You are on page 1of 3

GIới thiệu chung

1 Tác giả

- Nguyễn Minh Châu là một nhà văn tâm huyết trữ tình lãng mạng
- Từ đầu những năm 80, nghiêng về cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân
sinh
- Là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới

2 Tác phẩm

a. Xuất xứ: Sáng tác 1983, in lần đầu trong tập Bến quê. Sau được in riêng thành tập Chiếc
thuyền ngoài xa 1988
b. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu … “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”: Hai phát hiện của người nhiếp ảnh
- Phần 2: “Đây là lần thứ hai … sóng gió giữa phá”: Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án
huyện
- Phần 3: (còn lại): Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy

Đọc – Hiểu văn bản

1. Hai phát hiện của người nghệ sũ nhiếp ảnh


a.Phát hiện thứ nhất: Bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ
- Đó là “ một cảnh đắt trời cho”.
- Giống như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ
- Toàn bộ khung cảnh “từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn
giản và toàn bích”.
*Cảm nhận của người nghệ sĩ:
- Tâm trạng bối rối, trái tim như có một cái gì bóp thắt vào.
- Tường mình như khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện.
- Tâm hồn như đc gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi.
b.Phát hiện thứ hai: Cuộ sống của gia đinh làng chài
- Một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu khi bị đánh
- Người đàn ông to lớn, dữ dằn, đánh vợ một cách thô bạo, tàn nhẫn.
- Đứa con lao vào đánh bố để cứu mẹ để rồi nhận hai cái bạt tai của bố.
-> Bức tranh cuộc sống hoàn toàn đối lập với bức tranh thiên nhiên,
*Thái độ của nghệ sĩ Phùng:
Kinh ngạc đến thẫn thờ, chết lặng trước cảnh diễn ra trước mắt.

c.Thông điệp nghệ thuật:

-Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà luôn chứa đựng nghịch lí.

-Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, đẹp-xấu, thiện-ác đan xen.
2.Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện

a. Đó là câu chuyện về sự thật cuộc đời:

- Là hiện thân của những mảng đời tăm tối, cơ cực vẫn còn tồn tại quanh ta
- Là hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường.

*Người đàn ông

- Dáng vẻ khắc khổ

- Vì cuộc sống lam lũ, đói nghèo mà trở thành kẻ vũ phu, thô bạo, đánh vợ một cách tàn nhẫn như một
phương cách giải tỏa những uất ức, đau buồn.

-> Là nạn nhân của hoàn cảnh đói khổ, bấp bênh, ngu muội và tăm tối -> đáng được thông cảm, chia sẻ.

b. Thái độ của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu.

Trầm ngâm về suy nghĩ, và “vỡ ra” được nhiều điều về cuộc sống:

- Đừng bao giờ nhìn nhận cuộc đời và con người một cách dễ dãi, xuôi chiều.
- Cần phải nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng trong hoàn cảnh của nó

3.Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”

- Là một tấm ảnh đen trắng. Nhưng khi nhìn kĩ, người nghệ sĩ vẫn thấy hiện lên:

-“cái màu hồng hồng của ánh sương mai” -> là chất thơ, vể đẹp lãng mạn. là biểu tượng của nghệ thuật.

-“người đàn bà bước ra khỏi bức tranh” -> là cuộc sống.


 Nghệ thuật chân chính không bao giờ xa rời cuộc đời

Tổng kết

Giá trị nội dung

- Nghệ thuật chân chính phải có khả năng lau động tầm hồn con người, phải gắn bó với con người
và vì con người.
- Không thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn nhận cuộc đời và con người trong những
hoàn cảnh cụ thể và từ nhiều góc độ khác nhau

Giá trị nghệ thuật

- TÌnh huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Người kể: nhân vật Phùng  câu chuyện trở nên khách quan, chân thực và đàu thuyết phục
- Lời văn giản dị mà sâu sắc

You might also like