You are on page 1of 4

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (NGUYỄN MINH CHÂU)

Các vấn đề trọng tâm:


1. Tình huống truyện thứ nhất thông qua 2 phát hiện của Phùng. Từ đó, nhận xét về
triết lí được rút ra.
2. Phát hiện thứ 2. Từ đó, nhận xét về triết lí được rút ra.
3. Những đoạn văn liên quan đến Người đàn bà hàng chài.
+ Loại đoạn văn trên bờ biển (PH2)
+ Loại đoạn văn ở tòa án huyện. (Số phận + Phẩm chất)
Du di lên/ xuống 1 số đoạn nhỏ.
Vấn đề nâng cao:
+ Giá trị nội dung: Nhận xét về giá trị nhân đạo của TP được thể hiện qua nhân vật
này. (kiến thức LLVH về giá trị NĐ)
+ Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật khắc họa/ xây dựng nhân vật
4. Những đoạn văn về nhân vật nghệ sĩ Phùng.
- Loại đoạn văn ở 2 phát hiện
- Đoạn văn trữ tình ngoại đề: (trực tiếp bộc lộ nghĩ suy, thái độ….)
+ Chiều hôm ấy … sóng gió giữa phá
+ Những tấm ảnh ….hết
………………………………………………………………………………………………….
I. GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM CTNX THÔNG QUA NHÂN VẬT
NĐBHC:
3 BƯỚC:
- LÀ GÌ? Kiến thức LLVH về Giá trị nhân đạo
+ khái niệm
“Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người
của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người thì cảm hứng
nhân đạo là cảm hứng bao trùm.” (Hoài Thanh).
+ biểu hiện chung: Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo rất đa dạng, là toàn bộ những tư
tưởng, quan điểm quý trọng các giá trị của con người, nhưng trong văn học có thể phân ra
bốn biểu hiện chính, đó là: thông cảm, thấu hiểu cho số phận con người; khám phá và tôn
vinh vẻ đẹp con người; tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người; nâng niu ước
mơ của con người hay mở ra một tương lai tươi sáng cho con người. (tiệm cận đến nhân đạo
cách mạng)
- NHƯ THẾ NÀO? Biểu hiện trong nhân vật:
<1> Bày tỏ lòng cảm thương chân thành, sâu sắc đến “nỗi đời cơ cực” của người
ĐBHC. (liệt kê ….) -> nhận định :” bênh vực cho người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác
hoặc số phận dồn đến chân tường”.
Enxa Triole: “Nhà văn là người cho máu”. Đúng như vậy, quá trình sáng tạo là một
quá trình gian khổ và quang vinh, đòi hỏi mỗi nhà văn phải dốc toàn bộ mồ hôi, nước mắt,
thậm chí là máu của mình, dốc hết bầu máu nóng trong tim để giao cảm với đời, mở rộng
tâm hồn để đón nhận những vang vọng tha thiết của cuộc đời. Hơn ai hết họ đã khóc với
những nỗi đau của thời đại, đã mỉm cười cùng nỗi hân hoan của thời đại, và hơn ai hết họ
hiểu thấu những ước mơ tha thiết, những khát khao cháy bỏng của con người thời đại. Mỗi
nhà văn, trong quá trình sáng tác, trước hết phải là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”(Sêkhop).
<2> Kiếm tìm, phát hiện, nâng niu, trân trọng ngợi ca, yêu tin những phẩm chất tốt đẹp
của nv “hạt ngọc ẩn giấu…”: liệt kê
- Ý NGHĨA?
Chữ TÂM (TẤM LÒNG CỦA NHÀ VĂN “ƯU ÁI” CUỘC ĐỜI VÀ CON NGƯỜI –
NHỮNG PHẬN NGƯỜI BẤT HẠNH, ĐAU KHỔ)
………………………………………………………………………………………………….
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM
<1> Nghệ thuật trần thuật:
a. Ngôi kể: Hình thức kể theo ngôi thứ nhất – nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Nhờ hình thức kể
chuyện này câu chuyện trở nên gần gũi hơn, kết quả chân thực hơn và cũng có sức thuyết
phục hơn. Với ngôi kể như thế, nhà văn có thể nhìn cuộc đời và con người ở các góc độ, cự li
khác nhau, lúc đứng gần, trực tiếp tham gia vào câu chuyện, lúc đứng ngoài, đứng xa quan
sát với tư cách của người dẫn truyện, lúc đối thoại trực tiếp với nhân vật, lúc độc thoại nội
tâm,
b. Điểm nhìn trần thuật: Sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật
Dịch chuyển điểm nhìn là điểm nhìn không ở một vị trí bất biến, cố định mà có
sự thay đổi dịch chuyển. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã đa dạng
hóa, di chuyển điểm nhìn từ tác giả đến người kể chuyện, đến các nhân vật như nhiếp ảnh
Phùng, rồi chánh án Đẩu và đặc biệt có lúc nhà văn trao cho nhân vật chức năng trần thuật để
cho người đàn bà hàng chài tự kể lại cuộc đời mình. Với giọng điệu thầm trầm, xót xa
thương cảm Nguyễn Minh Châu đã để cho người đàn bà hàng chài bộc lộ thông qua những
lời kể tâm tình ở tòa án huyện. Điểm nhìn từ nhân vật xưng tôi đã được dịch chuyển sang
nhân vật người đàn bà hàng chài qua đó thấy được những mảng tối sáng khác nhau về nhân
vật, khiến nhân vật hiện ra toàn diện sâu sắc hơn.
c. Giọng điệu trần thuật: Với giọng điệu thầm trầm, xót xa thương cảm, sâu lắng -> phù
hợp với PCNT: Tự sự - triết lí

<2> Nghệ thuật khắc họa nhân vật: qua dáng vẻ, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ: Nhà
nghiên cứu PBVH Trần ĐÌnh Sử từng nhận xét về NMC rằng: “Anh là nhà văn có biệt tài sử
dụng chi tiết, miêu tả chân dung, môi trường, khắc họa tâm lí”. Quả đúng như vậy, chân
dung nhân vật được nhà văn khắc họa bằng những chi tiết dáng vẻ, cử chỉ, hành động đặc
trưng đầy sống động. Dường như nhân vật không phải thuộc về 1 trang sách nào cả, mà như
con người thực bước tới với độc giả.

<3> Xây dựng THT đặc sắc: Chu Văn Sơn đã gọi tên đó là THT “nhận thức”: (khái niệm)
PH2 cùng với PH1 đã tạo nên 1 tình huống truyện kịch tính, đặc sắc. Truyện ngắn “Chiếc
thuyền ngoài xa” đã thể hiện những đổi mới thành công của Nguyễn Minh Châu. Bằng việc
xây dựng tình huống thắt nút và việc sử dụng những hình ảnh có sức biểu trưng lớn, tác
phẩm đã đi sâu khám phá cuộc sống đời thường với bao đa sự, đa đoan thời hậu chiến. Phải
có cái nhìn tinh tế, sâu sắc, Nguyễn Minh Châu mới thấu hiểu và phát hiện được những vẻ
đẹp thầm lặng ẩn giấu trong tâm hồn người phụ nữ khốn khổ ấy. Tác phẩm do vậy còn cho
thấy tài năng và tấm lòng người cầm bút của Nguyễn Minh Châu.

<4> Thi pháp “gói rào” (gói bọc và rào kín lại): 1 trong những biểu hiện của thi pháp này
trong đoạn trích là: gửi gắm triết lí qua các hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. (xem phần Vấn
đề nâng cao trên)
<5> Ngôn ngữ:

- Kể chuyện

- Nhân vật

Linh hoạt, sinh động, giàu giá trị biểu đạt biểu cảm, giàu tính triết lí

.....................................................................................................................................................

You might also like