You are on page 1of 6

MB:

Lã Nguyên đã nói về yêu cầu của văn chương nghệ thuật và thiên chức của người
nghệ sĩ “Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra
đại dương nhân bản mênh mông”.Nguyễn Minh Châu đã ý thức được sâu sắc thiên
chức ấy của người cầm bút trong công cuộc đổi mới văn học nên trở thành người
mở đường tinh anh và tài hoa của văn học Việt Nam sau năm 1975. Đứng trước sự
thay đổi của thời đại, nhận thức được nhu cầu đổi mới văn học, Nguyễn Minh
Châu đã người tiên phong gieo những hạt giống đầu tiên trên con đường đổi mới.
Nếu như trong giai đoạn trước Nguyễn Minh Châu sáng tác theo cảm hứng sử thi
đậm nét, sau năm 1975 ông đã chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề về
đạo đức và triết lý nhân sinh. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu có sức hấp dẫn
riêng biệt, nhà văn khẳng định bản sắc cá nhân nghệ sĩ bằng nét phong cách kết
hợp hài hòa chất triết lí cuộc đời với chất trữ tình lãng mạn, hình tượng nhân vật
được soi thấu trong quan hệ đa chiều, phức tạp và đề cao, tôn vinh những giá trị
cuộc sống. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn tiêu biểu cho sáng
tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Đây là một tác phẩm hay đậm tính nhân
văn, thể hiện một lối tư duy mới mẻ của nhà văn về cái đẹp, nghệ thuật và số phận
con người trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân
cách. Đoạn trích “Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng…lảo đảo ngã dúi xuống
cát” thuộc phần đầu của truyện đã diễn tả phát hiện của nghệ sĩ Phùng, từ đó góp
phần thể hiện một tình huống truyện có tính nhận thức.

KQĐ:
1. Khái quát
CTNX là một nhan đề có ý nghĩa biểu tượng, khơi gợi suy tưởng, hé mở tình
huống và góp phần thể hiện chủ đề của tp. Nhan đề bao gồm cả đối tựng quan sát
“chiếc thuyền”, cự li quan sát “ngoài xa”. Cùng một người quan sát, một đối tượng
quan sát, và gần như cùng một thời điểm quan sát nhưng ở những cự li khác nhau
sẽ cho kết quả khác nhau dẫn đến những xúc cảm và nhận thức khác nhau. Chiếc
thuyền xuất hiện trong truyện ngắn trước hết ở ngoài xa, đó là hình ảnh con thuyền
nhòa mờ trong màn sương huyền ảo của buổi sớm mai trên mặt biển xa, vẻ đẹp hài
hòa, toàn bích, cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh khiến người nghệ sĩ bàng hoàng
xúc động trong cảm nhận: Cái đẹp là đạo đức. Nhưng khi chiếc thuyền tới gần đó
là sự hiện hữu của một không gian sống đầy bi lịch của một gia đình hàng chài bị
bủa vây bởi đói nghèo, tăm tối và bạo lực, một thực tế khiến người nghệ sĩ kinh
ngạc và phẫn nộ.

 Sự đối lập tàn nhẫn giữa ngoại cảnh và hiện thực cuộc sống ở những cự li và
góc độ quan sát khác nhau khiến nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa trở thành một biểu
tượng khơi gợi những ý nghĩa những thông điệp sâu sắc về cách nhìn cuộc sống, về
trách nhiệm của người nghệ sĩ với nghệ thuật và cuộc đời.

2. Tình huống trong truyện ngắn được tạo dựng bởi những phát hiện đầy
nghịch lí

a. Phát hiện trên bờ biển

• Phát hiện ra cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh.

- Để làm một bộ lịch phong cảnh, Phùng được giao nhiệm vụ chụp một tấm
ảnh cảnh biển buổi sáng có sương, một tấm ảnh không có con người. Suốt một tuần
kiên nhẫn trên một vùng biển miền Trung, nơi có phong cảnh đẹp, có sương mù
tháng 7, cũng là chiến trường xưa, anh vẫn chưa chụp được bức ảnh nào ưng ý ->
phẩm chât đáng quý trọng của một nghệ sĩ có trách nhiệm với sáng tạo nghệ thuật,
có ý thức nghiêm túc trong lao động nghệ thuật – một công việc đòi hỏi tài năng,
tâm huyết và công phu.

- Điều kì diệu của nghệ thuật bất chợt đến với Phùng vào một buổi sáng khi
anh nhìn thấy một chiếc thuyền buồm trên mặt biển xa “ mũi thuyền …Trong cảm
nhận của Phùng đó là cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, là cảnh đắt trời cho… một
vẻ đẹp đơn giản và toàn bích – vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, lí tưởng, thánh thiện.
Cái đẹp đã mang đến những cảm xúc mãnh liệt, những khoảng khắc tràn ngập hạnh
phúc -> anh bối rối, trong tim …Phùng xúc động vì thấy mình may mắn được tạo
hóa ân thưởng, sự may mắn không có nhiều trong cđ những người luôn khao khát
được khám phá và sáng tạo cái đẹp. -> tư chất nghệ sĩ của Phùng: con người có
tâm hồn nhạy cảm, có những rung động tinh tế trước cái Đẹp. Trong giây phút
thăng hoa của cảm xúc nghệ sĩ còn phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức,
cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, gột rửa để trở nên trong sáng, thánh
thiện hơn.

- Trước vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, Phùng đã đi đến tận cùng của rung động
và say mê. Anh cảm thấy “bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”.
Phùng không chỉ xúc động mà còn “hạnh phúc tràn ngập tâm hồn” khi tìm kiếm
cái đẹp cho sáng tạo nghệ thuật. Điều này cho thấy vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài
xa đã tác động mãnh liệt đến tâm hồn Phùng, khơi dậy trong anh những cảm xúc
thăng hoa kì diệu. Trong khoảnh khắc ấy, những tư tưởng, chân lí tươi mới về nghệ
thuật được anh khám phá, phát hiện. Anh nhân ra “cái đẹp chính là đạo đức”, nó
khiến tâm hồn anh trở nên “trong ngần”, đẹp đẽ và thánh thiện. Và trong sự say
mê đến không cưỡng nổi, trong sự thăng hoa của cảm xúc, anh đã “bấm liên
thanh một hồi hết một phân tư cuốn phim” để vĩnh cửu hóa vẻ đẹp của cuộc
sống.

- Qua rung cảm của Phùng về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy anh là một
nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có sự say mẽ và rung động mãnh liệt trước
cái đẹp. Đặc biệt, anh có cái nhìn lãng mạn vẽ cuộc đời. Đây là những phẩm chất
cần có của người nghệ sĩ.

- Qua phát hiện thứ nhất của Phùng về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn
Nguyễn Minh Châu đã cho ta hiểu rằng: hạnh phúc của người nghệ sĩ là hạnh phúc
của khám phá và sáng tạo. Để có được niềm hạnh phúc ấy, người nghệ sĩ phải đam
mê hết minh vì nghệ thuật. Không chỉ có vậy, nhà văn còn gửi gắm quan niệm mới
mẻ về cái đẹp. Đó là, cái đẹp tự nhiên có sự hài hòa giữa đơn giản và toàn bích.

2. Luận điểm 2 : Nếu phát hiện thứ nhất của Phùng chứa đầy sự thơ mộng thì
phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ lại chứa đầy nghịch li. Đó là sự thật cuộc
đời đằngsau vẻ đẹp tuyệt dinh của ngoại cảnh.

- Chiếc thuyền lưới vỏ ở ngoài xa đẹp như một bức ảnh nghệ thuật nhưng khi chiếc
thuyền ấy đâm thẳng vào bờ thì lại phơi bày một sự thật tàn nhẫn. Những con
người bước ra khỏi màn sương mờ ảo bằng trở thành tội nhân và nạn nhân của bạo
lực gia đình. Người đàn ông "hùng hổ” đã "trút cơn giận như lửa cháy bằng cách
dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng
hộc, hai hàm răng nghiến ken két. "Còn người đàn bà thì “cam chịu đẩy nhẫn nhục,
không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn".

- Trước cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài, Phong đã “kinh ngạc” đến mức “cứ
đứng há mồm ra mà nhìn". Bởi anh không thể ngờ đáng sau vẻ đẹp toàn bích của
ngoại cảnh lại là cái ác, cái xấu, là sự tàn nhẫn đến mức không thể tin nổi. Hóa ra,
“cảnh đất trời cho" kia chỉ là vẻ đẹp bên ngoài che lấp mất bản chất của đời sống .
- Sau giây phút kinh ngạc , Phỏng đã hành động “anh đã vứt chiếc máy ảnh xuống
đất chạy nhào tới". Hành động này cho thấy, dường như ở Phủng đã có một sự biến
đổi trong nhận thức. Phải chăng anh đã nhận ra rằng trước khi là một nghệ sĩ biết
rung động trước cái đẹp thì hãy là một con người biết yêu ghét trước những lẽ đời
thường tình, biết dũng cảm chống lại cái ác, bảo vệ người yếu đuối. Đó chính là
bản chất người lính ở Phùng.

- Phát hiện thứ hai của Phủng là một sự kiện có tính chất bước ngoặt làm thay đổi
nhận thức của anh. Trước đó, Phùng nhìn đời bằng con mắt lãng mạn của một nghệ
sĩ. Nhưng khi chứng kiến bi kịch trong gia đình hàng chài anh đã có một cái nhìn
khác hẳn. Tâm trạng và hành động của Phùng cho thấy anh đã hiểu ra rằng cuộc
sống không hề đơn giản, xuôi chiều mà chứa đầy nghịch lí. Chiếc thuyền nghệ
thuật thì ở ngoài xa, đủ một khoảng cách để tạo sự huyền ảo, còn sự thật đời sống
thì lại ở rất gần. Phủng cũng nhận ra rằng đôi khi cái đẹp của ngoại cảnh cũng che
lấp mất bản chất của đời sống .

3. Luận điểm 3: Mối quan hệ giữa hai phát hiện của Phùng

Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc nhận
thức về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật không thể chỉ dừng
lại ở vẻ đẹp bề ngoài nhất là cái vẻ đẹp tuyệt vời thơ mộng, mà còn phải thấu nhị
tới bề sâu, bề sâu của cuộc đời không hề đơn giản, mà tâm điểm chính là con người
với số phận đa đoan, với mọi nhọc nhằn và cả khổ đau, không hiếm những ngang
trái bi kịch.

Cuộc đời đâu phải chỉ toàn màu hồng, cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà
chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu
thuẫn: đẹp – xấu, thiện – ác… Vì thế mà nhà văn đã có dụng ý khi để cảnh tượng
“trời cho” hiện ra trước như là vỏ bọc bên ngoài hòng che giấu cái bản chất thực
của đời sống ở bên trong. Nhà văn khẳng định: Đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản
chất, giữa hình thức bên ngoài với nội dung bên trong không phải bao giờ cũng
thống nhất; đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài, phải phát
hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.

4.Chốt : nghệ thuật + nội dung


- Trong đoạn trích , hai phát hiện của nhân vật Phủng đã được nhà văn Nguyễn
Minh Châu thể hiện thành công bằng nhiều nét nghệ thuật đặc sắc. Đó là tình
huống truyện độc đảo có ý nghĩa khám phá, phát hiện chiều sâu của đời sống. Đặc
biệt , lựa chọn điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ nhất đã giúp cho lời kể trở nên chân
thực và giàu sức thuyết phục. Ngoài ra, đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích còn phải
kể đến ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế , sắc sảo; ngôn ngữ kể và tả linh
hoạt, sống động; giọng kể đầy chiêm nghiệm, suy tư , trăn trở vừa phù hợp với tình
huống nhận thức vừa làm nên nét đặc trưng trong phong cách tự sự - triết li của
Nguyễn Minh Châu. Qua những tương quan đối lập trong hai phát hiện của Phùng,
nhà văn Nguyễn Minh Châu đã khám phá hiện thực ở chiều sâu, phát hiện bản chất
của đời sống. Từ đó đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc ; thể hiện
sự đồng cảm , xót thương với những con người nhỏ bé, bất hạnh.

III . NHẬN XÉT QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG CỦA
NHÀ VĂN

Qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện quan
niệm sâu sắc , mới mẻ của nhà văn về con người và cuộc sống.

- Từ sự đối lập trong hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, Nguyễn
Minh Châu đã cho ta hiểu được bạn chất của con người và cuộc sống. Đó là cuộc
sống không hề đơn giản, xuôi chiều mà rất phức tạp, chứa đầy đối lập, mâu thuẫn
và nghịch li. Nhiều khi cái biểu hiện ra bên ngoài không phản ảnh dùng bản chất
của sự vật, hiện tượng.

- Bởi vậy, để hiểu được bản chất con người và sự thật đời sống, không thể có cái
nhìn đơn giản , phiến diện mà phải bằng cái nhìn đa chiều, sâu sắc. Chỉ khi có cải
nhìn sâu sắc, nhiều chiều thì mới có thể hiểu được những nghịch lí cùng sự khuất
lấp của cuộc sống phức tạp. Chỉ có cái nhìn đa chiều mới giúp ta có cái nhìn toàn
diện về con người và cuộc sống, giúp ta tránh được cái nhìn phiến diện, cực đoan;
từ đó có cách giải quyết thỏa đáng trước những vấn đề của cuộc sống.

- Đặc biệt , người nghệ sĩ phải nhìn đời, nhìn người bằng con mắt thấu hiểu và trĩu
nặng yêu thương. Muốn vậy, người nghệ sĩ phải rút ngăn khoảng cách giữa nghệ
thuật và cuộc đời, phải dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực đời sống, phải khám
phá ra hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người.
KB+KQC:
Nhà văn Nam Cao đã từng thể hiện một quan điểm nghệ thuật rất hay và sâu
sắc rằng: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, cũng
không nên là ánh trăng lừa dối mà nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau
khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Và nhà văn không được trốn tránh sự
thật mà “phải đứng trong lao khổ mở hồn ra để đón lấy những tiếng vang động
của đời”. Quan điểm ấy của nhà văn Nam Cao đã cho chúng ta những cảm nhận
sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, nghệ thuật chân chính phải là
“nghệ thuật vị nhân sinh”. Cùng với quan điểm ấy, nhà văn Nguyễn Minh Châu
trong trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã không chỉ phản ánh những vấn đề
của đời sống mà còn gửi gắm quan niệm sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật
và cuộc đời. Trong từng lời văn, trong hình tượng người kể chuyện, thấp thoáng
một Nguyễn Minh Châu, nghệ sĩ sáng tạo và con người giàu lòng thương yêu con
người, yêu quý cuộc sống.

“Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao
nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Ý tưởng ấy gợi cho ta
nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Nhìn
vào một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta thấy rõ mối quan hệ máu thịt này.”
(Muốn viết được bài văn hay – Chủ biên: Nguyễn Đăng Mạnh)

“Thời gian qua kẽ tay


Làm khô những chiếc lá
...Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những bài hát còn xanh”
(Thời gian – Văn Cao)
Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Những tác phẩm nghệ thuật đạt đến
chuẩn mực của cái hay, cái đẹp đẽ sẽ “vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian và
chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Cũng như dù thời gian có trôi qua nhưng
những giá trị của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu vẫn
vẹn nguyên và tỏa sáng. Đến với tác phẩm này bên cạnh những nhân vật Phùng,
Đẩu, lão đàn ông..., chúng ta hẳn là không thể quên được nhân vật người đàn bà
hàng chài. Đây chính là hình tượng tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật của nhà
văn Nguyễn Minh Châu về cách nhìn cuộc sống và con người, để lại nhiều ấn
tượng sâu đậm trong lòng độc giả.

You might also like