You are on page 1of 3

Mị trong đêm tình mùa xuân

Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Tô Hoài,
ông đã để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng độc đáo, bằng ngòi bút tài
năng điều đặc biệt nhất có lẽ chính ở nhân vật Mị. Hiểu về Mị ta mới thấy
được một sức sống mãnh liệt dù bị đầy ải khó nhọc, đặc biệt là cảnh Mị
trong đêm tình mùa xuân.
Đọc một tác phẩm, không chỉ nhớ về nhân vật, nhớ về những giá trị nghệ
thuật độc đáo. Mà hơn hết, qua những tình huống, chi tiết đắt giá trong
truyện mở ra cho bạn đọc trăm lối suy nghĩ, cảm nhận và đồng điệu cùng
tác giả. Đặc sắc trong truyện có lẽ nằm ở chỗ đó, Tô Hoài bằng tài năng đã
vẽ lên một cô Mị trong đêm tình mùa xuân với cảm xúc tâm lí rất mới,
khiến bạn đọc cảm thấy rõ nét và hiểu hơn về nhân vật, cũng như tư tưởng
sâu sắc của một nhà văn.Mị vốn là một cô con gái trong một gia đình nhà
nghèo, mà lại là mang một cái nghèo gia truyền. Vì không thể trả được nợ,
nhà thống lí đã có ý định muốn Mị về làm con dâu gạt nợ. Mị, một cô gái
trẻ như một đóa hoa đương thời kì nở rộ giữa núi rừng, lại thêm vẻ đẹp
phẩm chất tuyệt đẹp, cô tuyệt đối không chấp nhận một cuộc sống mất tự
do, không tình yêu, rằng buộc. Cô đã nói: “con nay đã biết cuốc nương làm
ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho
nhà giàu” Mị không những xinh đẹp, có tài thổi kèn lá rất hay, bao nhiêu
người mê, lại thêm sự hiếu thảo, một trái tim khao khát tự do, tự chủ và
yêu đời mạnh mẽ như vậy, Mị hoàn toàn xứng đáng có được những gì
mình mong muốn.Nhưng không, không may Mị bị bắt cúng trình ma làm
con dâu nhà thống lí Pá Tra. Cái nghèo khổ của cuộc sống, cái hành hạ
khốn cùng của nhà địa chủ đã khiến một cô gái vốn khát khao yêu đời là
thế, cô đã từng nghĩ đến việc ăn lá ngón tự tử để thoát số phận này, để tự
do cho chính mình, nhưng từ khi về nhà thống lí, nỗi khát khao yêu đời
cũng bị dập tắt, nguội lạnh, trai sạn và vô cảm. Mị sống như con rùa nuôi
trong xó cửa, gương mặt lúc nào cũng buồn rười rượi. Trái tim khô héo,
bản thân chỉ biết làm những việc liên tục, lặp đi lặp lại như một cái máy vô
tri vô giác.Rồi đêm tình mùa xuân cũng tới, đây chính là nút mở trong câu
chuỗi đang liên tiếp những đau khổ bất hạnh của Mị. Mùa xuân ở những
vùng núi cao mới phơi phới, mới hân hoan làm sao. Đây chính là thời điểm
mọi người không lo toan về những nương ngô, về cuộc sống mưu sinh,
làm lụng vất vả cả năm trời. Họ hát hò, nhảy múa, họ vui chơi, họ dành
thời gian đi tìm tình yêu cho mình. Đặc biệt là tiếng sáo cứ lảnh lót.Mị,
một cô gái cũng từng sống trong hoàn cảnh ấy, cũng phơi phới xuân thì,
cũng đi tìm những tình yêu phù hợp với mình. Mị vốn còn trẻ, vốn như
một bông hoa đẹp, mọi thứ đều tìm đến Mị, sự tương phản giữa quá khứ
với tương lai như một đòn bẩy trong tâm lí, khiến Mị trở nên u uất, “Mị
lim mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì
đang sống về ngày trước” cô Mị năm ấy chưa bị bắt, còn trẻ, còn ca hát,
còn nhảy múa cũng vui tươi lắm. Mị tìm rượu, như thức uống giải tỏa tâm
lí đè nén bấy lâu nay “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát” Mị say,
Mị nhớ lại mình quá khứ biết bao nhiêu, Mị thấy phơi phới, Mị đột nhiên
thấy vui sướng, rượu là chất xúc tác khiến tâm hồn Mị như mở ra, như
được tìm về niềm vui “Mị trẻ lắm, Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi” cuộc sống
này với Mị chẳng có gì, không tình yêu, luôn phải làm việc, vất vả khổ
cực, bị hành hạ thể xác và tinh thần. Nắm lá ngón mà Mị từng vứt đi, Mị
từng chẳng muốn ăn nữa, vì sống lâu trong cái khổ cũng quen khổ rồi, thì
nay Mị lại mong muốn tìm về, người ta muốn sống, cũng chính là lúc ham
sống nhất, vì không muốn chịu khổ nữa, Mị muốn giải thoát “Mị sẽ ăn cho
chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa” Chính vì thế, cô Mị vốn bản chất
từ đầu là một cô gái khát khao yêu sống, nay như hòn than bị thổi đi lớp
tro tàn bám đầy phía trên. Tiếng sáo cứ du dương vọng lại, văng vẳng
trong tai, liên tiếp mở ra những hành động quyết liệt tiếp theo của Mị.“Mị
đến góc nhà, lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” rồi
“Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” Mị có
bao giờ như thế? Ý thức như thế đâu? Hành động này hiện lên như minh
chứng một trái tim mãnh liệt đã tìm về đúng với chủ nhân của nó. Không
may bị A Sử bắt gặp, bị A Sử trói đứng vào cột “Mị không cúi, không
nghiêng được đầu nữa” cả thân thể đau rức, nhưng “Mị vẫn nghe tiếng sáo
đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi” “lúc nồng nàn tha thiết
nhớ. Hơi ượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh”
trong mơ tưởng, Mị không thấy mình bị trói, mà tâm hồn vẫn vọng về
tiếng sáo, vẫn khao khát được giải thoát, tìm thấy niềm vui, khao khát
được sống là chính mình thật mãnh liệt. Dù bị hiện thực dập tắt, ta vẫn như
được truyền sang một ngọn lửa ấm áp về sức sống của con người.Qua đó
thể hiện một tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài, ông đã khắc họa lên rõ nét
một cô gái với sức sống tiềm tàng, hóa ra ông luôn đặt trọn niềm tin vào
sức sống của con người, dù bị áp bức đến cùng cực, họ vẫn luôn hướng về
sự sống, muốn sống đúng là mình, muốn được là mình. Ca ngợi Mị, trân
trọng và hiểu cô như thế, cũng chính là tôn vinh những người dân Tây Bắc
xưa, và cũng là phê phán lên án hiện thực tàn khốc và dã man, đã làm thay
đổi con người.Quả thực qua tình tiết này của câu truyện, đã khắc họa chân
thực tính cách tâm hồn của người dân tộc – Mị. Cùng một giọng văn nhẹ
nhàng, lối miêu tả tinh tế, giàu chất tạo hình lại vừa giàu chất thơ, đã để lại
cho ta một hình ảnh cô Mị trong đêm tình mùa xuân thật đẹp mà cũng thật
xót xa.
Cảm ơn Tô Hoài, cây bút giàu tài năng trong nền văn học Việt Nam. Suốt
cuộc đời cầm bút, chưa bao giờ thôi trăn trở, tin tưởng vào con người. Và
chắc chắn với nhân vật Mị, cùng sự hồi sinh của cô trong đêm tình mùa
xuân, đã luôn để lại ấn tượng đẹp và nhiều giá trị ý nghĩa trong lòng bạn
đọc, xứng đáng với những tâm huyết, tài năng của ông đã xây dựng lên.

You might also like