You are on page 1of 3

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh Châu


I.Tìm hiểu chung :
1.Tác giả ( 1930-1989 )
- Hai giai đoạn sáng tác:
+Trước 1975: Là ngòi bút sử thi có thiên huớng trữ tình lãng mạn
Tác phẩm:Cửa sông, Dấu chân người lính..
+Sau 1975: Chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, được
xem là một thuộc trong số những”nguời mở đuờng tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) nhất của
VHVN thời kì đổi mới.
Tác phẩm: Bức tranh, Bến quê…
- Nhận đuợc giải thuởng HCM về VHNT năm 2000.
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác:
.Sáng tác 8/1983 là tác phẩm tiêu biểu cho xu huớng chung của VHVN thời kì đổi mới: Huớng nội,
khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con nguời trong cuộc sống đời thuờng.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản:
1. Đọc và tóm tắt văn bản.
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ (tình huống 1, tình huống trên bãi biển)
a. Bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ:
- Cảnh chiếc thuyền ngoài xa trên biển có sương mù:
+ Là cảnh đắt trời cho – cảnh tuyệt đẹp, diệu kì mà thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con
người, và trong đời người nghệ sĩ không phải ai cũng diễm phúc được gặp một lần.
+ Cảnh được ví như “một bức tranh … thời cổ” và được miêu tả: Mũi thuyền in một nét…khum
khum
+ Từ đuờng nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp “ đơn giản, toàn bích”.
- Cảm xúc của người nghệ sĩ :
+ Rung động bối rối ,“Trái tim như có cái gì bóp thắt vào”,
+ Cảm thấy tâm hồn như dược thanh lọc
+ Thấy hạnh phúc tràn ngập bởi cái đẹp tuyệt đỉnh do ngoại cảnh mang lại..
-> Bức tranh mang đến cho Phùng một cảm xúc tuyệt thiện, tuyệt mĩ.
b. Bức tranh cuộc sống đầy bất ngờ và nghịch lí:
- Cảnh tượng phi thẩm mỹ, hành động phi nhân đạo:
+ Người đàn bà rổ mặt, với tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, guơng mặt mệt mỏi bước ra từ chiếc
thuyền; người dàn ông mái tóc tổ quạ, đi chân chữ bát, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt
độc dữ buớc theo sau.
--> Dáng vẻ khổ nghèo lam lũ, vất vả và mệt mỏi vì cuộc sống mưu sinh .
+ Lão đàn ông đánh vợ một cách thô bạo, vừa đánh vừa “nguyền rủa trong rên rỉ đau đớn”trong khi
người đàn bà không van xin, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn.
+ Đứa con muốn bảo vệ mẹ nên đánh lại cha; sau đó bị hai cái tát khiến thằng bé lảo đảo ngã dúi
xướng cát
Nhận ra đằng sau cái đẹp chính là bi kịch của cuộc đời, là biểu hiện của cái xấu, cái ác.
-Thái độ của nguời nghệ sĩ:
+ Kinh ngạc, thẫn thờ và thất vọng cứ đứmg há mồm ra mà nhìn
+ Phản ứng tự nhiên truớc cái bất công: Vứt máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới định cứu nguời đàn
bà.
=> Hai phát hiện làm thay đổi nhận thức của người nghệ sĩ : cuộc đời không đơn giàn, xuôi chiều mà
chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp – xấu;
thiện –ác.
2.2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án (tình huống thứ hai, ở tòa án)
a. Hoàn cành dẫn đến câu chuyện tự kể của người đàn bà hàng chài:
- Chị được Đẩu mời đến để giải quyết công việc gia đình (muốn giúp chị thoát khỏi nạn bạo hành)
- Thái độ khi đến tòa án: sợ sệt, lúng túng (qua cử chỉ, cách xưng hô)
- Khi Đẩu khuyên chị li hôn, người đàn bà van xin khẩn thiết: Con lạy quý tòa … bỏ nó, khiến Phùng
và Đẩu rất bất ngờ.
- Để thuyết phục, chị chủ động kể về cuộc đời, về gia đình mình như để lí giải cho sự lựa chọn lạ
lùng bằng điệu bộ khác, ngôn ngữ khác (mất vẻ khúm núm, sợ sệt, gọi là chú, xưng chị).
=> Ẩn chứa một bi kịch, một số phận éo le trong cuộc đời người đàn bà hàng chài.
b. Cuộc đời của người đàn bà hàng chài:
- Là nguời phụ nữ có ngoại hình xấu. (trang 71), vốn là con một gia đình khá giả ở phố, khi có gia đình
riêng, chị từ phố chuyển về sống dưới biển
- Cuộc sống:
+ Con đông, thuyền chật
+ Nghèo đói triền miên ngày đói phải ăn xương rồng luộc chấm muối.
+ Thöôøng xuyeân bò bạo hành” ba ngaøy moät traän nheï, naêm ngaøy moät traän naëng”, hay bất
kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh .
=> Số phận đầy đau khổ, bất hạnh.
- Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Tình mẫu tử thiêng liêng:
. Đức hy sinh của người mẹ:
.. Sẵn sàng chấp nhận bạo hành để cùng chồng cheøo choáng khi phong ba, ñeå cuøng nuoâi
naáng ñaëng moät saép con nhaø naøo cuõng treân döôùi chuïc ñöùa”.
.. Ý thức được trách nhiệm của người mẹ: “Phaûi soáng cho con chöùù khoâng theå soáng cho
mình”
“OÂâng trôøi sinh ra ngöôøi ñaøn baø laø ñeå ñeû con,roài nuoâi con cho ñeán khi khoân lôùn.”
.. Chấp nhận bị tổn thương chứ không muốn làm tổn thương tâm hồn con trẻ (xin chồng đưa lên bờ
đánh).
.Ý thức chắt chiu nieàm vui, niềm haïnh phuùc nhoû nhoi trong cuộc sống đời thuờng:
..Vui khi thấy con được đủ đầy (vui nhất là nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no)
..Vui khi gia đình hòa thuận vui vẻ (ở trên thuyền cũng có lúc, vợ chồng con cái hòa thuận vui
vẻ)
- Tấm lòng nhân hậu, bao dung:
+ Hiểu và cảm thông cho những bế tắc của chồng: Lão đàn ông …đánh đập tôi, (trang 75) hay Lúc
nào thấy … đánh.
+ Bênh vực và nói tốt cho chồng: Lão chồng …đánh đập tôi
+ Luôn nhận lỗi về mình: cho rằng mình là nguyên nhân gây nên cảnh đói nghèo, khiến chồng thay
đổi về tâm tính.
- Giàu lòng tự trọng:
+ Chị đau đớn: khi để con biết bi kịch của gia đình; khi để con chứng kiến tình cảnh đáng thương
của mình.
+ Chị xấu hổ, nhục nhã: thấy được hành động dại dột của thằng Phác; để con thấy được hành động
tàn bạo của cha.
- Sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:
+ Qua những lí do khiến chị không thể bỏ chồng;
+ Qua thái độ cảm kích lòng tốt nhưng thiếu thực tế của Phùng và Đẩu
=> Là hình ảnh đại diện cho những con người vô danh, nghèo khổ, lam lũ nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn
đáng quý, là hiện thân cho những gì đẹp nhất ở người phụ nữ VN.
b.Thái độ của Phùng và Đẩu :
* Đẩu:
Sau khi nghe câu chuyện của nguời đàn bà, “có cái gì vừa vỡ ra trong đầu vị bao công”, lúc này
trông anh “ nghiêm nghị đầy suy nghĩ”. Anh nhận ra rằng:
+ Trong cuộc sống vẫn tồn tại những nghịch lí mà con người buộc phải chấp nhận (như cách hành
xử của người đàn bà là không thể khác) “Trên thuyền phải có … man rợ, tàn bạo”.
+ Về chính mình: Lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ mà phải có những giải pháp thiết thực : giúp
con người thoát khỏi những đói nghèo tăm tối. Bởi chính đói nghèo tăm tối đã dẫn con nguời tới sự thay
đổi về tâm tính.
* Phùng:
Câu chuyện người đàn bà hàng chài giúp anh hiểu ra rằng:
- Người đàn bà hàng chài là người phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, nhưng có lối sống kín đáo sâu sắc,
thấu hiểu lẽ đời và có tâm hổn đẹp đẽ, giàu đức hy sinh và lòng vị tha.
- Về chính mình: đơn giản trong cách nhìn nhận, đánh giá về con người, cuộc đời.
=>Qua câu chuyện người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến
người đọc thông điệp: Nguời nghệ sĩ đừng nhìn cuộc đời, con nguời một cách đơn giản, phiến diện mà
phải đánh giá sự việc, hiện tuợng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
2.3. Ý nghĩa của đoạn kết tác phẩm:
- Tấm ảnh Chiếc thuyền ngoài xa đã mang lại giá trị nghệ thuật đích thực, bởi nó không những đã
được chọn trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau này, tấm ảnh vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là
trong các gia đình sành về nghệ thuật
- Nhưng khi nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương
mai “( đó là chất thơ, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời và cũng là biểu hiện của nghệ thuật). Và nếu nhìn
lâu hơn bao giờ cũng thấy người đàn bà bước ra khỏi tấm ảnh (đó là hiện thân của những lam lũ khốn
khó của đời thường, là sự thật của cuộc đời đằng sau bức tranh).
->NMC muốn nói rằng: nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính
là cuộc đời, vì cuộc đời.
2.4. Nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có
sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
3. Ý nghĩa văn bản:
Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm ngiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời:
nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; nguời nghệ sĩ cần phài nhìn nhận cuộc
sống và con nguời một cách toàn diện và sâu sắc. TP cũng là hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực
gia đình và hậu quả khôn luờng của nó.
IV. Tổng kết: (xem phần ghi nhớ)

You might also like