You are on page 1of 18

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

(Nguyễn Minh Châu)

1. Tình huống 1: Phùng (người


nghệ sĩ) phát hiện ra bức tranh
thiên nhiên tuyệt đẹp, hoàn mĩ
 Cảnh đẹp của thiên nhiên:
“một cảnh “đắt” trời cho”
“trước mặt tôi là một bức tranh
mực tàu của một danh họa thời cổ”
“Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe
nhòe vào bầu sương mù trắng như
sữa có pha đôi chút màu hồng
hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài
bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im
phăng phắc như tượng trên chiếc
mui khum khum, đang hướng mặt
vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn
qua những cái mắt lưới và tấm lưới
nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra
dưới một hình thù y hệt cánh một
con dơi”
“toàn bộ khung cảnh từ đường nét
đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp,
một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn
bích”
 Tâm trạng của Phùng:
“đứng trước nó tôi trở nên bối rối,
trong trái tim như có cái gì bóp thắt
vào”
Phùng nhận ra phải chăng “bản
thân cái đẹp chính là đạo đức?”
“tôi tưởng chính mình vừa khám
phá thấy cái chân lí của sự toàn
thiện, khám phá thấy cái khoảnh
khắc trong ngần của tâm hồn”
 Hành động của Phùng:
“gác máy lên bánh xích của chiếc xe
tăng hỏng bấm “liên thanh” một
hồi hết một phần tư cuốn phim”
2. Tình huống 2: Người nghệ sĩ
phát hiện ra hiện thực cuộc
sống gia đình, đó là bức tranh
cuộc sống đầy bất ngờ và
nghịch lí
 Chiếc thuyền tiến đến gần
Phùng: “Một người đàn ông và một
người đàn bà rời chiếc thuyền”, từ
chỗ chiếc thuyền vọng lại tiếng
quát của người đàn ông: ”Cứ ngồi
nguyên đấy. Động đậy tao giết cả
mày đi bây giờ.”
 Người đàn bà “trạc ngoài bốn
mươi, một thân hình quen thuộc
của đàn bà vùng biển, cao lớn với
những đường nét thô kệch. Mụ rỗ
mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một
đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và
dường như đang buồn ngủ.”
 Người đàn ông đi sau “tấm lưng
rộng và cong như lưng một chiếc
thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân
chữ bát, bước từng bước chắc chắn,
hàng lông mày cháy nắng rủ xuống
hai con mắt đầy vẻ độc dữ”
 Cảnh hành hung, đánh đập vợ
tàn nhẫn của lão đàn ông:
“Lão đàn ông lập tức trở nên hùng
hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người
ra một chiếc thắt lưng của lính
ngụy ngày xưa”
“chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn
giận như lửa cháy bằng cách dùng
chiếc thắt lưng quật tới tấp vào
lưng người đàn bà”
“lão vừa đánh vừa thở hồng hộc,
hai hàm răng nghiến ken két, cứ
mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền
rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn:
“Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng
mày chết hết đi cho ông nhờ!”
 “Người đàn bà với một vẻ cam
chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu
một tiếng, không chống trả, cũng
không tìm cách chạy trốn.”
 Sự việc này xảy ra thường xuyên:
“Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày
một trận nặng.”
 Phác lao tới:
“Như một viên đạn trên đường lao
tới đích đã nhắm”
“nhảy xổ vào cái lão đàn ông”
Phác giật chiếc thắt lưng quật vào
ngực cha để rồi nhận lại hai cái tát,
ngã dúi xuống cát
 Lão đàn ông bỏ đi, người mẹ
thảng thốt gọi con, ôm lấy con
nhưng rồi lại buông con ra, chạy
theo người đàn ông, cả hai trở lại
chiếc thuyền
 Cảm xúc của Phùng: “Tất cả mọi
việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc
đến mức, trong mấy phút đầu, tôi
cứ đứng há mồm ra mà nhìn.”
 Người nghệ sĩ không thể ngờ
rằng đằng sau cảnh đẹp diệu kì
kia là cái ác, cái xấu đến mức
không thể tin được, đó là những
nghịch lí bi kịch, trái ác trong
cuộc đời sau cái đẹp. Đằng sau
vẻ đẹp của thiên nhiên có thể là
cuộc sống đầy trăn trở, chứa
đựng nhiều nghịch lí mâu thuẫn,
không thể đánh giá con người
qua dáng vẻ bên ngoài mà phải
đi sâu tìm hiểu bản chất bên
trong
 THÔNG ĐIỆP:
- Thông điệp cuộc đời:
+ Cuộc đời không đơn giản
xuôi chiều mà rất phức tạp,
chứa đựng nhiều nghịch lí,
nó xuất hiện ở những nơi khó
ngờ nhất.
+ Cuộc sống luôn tồn tại
những mặt đối lập mâu
thuẫn đẹp – xấu, thiện – ác.
Đừng nhầm lẫn giữa hiện
tượng và bản chất, giữa hình
thức bên ngoài và nội dung
bên trong không phải bao
giờ cũng thống nhất. Đừng
vọi đánh giá con người, sự
vặt ở dáng vẻ bên ngoài,
phải phát hiện bản chất thật
sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện
tượng.

- Thông điệp nghệ thuật: Nghệ


thuật từ cuộc đời nhưng
không phải lúc nào cuộc đời
cũng là nghệ thuật. Nghệ
thuật chân chính phải vì cuộc
đời, phải góp phần giải
phóng con người khỏi cuộc
đời tối tăm.
3. Tình huống 3: Cuộc nói
chuyện của người đàn bà hàng
chài ở tòa án huyện:
 Lúc đầu, người đàn bà “sợ sệt,
lúng túng”, xưng “con” – “quý tòa”
 Khi được đề nghị li hôn, người
đàn bà van xin khẩn thiết, từ chối
quyết liệt: “Quý tòa bắt tội con
cũng được, phạt tù con cũng được,
đừng bắt con bỏ nó…”
 Sau đó, chị trở nên chủ động, sắc
sảo, thay đổi cách xưng hô “chị” –
“các chú”:
“Chị cảm ơn các chú!”
“Lòng các chú tốt, nhưng các chú
đâu có phải là người làm ăn… cho
nên các chú đâu có hiểu được cái
việc của các người làm ăn lam lũ,
khó nhọc…”
 Người đàn bà đưa ra lí do không
bỏ chồng:
 Bà mang ơn chồng:
Từ nhỏ, bà “là một đứa con gái
xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên
đậu mùa”
Vì không ai lấy, bà lỡ “có mang
với một anh con trai một nhà hàng
chài giữa phá hay đến nhà tôi mua
bả về đan lưới”, rồi thành vợ chồng
 Bà nhận lỗi về mình: “Giá tôi đẻ
ít đi”
 Cuộc mưu sinh trên biển bấp
bênh:
“đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều
quá, mà thuyền lại chật”
“suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng
con cái toàn ăn cây xương rồng
luộc chấm muối”
 Bà cho rằng cuộc sống bế tắc
đã biến chồng bà thành kẻ thô
bạo, vũ phu ; chồng bà là nạn nhân
của hoàn cảnh:
“Bất kể lúc nào thấy khổ quá là
lão xách tôi ra đánh”
“Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày
một trận nặng.”
“Lão chồng tôi khi ấy là một anh
con trai cục tính nhưng hiền lành
lắm, không bao giờ đánh đập tôi.”
 cái nhìn vị tha, độ lượng, hiểu
được nỗi vất vả của chồng
 Bà rất thương con, sẵn sàng hi
sinh:
“Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải
sống cho con chứ không thể sống
cho mình như ở trên đất được!”
“Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con
tôi chúng nó được ăn no…”
 Bà cần sức mạnh người đàn
ông “để chèo chống khi phong ba,
để cùng làm ăn nuôi nấng đặng
một sắp con nhà nào cũng trên
dưới chục đứa”
 Bà chắt chiu từng khoảnh khắc
hạnh phúc: “cũng có lúc vợ chồng
con cái chúng tôi sống hòa thuận,
vui vẻ”  thêm nghị lực sống
 thương con, bao dung, vị tha,
sống cho con, chắt chiu hạnh
phúc
 Quan niệm hạnh phúc của chị
thật đơn giản, cam chịu, vị tha,
cảm thông cho sự bế tắc của
chồng, người đàn bà ấy là hiện
thân của 1 sự hy sinh vô bờ bến.
Tình yêu chồng con được nhìn
nhận từ cuộc đời trăm đắng
nghìn cay. Có vẻ đẹp riêng khiến
cho “1 cái gì mới vừa vỡ ra trong
đầu bao công của cái phố huyện
vùng biển”. Sự vỡ lẽ ấy chính là
sự phá vỡ những quan niệm đơn
giản về tình yêu, hạnh phúc, về
lòng nhân ái, sự khoan dung,…
mang giá trị nhân bản sâu sắc
4. Tấm ảnh được chọn trong bộ
lịch năm ấy:
 Nghệ thuật: “tuy là ảnh đen trắng
nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn
thấy hiện lên cái màu hồng hồng
của ánh sương mai”
 Hiện thực: “một người đàn bà
vùng biển cao lớn với những đường
nét thô kệch, tấm lưng áo bạc
phếch có miếng vá, nửa thân dưới
ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt
trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước
những bước chậm rãi, bàn chân
giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa
lẫn trong đám đông…”

You might also like