You are on page 1of 4

VỢ CHỒNG A PHỦ ĐỀ 3

Mở đầu bài thơ “Tiếng hát con tàu”, nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
“Tây Bắc ơi? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa thành những con tàu
Khi Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”
Tây Bắc – mảnh hồn thiêng của núi sông, miền đất hứa nâng giấc cho bao cây bút
gạo cội.Nếu như Chế Lan Viên trở về Tây Bắc là tìm về ngọn nguồn cảm xúc,
ngọn nguồn của ơnnghĩa và khơi nguồn thi ca, thì với Tô Hoài lên Tây Bắc là
buông dòng cảm xúc trong tập truyện Tây Bắc. Nhà văn Tô Hoài từng phát biểu:
“Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao
giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương vàdũng cảm lúc nào cũng thành nét,
thành người, thành việc trong tâm trí tôi”. Qua tập truyện Tây Bắc nói chung, qua
tác phẩm Vợ chồng A Phủ nói riêng đã thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc của ông
đối với người lao động nghèo khó nơi miền núi Tây Bắc. Trong Vợ chồng APhủ,
Tô Hoài đã rất thành công khi miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa
xuânqua đoạn văn bản sau: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng … đau đứt từng
mảnh thịt.”. Qua đoạn văn đó, nhà văn Tô Hoài đã khắc họa về khát vọng sống
của con người Tây Bắc nóichung và của Mị nói riêng.
Vợ chồng A Phủ được viết năm 1952 là tác phẩm được in trong tập truyện Tây
Bắc. Tácphẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc 1952.
Đây là chuyến đi thực tế dài 8 tháng sống gắn bó, tình nghĩa với đồng bào các dân
tộc thiểu số ở Tây Bắc. Đoạn trích trên nằm ở phần đầu của tác phẩm. Miêu tả
chân thực số phận bất hạnh của mị với cái bóng chế của chế độ thực dân phong
kiến chúa đất. Từ đó, ta thấy được cách nhìn và cuộc sống con người cuộc nhà văn
Tô hoài
Nhân vật Mị là hình tượng nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa khái quát, tiêu biểu cho
cuộc sống đau khổ, tủi nhục và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền
núi Tây Bắc. Đoạnvăn miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa
xuân với những tình tiết chânthực và cảm động đã thể hiện khát vọng sống mãnh
liệt của Mị – người con gái xinh đẹp mà bất hạnh nói riêng và con người Tây Bắc
nói chung.Mị xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, gây ám ảnh cho người đọc về một
kiếp người héo hắt,tàn tạ “chỉ biết cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Mị không hiện lên
bằng chân dung mà hiện lên bởi số phận – một số phận đau buồn về kiếp người
làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra.
Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, chăm chỉ lao động, nhà nghèo và rất hiếu thảo.
Do muốnnợ truyền kiếp của ba mẹ, Mị phải làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá
Tra, sống cuộc đờitrâu ngựa khổ đau. Mị sống trong nhà thống lí Pá Tra bị hành
hạ, chà đạp cả về thể xác lẫntinh thần. Mị sống âm thầm như một cái bóng, lùi lũi
như con rùa nuôi trong xó cửa. Càng ngày, Mị càng không nói, chỉ biết có mình
với công việc. Lòng yêu đời, ham sống của cô gáingày nào, dường như đã bị tê liệt.
Mị trở nên vô cảm với mọi thứ diễn ra xung quanh nhàthống lí. Bằng sự hiểu biết
của mình với Tây Bắc với con người Tây Bắc, ông đã khám phásức sống tiềm tàng
dai dẳng, mãnh liệt trong họ. Điều đó được thể qua nhân vật Mị.Đêm tình mùa
xuân năm nay, Mị cũng uống rượu. Mị uống rượu ừng ực từng bát. Không khímùa
xuân ở Hồng Ngài, tươi vui, rộn rã, sắc xuân ngập tràn. Hòa cùng không khí mùa
xuân,âm thanh của đám trẻ con chơi pao, tiếng sáo gọi bạn tình đang vang dội. Lần
đầu tiên, Mịmuốn phản kháng. Mị muốn được đi chơi Tết, muốn đi theo những
đám chơi, những cuộcchơi của nhóm thanh niên trong làng, Mị muốn sống lại như
những đêm tình mùa xuân củaMị trong những năm trước. Thế nhưng, A Sử quay
trở về. Mị bị trói đứng vào cột bằng một thúng sợi đai. Tóc Mị thì bị quấn lên cột
nhà.A Sử bỏ lại Mị trong căn buồng tối tăm đó, rồi đóng cửa đi chơi.
“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, không biết mình đang bị trói. Hơi rượu vẫn còn
nồng nàn.Mị nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám
chơi.”. Mị như quên hẳnmình đang bị trói, quên những đau đớn về thể xác, Mị vẫn
thả hồn theo những cuộc chơi.Những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết, tiếng sáo
không chỉ vang vọng cả không gian mà còntồn tại trong tâm trạng Mị. Ngay khi cả
cô bị trói đứng thì âm thanh của tiếng sáo như nănglực làm bùng cháy trong Mị
niềm khát khao yêu, khát khao sống. Có thể thấy, cả đêm Mị bịtrói đứng như thế,
trong trạng thái chếnh choáng của men rượu nồng, Mị lúc này, hoàn toànnhư ở
trong cõi mơ, mơ về quá khứ của một cô gái hồn nhiên, xinh đẹp, trẻ trung, yêu
đời. vìthế mà Mị đang hòa mình vào những đám chơi, những cuộc chơi cùng bạn
bè. Mị đang nghebài ca sáo hay, bài sáo hòa vào tâm hồn Mị: “Em không yêu, quả
pao rơi rồi. Em yêu ngườinào, em bắt pao nào…” Mị hòa mình vào không khí vui
tươi đó, hồn nhiên đó. Mị vùng bước đi, đi theo âm thanh của bài ca sáo, đi theo
đám bạn. Thì “tay chân đau không cựađược”. Lúc bấy giờ, “Mị không còn nghe
tiếng sáo nữa”. Cái đau của da thịt, của dây trói đãlàm cho Mị thức tỉnh, từ cõi mơ,
quay về cõi thực. Cõi thực là cái thực tế đầy phủ phàng. Tựdo, tình yêu, lòng khát
khao được sống, khát khao hạnh phúc của Mị dường như là nhữngkhái niệm xa xỉ,
là khái niệm đã bị Mị bỏ quên trong nhiều năm tháng qua, khi sống ở nhàthống lí
Pá Tra, vai trò là vợ A Sử. Mị không nghe tiếng sáo nữa mà khi tỉnh lại “Mị
nghetiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn
thức nghĩmình không bằng con ngựa”. Trong lúc này Mị suy nghĩ, bản thân mình
còn không bằng convật trong nhà thống lí. Con ngựa còn được tự do, gãi chân,
nhai cỏ. Trong khi Mị, Mị đang bịtrói đứng, đau đến từng thớ thịt miếng da, trong
khi Dù trong trạng thái bất lực, nhưng chí ít ta có thể thấyđược, Mị đã cảm giác
được đau, cảm giác được bản thân bị chà đạp, bị áp bức.Nhưng, lúc này đây, Mị
lúc mê lúc tỉnh. Trong lúc mơ màng, Mị nghe tiếng “Chó sủa xa xa.Chừng đã
khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách
rarừng chơi”. Và rồi “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi”. Mị bồi hồi, nhớ lại quá khứ,
nhiều trai làngcũng mê mẩn ngày đêm theo Mị, trai đến “đứng nhẵn cả chân vách
đầu buồng nhà Mị”.Nhưng khi đau đớn, thì nỗi đau đó lại kéo Mị trở về với thực
tại. “Mị lúc mê, lúc tỉnh” mọi người đang được đi chơi Tết.Một sự tủi buồn lăn lỏi
trong tâm hồn Mị.
Đến khi trời đã sáng, “Mị bàng hoàng tỉnh” lại. Trong căn nhà rộng lớn của thống
lí Pá Tra,Mị không nghe ra bất cứ âm thanh nào “Buổi sáng âm sâm trong cái nhà
gỗ rộng. Vách bêncũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không
một tiếng động”. Mị suynghĩ: “Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh,
vợ chú của A Sử có còn ở nhà,không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa
vào nhà quan đã được đi chơi hay cũngđang phải trói như Mị. Mị không thể biết.
Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở HồngNgài, một đời người chỉ biết đi theo
đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyệnngười ta vẫn kể: đời trước, ở
nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đichơi, khi về nhìn đến
thì vợ chết rồi” Từ những suy nghĩ của Mị, tác giả đã gián tiếp phầnnào cho chúng
ta biết được, sự bất hạnh của Mị, cuộc đời tăm tối của Mị, không phải chỉ mộtmình
Mị bị như thế. Mà rất nhiều người. Những người đàn bà, rơi vào nhà quan, lấy
chồng nhà giàu, ai cũng bị chà đạp đến như thế. Thậm chí, có người phải chết. Qua
đó, ta lại nhận thấy được tình cảm nhân đạo của tác giả. Càng thương, càng đồng
cảm với nỗi đau khổ người dân. Thì lại càng căm phẫn bọn thống lí, bọn địa chủ
phong kiến thực dân, đã độc ác đến gớm ghê, đến tận cùng của căm phẫn. Riêng
Mị, Mị chưa muốn phải chết: “Mị sợ quá,Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay
chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứttừng mảnh thịt”. Cái đau của
thể xác, đã chứng minh Mị vẫn còn sống. Và vậy là từ chi tiết ấy, ta lại thấy, ở Mị,
lòng yêu đời, khát vọng sống chưa từng bị dập tắt. Thật ra, nó chỉ đang ẩn khuất
đâu đó, tiềm tàng đâu đó trong tiềm thức của Mị. Và giờ, đứng trước ranh giới
củasống và chết, Mị muốn được sống.
Tô Hoài rất thành công khi xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc ,đặc biệt là ở
nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt. Cách giới
thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiênmà ấn tượng. Cách kể chuyện ngắn gọn, dẫn
dắt tình tiết khéo léo. Bên cạnh đó, nhà văn còncó biệt tài miêu tả thiên nhiên và
phong tục, tập quán của người dân miền núi. Ngôn ngữ sinhđộng, chọn lọc và đầy
sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chât thơ, …Bên cạnh đó nhân vật
Mị đã khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp khát vọng sống của con
người.Tâm hồn của Mị luôn hướng về âm thanh cuộc sống cũng chính là niềm khát
khao được sống, được yêu thương và hạnh phúc, hi vọng thoát khỏi hiện thức tối
tăm.Mị đã được đổi đời nhờ có tinh thần đấu tranh từ tự phát đến tự giác.Tâm lòng
nhân đạo của Tô Hoài, cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ bất hạnh dưới chế
độ thực dân phong kiến; ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân;đặc biệt ca ngợi
khát vọng sống cao đẹp của họ.Đó cũng chính là niềm tin vào
" Vợ Chồng A Phủ "đã lên án tố cáo các thế lực tàn bạo cướp đoạt quyền sống
quyền làm người của người dân miền núi Tây Bắc. Nhà văn đã cho ta thấy rõ được
sự tủi nhục của nhân dân ta, và điển hình như nhân vật Mị, sống là người nhưng bị
đày đọa, bóc lột như" kiếp trâu ngựa ", khốn khổ, nhục nhã ê chề. Hiện thực rõ về
số phận người nông dân khi bị bọn thực dân phong kiến đọa đầy.

You might also like