You are on page 1of 7

Đề 2:

Cuộc sống mở ra với muôn vàn vị ngọt của âm thanh,


hình ảnh và thu lắng mình vào trang văn của bao nghệ sĩ. Văn
học ưu ái một chú chim hót vang mừng sáng, thiết tha một cánh
đồng phả hương vào tuổi sớm; nhưng bao giờ cũng thế văn học
luôn lấy con người làm tâm điểm phản ánh vẻ đẹp con người.
Kết tinh làm nên những tác phẩm hay. “ Văn học ra đời để gìn
giữ trong từng con người – một cái gì hết sức mong manh và
luôn run rẩy”. (Nguyễn Minh Châu). Chúng ta sẽ chỉ lưu giữ
trong ngăn kéo của nhân loại những áng văn chương nâng đỡ
con người lên bằng niềm tin, tình yêu thương long bác ái. Và
nhà văn Nguyễn Minh Châu đã kí thác cho đời một tác phẩm
như thế - “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đi trên thiên chức cao cả của
người nghệ sĩ, tác giả đã để cho vẻ đẹp của con người thăng hoa
trong một tình huống truyện đầy nghịch lý, Nghệ sĩ Phùng trong
chuyến đi thực tế tại một vùng biển từng là chiến trường cũ của
anh. Chuyến đi ấy đã khiến Phùng giác ngộ những chân lý về
cuộc đời và con người. Đặc biệt qua đoạn trích: “Ngay lúc ấy
[…] thuyền lưới vó đã biến mất”.

Nguyễn Minh Châu là “người mở đường tinh anh và tài


năng nhất của văn học hiện nay” (Nguyên Ngọc). Ông là một
trong số ít những nhà văn tiên phong trong công cuộc dựng xây
và đổi mới văn đàn dân tộc, đi sâu vào khám phá hiện thực đời
sống của bình diện đạo đức, thế sự. Tâm điểm khám phá của
Nguyễn Minh Châu là con người trong cuộc mưu sinh, trong
hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân
cách.
“Chiếc thuyền ngoài xa” là sáng tác đã làm nên tên tuổi
của Nguyễn Minh Châu nơi văn đàn dân tộc. In trong tập “Bếp
lửa” năm 1983, tác phẩm là truyện ngắn tiêu biểu cho đề tài đời
tư - thế sự của NMC sau năm 1975. “Chiếc thuyền ngoài xa”
xoay quanh nhân vật Phùng - một nhiếp ảnh gia đam mê với
nghề - và hành trình anh dấn thân vào đời, thực thi nhiệm vụ của
mình là chớp lấy khoảnh khắc huyền ảo của biển khơi trong màn
sương sớm. Thông qua chuyến đi thực tế của Phùng, nhà văn đề
cập đến mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thực, cũng
như những vấn đề phức tạp của cuộc sống.

Đoạn trích là bức tranh khắc hoạ chân thực nhất số phận
bất hạnh của người đàn bà hàng chài nhưng phẩm chất đáng quý
của một người mẹ đã trỗi dậy mãnh liệt để bảo về con mình. Từ
đó, cũng cho thấy những phát hiện của nghệ sĩ Phùng về sự đối
lập giữ nghệ thuật với hiện thực trái ngang.

“Không có gì nghệ thuật hơn bản thân long yêu quý con
người” (Van Gogh). Bởi lẽ đích đến cuối cùng của văn học luôn
là hình dung con người, cuộc sống của con người, mang đậm
dấu ấn của con người trong từng cung bậc buồn vui. Mỗi hình
tượng nhân vật được sinh ra đều đại diện cho một quan điểm,
cho một cách nhìn sâu sắc của nhà văn đối với vấn đề thời cuộc,
muôn mặt của xã hội quanh mình. Tác giả Nguyễn Minh Châu
đã chọn kí thác quan điểm nghệ thuật, nhân sinh quan qua hình
tượng người đàn bà hàng chài – một con người vô danh với số
phận bất hạnh. Xuyên suốt toàn bộ thiên truyện, chị không hề có
tên gọi cụ thể nào. Nhà văn chỉ gọi chị là mụ, là người đàn bà, là
chị ta…nhằm nhấn mạnh đến tính chất điển hình của nhân vật.
Người đàn bà vô danh, không tên như bao người đàn bà vùng
biển khác sẽ không khó kiếm tìm trong cuộc sống của con người
sau chiến tranh. Đi sâu vào khám phá hình tượng con người thời
hậu chiến, ngòi bút giàu sức khái quát của Nguyễn Minh Châu
không hề né tránh sự thật. Hình tượng người đàn bà hàng chài là
hiện thân của nỗi thống khổ bủa vây từ nỗi khổ về ngoại hình
xấu xí. Từ điểm nhìn của nhân vật Phùng, người đàn bà hàng
chài hiện lên là một người phụ nữ “trạc ngoài bốn mươi”, “cao
lớn với những đường nét thô kệch”, “rỗ mặt”,…”khuôn mặt mệt
mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như
đang buồn ngủ”… Đây chính là hình ảnh của một người lao
động lam lũ và đau khổ sau một đêm nhọc nhằn kéo lưới và một
trận đòn nhục nhã, ê chề. Những khuyết điểm trên gương mặt và
dáng hình của người đàn bà dường như chính là những bất hạnh,
những thua thiệt đầu tiên của số phận bi thảm ấy. Có lẽ gánh
nặng nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh đầy song gió trên biển
cả cùng những bất hạnh cay đắng trong cuộc đời đã lấy đi của
chị tất cả sinh lực và niềm vui trên gương mặt “mệt mỏi”, tái
ngắt” dường như không còn mảy may chút sức sống.

Đi sâu vào khám phá hình tượng con người thời hậu
chiến, ngòi bút giàu sức khái quát của Nguyễn Minh Châu
không hề né tránh sự thật, trái lại, nhà văn đã sống cùng hiện
thực, đã “soi bóng thời đại” mà viết nên những trang văn bất hủ.
Hình tượng người đàn bà hàng chài là hiện thân của những nỗi
thống khổ bủa vây, từ nỗi khổ ngoại hình xấu xí, thống khổ vì
nghèo đói, vì đông con, đến cái thống khổ khi phải trở thành nạn
nhân của sự bạo hành gia đình. Bi kịch thường ngày của người
đàn bà diễn ra phía sau “bãi xe tăng hỏng” của chiến trường xưa,
có lẽ Nguyễn Minh Châu muốn gợi dậy trong long bạn đọc
những suy ngẫm: cuộc chiến đấu chống lại đói nghèo, tăm tối và
bạo lực sẽ còn gian nan, lâu dài hơn cả cuộc chiến đấu chống
giặc ngoại xâm. Nỗi thiếu thốn về vật chất, về miếng cơm manh
áo không thể sánh được với nỗi đau tinh thần, khi người đàn bà
hàng chài lúc bấy giờ lại trở thành công cụ trút giận của người
chồng “ hùng hổ”, “độc dữ”. Hành động rút thắt lưng ra cho thấy
lão đàn ông đang ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh,
cơn giận của người đàn ông như lửa cháy và đang mất kiểm soát
hoàn toàn. Phép so sánh “trút cơn giận như lửa cháy” cho thấy
sự hung hãn, tàn bạo. Người đàn ông dường như dùng hết tất cả
sức mạnh khủng khiếp của mình, như trút hết cơn giận lên người
vợ tần tảo hi sinh. Chính những hành động của người đàn ông đã
cho thấy số phận đau khổ, bất hạnh của người đàn bà khi là nạn
nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của những nghèo đói, nhọc
nhằn. Và số phận ấy đã đày thiệt thòi, cuộc đời ấy đã đầy bất
hạnh này càng trở nên khổ đau và gian truân.

“Văn học là phương thức tồn tại của con người giữ cho
con người mãi mãi là con người, không sa thành con vật hay ông
Thánh vô duyên vô bổ” (Nguyên Ngọc). Văn học ưu ái một
cánh chim hót vang mừng sáng, thiết tha một cánh hồng phả
hương buổi sớm; nhưng bao giờ cũng thế, văn học luôn lấy con
người làm tâm điểm phản ánh, nâng đỡ con người lên bằng tình
yêu thương, lòng bác ái. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã để
những phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà hàng chài toả sáng
giữa bức tranh hiện thực tăm tối, u ám của cái đói nghèo, cái bạo
lực xấu xa. Chị chịu đựng nỗi nhục nhã, đau đớn trước những
trận đòn roi và lòng luôn nơm nớp lo sợ con cái bị tổn thương,
đau đớn khi phải chứng kiến cảnh con trai vì quá thương mẹ mà
căm ghét bố. Trước hoàn cảnh đắng cay ấy, người đàn ba vẫn
cam chịu “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không
tìm cách chạy trốn.” Câu văn sử dụng phép điệp cấu trúc “không
hề…” như càng tô đậm sự cam chịu, nhẫn nhục ấy. Tại sao
người đàn bà hàng chài lại có thể cam chịu trước tội ác của kẻ
vũ phu? Ắt hẳn đằng sau đó là cả những uẩn khúc. Hiểu vào
chiều sâu của tác phẩm, người đọc mới vỡ lẽ ra, đằng sau sự
nhẫn nhục ấy là hình ảnh một người vợ nhân hậu, bao dung và
đầy vị tha. Chị coi việc bị đánh là đương nhiên bởi chị tự nhận
mình là xấu xí, là do đẻ nhiều nên khổ, khổ là do mình nên mình
phải gánh chịu. Hơn ai hết, chị hiểu mình và hiểu chồng, chồng
chị đã từng là anh thanh niên hiền lành và anh ta cũng là nạn
nhân của cuộc sống đói nghèo, lam lũ. Đó chính là sự thấu đời
sâu sắc của người đàn bà. Một lý do khác khiến chị nhẫn nhục
đến vậy là bởi vì con, vì cuộc sống của con. Chị vẫn muốn các
con có một cuộc sống đầy đủ. Chỉ khi bị con trai nhìn thấy cảnh
bị chồng bạo lực, người đàn bà mới cảm thấy “đau đớn, xấu hổ,
nhục nhã”. Tiếng gọi “con ơi” như ứ nghẹn nơi cổ họng. Những
trận đòn roi của người đàn ông không khiến người đàn bà đau
đớn đến thế. Đó là tình yêu thương con vô điều kiện, là tình mẫu
tử và sự hi sinh, là bản năng của người mẹ. Người phụ nữ vô
cùng bối rối “ôm chầm lấy rồi lại buông ra rồi lại ôm chầm lấy”,
đó là hành động bản năng, là sự bao bọc, chở che trong trạng
thái lúng túng của người đàn bà với con trai mình. Sau đó, chị
chắp tay “vái lấy vái để”. Đây là hành động tuy vô lý nhưng lại
vô cùng hợp lý: người đàn bà sợ rằng những trận đòn roi sẽ gieo
vào đầu những đứa trẻ một nỗi ám ảnh tuổi thơ khủng khiếp. Rồi
đây, khi chúng lớn lên, liệu chúng sẽ tha thứ cho cha mình? Liệu
chúng có trở thành những người đàn ông giống như cha mình
hay không? Chính vì thế mà người đàn bà cũng muốn bảo vệ
con, không muốn con thấy cảnh bạo lực gia đình.

Từ trước cách mạng, quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”


và “nghệ thuật vị nghệ thuật” luôn được các nhà văn, nhà thơ
quan tâm và bàn luận. Trong truyện ngắn “Trăng sáng”, nhà văn
hiện thực xuất sắc Nam Cao đã viết: “Nghệ thuật không phải là
ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ ngoài
kia thoát ra từ những kiếp lầm than.” Không chỉ ở địa hạt văn
chương, mà trong bất kì lĩnh vực nghệ thuật nào cũng thế, nghệ
thuật, cái đẹp luôn cần gắn bó với hiện thực, với từng mảnh đời,
từng số phận. “Chiếc thuyền ngoài xa” đã bộc lộ quan điểm về
nghệ thuật nói chung qua những nghịch lý và vỡ lẽ của Phùng
khi chứng kiến đời sống của những con người sống lênh đênh
trên biển. Anh căm ghét cái ác, cái xấu, sự bất công: “Tất cả mọi
việc xảy ra khiến tôi kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi
cứ há mồm ra mà nhìn”. Cảnh tượng bạo hành gia đình đã đập
vỡ bức tranh đẹp đẽ, trong trẻo, thơ mộng của bãi biển, trả lại là
một cảnh tượng đầy ám ảnh. Cùng một thời điểm, cùng một
người quan sát, cùng một đối tượng thẩm mỹ nhưng ở những cự
ly, những điểm nhìn khác nhau lại cho ra những kết quả khác
nhau. Sự tương phản giữa xa và gần mang đến nghịch lý: Phía
sau cái đẹp trong sáng, thánh thiện của chiếc thuyền ngoài xa lại
là sự độc ác, cái xấu xa và những góc khuất của cuộc đời.
Nghịch lý này mang đến những nhận thức mới mẻ của người
nghệ sĩ về cách tiếp cận đời sống. Quay lại với nghệ sĩ Phùng,
cảnh tượng bạo hành khiến Phùng “kinh ngạc”, “há mồm ra mà
nhìn”. Anh ngạc nhiên,vì từ trong chiếc thuyền phủ đẹp như
trong mơ ấy không ngờ lại chứa đựng cả một bi kịch gia đình.
Chính phút trước chính chiếc thuyền kia còn cho anh ngất ngây
trước cảnh đẹp thì giờ đây cảnh bạo hành trên bai cát kia với
chính những con người sống trên chính chiếc thuyền đẹp đẽ ấy
đã đập vỡ sự thăng hoa của anh. Phản xạ của nghệ sĩ Phùng
trước cảnh ấy là hành động “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy
nhào tới”. Khoảnh khắc ấy, anh đã nhận ra con người mới đáng
quý, bảo vệ con người là điều anh cần làm và phải làm và quyết
định vứt bỏ thứ nghệ thuật vị nghệ thuật, hướng tới nghệ thuật vị
nhân sinh.

You might also like