ đã rút dây thắt lưng thời
lính Ngụy quật tới tấp vào lưng ngườiđàn bà. Lão vừa đánh vừa rên rỉ: Mày chết đi cho ông nhờ,
chúng màychết hết đi cho ông nhờ. Trước những trận đòn roi của người chồng,người đàn bà cam
chịu đến mức khó hiểu. Chị không van xin, khôngchống trả, không tìm cách chạy trốn mà gồng
lưng cho chồng đánh.Cảm nhận

B2- Đứng trước bức tranh đời sống đầy nghịch lý đó, Phùng đã có những thái độ , cảm
xúc , hành động dằn vặt, trăn trở, xót xa.

- Thái độ của Phùng đi từ bất ngờ đến kinh ngạc và phẫn nộ:

+ Phùng bất ngờ, không tin vào những điều đang diễn ra trước mắt mình.
+ Phùng cảm thấy kinh ngạc, há hốc mồm mà nhìn.

+ Phùng cảm thấy phẫn nộ trước hành động của gã đàn ông: Đây là gã

đàn ông tàn bạo nhất thế gian.Ta cảm nhận được Phùng là một con người biếttrăn trở, lo âu trước
số phận của người khác.

- Cảm xúc của Phùng hoàn toàn đối nghịch với bức tranh nghệ thuật toànbích. Đó là một nỗi đau
đớn, xót xa, trăn trở.

- Ngay lúc đó, Phùng đã vứt chiếc máy ảnh xuống, lao tới để bảo vệngười đàn bà. Một hành
động nhỏ nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Phùng sẵnsàng gác nghệ thuật sang một bên để lao đến với
cuộc đời khi cần. B3-Từ phát hiện về bức tranh đời sống đầy nghịch lý, Phùng đã có
nhữngnhận thức sâu sắc về cuộc sống.

- Cuộc đời không đẹp như mơ, mà còn rất nhiều nghịch lý và trái ngang.

- Nhiều khi vẻ đẹp bên ngoài che khuất cái xấu bên trong. Chiếc thuyền

đẹp như mơ ngoài xa lại ẩn chứa trong đó cảnh bạo lực gia đình.

- Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống còn quá xa vời.

- Người nghệ sĩ không chỉ biết rung động trước cái đẹp của nghệ thuậtmà còn phải biết trăn trở
trước số phận của những con người.c) Cảm nhận của tác giả

c- Nhận xét nâng cao Qua cảm nhận của Phùng, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện rõ quan
niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực đời sống.

- Chân lý của nghệ thuật nhiều khi chưa phải là chân lý của cuộc đời.

- Mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống còn quá xa vời. Nghệ thuật thìtoàn bích mà đời sống
còn nhiều trái ngang.

- Nghệ thuật chân chính phải gắn liền với cuộc đời vị cuộc đời● Đánh giá chung: Nội dung và
nghệ thuật

3- Đánh giá chung

“Chiếc thuyền ngoài xa” đã thể hiện đặc sắc về cả nội dung lẫn nghệ thuật.Xây dựng tình huống
truyện mang tính phát hiện, khám phá, nhận thức về đờisống, giọng điệu trần thuật đa dạng, ngôn
ngữ mộc mạc, triết lý, phù hợp vớitính cách của nhân vật, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, khai
thác tâm lýnhân vật đặc sắc, khắc họa tính cách nhân vật độc đáo. Tác giả đã góp phầnmang đến
thông điệp sâu sắc về cách nhìn nhận nghệ thuật, hiện thực đờisống con người: Cái đẹp không
phải là cái trừu tượng, mà nó là những gì mộcmạc, gần gũi nhất với chúng ta. Có khi đi suốt cả
cuộc đời, chúng ta vẫn khôngthể tìm ra được nếu không có cái nhìn phù hợp. Nếu không nhìn
bằng chínhtrái tim mình. Nhà thơ, nhà văn, người nghệ sĩ không được phép nhìn đời bằngmột
cách giản đơn, hời hợt mà phải nhìn đa diện, đa chiều, nhìn từ hiện tượngđến bản chất. Nghệ
thuật phải xuất phát từ đời sống, bởi vì cuộc đời đó mới là nghệ thuật chân chính.

KẾT BÀI:

“Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm tiêu biểu cho quan niệm sángtác của Nguyễn Minh Châu
sau năm 1975. Tác phẩm đã mang đếnnhững thông điệp sâu sắc về cách nhìn nhận nghệ thuật,
con người,hiện thực đời sống. Chính sự đặc sắc về nghệ thuật, sự phong phúvề nội dung đã góp
phần tạo nên sự thành công nổi bật cho tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu.

Đề: “Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh,đi quá mươi bước sâu vào
phía trong… Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền giang
thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát.

Ⅰ.MỞ BÀI:

• Giới thiệu khái quát về tác giả.


• Giới thiệu khái quát về tác phẩm:hoàn cảnh sáng tác,chủ đề,nội dung chính của truyện…
• Chép lại yêu cầu đề(đoạn trích)
Ⅱ.Thân Bài

1)Giới thiệu khái quát:

a)Tình huống dẫn đến phát hiện và kết quả phát hiện:

Tác giả đã đưa ra những tình huống độc đáo:nhận nhiệm vụ của trưởng phòng,Phùng để về
bãi biển miền Trung để chụp bức tranh có thuyền biển lúc mờ sương.Sau gần 1 tuần phục kích và
tìm kiếm Phùng đã chụp được bức tranh ưng ý trời cho.Đó là chiếc thuyền lưới vỏ trên bãi biển
mờ sương sớm.Anh cảm thấy bối rối hạnh phúc bởi chính mình đã được khám phá cái tản
thiện,tản mẽ của cuộc sống.Đó là một bức tranh vừa thơ mộng vừa lãng mạn đẹp như một bức
tranh mực tàu của danh họa thời cổ màu sắc đường nét hài hòa đến độ toàn bích.Đứng trước bức
tranh thiên nhiên toàn bích đó,Phùng đã có cảm nhận tinh tế.Anh thấy cái đẹp chính là đạo
đức,cái đẹp có khả năng thanh lọc tâm hồn con người.Niềm hạnh phúc lớn lao của người nghệ sĩ
là thưởng thức tận hưởng cái đẹp.Nhưng cũng chính lúc đó,chiếc thuyền đã tiến vào bờ.Phùng đã
có những phát hiện sâu sắc về hiện thực đời sống.Điều đó được thể hiện rõ ở đoạn trích sau.

b)Vị trí,nội dung đoạn trích:

-Đoạn trích trên được trích ở tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa’của tác giả Nguyễn Minh
Châu.
-Nội dung của đoạn trích kể lại bức tranh đời sống mà nhiếp ảnh Phùng trực tiếp chứng kiến
khi chiếc thuyền vào đến bờ cùng thái độ cảm xúc và nhận thức của Phùng khi phát hiện ra bức
tranh đời sống đầy nghịch lý và trái ng

2)Phân tích đoạn trích:

a)Khái quát lại các ý diễn ra trước đoạn trích của phát hiện thứ hai:

Bối cảnh dẫn đến phát hiện:

Nghệ sĩ Phùng đang thăng hoa trước bức tranh nghệ thuật toàn bích,thì chiếc thuyền từ từ
hướng vào bờ.Phùng đã phát hiện ra 1 bức tranh đời sống đầy nghịch lý,trái ngang,đó là cách bạo
lực diễn ra trong gia đình thuyền chài.Bước xuống thuyền là một nười đàn bà trạc ngoài 40,mụ
rõ mặt,khuôn mặt bơ phờ mệt mỏi sau 1 đêm thức trắng kéo lưới,quần áo ướt sũng.Đi theo sau là
1 gã đàn ông vs mái tóc tổ quạ lông mày cháy nắng,đôi mắt đầy vẻ độc dữ,giọng nói cộc
cằn.Người đàn bà đi trước với dáng vẻ đầy cam chịu.

b)Phát hiện thứ hai của Phùng là bức tranh đời sống nghịch lí:

b1)Phùng lặng lẽ quan sát những điều đang diễn ra trước mắt mình,đó là bức tranh đời sống đầy
nghịch lí trái ngang của cảnh bạo lực gia đình :“Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc
máy ảnh,…Chiếc máy chết hết đi cho ông nhờ!”.Người đàn bà với 1 vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục
không hề kêu một tiếng,không chống trả,cũng như không tìm cách trốn chạy.

b2)lối miêu tả chi tiết bối cảnh diễn ra cảnh bạo lực gia đình đã cho ta thấy sự nhức nhối của
cuộc sống hiện thực“Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh,….Họ đi đến bên
chiếc xe rà phá mìn”Ngay bãi xe tăng chiến tích của cuộc chiến dân tộc đã trải qua với những
cuộc chiến thắng lẫy lừng thì ngay lúc này lại đang diễn ra vấn đề nhức nhối của hiện thực đời
sống:Người đàn ông đánh người vợ tàn bạo,người vợ cam chịu cho chồng đánh,đứa con đánh lại
đề bảo vệ mẹ.Nguyễn Minh Châu đã khéo léo chọn bối cảnh diễn ra cảnh bạo lực gia đình để
khéo léo nhắc nhở chúng ta ngay sau chiến thắng vĩ đại của dân tộc là 1 cuộc chiến lâu dài,âm
ĩ,có sức nặng như cỗ xe tăng kia,đó chính là lối sống lạc hậu,đói nghèo,bạo lực gia đình đang
diễn ra sau hậu chiến tranh.

c)Những chuyển biến trong cảm nhận,thái độ hành động của Phùng khi phát hiện bức
tranh đời sống đầy trái ngang:

c1)Nếu ở phát hiện thứ nhất,Phùng cảm thấy bối rối,thăng hoa trong hạnh phúc,thì đứng
trước bức tranh đời sống đầy nghịch lý đó Phùng đã có những cảm nhận dằn vặt trăn trở và xót
xa.Những cảnh tượng đó khiến cảm giác,cảm xúc Phùng hoàn toàn thay đổi:Không còn thấy
hạnh phúc tràn ngập tâm hồn nữa mà kinh ngạc,đau lòng,nhận ra ngay sau cảnh đẹp của chiếc
thuyền ngoài khơi xa là sự bạo hành của cái xấu,cái ác.Phát hiện thứ hai của nghệ sĩ nhiếp ảnh
đầy nghịch lý,nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.Đó chính là phát hiện về
cuộc đời-một cuộc đời thực trần trụi,đau đớn.

c2)Nếu ở phát hiện thứ nhất,thái độ của Phùng trân trọng khoảnh khắc trời cho,thì bây giờ
thái độ của Phùng từ bất ngờ đến kinh ngạc và vẫn phẫn nộ.Bất ngờ không tin vào điều đang
diễn ra trước mắt mình: Cảnh gã đàn ông hàng chài ra sức đánh người vợ khốn khổ 1 cách tàn
bạo,dã man.Phùng kinh ngạc há hốc mồm ra mà nhìn:“Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh
ngạc đến mức,trong mấy phút đầu,tôi cứ đứng há hốc mồm mà nhìn.”Cảnh thằng Phác-con trai
gã đàn ông-chạy tới giật chiếc thắt lưng từ tay người cha nó,vung chiếc khóa sắt quật vào giữa
khuôn ngực trần của cha để che chở cho người mẹ đáng thương.Hành động của Phác vừa đáng
thương nhưng không thật đáng trách.Phùng cảm thấy phẫn nộ trước hành động của lão đàn
ông,đây là người đàn ông tàn bạo nhất thế gian.

c3)Nếu ở phát hiện thứ nhất,Phùng đã có hành động cầm máy ảnh liên tục để lấy cảnh đất
trời cho đam mê nghệ thuật đơn thuần,thì bây giờ,Phùng đã có hành động mang tính nhân văn
sâu sắc:“Thế rồi chẳng biết từ bao giờ,tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”.Ta cảm
nhận được Phùng là một con người biết chăn chở về số phận của con người.Cái tinh tế sắc sảo
của Nguyễn Minh Châu là xây dựng một chi tiết nhỏ nhưng có ý nghĩa và thông điệp lớn
lao.Nghệ thuật phải gắn với hiện thức đời sống.Người nghệ sĩ chân chính khi cần thiết phải biết
gác nghệ thuật sang 1 bên để đến với cuộc đời.Hành động Phùng vứt chiếc máy ảnh xuống lao
tới bảo vệ người đàn bà,một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa sâu sắc,Phùng sẵn sàng gác nghệ
thuật sang 1 bên để lao đến với cuộc đời khi cần.Nếu như nhân vật Vũ như Tô trong “Vĩnh biệt
Cửu Trùng Đài”ngay cả khi chết vẫn không ý thức được nghệ thuật đích thực phải vì lợi ích cuộc
sống của nhân dân thì với Phùng ngay phát hiện thứ hai đã giúp Phùng có những nhận thức sâu
sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.

d)Nhận xét về sự thay đổi trong nhận thức của Phùng và những thông điệp Nguyễn Minh
Châu muốn gởi gắm:

Nếu như qua phát hiện thứ nhất,Phùng nhận thức cái đẹp chính là đạo đức,niềm hạnh phúc của
người nghệ sĩ là được khám phá cái đẹp thì với phát hiện bức tranh đời sống đầy nghịch
lý,Phùng lại có những sự chuyển đổi sâu sắc trong nhận thức về nghệ thuật và đời sống.Cuộc đời
không đẹp như mơ mà còn trách nhiều nghịch lý và trái ngang.Nhiều cái vẻ đẹp bên ngoài làm
che khuất cái xấu bên trong,chiếc thuyền đẹp như mơ ngoài xa lại ẩn chứa trong đó cảnh bạo lực
gia đình.Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống còn quá xa vời,người nghệ sĩ không chỉ biết
rung động trước cái đẹp của nghệ thuật mà còn phải biết trăn trở trước số phận của con
người.Cũng qua nhân vật Phùng,Nguyễn Minh Châu đã thể rõ quan điểm của ông về mối quan
hệ giữa hiện thực và đời sống:Chân lí nghệ thuật nhiều khi chưa phải là chân lí của cuộc đời.Mối
quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống thì còn nhiều trái ngang.Nghệ thuật chân chính phải gắn liền
với cuộc đời vì cuộc đời…

3)Đánh giá chung:

“Chiếc thuyền ngoài xa”đã thế hiện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật xây dựng tình huống
truyện mang tính phát hiện khám phá nhận thức về đời sống,giọng điệu trần thuật đa dạng,nghiền
ngẫm triết lí phù hợp với tính cách của nhân vật,hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng,khai thác tâm
lý nhân vật đặc sắc,khắc họa tính cánh nhân vật độc đáo.Tất cả đã góp phần mang đến thông điệp
về cách nhìn nhận nghệ thuật đời sống con người:Cái đẹp không phải là cái trừu tượng mà nó là
những gì mộc mạc gần gũi nhất với chúng ta,có khi đi suốt cả cuộc đời chúng ta vẫn không thể
tìm ra được nếu không có cái nhìn phù hợp,nếu không nhìn bằng chính trái tim của mình.Người
nghệ sĩ không được phép nhìn cuộc đời 1 cách giản đơn,hời hợt mà phải nhìn đa diện đa
chiều,nhìn từ hiện tượng đến bản chất,nghệ thuật chân chính vị nhân sinh.

Ⅲ.Kết bài

“Chiếc thuyền ngoài xa”xứng đáng là tác phẩm tiêu biểu xuất sắc trong sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Minh Châu.Tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng đã mang đến cho chúng ta thông
điệp sâu sắc về nghệ thuật và đời sống.Chính sự đặc sắc về nghệ thuật,sự phong phú về nội dung
đã diễn tả thành công phát họa của nghệ sĩ Phùng với chuyển đổi sâu sắc trong nhận thức về đời
sống và nghệ thuật.

Đề 2

Phân tích nhân vật người đàn bà hang chài qua đoạn trích :

“Trong phút chốc ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà đầy lúng túng, đầy sợ sệt
nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể:

-Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ
nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu xí, trong phố không ai lấy,
tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan
lưới. Lão chồng tôi khi ấy là anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập
tôi.

Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:
- Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ
đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng
con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…

- Lão ta hồi bảy lăm có đi lính ngụy không? Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.

- Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính-bỗng mụ đỏ mặt - nhưng cái lỗi chính
là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

- Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi.

Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có được cái nghề lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng
đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

- Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không ?- Tôi hỏi.

- Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão lôi tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…
Giá mà lão uống rượu…thì tôi còn đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…
đưa tôi lên bờ mà đánh…

- Không thể nào hiểu được,Không thể nào hiểu được!- Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

- Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả
của một người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

- Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu,- bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền
phải có một người đàn ông… dù hắn man dợ, tàn bạo…

- Phải…Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! Đẩu và tôi cùng lúc thốt lên.”…

( Trích Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu- Ngữ Văn, tập hai, NX

Từ đó nhận xét giá trị nhân đâọ của tác phẩm.

Mở bài

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiên phong trongphong trào đổi mới văn học sau 1975. Sáng tác
của ông luôn mang đậm tính chất thế sự, đời tư, triết lý sâu sắc,“Chiếc thuyền ngoài xa là một
trong những tác phẩmnhư thế. Được sáng tác năm 1983, in trong tập truyệncùng tên năm 1987,
tác phẩm đã mang đến thông điệpsâu sắc về cách nhìn nhận nghệ thuật và đời sống, phảinhìn đa
diện, đa chiều, nhìn từ xa đến gần, nhìn từ hiệntượng đến bản chất. Trong đó ,đoạn trích sau đã
khai thác thành công nhân vật người đàn bà hang chài khi ở tòa án huyện và thể hiện giá trị nhân
đạo của tác phẩm: “Trong phút chốc ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà đầy
lúng túng, đầy sợ sệt nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể….. Không thể nào
hiểu được, không thể nào hiểu được! Đẩu và tôi cùng lúc thốt lên.”

Thân bài

1 GTKQ

- Người đàn bà hang chài là ai?


- Vai trò
- Tình huống dẫn đến câu chuyện
a Người đàn bà hang chài là một người đàn bà vùng biển quanh năm phải đối diện với sóng gió
biển khơi. Tác giả chỉ gọi bbangwf những từ phiếm chỉ “mụ” “người đàn bà “. Tất cả gói gọn
trong cụm từ “người đàn bà hang chài “ đầy xót thương. Nhưng đây là nhân vật ảnh hưởng đến
tư tưởng và chủ đề cửa tác phẩm.

Sau phát hiện bức tranh nghệ thuật toàn bich,Phùng cảm thấy bối rối , hạnh phút. Khi phát hiện
bức tranh đời sống đầy nghịch lí Phùng cảm thấy đau đớn, xót xa. Sau đó anh đã trở thành nhân
chứng bất đắc dĩ tại tòa án huyện. Ở đây, Phùng đã được lắng nghe câu chuyện đời tư của những
người đàn bà đổ vỡ ra những nhận thức sâu sắc về hiện thực đời sống vad con người. Điều đó
được thể hiện rõ ở đoạn trích sau.

b Vị trí , nội dung đoạn trích

Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm”CTNX” của Nguyễn Minh Châu.

Nội dung đoạn trích nói về cuộc trò chuyện giữa chánh án Đẩu , nghệ sĩ Phùng và người đàn bà
hang chài khi ở tòa án huyện . Qua cuộc trò chuyện này , Phùng đã có những nhận thức sâu sắc
về thân phận, phẩm chất con người trong cuộc sống.

2 Phân tích đoạn trích

a Đoạn trích đã làm nổi bật được số phận bất hạnh, đắng cay, tuổi nhục, thua thiệt, triền mien
trong khổ đau của người đàn bà hang chài.

-Qua lời kể của người đàn bà hang chài, ta cảm nhận được chị là 1 người phụ nữ đầy thua thiệt
“Từ nhỏ tuổi tôi đã à một đứa con gái xấu , lại rõ mặt sau một bận lên đậu mùa”.

-Đoạn trích cũng cho ta thấy được 1 cuộc sống lênh đênh, nghèo túng, mưu sinh khốn khổ của
gia đình thuyền chài:”cả gia đình phải lênh đênh trên chiếc thuyền con; ông trời làm động biển
suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn xương rồng luộc chấm muối.

-Cuộc sống của người đàn bà triền miên trong khổ đau của cảnh bạo lực gia đình:” bất kể lúc
nào lão thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh”.
Qua lời kể của người đàn bà, Phùng đã nhận thức được hình ảnh người đàn bà làng chài đang trôi
trên dòng đời với bao nhiêu nỗi đắng cay, tủi nhục, thua thiệt . Tác giả cũng đã thể hiện sự thấu
hiểu, lo âu cho số phận bất hạnh, tình trạng sống tối tăm nghèo khổ của con người.

b khi lắng nghe câu chuyện đời tự kể của người đàn bà hàng chài, Phùng đã khám phá ra được
những vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn khuất tấp đáng trân trọng của chị

b1 đoạn trích đã làm nổi bật được sư cúng cỏi ,bản lĩnh , giàu long tự trọng khát khao hạnh phút
của người đàn bà hang chài.

-Người đàn bà hang chài đã giải quyết bi kịch của đời mình một cách nhanh gọn và thuyết phục.
Chị kiên quyết không bỏ chồng. Bàng những trải nghiệm cuộc đời, bằng những lời nói sâu thăm
trái tim mình, người đàn bà đã thuyết phục cho Đẩu và Phùng hiểu được trên thuyền cần có một
người đàn ông dù hắn man rợn và tàn bạo đến đâu.

-Lời kể của người đàn bà đã giúp Phùng cảm nhận được đây là một người đàn bà giàu long tự
trọng: người đàn bà đã xin chồng không đánh mình trên thuyền mà đưa mình lên bờ đánh, bởi
chị không muốn nhân phẩm bị xúc phạm trước mắt các con. Chị cảm thấy xấu hổ , bối rối khi
gặp lại Phùng vì Phùng đã chúng kiến nhân phẩm của chị bị chà đạp, long tự trọng bị tổn thương.

-Trong tột cùng của nỗi đau triền miên lần đầu tiên trong gương mặt xấu xí của chị chợt úng sáng
lên hư một nụ cười khi nhắc đến người chồng: “ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng, con
cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ” Phùng cảm nhận được từ sâu thẳm trái tim người đàn bà
vẫn luôn khao khát một mái ấm gia đình trọn vẹn.

B2 qua lời kể của người đàn bà hang chài, ta cảm nhận được chị là con người sống tình nghĩa,
bao dung, vị tha, giàu đức hi sinh.

-Lời kể của người đàn bà hang chài giúp ta cảm nhậ được chị là người sống nghĩa tình. Chị luôn
biết ơn chồng vì đã mang đến cho mình một mái ấm gia đình và những đúa con “Lão chồng tôi
khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”.

-Trước những lời buộc tội của Phùng và chánh án Đẩu về sự tàn bạo của người chồng, người đàn
bà rất bao dung đã đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ cho hành động vũ phu của người
chồng:”Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ
đánh đập tôi,không biết uống rượu, từng trốn đi lính ngụy, khi nào khổ quá mới xách tôi ra đánh”

-Chị cũng nhận hết mọi tội lỗi về mình và đổ lỗi cho thiên nhiên mà không hề oán than chồng
một câu :” Giá tôi để ít đi, hoặc chúng tôi sắm được chiếc thuyền rộng hơn…”,” nhưng cái lỗi
chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá mà thuyền bị chật”.

 Bằng giọng điệu trâm thầm, đậm chất triết lí , tác giả đã làm nổi bật được sự tình nghĩa,
bao dung, vị tha, của người đàn bà hang chài.
B3 đoạn trích cũng làm nổi bật được vẻ đẹp của sự thấu hiểu lẽ đời sâu sắc, nhận thực cuộc sống
chân thực , cụ thể của người đàn bà hang chài.

-Qua lời kể của người đàn bà hàng chài ta cảm nhận được chị là một người thấu hiểu lẽ đời sâu
sắc. Chị hiểu được nguyên nhân nỗi khổ của mình:”Giá tôi đẻ ít đi hoặc sắm được chiếc thuyền
rộng hơn “ chị cũng hiểu sự lạc hậu của mình “Mong các chú cách mạng thông cảm cho đám đàn
bà hang chài ở thuyền tôi “. Chị cũng hiểu được chính hoàn cảnh sống làm thay đổi tính cách con
người :”chỉ khi nào khổ quá lão mới xách tôi ra đánh “.

-Chị cũng đã biết đặt mình vào vị trí người đàn bà hang chài để ứng xử mọi việc trong cuộc
sống:”Đàn bà ở thuyền chài chúng tôi phải sống cho con chứ không phải sống cho mình như ở
trên đất được “ lời nói giản dị nhưng sâu sắc biết bao bởi chị là người đàn bà hngf chài , thuyền
chài.

-Niềm vui của chị cũng gắn liền với hiện thực đời sống :”vui nhất là lúc nhìn đàn con tôi chúng
nó được ăn no”.

 Hình ảnh người đàn bà hàng chài gợi ta liên tưởng đến sự thấu hiểu lẽ đời sâu sắc của bà
cụ Tứ tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân
B4 đoạn trích giúp ta cảm nhận được tình thương con tha thiết của người đàn bà.

-Qua lời kể của chị, ta cảm nhận được người đàn bà chấp nhận nỗi đau đớn về thể xác và tâm
hồn là để có người đàn ông trên chiếc thuyền để nuôi đàn con trên dưới chục đứa.

-Nguyên tắc sống của chị là sống vì con chứ không thể sống vì mình:”ông trời inh ra đàn bà là để
uôi đẻ con rồi nuôi con cha đến khi khôn lớn “.

-Niềm hạnh phúc lớn lao của cuộc đời chị là “nhìn thấy đàn con chúng nó được ăn no”.

 Với giọng điệu trần thuật đậm chất triết lí, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật người
đàn bà hang chài qua đoạn trích. Ẩn sau ngoại hình thua thiệt, tính cách cam chịu, thái độ
quê mùa là người đàn bà yêu con tha thiết, nghĩa tình, thấu hiểu lẽ đời ssau sắc. Nguyễn
Minh Châu đã nhặt được hạt ngọc ẩn chứa trong tâm hồn người đàn bà hang chài .
C nhận xét nâng cao

Qua nhân vật người đàn bà hang chài, tác giả đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là sự âu lo
của tcas giả trước số phận bất hạnh, tình trạng sống tối tăm . nghèo khổ của con người . Tác giả
cũng thể hiện niềm tin mãnh liệt và vẻ đẹp phẩm chất của con người; nỗi trăn trở, xót xa về bạo
lực gia đình.

3 đánh giá chung:

Tác phẩm đã thể hiện thành công sự sâu sắc về ND và NT. Xây dựng tình huống truyện độc đáo,
giọng điệu trần thuật , đa dạng , ngôn ngữ giàu chất triết lí, khắc họa tính các nhân vật độc đáo ,
khia thác tâm trí nhân vật đặc sắc, hình ảnh giàu ý nghĩa biều tượng. Tất cả đã góp phần làm rõ
những thông điệp về cuộc sống mà tác giả muốn gửi gắm : Cái đẹp không phải là cái trừu tượng
mà dó là những gì mộc mạc, gần gũi với chúng ta. Có khi đi suốt cuộc đời ta khôn nhìn ra được
nếu không nhìn bằng trái tim mình. Nhà thơ nhà văn , người nghệ sĩ không nhìn được cuộc đời
một cách giãn đơn, hời hợt mà phải nhìn đa diện, đa chiếu , nghệ thuật phải bắt rể từ đời sống đó
mới là nghệ thuật chân chính.

Kết bài : “CTNX”xứng đáng là tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh
Châu. Tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng đã mang đến cho chúng ta cách nhìn nhận ,
đánh giá về con người , NT,cuộc sống. Chính sự đặc sắc về NT sự phong phú về ND đã góp
phần khắc họa thành công nhân vật người đàn bà hàng chài tại tòa án huyện.

Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu

I. Mở Bài
- Câu 1 + 2: đề 1
- Trong đó tác giả đã khai thác thành công tình huống truyện mang tính phát hiện khám
phá nhận thức về đời sống, nghệ thuật, con người
II. Thân Bài
1) Giới thiệu khái quát về tình huống
- Tình huống truyện là gì?
- Tình huống nào?
+ Tình huống truyện là những sáng tạo nghệ thuật do tác giả đặt ra để nhân vật bộc lộ tâm
trạng, hành động, nhận thức của mình.Tình huống truyện thường có ba dạng: tình huống
truyện mang tính tâm trạng, tình huống truyện mang tính hành động, tình huống truyện
mang tính nhận thức. Một chuyến đi thực tế đã làm thay đổi toàn bộ nhận thức con người
bởi trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, tình huống truyện mang tính nhận thức.
+ Nghệ sĩ Phùng đến bãi biển miền Trung để chụp bức tranh thuyền biển ban mai. Ở đây,
Phùng đã phát hiện ra những bức tranh thiên nhiên toàn bích và bức tranh đời sống đầy
nghichj lý. Qua lắng nghe câu chuyện của người đàn bà, Phùng đã vỡ ra được những
nhận thức sâu sắc thấm thía.

2) Phân tích tình huống truyện


a) Đến Với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, ta bắt gặp tình huống
truyện mang tính phát hiện về nghệ thuật và đời sống:
A1) Với ngôn ngữ tự sự đậm chất triết lý, tác giả đã làm nổi bật được tính phát hiện của tình
huống truyện
- Sau gần một tuần suy nghĩ tìm kiếm, Phùng đã phát hiện ra bức tranh nghệ thuật toàn
bích, đó là chiếc thuyền dưới vó lúc bình minh vừa lãng mạn, vừa cổ điển, đẹp như bức
tranh mực tàu của danh họa thời cổ. Phùng cảm thấy bối rối hạnh phúc và phát hiện ra cái
đẹp chính là đạo đức, cái đẹp có khả năng thanh lọc tâm hồn con người
A2) Cũng ngay giây phút đó Phùng đã phát hiện ra bức tranh đời sống đầy nghịch lý, đó là
cảnh bạo lực diễn ra trong gia đình Thuyền Chài: Người đàn ông đánh vợ tàn bạo, người vợ
cam chịu cho chồng đánh, người con đánh lại cha để bảo vệ mẹ. Phùng thấy phẫn nộ và tức
giận, phát hiện ra nghệ thuật thì toàn bích, còn đời sống thì nhiều nghịch lý trái ngang.

b) Từ những phát hiện trên và lắng nghe câu chuyện của người đàn bà tại tòa án huyện,
Phùng đã có những khám phá về đời sống con người
B1) Phùng đã có những khám phá nghịch lý giữa nghệ thuật và đời sống, cảnh thiên nhiên thì
toàn bích, còn cuộc đời thì đen tối. Cuộc đời không đẹp như bức tranh thuyền biển mờ sương
mà còn nhiều nghiệt ngã đắng cay.
B2) Phùng cũng khám phá ra được những bi kịch nghịch lý đang diễn ra trong gia đình
thuyền chài
- Người vợ tốt lại luôn bị chồng ngược đãi, bị đánh dữ dội, có khả năng bị đánh suốt đời
nhưng không muốn ai can thiệp và kiên quyết không bỏ chồng
- Người chồng là tội nhân của bạo lực gia đình nhưng lại là nạn nhân của cuộc sống đói
nghèo
- Thằng Phác vì quá thương mẹ thành ra căm ghép và chống lại Cha
- Bên trong một gia đình thuyền chài đầy nghịch lý lại sản sinh ra một người con gái áo
tím, xinh đẹp như nàng tiên cá
B3) Phùng đã có những khám phá mới mẻ về người bạn chiến đấu là chánh án Đẩu
- Đẩu là người tốt bụng, thẳng thắn, nhiệt tình nhưng lại giản đơn trong cách nhìn, cách
nghĩ, kinh nghiệm cuộc sống còn non nớt
- Cách giải quyết công việc của Đẩu thẳng thắn, nhanh gọn, nhưng thiếu thuyết phục và
không hiệu quả
c) Từ hai phát hiện và những khám phá về đời sống con người, tình huống truyện đã mang
đến sự nhận thức sâu sắc đúng đắn, chân thực của người nghệ sĩ và người cán bộ về
nghệ thuật đời sống con người
C1) Thông qua nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những nhận thức sâu sắc,
chân thực đối với người nghệ sĩ khi nhìn nghệ thuật và đời sống
- Phùng đã có những nhận thức chân thực, đúng đắn về nghệ thuật. Nghệ thuật làm theo sự
chỉ đạo của cấp trên tô hồng cuộc sống là nghệ thuật sai lầm, nghệ thuật giả dối. Mối
quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống còn quá xa vời, “Nghệ thuật thì toàn bích, đời sống
thì éo le ngang trái”, nghệ thuật phải bắt rễ từ đời sống vì cuộc đời mới là nghệ thuật chân
chính. Người nghệ sĩ không chỉ biết rung động trước cái đẹp mà phải biết bất bình trước
cảnh đời trái ngang
 Phùng đã có những chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về nghệ thuật
- Phùng đã có những nhận thức sâu sắc thấm thía về đời sống con người. Cuộc đời không
đẹp như mơ mà còn nhiều nghịch lý trái ngang. Phùng thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở
ngoài xa, chiếc thuyền cuộc đời lại ở rất gần. Nhiều khi cái đẹp của ngoại cảnh che khuất
cái xấu xa của đời sống. Bên trong con thuyền đẹp như mơ đó là cảnh bạo lực gia đình.
Nhiều khi cái xấu bên ngoài làm cái đẹp bị khuất lấp.Bên trong sự thô kệch, cam chịu,
thất học là một người đàn bà thương con, bản lĩnh, thấu hiểu lẽ đời sâu sắc. Phía sau hành
động đánh vợ tàn độc của người chồng là người đàn ông hiền lành, trốn đi lính Ngụy,
nặng gánh mưu sinh. Phía sau hành động lỗi đạo của thằng Phác đánh lại cha là tình yêu
to lớn dành cho mẹ. Chính hoàn cảnh sống đói nghèo lạc hậu, làm thay đổi tính cách con
người, người nghệ sĩ phải nhìn cuộc sống đa dạng đa chiều
 Nhận thức của Phùng chân thực, sâu sắc chạm đến được cái đẹp sâu sắc
C2) Thông qua chánh án Đẩu, tác giả đã gửi gắm những thông điệp cho những người cán
bộ khi nhìn nhận đánh giá về cuộc sống con người
- Có những chuyện tưởng đơn giản nhưng hóa ra rất phức tạp, giải quyết ly hôn cho người
đàn bà là đơn giản, nhưng mối ràng buộc rất phức tạp. Đằng sau cái vô lý là cái có lý.
Người đàn bà bị đánh là vô lý, nhưng chị ta không thể bỏ chồng là có lý do riêng: trên
thuyền phải có người đàn ông dù hắn man rợ tàn bạo.
- Muốn giải quyết vấn đề cuộc sống không chỉ dựa vào thiện chí pháp luật mà cần phải
thấu hiểu cuộc sống với những giải pháp thiết thực cụ thể.
- Người cán bộ không được nhìn cuộc sống con người một cách giản đơn, hời hợt mà phải
nhìn đa diện đa chiều
 Rất nhiều những nhận thức sâu sắc thắm thía đã vỡ ra trong Đẩu - vị chánh án
3) Bình Luận
- Tác phẩm đã thể hiện hiện sự thành công nổi bật về nội dung và nghệ thuật.
+ Nghệ thuật: đề 1
+ Nội dung: chính tình huống truyện mang tính phát hiện, khám phá nhận thức về đời
sống con người, nghệ thuật đã mang đến những ý nghĩa sâu sắc, tình huống truyện tạo
nên sự lôi cuốn, hấp dẫn. Tình huống truyện giúp tác giả khai thác được chiều sâu tâm lý
nhân vật. Qua tình huống truyện, tác giả đã mang đến những thông điệp sâu sắc: “đề 1”

III. Kết Bài


- Câu 1+2: đề 1
- Tác phẩm đã khép lại nhưng tình huống truyện mang tính phát hiện khám phá nhận thức
về đời sống con người, nghệ thuật vẫn còn giá trị muôn đời. Tôi xin mượn ý kiến của nhà
văn Trần Đăng Khoa để thay cho lời kết của bài viết này: “ Cuốn sách nào cũng phải phơi
mình trước nắng gió của thời gian, hơi nước rồi sẽ bay đi, chỉ còn muối mặn kết lại,
những gì là nghệ thuật đích thực thì sẽ tồn tại mãi với thời gian”
Đề 8: Khép lại tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã viết “Những tấm ảnh tôi mang về....hòa lẫn
vào trong đám đông”. Hãy phân tích ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng ở đoạn trích trên để
thấy được quan niệm về nghệ thuật và đời sống.

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả: phong cách, vị trí


- Giới thiệu tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, chủ đề
- Trích dẫn yêu cầu đề
- Trích dẫn đoạn trích
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiên phong trongphong trào đổi mới văn học sau 1975.
Sáng tác của ông luôn mang đậm tính chất thế sự, đời tư, triết lý sâu sắc,“Chiếc thuyền
ngoài xa là một trong những tác phẩmnhư thế. Được sáng tác năm 1983, in trong tập
truyệncùng tên năm 1987, tác phẩm đã mang đến thông điệpsâu sắc về cách nhìn nhận
nghệ thuật và đời sống, phảinhìn đa diện, đa chiều, nhìn từ xa đến gần, nhìn từ hiệntượng
đến bản chất. Trong đó đoạn trích sau đã diễn tả những ấn tượng lạ lùng, tâm trạng ray
rứt, trăn trở, những cảm nhận của Phùng về những tấm ảnh mình mang về và hiện rõ
quan niệm về nghệ thuật và đời sống:
“Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất không bằng lòng về
tôi….Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám
đông....”
II. Thân bài

1. Giới thiệu khái quát


Trả lời câu hỏi: Phùng là ai? Tình huống dẫn đến phát hiện của Phùng?

Vị trí và nội dung của đoạn trích.

a) Giới thiệu khái quát về Phùng


Với ngôn ngữ tự sự đậm chất triết lý, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Phùng. Phùng là
phóng viên của tòa soạn báo. Nhận nhiệm vụ của trưởng phòng đưa cho, anh đã đi tìm bức tranh
có thuyền biển lúc mờ sương. Sau một tuần phục kích và tìm kiếm, Phùng đã phát hiện ra bức
tranh nghệ thuật toàn kích và bức tranh đời sống đầy nghịch lý. Qua lắng nghe câu chuyện của
người đàn bà làng chài tại tòa án huyện, Phùng đã vỡ ra và nhận thức sâu sắc về hiện thực đời
sống, con người. Một chuyến đi thực tế làm thay đổi toàn bộ nhận thức của con người. Chính vì
vậy, khi trở về với tấm ảnh đắt giá trời cho, nhưng Phùng vẫn cảm thấy trăn trở, day dứt về mối
quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Điều đó được thể hiện rõ ở đoạn trích sau.

b) Vị trí, nội dung của đoạn trích

- Đoạn trích trên được trích ở phần cuối trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
- Nội dung của đoạn trích diễn tả những ấn tượng lạ lùng, tâm trạng ray rứt, trăn trở, những
cảm nhận của Phùng về những tấm ảnh mình mang về.
- 2. Phân tích đoạn trích
a) Đánh giá của mọi người về bức tranh Phùng mang về.
A1. Ngay mở đầu đoạn trích Phùng đã khẳng định:

“Những tấm ảnh tôi mang về .... bằng lòng về tôi”. Bởi đây là tấm ảnh Phùng đã chụp được của
chiếc thuyền lưới vó đang tiến lại bờ. Màu sắc, đường nét hài hòa đến độ toàn bích. Khung cảnh
đó đẹp như bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ vừa thơ mộng, vừa lãng mạn, vừa cổ điển

=> Đó là bức ảnh hoàn mĩ, kết tinh nghệ thuật toàn bích của thiên nhiên và tài năng may mắn của
người nghệ sĩ.

a2. Tấm ảnh chiếc thuyền ngoài xa đó được nhiều người yêu nghệ thuật đánh giá rất cao:
“Không những...sành nghệ thuật”.

- Đó là sự đánh giá cao cho những công sức mà Phùng đã bỏ ra để phục kích nhiều ngày
mới chụp được khoảnh khắc diệu kỳ đó, đó là cảnh đất trời cho mà cả cuộc đời bấm máy
mới có thể bắt gặp một lần
- Những người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu. Có lẽ, họ là
những người yêu nghệ thuật thuần túy. Cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh
toàn bích đáng thưởng thức, đáng treo ở những nơi sang trọng nhất. Bức ảnh đó được mọi
người cảm thấy vui sướng, tự hào khi sưu tầm được nó. Đối với họ, nghệ thuật là vô giá,
họ chưa ý thức được tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải gắn liền với hiện thực cuộc sống.
=> Đó là bức ảnh đem lại niềm hạnh phúc không chỉ cho người sáng tạo ra nó mà còn cho những
người am hiểu sâu sắc về nghệ thuật.

b) Ấn tượng lạ lùng của Phùng về bức ảnh

b1. Nhưng với bản thân Phùng anh lại có những ấn tượng hoàn toàn khác lạ về tấm ảnh. Nếu như
trước đây Phùng nhận thức được niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ là khám phá vẻ đẹp của nghệ
thuật, cái đẹp chính là đạo đức. Thì trải qua chuyến đi thực tế, Phùng đã có tâm trạng ray rứt, băn
khoăn trước bức ảnh hoàn mĩ: “Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng...suốt đêm”.
- Như vậy, khi nhìn thoáng qua bức ảnh, Phùng thấy đó là màu hồng hồng của ánh sương mai,
chất lãng mạn của nghệ thuật, chất thơ của cuộc đời. Nhưng nhìn lâu hơn, nhìn kĩ hơn, Phùng lại
thấy người đàn bà bước ra từ bức ảnh. Đó là hình ảnh của những con người khốn khổ đang trôi
trên dòng đời với bao nhiêu nỗi đắng cay tủi nhục, thua thiệt.

b2. Ngoài ra còn có thằng Phác, chị nó và người đàn ông hàng chà cục tính vũ phu. Đó là những
mảnh đời khốn khó. Nhưng lại để ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm trí của Phùng đó là hình ảnh
người đàn bà hàng chài. Chị tiêu biểu cho số phận của những con người đang trôi nổi trên dòng
đời với bao nhiêu nỗi đắng cay, tủi nhục, thua thiệt, bất hạnh. Hình ảnh người đàn bà hàng chài
đã trở thành nỗi ám ảnh đối với Phùng mỗi khi nhìn vào bức ảnh: “Mỗi lần ngắm kĩ thì tôi vẫn
thấy...” Tại sao chỉ riêng mình Phùng mới thấy như vậy mà những người khác thì lại không thể
thấy. Phải chăng là bởi vì Phùng đã biết nhìn kĩ, nhìn sâu, nhìn thẳng, nhìn xuyên qua áng sương
màu hồng, nhìn cho ra vẻ đẹp ẩn sau ngoại hình thô kệch, tính cách cam chịu, thái độ thất học
quê mùa. Điều quan trọng là Phùng không chỉ biết nhìn mà còn biết sống, đau với nỗi đau của
người đàn bà hàng chài, biết lắng nghe câu chuyện của chị. Đúng như quan niệm Nguyễn Minh
Châu đã từng nói: Nhà văn phải nhặt được hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người.

b3. Khép lại đoạn trích là hình ảnh: “ Mụ bước....đám đông” gợi lên một hiện thực trần trụi lam
lũ của cuộc đời. Một hình ảnh không còn thơ nữa mà rất đời. Những bước đi chắc chắn hòa lẫn
vào đám đông của người đàn bà hàng chài đã thể hiện được niềm tin của Phùng về sự hòa nhập
của họ trong hành trình đi trong cuộc sống.

c) Thông điệp về nghệ thuật tác giả gửi gắm

- Nghệ thuật làm theo sự chỉ đạo của cấp trên, tô hồng cuộc sống là nghệ thuật sai lầm,
nghệ thuật giả dối. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống còn quá xa vời.
- Cái đẹp không phải là cái trừu tượng mà nó ở rất gần ta, có khi đi suốt cả cuộc đời cũng
không khám phá ra được nếu không có cái nhìn phù hợp, không nhìn bằng chính trái tim
của mình.
- Nhà văn không được phép miêu tả cuộc sống một cách hời hợt, giản đơn. Anh phải biết
cày xới, đào sâu, nhìn đa diện, đa chiều, cúi xuống thật gần với số phận con người, lắng
nghe câu chuyện của họ.
- Nghệ thuật không thể xa cách hiện thực nhọc nhằn cơ cực của con người. Nghệ thuật
chân chính trước hết phải góp phần giải phóng con người thoát ra khỏi sự cầm tù của đói
nghèo và bạo lực
- d) Tiểu bình
- Truyện được xây dựng theo kết cấu vòng tròn, mở đầu là phát hiện ra bức ảnh, kết thúc là
ngắm ảnh và chiêm nghiệm. Giọng văn triết lý, thâm trầm, nghệ thuật tương phản bức
ảnh đen trắng mà lại thấy màn sương màu hồng hồng. Đoạn kết không chỉ khép lại câu
chuyện mà còn mở ra một hướng đi mới cho số phận con người. Đoạn trích cũng đã tổng
hợp lại toàn bộ ý đồ của tác giả cho những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời và nghệ thuật:
Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn
của con người.
- 3. Đánh giá chung.
- Chiếc thuyền ngoài xa đã thể hiện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Xây dựng tình
huống truyện mang tính phát hiện, khám phá, nhận thức về đời sống, giọng điệu trần
thuật đa dạng, ngôn ngữ mộc mạc, triết lí, phù hợp với tính cách của nhân vật, hình ảnh
giàu tính biểu tượng, khai thác tâm lý nhân vật đặc sắc, khắc họa tính cách nhân vật độc
đáo. Tất cả đã góp phần mang đến thông điệp sâu sắc về cách nhìn nhận nghệ thuật, hiện
thực đời sống con người: Cái đẹp không phải là cái trừu tượng, mà nó là những gì mộc
mạc, gần gũi nhất với chúng ta. Có khi đi suốt cả đời, chúng ta vẫn không thể tìm ra được
nếu không có cái nhìn phù hợp, nếu không nhìn bằng trái tim mình. Nhà thơ, nhà văn,
người nghệ sĩ không được phép nhìn cuộc đời một cách giản đơn, hời hợt mà phải nhìn
đa diện, đa chiều, nhìn từ hiện tượng đến bản chất. Nghệ thuật phải xuất phát từ đời sống,
phải vì cuộc đời, đó mới là nghệ thuật chân chính.
- Ⅲ.Kết bài
- Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu cho quan niệm sáng tác của Nguyễn Minh
Châu sau năm 1975. Tác phẩm đã mang đến những thông điệp sâu sắc về cách nhìn nhận
nghệ thuật, con người, hiện thực, đời sống. Chính sự đặc sắc về nghệ thuật, sự phân phối
về nội dung đã góp phần tạo nên sự thành công nổi bật cho tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu.

Đề: Phân tích tấm bi kịch của hồn Trương Ba trong vở kịch “ Hồn Trương Ba da hàng
thịt” để làm nổi bật những quan niệm về hạnh phúc lẽ sống của con người

I. Mở bài:
Lưu Quang Vũ là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của nền văn học nghệ thuật Việt
Nam hiện đại. Sáng tác của ông mang tính triết lí, tràn đầy hơi thở của cuộc sống, tính tranh
đấu cao, “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là tác phẩm tiêu biểu nhất. Được sáng tác năm 1981,
ra mắt công chúng năm 1984, tác phẩm đã mang đến những thông điệp sâu sắc: “Được sống
làm người là quý giá thật. Nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình
muốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta được
sống hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, nhận thức và hành động. Con người phải luôn biết đấu
tranh với nghịch cảnh để vươn tới điều tốt đẹp nhất”. Trong đó tác giả đã khai thác thành
công các màn đối thoại của hồn Trương Ba để làm rõ tấm bi kịch và mang đến nhiều thông
điệp sâu sắc về lẽ sống và con người.

II. Thân bài:


1. Giới thiệu khái quát:
Trương Ba là mọt người thợ làm vườn có tâm hồn cao khiết, yêu cây cỏ, sống nhân hậu, đánh
cờ rất giỏi, chưa đến số chết. Do sự nhầm lẫn của quan nhà trời, Trương Ba đã bị chết oan.
Hồn Trương Ba phải trú nhờ vào xác hàng thịt – một con người thô lỗ. Trước xung đột hồn
người này, xác người kia, hồ thanh cao, xác phàm tục, Trương Ba ngày càng trở nên vụng về,
thô lỗ, thực dụng. Ý thức được điều đó, Trương Ba trở nên dằn vặt, đau đơn ghê tởm với
chính mình. Trương Ba quyết định chống lại bằng cách thoát ra khỏi xác hàng thịt để tồn tại
độc lập.

2. Phân tích
a) Qua màng đối thoại giữa hồn Trương Ba xác hàng thịt, Trương Ba hiện lên với bi kịch đau
đớn, phải sống nhờ, sống gửi, sống không được là chính mình.

a1) Nguyên nhân dẫn đến cuộc đối thoại:

- Màn đối thoại giữa hồn và xác được rút từ cảnh của vở kịch ‘Hồn Trương Ba da hàng
thịt”. Hồn Trương Ba ý thực được nghịch cảnh trớ trêu của mình: hồn người này, xác
người kia, hồn thanh tao, xác phàm tục nên ông đã chủ động thoát ra khỏi xác.

- Đây là cuộc đối thoại căng thẳng quyết liệt mở ra nối tiếp những bi kịch của hồn
Trương Ba đòi hỏi phải giải quyết. Trương Ba muốn phủ định mối quan hệ giữa hồn và
xác.

a2)Diễn biến cuộc đối thoại:

a2.1) Trương Ba thốt lên đầy đau khổ: “Không! Không tôi không muốn sống như thế này
mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi. Cái thân thể
kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!...” Lời đọc thoại
cho thấy hồn Trương Ba đang ở trạng thái u uất, bế tắc, không lối thoát. Hồn Trương
Ba muốn phủ nhận mối quan hệ với xác vfa khẳng định hồn có đời sống độc lập của
mình.

- Ngay lúc đó xác đã tấn công hồn bằng những luận điệu có lí lẽ.
+ Xác khẳng định sức mạnh ghê gớm của mình và khẳng định sự lệ thuộc của hồn
với xác: “ Tôi có sức mạnh lấn át cả linh hồn cao khiết của ông đấy, tôi là cái hoàn
cảnh buộc ông phải quy phục. Ông không thể tách ra khỏi tôi được đâu, hai ta đã
hòa với nhau làm một rồi”.

 Quả thực những luận điệu xác hàng thịt đưa ra có lí lẽ sâu sắc. Khi phải chấp nhận hoàn
cảnh trớ truê để duy trì sự sống, hồn Trương Ba dường như không được còn là chính
mình. Ông hoàn toàn phụ thuộc vào những yếu tố vật chất thể xác. Ngay cả những việc
bình thường nhất, hồn Trương ba cũng phải nhờ vào xác hàng thịt “ông nhìn ngắm thế
giới, cuốc xới, nhìn ngắm người thân là nhờ các giác quan của hàng thịt”. Đó là nguyên
nhân khiến hồn Trương Ba rơi vào tình trạng bất lực trước sự sai khiến của thể xác âm
u đui mù.
 Tác giả muốn phản ánh khi con người phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố vật chất bên
ngoài sẽ bị nó chi phối và sai khiến.
a2.2) Trong màn đối thoại này, Trương Ba càng lúc càng đuối lí:

- Xác hàng thịt đã ve vãn hồn Trương Ba bằng lí lẽ ti tiện nhưng có sức hấp dẫn ghê
gớm: “Trò chơi tâm hồn” xác chủ động đưa ra: “Những lúc một mình một bóng, ông cứ
nghĩ rằng, ông có tâm hồn cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải
nhượng tôi. Làm xong điều gì xấu ông cứ đổ tội cho tôi để ông được thanh thản. Tôi
biết tâm hồn là thứ lắm sĩ diện. Hà hà miễn là ông vẫn làm đủ mọi việc để thỏa mãn
những thèm muốn của tôi.”

- Trước những lời vuốt ve, dụ dỗ của xác hàng thịt, hồn Trương Ba yếu thế, cảm thấy
kinh tởm và thốt lên: “ lí lẽ của anh thật ti tiện”. Thực chất hồn Trương Ba đã chấp
nhận trò chơi này từ khi nhập vào xác hàng thịt.

=> Qua đây tác giả phản ánh một bộ phận con người trong cuộc sống để đạt được danh
lợi của mình, họ sẵ sàng chà đạp lên những giá trị rồi lại đổ lỗi cho hoàn cảnh để giữ
mình trong sạch.

a2.3) Kết thúc cuộc đối thoại, hồn Trương ba càng lúc càng bất lực, đuối lí, bị động,
còn xác hàng thịt chủ động và đắc thắng:

- Hồn Trương Ba từ cao giọng, phủ nhận, xem thường xác: “Mày không có tiếng nói,
mày là thứ xác thịt âm u đui mù” đến chỗ chấp nhận xác có tiếng nói của bản năng:
thấp hèn đáng khinh. Trương Ba từ chỗ quát mắng, phủ định quyết iệt xua đuổi xác:
“mày nói láo” cho đến trả lời lúng túng gọi xác hàng thịt là anh “lí lẽ của anh thật ti
tiện” Trương Ba mạnh mẽ quyết liệt đấu tranh với xác hàng thịt cho đến khi quy phục
và tuyệt vọng “trời ơi”.

- Xác hàng thịt tỏ ra thách thức, cao ngạo: “Có đấy, tôi có tiếng nói đấy có khi lấn át cả
tinh thần cao khiết của ông”. Rồi xác lại buồn rầu thanh minh: “Sao ông lại có vẻ khinh
thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ!”. Rồi xác lại vuốt ve, an ủi
hồn: “Hai ta đã hòa lại với nhau làm một rồi”.

=> Hồn Trương Ba căng đắng, uất ức chống cự yếu ớt quy phục xác. Xác hàng thịt
đắc thắng chứng tỏ được uy quyền của mình và chi phối khủng khiếp với hồn. Xác
hàng thịt là biểu tượng đáng sợ của hoàn cảnh sống dung tục sai khiến, lấn ác linh
hồn. Xác hiểu được được hồn nghĩ gì và khao khát gì.

a3) Ý nghĩa của màn đối thoại:

- Qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, xác hàng thịt đắc thắng, hồn
Trương Ba bế tắc lúng túng nhưng vẫn nói lên được tiếng nói của mình dù yếu ớt, tác
giả đã mang đến thông điệp sâu sắc về lẽ sống. Khi con người phải sống trong cái dung
tục, phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố vật chất bên ngoài thì sớm hay muộn những phẩm
chất tốt đẹp cũng bị dung tục lấn át, tàn phá. Cuộc sống phải là sự hài hòa giữa tâm hồn
và thể xác.

b) Qua màn đối thoại giữa Trương Ba và những người thân trong gia đình, Trương Ba đang
phải đối diện với bi kịch tha hóa bị người thân cự tuyệt, xa lánh

b1) Nguyên nhân của màn đối thoại:

- Mọi người thân trong gia đình, phẫn nộ, xót xa khi Trương Ba không còn là ông
Trương Ba làm vườn ngày xưa nữa.
- Tính cách hiền lành giờ trở nên thô lỗ đánh con bắn cả máu mồm máu mũi. Hành
động tinh tế khéo léo lúc già trở nên vụng về. Trước đây ông tỉa cây cảnh rất giỏi
nhưng giờ vào vườn dẫm nát cây, tỉa cành bẻ cây, làm diều hỏng cả diều của cu Tị.
Lối sống càng ngày càng thực dụng. Ông chỉ chơi với bạn cường hào chức sắc, xa
lánh người dân lao động. Lối đánh cờ tinh tế ngày xưa trở nên thực dụng chỉ cần đánh
thắng bằng mọi âm mưu.
b2) Diễn biến của màn đối thoại

- Nỗi đau khổ tuyệt vọng của Trương Ba bị đẩy cao khi đối thoại với những người
thân. Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã muốn chết, nhất quyết
đòi bỏ đi: “Ông đâu còn là ông, ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”. Trương Ba chỉ
biết xám hối với những lời thoại ngắn và những câu hỏi: “Sao bà lại nói thế?”, “Sao
lại đến nông nỗi này?” Ông ngơ ngác, thản thốt, thẫn thờ, tê tái, tay ôm đầu đau khổ,
dằn vặt, tuyệt vọng.
- Cái Gái, cháu nội ông mới mười tuổi. Lời nói của trẻ con lại còn khoét sâu hơn bi
kịch đau đớn của ông. Nó nhất định cự tuyệt không chấp nhận ông. Nó phản ứng
quyết liệt dữ dội: “Tôi không phải là cháu ông. Ông nội tôi chết rồi. Ông nội đời nào
phũ phàng và thô lỗ như vậy” “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi lão đồ tể, cút đi!”. Lời
nói cháu gái làm cho Trương Ba đau đớn, run rẩy, bất lực.
- Niềm hi vọng cuối cùng của ông có lẽ là chị con dâu sâu sắc, chín chắn, thông cảm
cho hoàn cảnh trớ trêu của ông. Nhưng người con dâu cũng phải đành lòng nói lên
những suy nghĩ của mình: “Thầy bảo con, cái bên ngoài không đáng kể, chỉ có cái
bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm bởi con cảm thấy đau đớn, thấy mỗi ngày thầy
một đổi khác dần, mất mác dần đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy
nữa”. Trước lời lẽ chân thực của người con dâu, ông hoàn toàn tuyệt vọng.
b3) Ý nghĩa của màn đối thoại:

- Đối thoại với những người thân cho Trương Ba thấm thía tình trạng của bản thân để đi
đến hành động giải thoát quyết liệt.

- Ông nhận thức được rằng: “sống hay không sống không còn là vấn đề nữa. Cái quan
trọng là phải sống như thế nào cho ra một con người là cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn
cao quý của người lao động trong cuộc đấu tranh với cái dung tục để tự hoàn thiện
mình.
c) Cuộc đối thoại gữa Trương Ba và Đế Thích đã thể hiện khát vọng được sống toàn vẹn, tinh
thần dũng cảm dám đấu tranh với nghịch cảnh để trở thành con người hoàn thiện của Trương
Bá. Đây cũng là nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, lẽ sống và cái chết. Đây
cũng là màn đối thoại kết thúc bi kịch của Trương Bá.

c1) Nguyên nhân dẫn đến cuộc đối thoại:

- Do phải sống nhờ trong thể xác của hàng thịt, hồn Trương Ba phải chiều theo một số
nhu cầu hiển nhiên của xác thịt làm hồn nhân hậu, bản tính ngay thẳng của Trương
Ba bị nhiễm sự tầm thường, dung tục của xác thịt thô phàm, người thân xa lánh.
- Thấm thía nghịch cảnh của bi kịch sống không được là chính mình và người thân cự
tuyệt xa lánh, Trương Ba quyết định châm nhang để gọi Đế Thích và quyết chết để trả
lại sự trong sạch vẹn nguyên của tâm hồn.
c2) Diễn biến cuộc đối thoại:

c2.1) Mở đầu cuộc đối thoại là cuộc tranh luận vì quan niệm sống của Trương Ba và
Đế Thích. Qua cuộc tranh luận ấy, tác giả đã đề cao quan niệm sống “phải sống là
chính mình”.

- Mở đầu là lời độc thoại: “Mày đã thắng rồi đấy, cái thân xác không phải là của ta ạ.
Nhưng lẽ nào tao lại chịu thua mày” thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng quyết liệt giữa
hồn và xác, thể hiện nhân cách cao đẹp của Trương Ba.
- Trương Ba bày tỏ nguyện vọng với Đế Thích: “Tôi không thể tiếp tục mang thân anh
hàng thịt được nữa, không thể được” Thể hiện quyết tâm rời bỏ xác vì ý thức nghịch
cảnh trớ trêu của mình.
- Tiếp đến Trương ba nếu lên đòi hỏi chính đáng cũng như là quan điểm sống cao đẹp,
sống phải là chính mình: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được.
Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Câu nói thể hiện sự nghịch cảnh của Trương Ba.
=> Từ đó, Trương Ba lên tiếng đòi nhu cầu chính đáng của mình: “Tôi muốn được là
tôi toàn vẹn” Đây là khát vọng mãnh liệt của Trương Ba, khát vọng được sống hòa
hợp giữa bên trong và bên ngoài, nội dung và hình thức, thể xác và tâm hồn.

c2.2) Trước những yêu cầu của Trương Ba, Đế Thích đã đưa ra lý tuyết đám đông để
thuyết phục Trương Ba. Chính ông ta, Ngọc Hoàng và tất cả mọi người trên trời; dưới
đất đều không được sống là chính mình: “Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo
những gì tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải
khuôn ép mình cho xứng với danh hiệu Ngọc Hoàng”. Bởi sống là tồn tại, còn tồn tại
như thế nào là do hoàn cảnh, điều kiện mà con người buộc phải quy thuận. Đây là
quan niệm sống sai lầm đáng lên án.

- Trương Ba đưa ra những lập luận lên án Đế Thích: “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của
người khác đã là chuyện không nên, đằng này, cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào
anh hàng thịt” Trương Ba thẳng thắn: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng
sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”.
=> Lời thoại chỉ trích quan niệm sai lầm của Đế Thích với những suy nghĩ đơn giản
về cuộc sống. Những lời thoại của Trương Ba và Đế Thích ở phần này chủ yếu thiên
về cuộc đấu tranh vượt lên nghịch cảnh để chiến thắng bản thân bảo vệ linh hồn cao
đẹp.

c2.3) Phần sau của màn đối thoại chủ yếu thông qua cuộc đấu tranh “tồn tại hay không
tồn tại” Cuộc đấu tranh này toát lên nhân cách cao thượng và đức hi sinh của Trương
Ba:

- Trương Ba bày tỏ nguyện vọng: “Thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây,
tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho anh ta được sống lại với thân xác này”. Đế
Thích không chấp nhận cho rằng tâm hồn đáng quý của Trương Ba không thể thay
thế cho phần hồn tầm thường cua anh hàng thịt. Trương Ba lập luận rằng: “Tầm
thường nhưng đúng là của anh ta… chúng sinh ra là để sống với nhau”. Để khẳng
định quyết tâm của mình, Trương Ba trở nên mạnh mẽ đòi chết và hủy hoại xác. Ý
chí đó xuất phát từ khát vọng được sống là chính mình. Hoàn cảnh này, ổng cảm nhận
được thiên đường đẹp nhất để linh hồn có thể trú ngay sau khi chết là phục sinh trong
trái tim của những người yêu quý ông.
- Đế Thích lại đưa ra giải pháp muốn hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị “Ông sống
trong thân xác thằng bé ấy chắc sẽ ổn” Lời suy nghĩ giản đơn, phiến diện của Đế
Thích.
- Trước yêu cầu của Đế Thích, Trương Ba ngập ngùng: “Ông cho ta suy nghĩ một lát
đã” Ta cảm nhận lòng ham sống mãnh liệt của Trương Ba qua sự phân vân và cuộc
đấu tranh nội tâm dữ dội.
=> Điều khiến chúng ta trân trọng ở Trương Ba chính là tấm lòng cao thượng: “Tôi
không thể cướp cái thân thể non nớt của cu Tị. Ông hãy cứu lấy nó vì nó còn trẻ”.

c2.4) Đế Thích lại đưa ra lý thuyết về cái chết để đe dọa Trương Ba: “Ông có biết ông
vừa quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa”

- Trương Ba đã thẳng thắn chỉ ra cái sai của Đế Thích: “Có cái sai không thể sửa được.
Chắp và gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ ai nữa hoặc
phải bù bằng một việc đúng khác”. Ông đã khuyên nhủ Đế Thích. Cu Tị đã được sống
lại, còn Trương Ba lại được trở lại là chính mình không còn vật quái gỡ mang tên
“Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
c3) Ý nghĩa của cuộc đối thoại:

- Cuộc đối thoai đã thể hiện khát vọng được sống toàn vẹn hợp lẽ tự nhiên, chống lại sự
dung tục giả dối của người lao động. Qua đây, tác giả khẳng định: Cuộc sống cũng có
những sai lầm, bi kịch, chúng ta phải dũng cảm đứng lên để thoát ra khỏi nghịch
cảnh.
d) Màn kết của vở kịch thấm đẫm thấm đẫm chất thơ và chất triết lí

- Hồn Trương Ba nhập vào cảnh vật quen thuộc trong gia đình và gắn bó trong trái tim
những người yêu thương ông Trương Ba đã phục sinh linh hồn mình trong trái tim
những người yêu thương. Linh hồn ông mãi mãi bất tử trong màu xanh cây vườn và bất
tử trong những người yêu mến ông.

- Với ngôn ngữ nhẹ nhàng, đằm thắm bay bổng, giàu chất thơ, tác giả khẳng định triết lí
cuộc sống luôn tuần hoàn theo quy luật muôn đời, tre già măng mọc, sinh lão bệnh tử.
Trương Ba đã ra đi nhưng linh hồn ông vẫn còn mãi trong tâm trí những người thân
yêu.

e) Ý nghĩa triết lí sống: “Hãy sống là chính mình”

- Con người chỉ thật sự được hạnh phúc khi được sống là chính mình, được hòa hợp
giữa thể xác và tâm hồn, trong và ngoài, nội dung và hình thức trong một thể thống nhất
toàn vẹn.

- Muốn sống là chính mình, chúng ta phải biết hòa hợp được giữa linh hồn và thể xác.

- Con người phải luôn biết đấu tranh với cái dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch
cảnh để hoàn thiện nhân cách bản thân.

3. Bình luận

Tác giả đã thể hiện sự thành công nổi bật về nội dung và nghệ thuật, sáng tạo cốt truyện
dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh độc thoại nội tâm, độc thoại tinh tế. Hành động nhân
vật phù hợp với hoàn cảnh tính cách. Tình huống, xung đột kịch diễn ra hấp dẫn. Ngôn
ngữ kịch phong phú, triết lí. Tất cả đã góp phần diễn tả thành công các màn đối thoại bi
kịch của Trương Ba. Cũng qua đây, tác giả đã gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lẽ
sống “Cuộc sống phải hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, bên trong và bên ngoài, nội
dung và hình thức”.

III.Kết bài
“Hồn Trương Ba da hàng thịt” xứng đáng là vở kịch xuất sắc tiêu biểu nhất của nền văn
học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm đã mang đến những thông điệp xuất sắc về lẽ sống,
con người. Tác phẩm đã khép lại những giá trị mà tác phẩm mang đến vẫn còn giá trị
mãi muôn đời.

You might also like