You are on page 1of 4

Lý luận và nhận định 🌿

1. Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ
thuật… nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc
đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.

(Lê Ngọc Chương - “Chiếc thuyền ngoài xa”, một ẩn dụ của Nguyễn Minh Châu)

2. Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối thoại với những
người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống.

(Nguyễn Minh Châu)

3. Truyện mang lại nhiều dư âm trong lòng độc giả, khắc khoải về số phận một người đàn bà như thế, thật mỏng
manh, xa vời, chấp chới như “chiếc thuyền ngoài xa” không biết đâu là bến bờ hạnh phúc.

(Ngọc Huy)

4. Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở
đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này.

(Nhà văn Nguyễn Khải)

5. Những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong cuộc sống hàng ngày, dưới con mắt và ngòi bút Nguyễn Minh
Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lí.

(Nhà văn Tô Hoài)

6. Niềm tin vào tính bất khả chiến bại của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh (Nguyễn Minh
Châu) đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng.

(Nhà phê bình Nikolai Nikulin)

Đoạn cuối “Chiếc thuyền ngoài xa” ⛵Từ đó, nhận xét về thông điệp cuộc sống và nghệ thuật mà nhà văn Nguyễn
Minh Châu đã gửi gắm.

I. MỞ BÀI
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Vấn đề nghị luận: Khi Phùng đã trở về với bức ảnh chụp cảnh biển với bóng dáng người đàn bà thấp thoáng
hiện lên trong tâm trí Phùng.
- Trích dẫn đoạn trích
II. THÂN BÀI
1.Giới thiệu chung
* PCST
- Nguyễn Minh Châu đã trở thành một trong những cây bút mở đường xuất sắc nhất cho công cuộc đổi mới văn
học của nước ta, là “người mở đường tinh anh” như nhà văn Nguyên Ngọc từng nhận định.
+ Trước 1975: quan niệm “cái đẹp là cái anh hùng, cao cả”
+ Sau 1975 (đặc biệt sau 1980): quan niệm “cái đẹp là cái thường ngày, là cuộc sống”
 cảm hứng sáng tác của nhà văn dần chuyển sang tính chất triết luận về những giá trị nhân bản đời thường,
khám phá ý nghĩa bản chất con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc.
- Đi sâu khám phá những sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự
- Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn
kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách

* HCST
- Sáng tác năm 1983, khi đất nước đã trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa nhân
sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay đã được đặt ra
+ Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số
phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường
+ Là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật “tự sự triết lí” của
nhà văn
* Tình huống truyện - tình huống nhận thức, được xây dựng từ những phát hiện đầy nghịch lý của đời sống:
- Phát hiện 1: Bức tranh thiên nhiên - “ cảnh đắt trời cho”, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy Phùng chỉ gặp một lần.
- Phát hiện 2: Bức tranh đời sống - cảnh bạo lực gia đình. Nhờ cuộc gặp gỡ này, Phùng mới có cái nhìn thấu
đáo vào bức tranh hiện thực cuộc sống với những bi kịch éo le và đem đến cho Phùng nhận thức mới mẻ về
cách nhìn hiện thực cuộc đời.
* Vị trí đoạn trích:
- Nằm ở phần cuối tác phẩm, gói trọn cả tình huống truyện, đồng thồi gửi gắm thông điêp sâu sắc.
- Khi Phùng đã trở về với bức ảnh chụp cảnh biển và bóng dáng người đàn bà thấp thoáng hiện lên trong tâm trí
Phùng.
2.Phân tích
Luận điểm 1: Tấm ảnh là hiện thân của nghệ thuật, cái đẹp, và là kết quả lao động sáng tạo của người
nghệ sĩ.
- Cái đẹp được tôn vinh và có giá trị lâu dài: “mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều
nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”.
- Tấm ảnh trong “bộ lịch năm ấy” là tấm ảnh đen trắng, nhưng “mỗi lần ngắm kỹ” thấy hiện lên “màu hồng hồng
của ánh sương mai”, nếu nhìn lâu hơn, bao giờ cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”.
- Màu hồng của ánh sương mai biểu hiện cho cái đẹp thi vị, lãng mạn, dễ thấy nên thấy trước. Còn hình ảnh
người đàn bà hàng chài với đời sống lam lũ thì khó thấy nên thấy sau, nhưng khi đã phát hiện ra thì không
thể quên và không được phép quên.
 Tấm ảnh là một tác phẩm nghệ thuật đích thực, kết tinh tâm huyết, tài năng của nghệ sĩ Phùng, được trưởng
phòng ưng ý, công chúng đón nhận.
Luận điểm 2: Với Phùng tấm ảnh vừa là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, biểu tượng nghệ thuật
vừa là hiện thân của những lam lũ, khốn khổ, sự thật cuộc đời.
Luận cứ 1:Tấm ảnh là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, biểu tượng nghệ thuật
- Màu hồng hồng của ánh sương mai:
+ Là ấn tượng đặc biệt về hiệu ứng màu sắc của Phùng lúc chụp ảnh
+ Là niềm hân hoan khi anh phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh
+ Là màu sắc thể hiện niềm tin vào tương lai của gia đình hàng chài nghèo khổ, đầy nghịch lý sống trên chiếc
thuyền ấy.
- Phải chăng nhà văn muốn bộc bạch sau khi tước bỏ mọi lớp sơn hào nhoáng bên ngoài, cái chất thật của cuộc
đời khi hiện ra chỉ là hai màu đen trắng? Nhưng nó không hoàn toàn xám xịt, hay đen tối làm cho người ta cảm
thấy buồn rầu, mà khi để hết tâm trí nhìn ngắm, người ta vẫn có thể phát hiện ra những điểm hồng nào đó.
- Chẳng qua là màu hồng kia bị che lấp bởi vô vàn cái bùng nhùng, rối rắm của cuộc đời - cũng như cuộc đời
thầm lặng, vô danh của người phụ nữ hàng chài kia tưởng như không có gì đáng nói mà thật ra, một cách tình
cờ, Phùng đã phát hiện ở chị những phẩm chất đáng quý khiến anh phải suy ngẫm rất nhiều và thay đổi
quan niệm về con người và cuộc sống.

Luận cứ 2: Tấm ảnh là hiện thân của những lam lũ, khốn khổ, sự thật cuộc đời
- Hình ảnh người đàn bà thô kệch, rách rưới, lam lũ, cực nhọc bước ra từ tấm ảnh đã cho thấy Phùng luôn bị ám
ảnh bởi cuộc sống của gia đình hàng chài mà anh đã chứng kiến sau khi chụp được bức ảnh đẹp, đặc biệt là
số phận đáng thương của những người phụ nữ ở vùng biển này.
+ Đó là người mẹ giàu đức hi sinh và thấu hiểu lẽ đời. Một người phụ nữ với những vẻ đẹp truyền thống của
người Á Đông: biết nhẫn nhịn, biết hi sinh bản thân vì gia đình, chồng con  Vẻ đẹp khuất lấp mà Nguyễn
Minh Châu muốn tìm kiếm.
+ Người phụ nữ hàng chài nghèo khổ vừa phải lo cái ăn, cái mặc cho một lũ con, vừa bị chồng đánh liên miên
“ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Cái nghèo, cái khổ của chị hiện ra trong “tấm lưng áo bạc
phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ mệt mỏi, đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm”. Hình ảnh
nhẫn nhục, cam chịu của chị khi bị chồng đánh, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm
cách chạy trốn  Khơi dậy sự cảm thương ở Phùng mà muốn lên tiếng bênh vực và bảo vệ.
 Hình ảnh người đàn bà hàng chài để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm trí Phùng. Chị là đại diện cho
những kiếp người lao động vất vả trăm chiều.
+ Hạnh phúc trong cuộc đời họ là những điều rất đơn sơ, giản dị nhưng không phải bao giờ cũng có được.
Hạnh phúc của chị là những lúc được ngắm nhìn “đàn con chúng nó được ăn no”, vợ chồng con cái “hòa thuận
vui vẻ”, dẫu đó là những niềm vui hiếm hoi trong cuộc đời nhiều cay đắng nghiệt ngã của chị.
- Người đàn bà hàng chài bước ra khỏi tấm ảnh - những bước chân chậm rãi, bàn chân giậm lên mặt
đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông. Những bước đi chắc chắn và hòa lẫn vào đám đông của người đàn bà
hàng chài thể hiện niềm tin của Phùng vào sự hòa nhập của họ trong hành trình đi lên của cuộc sống. Đó cũng là
nét mới mẻ trong ngòi bút nhân đạo của NMC.
 Với nghệ sĩ Phùng, tấm ảnh là niềm trăn trở, sự chất vấn, tự vấn chính mình khi bức ảnh còn xa rời
cuộc sống. Ảnh thì đẹp nhưng thực tế cuộc đời còn bao cơ cực, vất vả.
Luận điểm 3: Những tư tưởng / thông điệp của nhà văn thông qua bức tranh của nghệ sĩ Phùng
- Dùng nghệ thuật tương phản kết hợp với một chút phi lí (bức ảnh đen trắng nhưng lại nhìn ra màu hồng hồng),
Nguyễn Minh Châu đã dựng lên một ẩn dụ nghệ thuật với bao nhiêu thông điệp, nhận thức về mối liên hệ giữa
nghệ thuật và cuộc sống.
+ Nghệ thuật cất lên từ cuộc sống nhưng giữa cái đẹp của nghệ thuật và cuộc sống luôn có khoảng cách. Đôi khi
ngay đằng sau cái đẹp mơ màng và tưởng như toàn bích kia lại chứa đựng trong đó những hiện thực cuộc sống
còn đầy khiếm khuyết, nhức nhối. Không cẩn thận cái đẹp thuần tuý nghệ thuật lại trở thành cái đẹp giả dối…
Vì vậy, cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện
tượng.
+ Cần phải nhìn thẳng vào cuộc sống dù nó không phải thơ mộng như chúng ta muốn
+ Cần phải kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống, muốn phản ánh trung thực cuộc sống người
nghệ sĩ phải đi đến với cuộc đời, cúi xuống thật gần những số phận cá nhân vốn nhiều bi kịch, lắng nghe câu
chuyện của họ…

III. Đánh giá chung


* Nội dung
- Bằng hiểu biết sâu sắc về con người cùng sự cảm thông, sẻ chia, Nguyễn Minh Châu dẫn người đọc đi tìm
những nghịch lý tồn tại như một sự thật hiển nhiên, chỉ ra cái đẹp của cuộc sống, giải mã những phức tạp của
cuộc đời.
- Đi sâu khám phá sự thật của đời sống ở phương diện đạo đức, thế sự, mang cái nhìn đa diện, nhiều chiều để tìm
ra những điều tốt đẹp lẩn sâu trong cái tối tăm, xấu xa, độc ác cũng là cách Nguyễn Minh Châu thắp sáng “lòng
nhân đạo từ trong cốt tủy”.

* Nghệ thuật
- Cốt truyện mang tình huống nhận thức độc đáo có ý nghĩa khám phá phát hiện đời sống
- Lối kết thúc mở độc đáo, gợi nhiều suy nghĩ
- Chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Ngôn ngữ giàu chất triết lí.
- Lối kể chuyện hấp dẫn từ cách lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện gần gũi, chân thực và
có sức thuyết phục
* Tác động: ….
* Ý đề phụ: Giá trị nhân đạo
- Phê phán, lên án hành động vũ phu, thô bạo của người chồng trong đối xử với vợ, con. Đồng thời, thể hiện
nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tối tăm của con người (cảnh đói nghèo, cơ cực, tình trạng bất ổn,
bất trắc trong cuộc sống) là nguyên nhân sâu xa của sự bạo hành và sự nhịn nhục chịu đựng.
- Sự đồng cảm của nhà văn đối với cuộc đời người lao động sau chiến tranh. Nhà văn đã nhìn thấu và miêu tả
chân thực cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực, khốn khổ của những con người lao động thông qua hình tượng người
đàn bà hàng chài. Nguyễn Minh Châu đã dành biết bao yêu thương cho số phận bất hạnh của chị (xấu xí, nghèo
khổ, nạn nhân của bạo lực gia đình).
- Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mà tiêu biểu là người đàn bà hàng chài và đặt niềm tin
vào phẩm chất tốt đẹp của họ: vẻ đẹp của lòng vị tha, sự thấu hiểu lẽ đời và tình mẫu tử sâu nặng (câu chuyện
của người đàn bà ở tòa án huyện). Trong hoàn cảnh đau khổ, nghèo khó, tăm tối vẫn ngời lên vẻ đẹp của tình
yêu thương, của đức hi sinh thầm lặng.
- Nỗi trăn trở của nhà văn: làm thế nào để giải phóng con người khỏi những bi kịch gia đình, bi kịch cuộc sống;
con người muốn thoát khỏi đau khổ, tăm tối cần những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc
các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời hiện thực đời sống.

* Liên hệ mở rộng: “Chiếc lá cuối cùng” - O. Henry


- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người
- Nghệ thuật sẻ chia cho những nỗi đau của con người
- Nghệ thuật chân chính bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống
- Người nghệ sĩ phải biết tự mình ý thức, tự mình đấu tranh để hướng tới chân - thiện - mĩ của cuộc đời

III. KẾT BÀI


- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

You might also like