You are on page 1of 5

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là “Người mở đường tinh anh và tài
năng” (Nguyên Ngọc) cho văn học đổi mới. Ông quan niệm rằng“thiên chức của nhà
văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Nếu
trước năm 1975 nhà văn đi tìm hạt ngọc ấy trong chất sử thi anh hùng với những tác
phẩm tên tuổi như: Mảnh trăng cuối rừng, Dấu chân người lính, Cửa sông…thì sau năm
1975 nhà văn khám phá vẻ đẹp của hạt ngọc lấp lánh trong những con người đời thường
lam lũ. Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là hình tượng tiêu
biểu cho vẻ đẹp ấy. Giới thiệu đoạn trích và vấn đề nghị luận.
“Chiếc thuyền ngoài xa" được viết vào tháng 8 năm 1983, là một truyện ngắn
thể hiện rõ những khám phá mới mẻ, cách tiếp cận đời sống mang nhiều chiều sâu suy
tư triết, nhân sinh. Ngay từ nhan đề của tác phẩm đã ẩn chứa 1 thông điệp nghệ thuật
sâu sắc. “Chiếc thuyền ngoài xa” là hình ảnh vừa có ý nghĩa thực, cụ thể vừa có ý nghĩa
biểu tượng. “Chiếc thuyền” là phương tiện làm ăn sinh sống của người dân hàng chài
nhưng nó cũng là biểu tượng cho số phận, cuộc đời lênh đênh, trôi nổi của họ. Còn
“ngoài xa” gợi cho chúng ta đến 1 ko gian xa xăm mịt mùng, đó còn là khoảng cách
đứng ngắm của người nghệ sĩ để quan sát hiện thực cuộc sống. Như vậy, hình ảnh
“chiếc thuyền ngoài xa” là biểu tượng cho mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và
nghệ thuật. Nếu ngắm chiếc thuyền ở ngoài xa ta thấy nó rất đẹp và thơ mộng, nhưng
khi đến gần, ta thấy hết nghịch lí, đau khổ. Do đó, để nắm bắt đúng bản chất của cuộc
sống và khám phá đc chiều sâu hiện thực, người nghệ sĩ cần đứng quan sát ở vị trí gần
để tiếp cận, quan sát và tìm hiểu.
Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, hầu như người đọc không hề được biết đến
tên gọi của người đàn bà tội nghiệp ấy, Nguyễn Minh Châu đã gọi 1 cách phiếm định:
khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, chị ta,... Không phải nhà văn
“nghèo” ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị ta 1 cái tên mà đây là dụng ý nghệ thuật
của tác giả, mờ hóa tên tuổi để tô đậm số phận, cuộc đời. Đằng sau cách gọi phiếm chỉ
ấy là 1 cuộc đời ngang trái, 1 số phận bị vùi dập giữa cuộc sống bộn bề lo toan, đồng
thời tạo nên tính vô danh, phổ biến cho biết bao những người lao động mà chúng ta có
thể gặp bất kì đâu. Không chỉ vậy, nhân vật hiện lên ấn tượng với người đọc bởi ngoại
hình khó coi “Người đàn bà trạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng
biển, cao lớn với những đường nét thô kệch”. Dáng vẻ bên ngoài đó gợi ấn tượng về
một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, quanh năm phải chống chọi với đói nghèo, tăm tối với
thiên tai khắc nghiệt.
Dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị. Ngay từ nhỏ, cái
xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh; lớn lên, có mang với 1 anh hàng chài, đến mua bả
về đan lưới, rồi thành vợ chồng. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ,
bấp bênh, gia đình nghèo lại đông con, thuyền thì chật. Dù cuộc sống khổ sở là vậy
nhưng chị vẫn luôn nghĩ đến tương lai tươi sáng, tích cực hơn “giá như sắm được một
chiếc thuyền rộng hơn". Có những lúc biển động, không đánh bắt được gì, cả nhà phải
ăn xương rồng luộc chấm muối. Không chỉ nghèo khổ vì vật chất, chị còn đau đớn về
thể xác và tinh thần. Chị thường xuyên phải chịu những trận đòn roi của người chồng vũ
phu “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng…”, bị chồng nguồn rủa “Mày chết
đi cho ông nhờ”. Nhưng vượt lên trên tất cả sự khổ hạnh ấy, người đàn bà tỏa sáng
những vẻ đẹp khiến ta không khỏi ngỡ ngàng.
Điều đáng trân trọng nhất ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất tốt
đẹp đáng quý. Chị là một bí ẩn mà càng khám phá, ta càng thấy toát lên vẻ đẹp khuất
lấp. Người phụ nữ ấy không đến với người đọc một cách hời hợt bởi vẻ đẹp hình thức
bên ngoài mà đẹp ở bề sâu tâm hồn bên trong. Phải có cái gốc nhân bản rất vững chắc
thì NMC mới dám miêu tả cái xấu của bề ngoài để làm nền tôn vinh cái đẹp về tâm hồn
như vậy.
Mụ là người phụ nữ khôn ngoan, từng trải, sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời. Trong
con mắt của Phùng và Đẩu, người đàn bà quê mùa thất học nhưng lại có con mắt như
“đang nhìn suốt cả cuộc đời mình”. Ở chị tỏa ra sự thâm trầm sâu sắc của một người
phụ nữ từng trải, thấu hiểu lẽ đời. Phùng, Đẩu bất bình trước người chồng tàn nhẫn, độc
ác, vũ phu “ cả nước không có người nào như hắn” thì người đàn bà lại giúp họ nhận ra
bao điều sâu sắc. Chị cho biết chồng của chị vốn là anh con trai hiền lành, cục tính, bản
chất lão là người tốt. Chỉ vì nghèo quá, khổ quá, đông con quá khiến lão đánh vợ như
một giải pháp giải tỏa tâm lí uất ức, bực dọc về những cay cực của nỗi đời. Người đàn
bà hàng chài chỉ rõ sự thiếu thực tế của P và Đ “ là bởi vì các chú không phải là đàn bà,
chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của một người đàn bà trên một
chiếc thuyền không có đàn ông… Chị đã nhìn ra một hiện thực tàn nhẫn: gia đình làm
nghề chài lưới bắt buộc cần một người đàn ông để chèo chống lúc sóng gió biển động,
dù hắn có man rợ và tàn bạo. Người đàn bà cũng chỉ ra sự bất cập trong chính sách của
chính quyền CM. Chị cho thấy từ ngày cách mạng về, CM đã cấp nhà cho họ nhưng
chẳng ai ở vì học ko thể bỏ nghề, sự tồn tại của họ gắn chặt với biển cả. Người đàn bà
tuy ít học nhưng vốn sống thực tế và sự hiểu biết thì không hề ít ỏi chút nào. Điều mà
mụ rất hiểu ấy là lẽ đời, là cuộc sống thực tế để mưu sinh chứ không phải là những luật
pháp hay lí thuyết suông đẹp đẽ mà con người ta vẫn dùng để khuyên bảo nhau như
những lời giáo huấn cao đạo.
Người phụ nữ ấy còn rất thấu hiểu vị tha với chồng. Mụ thấu hiểu nguyên
nhân dẫn đến việc mình bị chồng hành hạ và đồng cảm sẻ chia phần nào với nỗi đau
khổ, sự bế tắc của chồng. Mụ biết, người đàn ông- chồng mụ trước kia vốn là anh con
trai “hiền lành ” “cục tính”; giờ đây, vì gánh nặng gia đình, cuộc sống đói khổ, thuyền
chật, con đông, khiến lão không thể chịu đựng nổi, sinh ra đổi tính “lúc nào khổ quá,
lão xách tôi ra đánh”. Mụ đành giúp chồng giải tỏa bằng cách chấp nhận tự nguyện
chấp nhận đòn roi của chồng. Đó là một sự giải tỏa đau đớn và đẫm nước mắt, là sự lựa
chọn vạn bất đắc dĩ để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Người đàn bà nhận hết những thua
thiệt về mình như một lẽ đương nhiên: Không nhan sắc “Từ nhỏ tôi đã là một đứa con
gái xấu”. Chị nhận nghèo khổ là do mình đẻ nhiều “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm
được một chiếc thuyền rộng hơn”….Chị gánh lấy những thua thiệt trong cuộc đời, phải
chăng đó chính là biểu hiện của đức hi sinh? Người đàn bà hàng chài không chỉ thấu
hiểu chồng mà bà còn rất cần chồng, biết ơn chồng. Nhờ có người đàn ông, bà – người
phụ nữ xấu không ai lấy mới có chồng, mới được hưởng hạnh phúc làm mẹ. Bà thấu
hiểu lẽ đời, hiểu thế nào là “nổi vất vả cơ cực trên một chiếc thuyền không có người đàn
ông”, sẽ sống như thế nào khi không có “người đàn ông chèo chống lúc phong ba bão
tố”. Thương con, chị nâng niu hạnh phúc gia đình: cũng có lúc vợ chồng con cái hòa
thuận với nhau; vui nhất là lúc nhìn đàn con được ăn no. Đàn bà ở thuyền phải sống
cho con chứ không thể sống cho mình… Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu đã
phát hiện ra những “hạt ngọc” ẩn sâu trong vẻ ngoài lam lũ của người đàn bà vùng biển.
Quả thực, đọc những trang văn chân thực của Nguyễn Minh Châu, ta cảm thông cho
những khao khát rất đời, rất người, rất chính đáng và tự nhiên của người phụ nữ.
Không những vậy, đó còn là người mẹ thương con vô bờ và đức hi sinh.
Người đàn bà không chịu giải thoát mình khỏi đòn roi của chồng không phải vì bị đánh
đập quen rồi đến mức trơ lì, chai sạn, cũng ko phải vì ngu dốt đến mức ko ý thức được
quyền tối thiểu của mình, mà xuất phát từ tình thương con, ý thức được bổn phận của
người mẹ phải chăm lo cho con, hi sinh vì con chứ ko phải sống cho riêng mình. Tình
mẫu tử được người đàn bà hàng chài ý thức sâu sắc như một thiên tính đương nhiên ở
người phụ nữ “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ ko thể sống cho mình”.
Mụ mong muốn các con được sống trong một gia đình hạnh phúc trọn vẹn, lại sợ tâm
hồn con bị tổn thương, chẳng thế mà mụ đã gửi thẳng Phác- thằng con trai thông minh,
mạnh mẽ và rất yêu thương mẹ lên bờ nhờ ông bà ngoại trông nom bởi sợ nó sẽ thù ghét
người cha vũ phu. Khi nhắc đến những lúc hòa thuận, khuôn mặt xấu xí của mụ chợt
ửng sáng lên như một nụ cười- đó là ánh sáng của tình mẫu tử. Mọi niềm vui nỗi buồn
của đời mụ đều xuất phát từ con: “vui nhất là lúc nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn
no”. Trong cuộc đời dằng dặc khổ đau, người phụ nữ ấy vẫn lặng lẽ chắt chiu nuôi
dưỡng những hạnh phúc nhỏ bé. Đó là nguồn sống giúp chị hồi sinh sức mạnh để chống
chọi với giông tố cuộc đời. Niềm vui của người đàn bà hàng chài hình như ta đã từng
bắt gặp trong nhân vật bà cụ Tứ trong “VN” của KL. Giữa cảnh đói khát, bà cụ Tứ thấy
con mình lấy được vợ thì vừa mừng vừa lo, nhưng để đem lại niềm lạc quan cho các
con, trong bữa cơm ngày đói, bà kể toàn những chuyện vui, chuyện làm ăn no đủ sau
này.
Người đàn bà ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn nghệ sĩ nhiếp ảnh
Phùng. Vậy nên mỗi lần ngắm kĩ kiệt tác của mình, Phùng lại thấy hiện lên cái màu
hồng hồng của ánh sương mai, và nếu nhìn lâu hơn sẽ thấy hiện ra hình ảnh người đàn
bà hàng chài lam lũ, bước những bước vững chãi, in những vết chân rất đậm trên bãi cát
của bờ biển vắng rồi hòa lẫn vào đám đông. Đây không phải lối kết thúc có hậu như
trong truyện cổ dân gian hay VHVN trước 1975. NMC khiến người đọc không khỏi day
dứt, ám ảnh về số phận người lao động, nhất là những người phụ nữ trong cuộc sống
mưu sinh nhọc nhằn. Cái màu “hồng hồng” của ánh sương mai kia chính là cái đẹp thi
vị cuộc sống, song đó chỉ là lớp men tráng bên ngoài. Lột bỏ lớp men ấy đi sẽ thấy xù
xì, loang lổ những màu thô nhám, đằng sau đám sương mù đẹp toàn bích là bao số phận,
mảnh đời éo le. Nỗi ám ảnh này cũng là quá trình tự ý thức của P: người nghệ sĩ muốn
có 1 TPNT chân chính thì phải khám phá chiều sâu như vậy tác phẩm mới có sức sống
lâu bền trong nghệ thuật. Nó thể hiện niềm tin của NMC vào con người. Dù hoàn cảnh
có khó khăn, không ít chông gai, bão tố nhưng sự khỏe khoắn cứng cỏi, lòng nhân hậu
vị tha của người lao động như người đàn bà hàng chài sẽ chèo chống con thuyền gia
đình vượt qua phong ba bão táp để cập bến bờ hạnh phúc.
Làm nên thành công của hình tượng người đàn bà nói riêng và tác phẩm nói
chung nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một tình huống truyện mang tính khám phá
nhận thức phát hiện đời sống. Tình huống tự nhận thức cũng phản ánh rõ nét đặc điểm
phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu Đó là một lối văn thâm trầm, giản dị, đôn
hậu mà sâu sắc, thấm thía, nhiều dư vị, lắng đọng chiêm nghiệm sâu xa về lẽ đời để kết
tụ thành những triết lí nhân sinh sâu sắc.
Qua đây, NMC còn khắc họa rõ nét giá trị nhân đạo của tác phẩm: Đó là tình
yêu tha thiết với con người. Tình yêu ấy cháy bỏng lên thành khát vọng kiếm tìm, phát
hiện và tôn vinh vẻ đẹp của con người. Đó còn là nỗi lòng khắc khoải, lo âu trước cái
xấu xa, tàn bạo. Đằng sau cái nhìn hiện thực gồ ghề, thô ráp, đau đớn và cả cái ác là vẻ
đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng, là trái tim của người phụ nữ hy sinh, nhân ái, vị tha.
Cái nhìn hiện thực của nhà văn sâu sắc, trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu với con
người. Ông luôn có ý thức rõ về vai trò của mình khi cho rằng cuộc đời nhà văn “là một
cuộc đời không bao giờ được phép ngừng lăn lộn trong cuộc sống thực tế, không bao
giờ ngừng nghiên cứu và quan sát xã hội’ (Trang giấy trước đèn).
Chuyện đời người là chuyện “khó”, khó nói, khó đoán, khó tường tận,... thấy
vậy mà có khi không phải như vậy. Từng câu văn trong “Chiếc thuyền ngoài xa” đã cho
ta thấm thía hơn các chiều cạnh khác nhau của đời sống xã hội, thấy được những đan
cài, móc xích rối ren trong tình cảm và suy nghĩ của con người. Dẫu vậy, sau tất cả điều
đọng lại trong mỗi bạn đọc là vẻ đẹp khuất lấp của một người phụ nữ làng chài giữa bao
lấm láp đời thường. Bằng tài năng nghệ thuật của mình, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã
tạo nên một cuộc “đối thoại” đa thanh cho bạn đọc mọi thời về những vấn đề đặt ra
trong tác phẩm, tác động sâu vào trong tâm trí người đọc

You might also like