You are on page 1of 4

Đặc biệt, vẻ đẹp về một sức sống, tâm hồn khao khát tự do mãnh liệt trong Mị thực

sự nổi bật và hiện rõ qua hai đêm thức tỉnh. Lần thức tỉnh đầu tiên đến trong một
mùa xuân đầy màu sắc, âm thanh rộn ràng ở Hồng Ngài. Bị tác động với vẻ đẹp ấy,
Mị hồi tưởng về thế giới hạnh phúc, tự do của quá khứ, khác hoàn toàn với cuộc
sống tù túng, nhạt nhẽo hiện tại. Nhất là khi tác giả chèn thêm vào những tiếng sáo
gọi bạn tình:” Mày có con trai con gái/ Mày đi làm nương/ Tao không có con trai
con gái/ Tao đi tìm người yêu” thiết tha bồi hồi, gọi về trong tâm chí người con gái
đã chết tâm này kí ức của một thời, để rồi Mị “ngồi nhẩm thầm”. Sau bao ngày
lặng câm, cuối cùng nàng cũng cất tiếng dù chỉ là thì thầm. Sự đối nghịch giữa quá
khứ và hiện đại cay nghiệt đã làm thức tỉnh nỗi căm hờn và tủi nhục cùng ý thức
phản kháng trong Mị. Mị “lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát”, uống không phải để
thưởng thức mà là để quên đi thực tại, vắt hết toàn bộ hiện tại đau khổ, cay đắng
trong lồng ngực. Hơn lúc nào hết, Mị thấm thía sâu sắc thân phạn ép duyên cay
đắng:”Nếu có nắm lá ngón trên tay thì sẽ ăn cho chết ngay”. Bao kỉ niệm đẹp thời
con gái sống dậy, chứng minh cho con người thật của nàng đang hồi sinh. “Mị
nhận ra mình còn trẻ, mình muốn đi chơi”. Sau bao ngày không biết mình sống hay
chết, thì nay cô chợt ý thức về bản thân, về quyền hạnh phúc mà đáng lí mình được
hưởng. Sự thay đổi trong suy nghĩ dẫn tới hành động: “xắnn mỡ bỏ vào đèn cho
sáng … Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách”. Đây là chi tiết
mang tính chiều sâu, trước đây Mị nào quan tâm tới căn phòng có tối hay không,
mình ăn mặc đẹp hay không thì ngày hôm ấy Mị muốn mọi thứ đều tahy đổi theo
chiều hướng tươi sáng hơn như tâm hồn mình lúc đó. Tuy bị A Sử trói lại nhưng
trong nàng vẫn còn tiếng sáo vang vọng.

Lần thức tỉnh thứ hai là một đêm mùa đông lạnh giá, với sự gặp gỡ A Phủ - anh
chàng phải ở gạt nợ, bị trói đứng bỏ đói do làm mất một con bò của nhà thống lí.
Dù vốn vô tâm nhưng không có nghĩa phần người trong Mị biến mất, minh chứng
là chi tiết Mị “bắt gặp dòng nước má lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen
lại” của A Phủ. Chính giọt nước mắt ấy đã làm tan chảy khối băng trong lòng Mị,
gọi về nước mắt của kí ức lần bị trói đứng của mình. Từ việc thương cho bản thân,
Mị chợt nảy sinh sự đồng cảm với người đàn ông kia. Nhận thấy cái chết đang dần
tới A Phủ: “Có chừng này chỉ đêm nay, đêm mai là người kia chết …. Chết đau,
chết đói, chết rét, phải chết.”, Mị sâu chuỗi lại và nhạn ra tội ác của cha con nhà
thống lí. Chỉ vì một con bò mà chúng nó bắt chết một người thanh niên chăm chỉ vì
với chúng con người cũng chẳng khác gì so với súc vật. Một cuộc đấu tranh tâm lí
xảy ra vì Mị ý thức nếu không phải A Phủ chết thì chính là mình chết. Do dự là
vậy nhưng một khi tình thương người lên đến tột đỉnh, Mị quên đi sợ hãi và nhanh
chóng cắt chói cho A Phủ. Khi A Phủ chạy đi, Mị vẫn còn đứng lặng trong bóng
tối một lúc và lại sợ hãi cãi chết có thể đến với mình. Đứng giữa sống-chét, đôi
chân Mị đã “vụt chạy theo A Phủ” và xin đi cùng anh. Tình huống bất ngờ nhưng
lại hiển nhiên, tất yếu và phù hợp với sự phát triển nhân vật. Nếu Mị có thể cởi trói
dây mây cho A Phủ thì cũng sẽ cắt được sợi dây ràng buộc cuộc đời mình. Ý thức
sống và khao khát hạnh phúc đã chấp cánh cho Mị để chống lại áp bức chứ không
còn chịu đựng nữa.

Người đàn bà hàng chai có cái tên gọi một cách phiếm định. Tuy không có
tên, vô danh như những người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận của chị được
tác giả tập trung thể hiện và nắm vai trò quan trọng trong câu chuyện. Chị cũng
phải chịu cuộc sống bất hạnh. Chị không đẹp, hay nói cách khác, bệnh tật, những
trận đòn và cuộc sống lao động khắc nghiệt đã bẻ gãy những nét duyên dáng của
một người phụ nữ. Chị trạc ngoài bốn mươi, khuôn mặt thô kệch, mặt rỗ. Lúc nào
cũng xuất hiện với gương mặt mệt mỏi, người đàn bà ấy đã trải qua một cuộc đời
nhọc nhằn lam lũ. Khi tới toà án, chị “sợ sệt, mặt cứ cúi xuống”, ngồi “ở mép ghế,
cố gắng thu mình lại.”. Số phận lận đận của chị dường như đã được báo hiệu ngay
ở cái tuổi thanh xuân “Từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu xí, lại rỗ mặt, sau một
bận lên đậu mùa”, “cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh
con trai làng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới”. Những dòng tâm
tự được nói ra với giọng điệu bằng bằng như một tiếng thở dài, kìm nén bao cảm
xúc. Người đàn bà ấy chầm chậm kể ra bất hạnh nhan sắc của đời mình, đối với
người phụ nữ ai chẳng muốn mình xinh đẹp. Biết đâu trong những lúc suy nghĩ về
cuộc đời của mình, chị một lần đã nghĩ đến hai chữ “giá như…”. Vâng, giá như có
nhan sắc, số phận đã không run rủi đưa đẩy chị đến với người chồng miền biển
này; giá như không quá khổ cực trong cuộc sống, thuyền chật hẹp vất vả, chồng chị
đã không đến nỗi dữ dằn, hung tợn…Nhưng tất cả những gì tốt đẹp và hạnh phúc
sinh ra không phải dành cho người đàn bà hàng chài khốn khổ này. Cái cuộc đời
quá cơ cực của chị luôn phải đối mặt với hai cơn bão táp: bão táp từ biển khơi lạnh
lùng và bão táp từ người chồng vũ phu, thô bạo. Người đàn bà ấy khốn khổ và chật
vật để cho từng bữa cơm, manh áo cho gia đình. Đói khổ đã trở thành nỗi ám ảnh
luôn thường trực trong cuộc sống của chị. “Người đàn bà bỗng chép miệng, con
mắt như đang nhìn suốt cả cuộc đời mình: Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được
một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào
các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn
ăn cây xương rồng luộc chấm muối…”. Cả cuộc đời người đàn bà ấy gói gọn trong
nỗi lo đói khổ, lo miếng cơm manh áo hàng ngày. Bão táp biển khơi đã làm chai
sạm, rỗ đi, thô kệch cái vẻ phụ nữ của chị. Nhưng còn đáng sợ hơn là bão táp từ
những trận “đòn” hằng ngày vẫn đổ lên trên thân xác và tâm hồn chị. Chị đã phải
cong mình lên chịu đựng những bi kịch đời thường, chịu đựng những trần đòn roi
như trước đây chi vẫn thường hay chịu. “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng”, mật độ dày đặc, những trận đòn vẫn như mưa đổ xuống. Dù bị đánh đâp
như vậy nhưng chị vẫn chịu đựng “với vẻ mặt cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề
kêu một tiếng, không tìm cách chống trả, không tìm cách chạy trốn.”.

Chính những đau khổ ấy lại càng làm nổi bật những vẻ đẹp khuất lấp của con
người chị. Được đề nghị nên bỏ thằng chồng vũ phu, chị đã kiến quyết không chịu
và đưa ra những lí lẽ rất chắc chắn. Dường như con người nhỏ bé ban đầu biến
mất, thay vào đó lộ ra một con người hiểu thấu lẽ đời, tuy ít học mà tỉnh táo và
sáng suốt. Thứ nhất, chị thấu hiểu và thông cảm cho những vất vả để biến chồng
mình trở nên vũ phu nên hoàn toãn nhẫn nhục khi bị hắn bạo hành. Thứ hai, chị là
người mẹ thương các con vô ngần. Lo sợ thằng Phác có những hành động nông nổi
với bố nên chị gửi con cho bố ruột mình nuôi. Không muốn các con thấy cảnh cha
đánh mẹ nên xin lên bờ đánh. Chị chịu đựng những đòn roi kia cốt cũng là vì hi
vọng các con có những bữa cơm no ấm, cần một người đàn ông cùng chị chèo
chống chiếc thuyền qua phong ba bão táp để nuôi nấng đàn con khôn lớn. Có thể
nói đây là một sự hi sinh cao cả. Chị chân trọng những giây phút đầm ấm, vui vẻ
của gia đình, niềm hạnh phúc lớn nhất của chị là nhìn đàn con ăn no. Không chỉ
hiểu mình, chị còn hiểu cả tấm lòng những người phụ nữ hàng chai: “Những người
phụ nữ trên biển phải sống vì các con.”. Họ biết mình đau khổ nhưng vẫn nhẫn nại,
hi sinh, bao dung, vì các con. Sự uyên bác và lòng bao dung của chị đã mở ra cho
Đẩu và Phùng những nhận thức mới mẻ, có cái nhìn toàn cục về cuộc đời. Nguyễn
Minh Châu đã thành công trong việc xử dụng nghệ thuật đối lập. Một bên là người
đàn bà xấu xí, phi thẩm mĩ, một bên là vẻ đáng thương, phẩm chất bên trong của
con người đáng trân trọng. Người đàn bà trong truyện là người có cốt cách bên
trong, biết nhìn xa, thương đàn con nhỏ, giàu đức hi sinh, lòng vị tha, thương
chông, thương con am hiểu lẽ đời, sẵn sàng hi sinh bản thân về hạnh phúc, no ấm
cho chồng, cho con. Đây chính là những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt
Nam.

You might also like