You are on page 1of 17

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

_ Nguyễn Minh Châu _

 Tổ 4
 Lớp: 12A13
 Thành viên:
Nguyễn Phúc Đạt (thiết kế powerpoint)
Đỗ Ngân Hà (thuyết trình)
Mai Ngọc Đoan Trang (thuyết trình)
Nguyễn Ngọc Thiên Kim (soạn nội dung)
Bùi Phạm Bảo Trâm (soạn nội dung)
Võ Minh Khôi (soạn nội dung)
Huỳnh Gia Bảo (soạn nội dung)
Đoàn Cảnh Bình (game + word)
Đào Duy Anh (thiết kế powerpoint)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
a/ Tiểu sử:
-Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là
xã Sơn Hải) huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
-Đầu năm 1950 ông gia nhập quân đội, theo học trường Sĩ quan Lục quân
Trần Quốc Tuấn.
-Từ năm 1952 đến năm 1958 ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320.
Ông bắt đầu viết văn từ năm 1960.
-Năm 1962 ông về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn
nghệ Quân đội.
-Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972
-Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật.
b/ Sự nghiệp văn chương:
-Nguyễn Minh Châu có những đóng góp to lớn cho nền văn học hiện đại ở
cả hai giai đoạn văn học trước và sau 1975.
+ Trước năm 1975: viết về đề tài chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu,
mang thiên hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Sau năm 1975: cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, mang tính
triết lí sâu sắc; ngôn ngữ đời thường, bình dị, gần gũi
 Tiểu thuyết: Cửa sông (1967), Dấu chân người lính (1972), Miền
cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977), Những người đi từ
trong rừng ra (1982), Mảnh đất tình yêu (1987),…
 Truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến
quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989),…
 Truyền viết cho thiếu nhi: Từ giã tuổi thơ (1974), Những ngày lưu
lạc (1981), Đảo đá kì diệu (1985),…
 Nguyễn Minh Châu là người “mở đường tinh anh và tài năng
nhất” của văn học Việt Nam.
2. Tác phẩm:
a/ Xuất xứ:
-Truyện ngắn được sáng tác năm 1983, rút trong tập “Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành” (1983). Sau đó được in lại trong tập “Chiếc thuyền
ngoài xa” (1987)
- Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lý của Nguyễn Minh Châu, rất
tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai
đoạn sáng tác thứ hai.
b/ Hoàn cảnh sáng tác
-Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời trong hoàn cảnh lịch sử: đất
nước thống nhất trong nền độc lập, hòa bình. Cuộc sống với muôn mặt đời
thường đã trở lại sau chiến tranh
-Đây là truyện ngắn xuất sắc nhất thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai trong sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Thông qua tác phẩm, nhà văn đã
bộc lộ sự chuyển biến quan trọng trong sáng tác: từ phong cách mang đậm
tính chiến đấu chuyển sang cảm hứng thế sự, nhân sinh.
c/ Ý nghĩa nhan đề:
-“Chiếc thuyền” là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là
biểu tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân làng .
-“Chiếc thuyền ngoài xa” là một hình ảnh gợi gảm, có sức ám ảnh về sự
bấp bênh, dập dềnh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên
sông nước.
 Nhan đề là biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời
sống. Cái hồn của bức tranh nghệ thuật ấy chính là vẻ đẹp rất đỗi
bình dị của con người lam lũ, vất vả trong cuộc sống thường nhật.
d/ Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”): Hai phát hiện
của nghệ sĩ Phùng
- Phần 2 (tiếp đó đến “chống chọi với sóng gió giữa phá”): Câu chuyện về
người đàn bà hàng chài
- Phần 3 (còn lại): Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy
e/ Tóm tắt “Chiếc thuyền ngoài xa”:
Nhận nhiệm vụ từ trưởng phòng, Phùng phải đi về miền Trung thực hiện
bộ ảnh để chào đón năm mới. Sau mấy buổi sáng phục kích, anh đã chụp
được một cảnh “đắt” trời cho – cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn
sương sớm, đẹp như một bức tranh mực tàu. Nhưng khi chiếc thuyền vào
bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền
đó cảnh người chồng vũ phu đang đánh đập vợ mình một cách dã man,
đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau,
cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh đã ra tay can thiệp. Theo lời mời
của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng
chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ
của Đẩu và anh, nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu. Chị đã kể câu
chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên.
Rời khỏi vùng biển với khá nhiều bức ảnh, Phùng đã có một tấm được
chọn vào bộ lịch tĩnh vật hoàn toàn” về thuyền và biển” năm ấy. Tuy
nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng
hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình
ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.NHÂN VẬT PHÙNG VÀ HAI PHÁT HIỆN
a) Nhân vật Phùng - người kể chuyện:
o Nghề nghiệp: Nhiếp ảnh gia => Nghệ sĩ
o Phẩm chất:
o tha thiết với nghệ thuật
o nhạy cảm với cái đẹp
o nhân hậu
Hoàn cảnh dẫn đến hai phát hiện:
 Phùng tham gia kháng chiến, sau khi giải phóng đất nước, anh về
làm phóng viên ảnh ở một tòa soạn.
 Để có được bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển ưng ý, anh Phụng
được trưởng phòng giao nhiệm vụ đi thực tế để chụp cảnh biển buổi
sáng đầy sương.
b) Hai phát hiện:
Phát hiện 1: Bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ - cảnh chiếc thuyền
ngoài xa thấp thoáng trong biển sớm sương mờ:
 "Cảnh đắt trời cho": cảnh tượng thơ mộng, tuyệt đẹp, hiếm có,
một "bức họa" diệu kì mà thiên, cuộc sống ban tặng cho con
người.
 Giống như "một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cô"
 Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hải hòa
và đẹp “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.
⇒ Thiên nhiên mang vẻ đẹp mỹ lệ, khoáng đạt của một vùng
phá nước mênh mông, trên nền bức tranh thiên nhiên, hình ảnh con
người hiện lên làm cho bức tranh sống động và có hồn hơn.
*Cảm nhận của người nghệ sĩ
 Phùng trở nên “bối rối” và “trong trái tim như có cái gì bóp thắt”
 Phùng như nghiệm ra rằng “bản thân cái đẹp là đạo đức”, nó giúp ta
“khám phá thấy cái toàn thiện, toàn mĩ”, có tác dụng thanh lọc tâm
hồn để con người trở nên thánh thiện
 Phùng “bấm liên thanh hết một phần tư cuốn phim” để vĩnh cửu hóa
cảnh tuyệt vời đó.
⇒Cái đẹp có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người và khi đó
cái đẹp chính là “đạo đức”
*Ý nghĩa:
+ Niềm hạnh phúc tột đỉnh của người nghệ sĩ chân chính là khám
phá và sáng tạo nghệ thuật, cảm nhận được cái đẹp tuyệt diệu của
cuộc sống.
+ Nghệ thuật chân chính chỉ có thể tạo nên từ lao động nghệ thuật
nghiêm túc, kiên trì và lòng say mê, nhiệt huyết của người nghệ sĩ.
+ Phùng là một nghệ sĩ tài hoa, tâm hồn nhạy cảm, tràn đầy đam mê
và tâm huyết với nghệ thuật.
(Hạnh phúc của nghệ sĩ Phùng là hạnh phúc của sự khám phá và
sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Để có được niềm
hạnh phúc ấy, người nghệ sĩ phải kiên trì, phải vượt khó, phải đam
mê hết mình vì nghệ thuật. Và cái đẹp kì diệu có khi lại đến với
người nghệ sĩ vào lúc không ngờ nhất. Đó là cái đẹp tự nhiên, hòa
hợp kì lạ giữa cảnh vật và con người, đơn giản và toàn mĩ.)
Phát hiện 2: Cảnh bạo hành trong gia đình người đàn bà làng chài
- Phát hiện thứ hai là hiện thực cuộc sống đầy bất ngờ và nghịch lí
của một gia đình ngư phủ: Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như
mơ là đôi vợ chồng thuyền chài.
 Người vợ: xấu xí, mệt mỏi trạc ngoài bốn mươi tuổi, thân hình cao
lớn và những đường nét thô kệch, rồ mặt, lưng áo bạc phếch và rách
rưới, khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt và buồn ngủ.
=> Hình ảnh người phụ nữ đang ở tuổi trung niên chịu đựng
nhiều vất vả trong cuộc sống mưu sinh. (Giống bà Tú trong bài thơ
“Thương vợ” _ Tú Xương)
+ Người chồng: to lớn, đầy dữ dằn với tấm lưng rộng và cong như
lưng một chiếc thuyền, mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, bước từng
bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt độc
dữ.
=> Người đàn ông cao to, lực lưỡng và rất dữ tợn, nhìn người
đàn bà với ánh mắt thù hằn.
+ Thằng bé Phác: "như một viên đạn trên đường lao tới đích" nhảy
xổ vào gã đàn ông, đánh lại cha vì thương mẹ.
Nghệ sĩ Phùng chứng kiến một cảnh tượng vô cùng tàn nhẫn:
+ Người chồng tức giận, thẳng tay đánh vợ không thương tiếc. Lão
ta hùng hổ, mặt đỏ gay, rút trong người ra một chiếc thắt lưng của
lính ngụy ngày xưa quất tới tấp vào lưng người đàn bà. Hắn vừa trút
cơn giận như lửa cháy, vừa thở hồng hộc, nghiên răng ken két. Hắn
nguyền rủa bằng giọng rên rỉ, đau đớn:
Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ. Trông
hắn chẳng khác gì một gã đàn ông vũ phu, thô bạo.
Còn người vợ nhẫn nhục, chịu đựng đầy tội nghiệp. Chị ta không hề
kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm chạy chạy trốn. Khi
thấy đứa con đánh lại cha nó, chị vái lấy vái để thằng bé, rồi lại ôm
chầm lấy nó, nước mắt lăn dài đầy đau khổ.
Người đàn bà khốn khổ ấy vì thương con nên chị sợ cảnh tượng đau
lòng ấy làm tổn thương tâm hồn đứa trẻ.
+ Đứa con trai (thằng Phác) vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồi
nhận lấy hai cái tát ngã dúi xuống cát.
Rồi trước nỗi đau khố của người mẹ, nó lặng lẽ đưa mấy ngón tay
khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ để lau đi những giọt nước mắt chứa
đầy trong những vết rỗ chằng chịt.
Cảm nhận của người nghệ sĩ:
+"Chết lặng", không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt: "kinh
ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn".
+ Không thể chịu được khi thấy cảnh ấy, Phùng đã "vứt chiếc máy ảnh
xuống đất, chạy nhào tới" -> bản chất của người lính khiến anh không
thể làm ngơ trước sự bạo hành.
=> Phùng không thể ngờ rằng sau cái vẻ đẹp diệu kì của hóa
công kia lại là cái ác, cái xấu đến không thể tin nổi.
*Ý nghĩa:
+ Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà rất phức tạp, chứa đựng
nhiều bất ngờ, nghịch lí cho nên, không nên vội đánh giá con người, sự
vật ở hình thức bên ngoài mà phải phát hiện bản chất bên trong. Nhà văn
cần phải thận trọng khám phá bằng
cải nhìn đa diện, nhiều chiều.
+ Mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính luôn
bắt nguồn từ cuộc đời và phải luôn gắn bó với cuộc đời, vì cuộc đời. Nói
cách
khác, nghệ thuật phải có giá trị hiện thực sâu sắc và thấm đẫm tinh thần
nhân đạo. Đó là sứ mệnh của nghệ thuật vị nghệ thuật.
2. Nhân vật người đàn bà hàng chài và câu chuyện ở tòa án
huyện
 Câu chuyện ở toà án
a) Hoàn cảnh
Người đàn bà hàng chài được mời đến tòa án huyện vì chuyện gia đình.
Sau khi thấy các biện pháp giáo dục, răn đe người chồng không có kết
quả, chánh án Đẩu đã khuyên chị ta ly hôn để khỏi bị hành hạ, ngược
đãi.
b) Diễn biến
Lúc đầu, người đàn bà sợ sệt, lúng túng, cách xưng hô nhún nhường,
giọng điệu van xin khẩn thiết “Con lại quý tòa... Quý tòa bắt tội con
cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...”. Rõ ràng, đó
là lời van xin bất thường, đầy nghịch lý, khiến cả Đẩu và Phùng ngạc
nhiên. Người đàn bà tự tin, chỉ lộ sự sắc sảo vừa đủ để thuật lại câu
chuyện đẫm nước mắt của đời mình và những lý do khiến chị ta không
thể bỏ chồng, bằng một cách xưng hô mộc mạc, thân tình.
+ Chị đến tòa án để nghe chánh án Đấu khuyên bảo và đề nghị từ bỏ
người chồng vũ phu. Nhưng chị đã từ chối và sẵn sàng đánh đổi mọi giá
để không phải li hôn. Chị lí giải: Hắn là chỗ dựa quan trọng của những
người đàn bà hàng chài như chị. Chị cần hắn để nuôi dưỡng đàn con.
Hơn nữa, trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái hòa thuận, vui vẻ
c) Đúc kết
- Câu chuyện đã giúp chánh Đấu hiểu ra rất nhiều điều, trong anh “có
một cái gì mới vừa vỡ ra”.
- Nhiếp ảnh Phùng đã thay đổi suy nghĩ về câu chuyện tréo ngoe này.
Anh cảm nhận được sự hy sinh vô bờ của người đàn bà, đồng thời nhận
thức rằng mình cần phải nhìn nhận cuộc đời, con người bằng ánh nhìn
đa chiều.
- Ngoài ra, Phùng cũng thấu hiểu là sự bạo hành xuất phát từ cái nghèo
đói, (→người dân cần tiến hành “cuộc chiến” bảo vệ nhân tính, thiên
lương sau khi đất nước đã có hoà bình, chuẩn bị bước vào giai đoạn đổi
mới.)
Mặt khác, định nghĩa về nghệ thuật trong anh đã thay đổi, từ một người
tôn thờ nét đẹp tuyệt bích, Phùng trở thành một nghệ sĩ chân chính, nhìn
nhận nghệ thuật như phương thức để phản ánh cuộc sống.
→ Lòng tốt và pháp luật là rất cần thiết nhưng phải được xem
xét trong những hoàn cảnh cụ thể …
(Quá trình thay đổi nhận thức của nghệ sĩ Phùng qua 3 tình huống) →3
tình huống truyện thể hiện quá trình nhận thức lại của nghệ sĩ Phùng về
nghệ thuật: từ quan điểm nghệ thuật duy mỹ đến nghệ thuật nhân sinh -
Nghệ thuật đích thực phải vì cuộc sống vì con người.
- Thật nghịch lý, dù bị đầy đọa về thể xác, chịu nhiều dằn vặt về tinh
thần nhưng chị vẫn kiên quyết không chịu bỏ chồng, bởi:
+ Chị rất thương con, chị bảo “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho
con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Niềm vui của
chị là “ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. (tình mẫu tử thiêng
liêng, cao cả)
+ Chị hiểu được nỗi vất vả của “các người làm ăn lam lũ khó nhọc”.
(biết được số phận không chỉ của chính mình mà còn của những người
làm ăn khác)
+ Với chị, người đàn ông chính là trụ cột không thể thiếu trong gia đình
hàng chài “để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng
một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa”. Điều đó cũng có nghĩa
là, yêu thương con cái chị sẵn sàng chịu đựng tất cả. Cũng vì tình
thương con và bản năng hi sinh của người mẹ không cho phép chị ly
hôn. (Cái cách hy sinh quên mình vì con của chị khiến ta phải xúc
động.)
+ Một lý do nữa liên quan đến lão chồng. Nếu Đẩu và Phùng nhìn lão
như một thủ phạm gây ra bi kịch gia đình thì chị lại nhìn chồng với ánh
mắt vị tha, thấu hiểu và độ lượng. Với chị, bản chất của lão là “hiền
lành, cục tính nhưng không bao giờ đánh đập vợ”, chẳng qua vì nghèo
khổ quá lão mới thành độc ác. Vậy là, theo cách nói của chị, lão là nạn
nhân đáng thương của hoàn cảnh cần được cảm thông chiasé.
+ Và trong tận cùng đau khổ, chị vẫn chắc chịu được những khoảnh
khắc hạnh phúc. Đó là lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận,
vui vẻ. Dù những giây phút này không nhiều nhưng nó giúp chị có thêm
nghị lực để tiếp tục sống.
 NGƯỜI ĐÀN BÀ:
Người đàn bà làng chài được tác giả xây dựng với một hình ảnh
nhọc nhằn, lam lũ.
(Nguyễn Minh Châu không gọi với một cái tên cụ thể nào, mà chỉ dùng
cách gọi phiếm định “mụ” và “người đàn bà hàng chài” khi nhắc đến
nhân vật. Có lẽ, việc không đặt tên mang một dụng ý nghệ thuật sâu sắc
→ nhấn mạnh một sự thật đau thương rằng, đây nào phải câu chuyện
riêng của một ai, mà đây chính là số phận chung của rất nhiều người đàn
bà, họ rất cần được chia sẻ, được cảm thông và được yêu thương.)

Ngoại hình thô kệch:


+ Thân hình cao lớn, đường nét thô kệch, rỗ mặt.
+ Khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt.
+ Cánh tay buông thõng, cặp mắt luôn nhìn xuống chân.
+ Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng.
(Có lẽ, gánh nặng của cuộc sống mưu sinh trên biển cả đã cướp đi mọi
thứ của người đàn bà ấy, cướp đi cả sinh lực, niềm vui và sức sống vốn
có của chị. Hình ảnh này khiến ta cảm nhận được cuộc sống của chị hẳn
đầy nhọc nhằn và khổ sở.)
+ Cuộc sống khốn khó: Thuyền vó bè lênh đênh trên mặt phá mênh
mông, tần tảo mà vẫn đói nghèo.
( - Cuộc sống mưu sinh trên biển bấp bênh, rồi “đẻ nhiều, thuyền lại
chật” ... Cái đói nghèo vây bủa, có khi biển động hàng tháng “cả nhà vợ
chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”.)
- Cuộc sống bế tắc đã biến chồng chị thành kẻ thô bạo, vũ phu, xem việc
đánh vợ là phương cách giải tỏa nỗi đau, “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là
lão xách tối ra đánh”
+ Nạn nhân của cảnh bạo hành: bị chồng đánh bất cứ khi nào, “ba ngày
một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
Trước sự bạo lực của người chồng, chị vẫn nhẫn nhịn, câm lặng, không
một lời oán than. Sự cam chịu ấy vẫn được lặp lại khi chị đến hầu tòa.
Chị luôn luôn “phải gánh lấy cái khổ”
- Người mẹ thương con, người vợ giàu lòng trắc ẩn.
+ Xin với chồng đưa mình lên bờ mà đánh.
+ Chấp nhận đòn roi của chồng, hiểu đó là những giải pháp giải toả tâm
lí cho chồng.
+ Chịu đựng mọi đau đớn vì sự no ấm, hạnh phúc của các con và sự
bình yên của gia đình.

- Người phụ nữ với những trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời và lẽ
sống. Người đàn bà ấy không chỉ bị hành hạ về thể xác, không chỉ bị hút
cạn sinh lực sau những đêm thức trắng kéo lưới, không chỉ chịu sự đau
đớn từ những trận đòn tàn bạo của người chồng mà còn bị giày vò đến tả
tơi về tinh thần. Chị ta luôn sống trong sự lo sợ, rằng con của mình sẽ bị
tổn thương khi chứng kiến nỗi đau mà mẹ nó đang gánh phải, và chúng
liệu có bị hủy hoại khi phải nhìn mãi cảnh đời trái ngang?
Ở tòa:
Lúc ban đầu mới đến toà, người đàn bà hàng chài tỏ ra sợ sệt, lúng túng,
một cái lạy quý toà, hai cái lạy quý toà. Nhưng sau khi nghe lời khuyên
của chánh án Đầu thì trở nên mạnh dạn và chủ động hơn. “Các chú đâu
phải người làm ăn (…) cho nên các chú đâu có biết cái việc của các
người làm ăn lam lũ, khó nhọc (…)bởi các chú không phải là đàn bà,
chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà
trên một chiếc thuyền không có đàn ông” - chị bác bỏ tức khắc lời đề
nghị của vị chánh án Đẩu và của nhà báo Phùng. (Người đàn bà hàng
chài tuy thất học nhưng không tối tăm, ngược lại bà lại rất thấu hiểu lẽ
đời, thấu hiểu một cách sâu sắc.)
Bà hiểu thiện chí của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng khi khuyên bà
bỏ người chồng vũ phu, tàn bạo. Song bà càng ngày càng hiểu hơn cuộc
sống trên sông nước. Bà bước ra từ cuộc đời nhọc nhằn và lam lũ một
chân lý mộc mạc nhưng thấm vị mặn của cuộc sống đời thường, Cuộc
sống thực tế như vậy, cần có một người đàn ông để chống chọi, để làm
một chỗ dựa, dù đó là người chồng vũ phu.)
Bà cũng hiểu được rằng được làm mẹ là một niềm tự hào: “Ông trời
sinh ra đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên
phải gánh lấy cái khổ”.

Cuộc sống của người đàn bà ấy tuy đau khổ quá nhiều và hạnh phúc
thì quá hiếm. Chính vì điều này mà bà rất nâng niu những giây phút vợ
chồng con cái vui vẻ hòa thuận bên nhau. Niềm vui lớn nhất của người
đàn bà là “lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Với những
kiếp người nhọc nhằn đó nói đến niềm vui quá ư là xa xỉ.. nhưng sự tận
tụy hi sinh cho chồng, cho con chính là niềm vui lớn nhất đối với người
phụ nữ. Đây chính là sức mạnh mạnh mẽ nâng đỡ người đàn bà: “Lần
đầu tiên trên gương mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên một nụ cười.”
Quan niệm hạnh phúc của người ta nhiều khi thật giản đơn, khát vọng
hạnh phúc nhỏ bé quá mà vẫn nằm ngoài tầm tay của họ.

 Đúc kết
Người phụ nữ ấy không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ đến con, chị không
muốn làm tổn thương tâm hồn non nớt của những đứa trẻ nên tìm chỗ
khuất để chồng đánh. Đối với người làm mẹ, không niềm vui nào sánh
bằng việc con cái được sống sung túc và hạnh phúc.
Ẩn sau vẻ ngoài thô kệch của một người lao động lam lũ, cực nhọc,
người đàn bà hàng chài còn hiện lên là một người thấu hiểu lẽ đời sâu
sắc. Người đàn bà hàng chài không nhìn đời qua sách vở. Bởi chị thấu
hiểu được sự vất vả, khó khăn của người làm ăn:
Vẻ đẹp của người đàn bà ấy không biểu lộ qua bên ngoài. Vẻ đẹp ấy
khuất lấp, tiềm tàng trong từng lời ăn, tiếng nói của chị. Để rồi, Nguyễn
Minh Châu tinh tế phát hiện và khẳng định vẻ đẹp ấy. Sự chín chắn,
từng trải đã giúp cho người phụ nữ có một bản lĩnh vững vàng khi đối
đáp với người chánh án. Qua đó, chị đã giúp họ nhận ra ý nghĩa đích
thực của cuộc sống.
→ Nhân vật người đàn bà hàng chài được Nguyễn Minh Châu khắc họa
đã để lại những dư ba trong lòng người đọc. Ở nhân vật này, nhà văn đã
để cho bà toát lên những vẻ đẹp tự nhiên, giản dị nhất.
Người đàn bà hàng chài đúng là một “hạt ngọc” đang ẩn giấu đã được
tác giả khai sáng. Càng đọc tác phẩm, ta càng cảm nhận tinh tế hơn
những gì nhà văn đã dụng công xây dựng.
Chỉ thông qua hình ảnh một nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn
Chiếc thuyền ngoài xa mà người đọc dường như được chứng kiến cảnh
đời của biết bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam trong mọi thời đại. Với
tấm lưng bạc phếch, hay ánh mắt cam chịu, nụ cười hạnh phúc khi họ
lặng lẽ nhìn những đứa con của mình
 Ý nghĩa câu chuyện
- Lời giãi bày của người đàn bà hàng chài đã làm sáng tỏ những nghịch
lý trong cuộc sống, giúp Đẩu hiểu ra nhiều điều. Phùng cũng vậy, anh
nhận ra tấm lòng thương con bao la của người mẹ mà với tư cách một
người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, anh hiểu rằng nghệ thuật chỉ đẹp
và có ý nghĩa khi nó gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
- Câu chuyện giúp Đẩu, Phùng và cả người đọc chúng ta hiểu rằng:
không thể nhìn sự vật hiện tượng trong cuộc sống một cách đơn giản, dễ
dãi. Nếu nhìn đơn giản, chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong.
Nếu nhìn thấu suốt suốt vấn đề sẽ thấy suy nghĩ và cách xử sự của người
đàn bà hàng chài là không thể khác được.
Thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến
diện, mà phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa
diện nhiều chiều.
- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài không chỉ phản ánh một tệ nạn
nhức nhối,nạn bạo hành gia đình mà còn thức tỉnh mọi người: cần phải
có một giải pháp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, của toàn xã hội để
nạn bạo hành không còn đất sống. * Cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của
người đàn bà hàng chài:
– Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài:
+ Bên trong ngoại hình xấu xí là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ
lượng, giàu đức hi
sinh.
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục là một người có khát vọng hạnh
phúc, can đảm và cứng cỏi.
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc
lẽ đời.
- Việc phát hiện ra vẻ đẹp khuất lấp ở nhân vật người đàn bà hàng chài
thể hiện tư tưởng của tác phẩm, nó cho thấy cái nhìn đa diện, nhiều
chiều của người nghệ sĩ để phát hiện ra bản chất sau vẻ bề ngoài của
cuộc sống và con người.
+ Người đàn bà hiểu rõ hơn ai hết cuộc đời của những người vạn chài
lênh đênh phá nước.
+ Chị hiểu rõ về sự hi sinh vì gia đình của mình.
+ Chị thấu hiểu các lẽ đời khi chính mình là người trong cuộc
+Gia đình vạn chài cần có một cột buồm vững chãi để chống chọi với
phong ba- đó là người đàn ông
(“trên thuyền phải có một người đàn ông vì cũng có khi biển động sóng
gió”)
→Người đàn bà rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Chị biết chắt chiu hạnh
phúc từ những nhọc nhằn, lam lũ của đời thường. Đó là người phụ nữ
nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh và lòng vị tha.
3. Các nhân vật khác
 CHÁNH ÁN ĐẨU
+ Đẩu không phải nhân vật chính trong truyện, anh chỉ xuất hiện ở gần
cuối tác phẩm
+ Từng là một người lính chiến đấu cho tự do của con người, độc lập
của đất nước. Anh là đồng đội cũ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
- Vị chánh án trách nhiệm với công việc, giàu tình yêu thương với con
người:
+ Mời người đàn bà hàng chài lên tòa án huyện để giúp chị thoát khỏi
cuộc sống như địa ngục bên người chồng vũ phu.
=> Hành động này cũng thể hiện được sự bất bình trước cái ác; tình
thương, sự thấu hiểu, sẻ chia với con người và quyết tâm đấu tranh để
bảo vệ bình yên, hạnh phúc cho những con người bất hạnh.
+ Đẩu ngỡ ngàng nhận ra những góc khuất đằng sau câu chuyện gia
đình của người đàn bà ấy.
+Đằng sau sự cam chịu, nhẫn nhục tưởng như vô lí của người đàn bà ấy
là tình yêu thương chồng con, sự thấu hiểu lẽ đời của một người đàn bà
từng trải.
+Người đàn ông độc ác, vũ phu cũng là một người đáng thương, chỉ vì
quá khổ mà sinh ra tàn ác.
 NGƯỜI ĐÀN ÔNG LÀNG CHÀI
+ Dáng vẻ khắc khổ, lam lũ nhưng mạnh mẽ và dữ dội.
+ Vốn là một anh con trai hiền lành, chỉ vì “nghèo khổ, túng quẫn” mà
trở thành người chồng vũ phu.
+ Khi nào thấy khổ là lão đánh vợ.
+ Qua cái nhìn của người đàn bà: nạn nhân của hòan cảnh nên đáng
được cảm thông, chia sẻ.
+ Qua cái nhìn của Đẩu, Phùng và bé Phác: người vũ phu, thủ phạm gây
đau khổ nên đáng căm phẫn, đáng lên án.
Vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây đau khổ
cho những người thân.
 THẰNG PHÁC
thằng Phác khi chống lại bố để bảo vệ mẹ, ông ta đã không nương tay
khi giáng vào mặt đứa trẻ tội nghiệp ấy hai cái tát “... dang thẳng cánh
tay cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo dúi xuống cát”
Với thằng Phác: ông là bố song lại bị thằng bé coi như kẻ thù với niềm
tức giận, ghét bỏ vì đã đánh mẹ nó
 CHỊ GÁI PHÁC
Trái ngược tính cách với cậu bé Phác
+ Một người chín chắn và là điểm tựa cho gia đình
+ Mặc dù thương em mình nhưng cũng không biết khuyên bảo như thế
nào
+ Lớn lên trong một môi trường bất hạnh
+ Lâu ngày trái tim dễ bị tổn thương
4/Hình ảnh “Bộ lịch năm ấy” trong kết thúc của truyện:
-Mỗi lần nhìn tấm ảnh, Phùng thấy “hiện lên cái màu hồng của ánh
sướng mai” – đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu
tượng của nghệ thuật.
-Nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước
ra khỏi tấm ảnh” – đó là hiện thân của những lam lũ , khốn khổ, là sự
thật cuộc đời vẫn buộc những con người có lương tri phải trăn trở.
 Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm
sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật
chân chính không thể tách rời, tách li cuộc sống. Nghệ thuật phải
gắn với cuộc đời và phải vì cuộc đời.
III. Tổng kết:
1/ Nội dung:
a/ Giá trị nhân đạo:
-Lên án, tố cáo nạn bạo hành gia đình. Qua phát hiện thứ hai của Phùng:
chồng đánh vợ, con đánh cha, gia đình dùng bạo lực để giải tỏa bế tắc, giải
quyết xung đột.
- Cảm thương thân phận con người trong cuộc sống đói nghèo, lạc hậu
 Người đàn bà hàng chài – sống lam lũ, nỗi đau thể xác + tinh thần.
 Người đàn ông hàng chài – thủ phạm của bi kịch gia đình, nạn nhân
của cuộc sống bế tắc.
 Những đứa con của họ - bị tổn thương về tâm hồn…
- Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người.
 Người đàn bà hàng chài – giàu sức chịu đựng, nhân hậu, vị tha, ý
thức sâu sắc về lẽ đời, cuộc sống.
 Người đàn ông hàng chài – gắn bó với gia đình.
 Phùng và Đẩu là người lương thiện, tốt bụng.
- Đưa ra các vấn đề về cuộc sống con người.
 Cách giải quyết bế tắc – đói nghèo, lạc hậu, đưa con người đến cuộc
sống tốt đẹp.
 Hình ảnh “bãi xe tăng hỏng” – hậu quả của chiến tranh là sự nghèo
đói, lạc hậu. Cuộc chiến với đói nghèo, lạc hậu, âm thầm, dai dẳng
và quyết liệt là cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội.
b/ Giá trị hiện thực:
-Phơi bày cuộc sống cơ cực của con người với số phận bất hạnh.
-Chỉ ra những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp gây nên nỗi đau khổ cho
con người.
-Miêu tả vẻ đẹp tiềm tang ẩn sau mỗi con người bất hạnh đó.
 +Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học
đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách
nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự
vật qua vẻ bề ngoài của nó.
+Đồng thời, câu chuyện trong bức ảnh nghệ thuật cũng đặt ra một
vấn đề về nghệ thuật cho người nghệ sĩ. Đó là không nên nhìn
cuộc sống qua lăng kính màu hồng mà cần phải lăn xả vào hiện
thực để nhìn nhận nó một cách đúng đắn. Phải rút ngắn khoảng
cách giữa cuộc sống và nghệ thuật, trả nghệ thuật về đúng với ý
nghĩa thực của nó.
2/ Nghệ thuật:
- Cốt truyện có nhiều tình huống độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện
về đời sống
 Tác giả đã dựng nên tình huống nghịch lí giữa hình ảnh của con
thuyền khi ở ngoài xa với con thuyền lúc đến gần để tạo ra tình
huống nhận thức cho nhân vật của mình, cũng là cho người đọc.
- Chọn ngôi kể, hình thức kể chuyện phù hợp
 Điểm nhìn là nhân vật Phùng nên cách kể truyện tự nhiên, khách
quan, sinh động, chân thực nhưng cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời
thể hiện được tư tưởng của tác giả.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đặc sắc
- Xây dựng nhiều hình ảnh, hình tượng vừa chân thực vừa chứa đựng
nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc

You might also like