You are on page 1of 7

Nhà văn nguyễn minh châu từng nói rằng:” nhà văn tồn tại ở trên đời trước

hết để
làm công việc giống như kẻ nâng giấc mơ cho những con người bị cùng dường, tuyệt
lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường… Nhà văn tồn tại trên đời để
bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. quả thực, Tô Hoài đã trở
thành kẻ “nâng giấc mơ” cho những số phận khổ đau thê thảm ấy. Điều đó được thể
hiện rõ nét và sâu sắc qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”-linh hồn của tập “Truyện Tây
Bắc”

. Tác giả
1. Tiểu sử
- Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Quê nội: thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).

- Sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông
(nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

- Thời trẻ, ông phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề như: làm gia sư dạy
kèm trẻ, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn,... và nhiều khi thất nghiệp.

- Năm 1943, gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.

- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ
ở Việt Bắc.

2. Sự nghiệp văn học


a. Tác phẩm chính
Sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách
thuộc nhiều thể loại khác nhau: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); O
chuột (tập truyện, 1942); Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953); Miền Tây (tiểu
thuyết, 1967); Ba người khác (tiểu thuyết, 2006),...
b. Phong cách nghệ thuật
- Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải,
vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử
dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.

TÁC PHẨM

Hoàn cảnh sáng tác

VCAP là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà
văn Tô Hoài mà tác giả cùng ăn cùng ở cùng làm với đồng bào dân tộc Tây Bắc
trong suốt 8 tháng cuối năm 1952
Vị trí

VCAP là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập Truyện Tây Bắc, cũng là một trong
những tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn kháng chiến
chống Pháp. Tác phẩm là bức tranh chân thực về cuộc sống và số phận nghiệt
ngã của người nông dân miền núi dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo của các thế
lực phong kiến và thực dân, đồng thời lại là một bài ca sức sống mãnh liệt và
khát vọng tự do của con người.

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT MỊ

Đọc xong một tác phẩm, cái đọng lại sâu nhất trong tâm hồn người ddọc chính
là những cảm xúc, những suy tư trăng trở về số phận, về cuộc đời của những
con người được nhà văn thể hiện. và Tô Hoài đã thực sự thành công trong việc
tạo ra một nhân vật hội tụ đầy đủ yếu tố để có thể rung lên sợi dây đồng điệu
giữa người đọc và tác phẩm- nhân vật Mị

Dưới ngòi bút của Tô Hoài thì mị hiện lên toàn vẹn với những vẻ đẹp tài năng và
phẩm chất. qua miêu tả Mị là một cô gái sinh ra từ núi rừng Tây Bắc. dù sinh ra
trong một gia đình nghèo khó nhưng Mị vẫn rất lạc quan và yêu đời, là cô gái
chăm chỉ, hiếu thảo, đang sống trong những ngày tháng tươi đẹp của tuổi xuân.
Mị trông xinh đẹp tựa một đóa hoa rừng ngập tràn xuân sắc. cô không chỉ đẹp
mà còn tài năng, có tài thổi lá hay như sáo nên biết bao người say mê hằng
ngày đi theo bước chân của mị. Mị yêu lao đọng, giàu lòng tự trọng và hiếu
thảo với cha già.

Đây là một cô gái xứng đáng được hưởng hạnh phúc và sống những ngày tươi
đẹp của tuổi trăng tròn. Những tưởng cuộc đời mị sẽ trôi qua êm đềm và cô sẽ
sớm tìm được bến đỗ yêu thương, nào ngờ đâu bi kịch ấp đến khiến tuổi xuân
của người con gái ấy rơi vào bế tắc, khổ đau.

Cuộc đời chát đắng của mị bắt đầutừ khi cô bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống
tươi đẹp tự do trước kia giờ đây chỉ còn là hồi ức giữa những giọt nước mắt lăn
dài. Mị bị bóc lột, sống mà như đã chết, ý thức làm người vốn có đã bị giai cấp
pk làm cho tê liệt. Nhưng ẩn sâu trong Mị là sức sống mãnh liệt, Mị đã thực sự
trỗi dậy với khao khát sống mạnh mẽ. Sự thức tỉnh trong ý thức của Mị được
nhà văn đặt vào trong một hoàn cảnh điển hình- ấy là khi mùa xuân về trên
miền núi cao tây bắc. mùa xuân là mùa của sự sống và khát vọng, chính vì vậy
mà cái không khí ngày xuân ở hồng ngài đã tác động mạnh mẽ vào tâm hồn
vốn đang chết dần từng ngày của cô gái trẻ, kéo cô trở lại với cuộc đời tươi đẹp
cô dáng sống, để ngọn lửa ham sống trong mị bừng lên.

Mùa xuân năm ấy ở hồng ngài đẹp và gợi cảm biết bao, trên đàu núi, các nương
ngô, lúa gặt xong xếp yên đày cácnhà kho; trẻ con đi hái bí đỏ; trong các làng
mèo, những chiếc váy hoa được đem ra phơi như những cánh bướm đẹp đẽ….
Đám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trước nhà. Ngoài núi lấp ló đã có tiếng ai
thổi sáo gọi bạn đi chơi. Chính không gian rộn rã sắc mầu cùng với tiếng sáo tha
thiết đã đánh thức cô mị ngày xưa. Trong kkhi xuân tưng bừng ấy, tiếng sáo
chính là âm thanh tác động mạnh mẽ nhất đến tâm hồn mị. tiếng sáo ấy như
khơi dậy sức sống ẩn náu trong mị đã nguội ngắt. bữa cơm tết cúng ma đón
năm mới rộn rã, “ chiêng ầm ĩ” và bữa rượu tiếp ngay bữa cơm bên bếp lửa,
trong cái nồng nàn của rượu, mị nhẩm lại bài hát của người đang thổi, mị dần
có khái niệm về thời gian, về cuộc sống. những suy nghĩ trong tâm trí bỗng
chốc bật ra thành hành động, rồi mị uống rượu ừng ực từng bát. Mị uống như
để nuốt bao cay đắng tủi hờn, để quên đi hiện tại nghiệt ngã. Men rượu chính là
tác nhân cuối cùng để mị trở lại với chính con người mình, để trở lại với cuộc
sống. Mị cảm thấy mình vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi, Mị nhận ra cái vô nghĩa
của cuộc sống hiện tại “ nếu có nắm lá ngón trong tay, mị sẽ ăn cho chết ngay
chứ không buồn nhớ lại nữa”. đối với cô gái người mèo, cái chết lúc ấy là một
sự giải thoat chứ không phải là sự hèn nhát. Người con gái ấy đã thực sự vượt
ra khỏi trạng thái chai lì vô cảm của một ‘ con rùa nơi xó cửa’.

Nghe thấy tiếng sáo, mị vào trong căn buồng tối tăm của mình, xắn một miếng
mỡ bỏ vào đĩa đèn cho thêm sáng. Đây là một chi tiết có chiều sâu về nghệ
thuật, mị đang tự thắp lên ngọn lửa trong tim mình, ngọn lửa của tình yêu cuộc
sống mãnh liệt, khao khát được hạnh phúc. Tiếng sáo râm ran như thôi thúc mị
vấn lại tóc, với lấy cái váy hoa vắt phía trong vách để đi chơi hội. những biến
đọng mạnh mẽ trong tâm hồn mị chính là sức sống tiềm tàng mãnh liệt bấy lâu
bị vùi lấp. Nhưng giữa lúc lòng Ham sống của mị trỗi dậy mạnh mẽ thì ngay sau
đó nó lại bị vùi dập phũ phàng không thương tiếc: A Sử bước vào, thản nhiêN,
lầm lì, trói đứng Mị vào cây cột nhà Như trói cả khát vọng và ước mơ của cô gái
trẻ vào bóng đêm thăm thẳm của sự tuyệt vọng. Nhưng a sử trị trói được thể
xác mị không trói được tinh thần mị, cô vẫn sống trong những tiếng sáo thổn
thức ngoài kia. Tiếng sáo là biểu tượng của sự sống, tình yêu, tự do, mà bấy lâu
nay mị dường như đã quên rồi. Tiếng sáo theo sát từng bước diễn biến tâm
trạng của nhân vật, nó chính là ngọn gió thổi bùng lên những đốm lửa trong
lòng mị. Tưởng rằng sức sống mãnh liệt của mị sẽ bị vùi lấp lần nữa, nhưng
trong bóng tối, mị mơ màng theo tiếng sáo, tiếng sáo có lần đã đưa mị theo
những cuộc chơi, đám chơi. Nhưng rồi quá khứ ra đi, hiện tại ở trước mắt, mẹ
chỉ thấy xung quanh toàn bóng tối, không một tiếng động. Cô vùng bước đi
nhưng chân tay đau không cựa được, mị không nghe tiếng sáo nữa. Nỗi đau thể
xác đã kéo mị trở về thực tại.

Suốt cái đêm bị chói đứng vào cột ấy, mẹ đã sống trong sự giằng xé mãnh liệt
giữa niềm khao khát Hạnh Phúc cháy bỏng và thực tại tàn bạo lạnh lùng. Lúc
mới bị trói, mẹ vẫn sống trong tâm trạng say mê với tiếng sáo, với những đám
chơi Tết ngoài kia. Mị như quên mình là đang bị trói, quên đi những đớn đau
thể xác. Nhưng thực tế phũ phàng là những vòng dây trói đang thít chặt. Hai
biểu tượng của ước mơ và thực tại hiện ra trong hai âm thanh trái ngược-tiếng
sáo gọi bạn tình tha thiết và Tiếng chân ngựa đạp vào vách khô khan. Mị không
nghe tiếng sáo nữa chỉ nghe thấy Tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn
đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
Thực tại phũ phàng đã lấn át, bóp nghẹt những ước mơ, vọng tươi sáng. Kết
cục ấy nói lên rằng chỉ có những phản kháng tự phát, nhân vật không thể thoát
khỏi tình cảnh bị giam hãm đày đọa, không thể giải phóng thực sự cho những
ước vọng hạnh phúc.

Cuộc trỗi dậy tinh thần của Mị như một đợt sóng ngầm lặng lẽ, nhưng mãnh
liệt. Nó sẽ tuôn trào thành những đợt sóng mới, mẽ hơn bao giờ hết, bằng
chứng là hành động cởi dây trói cho a phủ đã đặt bút viết lên một chương mới
cho cuộc đời Mị, tạo Ra những ngày tháng tươi đẹp sau này, thể hiện rõ nét
nhất sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong tâm hồn người con gái Tây Bắc.

Sau cuộc nổi loạn không thành ở đêm tỉnh mùa Xuân, Mị tiếp tục rơi
vào trạng thái tê liệt, cô lại trở về là cái xác không hồn. Nhưng với sự
xuất hiện của a phủ, cùng sự việc a phủ bị trói đứng chờ chết đã thức
tỉnh trong Mị tình yêu thương và khao khát sống mãnh liệt không thể
nào dập tắt.

Sức sống tiềm tàng của Mị không chỉ được khắc họa trong đêm tình mùa xuân
mà còn dữ dội và mãnh liệt trong chính đêm đông cứu a phủ. Mỹ đã gặp được
một người mà không ngờ tới rằng đó là người sẽ giải phóng cuộc đời mình, đó
là a phủ. Thời gian cũng trôi qua, đến cái đêm a phủ bị trói đứng vào cây cọng
gỗ giữa mùa đông lạnh giá vì để hộ bắt mất bò. A phủ là một chàng trai khỏe
mạnh, phóng khoáng, vì đánh lại con quan mà bị phạt vạ hết sức vô lý và trở
thành nô lệ không công cho nhà thống lý, còn Mị thì làm dâu cả nợ. Hai con
người này đang cùng Chung hoàn cảnh, số phận. A phủ bị trói mấy đêm rồi
nhưng đêm nào cũng vậy. Mẹ dạy đốt lửa sưởi và thản nhiên như không có gì
bên cạnh. Mỗi đêm, đêm nào cũng vậy khi ngọn lửa bùng, mẹ nhìn sang biết a
phủ còn sống nhưng không nói gì, bởi người con gái ấy đã chai sạn, chai lì cảm
xúc, sự thản nhiên đến lạnh lùng ấy xét đến cùng cũng là bởi đã chịu nhiều
đắng cay và khổ đau. Trước những người cùng cảnh ngộ, Mị chẳng còn đủ nước
mắt để xót thương. Lúc ấy, chị còn Mị với ngọn lửa vô chi vô giác ngoài kia.

Mị vẫn Trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chị còn ở với ngọn lửa bởi tâm hồn Mị đã khép
kín và câm lặng rồi ý chính dòng Nước mắt lấp lánh của a phủ đã làm tan chảy
sự vô cảm trong lòng Mị, mị bồi hồi trước một người cùng cảnh ngộ. Mị chợt
nhớ cái đêm mình cũng bị đứng vào cột nhà như thế kia, cũng chảy nước mắt
xuống miệng, áo cổ không lau đi được. Dòng Nước mắt của một người con trai
ương bướng, gan góc, tưởng chẳng hề sợ hãi bất cứ điều gì ở đời. Dòng nước
mắt như hình ảnh của tự uất ức trước một nỗ lực bất thành trong một quá trình
chống trọi lại thực tại cay đắng. Và chính dòng nước mắt ấy cũng đã kéo Mị về
quá khứ, và rồi một nỗi cạn thương vô hạn dâng ngập lên trong lòng người con
gái ấy. Và vì thế, rác dửng dưng dường như đã biến mất hoàn toàn, mị đã có
cảm giác rất rõ về sự đồng cảm và đồng cảnh. Sức phản kháng trỗi dậy mạnh
đến mức đã chi phối toàn bộ cả suy nghĩ. Mị đã nghĩ một cách rành rọt là mị sẽ
chết nếu cởi dây trói cứu a phủ, rồi sẽ chết trên cái cọc ấy. Nhưng mị làm sao
cũng không thấy sợ, Đó chính là sức mạnh của tình thương.

Nếu như đêm tình mùa xuân gắn với khát vọng hạnh phúc, thì đem Đông cứu a
phủ lại gắn liền với khát vọng tự do trong mị-con người tưởng như đã bị nô lệ
hóa hoàn toàn. Sức sống bấy lâu nay bị đè nén tưởng đã tắt lịm đi, nay bỗng
bật dậy trào dâng mạnh mẽ. Ý nghĩ cứu a phủ đã mạnh hơn cả nỗi sợ cho chính
mình. Mặc dù đây là ảnh động tự sát nhưng là kết quả của một quá trình, nó
chứng minh sức sống tiềm tàng, âm ỉ không ngừng trong con người Mị. Từ suy
nghĩ đó đã dẫn đến hành động của mị. Có một điều thú vị ở đây là Mị đã hành
động trong bóng tối, khi đám than đã vạc hẳn lửa và tối như bưng. Lần này sức
sống trong Mị mãnh liệt đến mức chẳng cần men rượu, chẳng cần những cơn
say để bùng lên. Lần này cũng chẳng cần ngọn lửa hơ tay bởi ngọn lửa của sức
sống, khách sao được tự do và hạnh phúc trong lòng Mị đang dừng rực cháy. Mị
rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. Một câu văn ngắn với dấu phẩy khiến
hành động của Mị dứt khoát và cảm giác rõ nét hơn về tốc độ nhanh thoăn
thoắt. Cắt dây trói cứu a phủ, mẹ đã cắt dây trói tinh thần trói buộc mình bấy
lâu nay.
Vừa nghĩ đến việc có thể chết thay cho a phủ, nhưng khi a phủ chạy đi, Mị
nghẹn lại, đứng lặng trong bóng tối, một sự im lặng đầy giông bão. Đó chính là
sự giằng xé đấu tranh âm thầm nhưng dữ dội. Ở lại hay đi, sống hay cái chết?
Và đi đứng trước cái chết, mị đã vụt chạy theo a phủ. Trời tối lắm nhưng chưa
bao giờ lòng Mị sáng như thế, chưa bao giờ ngọn lửa của khát vọng sống trong
Mị lại cháy mãnh liệt đến thế. Mị đang đi với tất cả sức sống trẻ trung của mình,
sức sống bị kìm hãm bấy lâu nay được bung ra, được tuôn chảy. Mị đã vượt qua
nỗi sợ cố hữu với thần quyền và cường quyền để chọn con đường sống.

Bề ngoài ta tưởng hành động của Mị là sự liều lĩnh. Thực chất, quá trình Mỹ cắt
dây trói và chạy theo a phủ xuất phát từ yếu tố bên trong, là logic tâm lý hoàn
toàn hợp lý, là một quá trình tự nhận thức: thức được xã hội tàn bạo, lạnh lùng.
Mị cứu a phủ bởi cô thấy sự bất công, phi lý sắp giết chết một con người vô tội.
Mị Không hề bồng bột, không hề ngẫu hứng, mị đã cảm nhận được sự đồng
điệu trong tâm hồn của Mị và a phủ. Hai mảnh ghép khổ đau và cùng cực tựa
vào nhau để vượt lên sự nghiệt ngã của số phận. Mị đã tự vùng lên, giải phóng
cho chính cuộc đời mình khỏi áp bức và bất công. Tô hoài đã để nhân vật mình
đi trên con đường sáng ngay trong đêm tối tăm trên núi cao, tự cứu lấy đời
mình, sống với cuộc sống xứng đáng với con người. Đấy chính là giá trị nhân
đạo sâu sắc và mới mẻ mà nhà văn muốn gửi gắm. Đó cũng là khẳng định và
khao khát của nhân dân Tây Bắc về khát vọng tự do cháy bỏng. Tác giả tô Hoài
đã lách sâu ngòi bút nhân đạo của mình để tìm ra cho nhân vật con đường
đúng đắn nhất.

Huống truyện diễn ra bất ngờ, tự nhiên nhưng vẫn rất logic, phù hợp với sự
phát triển tính cách của nhân vật mà trước đó đã có khát vọng mãnh liệt trong
đêm mùa xuân năm trước. Hành động các dây trói cứu a phủ của Mị là hành
động cắt đứt, đoạn tuyệt với quá khứ khổ đau của hai người. Như chim sổ lồng
họ bay xuống núi dốc bay về phía tự do.

Bằng cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên, dẫn dắt câu chuyện chặt
chẽ và nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế bậc thầy thì tô hoài đã vẽ nên bức
chân dung cô Mị tĩnh lặng nhưng ẩn chứa sau bức tranh ấy là một sức sống
mãnh liệt, một khát vọng lớn lao như mạch ngầm trong mắt. Làm ta yêu thêm
hình ảnh về một cô Mị ở Hồng ngài thoát khỏi cảnh đoạn này để vươn đến
tương lai hạnh phúc.

Như vậy có thể nói nhân vật Mị là kết tinh đặc sắc nhất của ngòi bút tô
hoài khi viết về cuộc sống và con người miền núi Tây Bắc
Qua việc phát hiện, miêu tả sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị, hoài không
chỉ ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn của người lao động miền núi bị áp bức mà còn
khẳng định sức sống tiềm tàng ấy chính là sức mạnh là vũ khí giúp họ vùng lên
giải phóng cuộc đời bất hạnh của mình để đến với tự do hạnh phúc. Nhìn này
mang giá trị nhân sinh sâu sắc

Qua nhân vật Mị, tô hoài đã phản ánh chân thực bức tranh cuộc sống của người
phụ nữ miền núi Thạch tù đọng và đầy bất hạnh. Nhà văn còn khẳng định ngợi
ca vẻ đẹp phẩm chất, vọng tự do hạnh phúc cùng sức sống mãnh liệt trong tâm
hồn người lao động.

You might also like