You are on page 1of 13

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn sau: « Những tấm ảnh tôi mang về …hòa lẫn

trong đám đông » trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu

“Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng
lòng về tôi.

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi
vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ,
tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng
hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn
lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là
một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc
phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới
suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn,
hòa lẫn trong đám đông.”

Bài làm:

Cuộc sống con người không bao giờ đứng yên mà luôn vận động phát triển,
điều đó đặt ra một yêu cầu mang tính chất bắt buộc đối với hoạt động sáng tạo của
người nghệ sĩ trong văn chương. Nếu trước đây, trong cái thời mưa bom bão đạn,
Nguyễn Minh Châu đến với văn đàn bằng dáng hình của một nhà văn mang cảm
hứng lãng mạn, khuynh hướng sử thi vào từng trang văn nét chữ. Thì giờ đây, khi
đất nước thống nhất, hòa bình lặp lại, nhà văn ấy lại có những trang viết đậm đà
chất triết lí thế sự đời tư. Và “Chiếc thuyền ngoài xa” hiện lên như minh chứng rõ
ràng nhất về phong cách của Nguyễn Minh Châu thời kì hậu chiến. Tác phẩm ấy
đã gợi ra cho độc giả muôn vàn ý niệm sâu sắc và có lẽ thứ ấn tượng nhất trong
lòng họ chính là hình ảnh trong bộ lịch cuối năm cụ thể qua đoạn trích: “Những
tấm ảnh tôi mang về...hòa lẫn trong đám đông.”

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được sáng tác năm 1987, ban đầu in
trong tập “Bến quê”, nhưng sau đó được in riêng thành tập “Chiếc thuyền ngoài
xa”. Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí cùng với ngôn ngữ dung dị, đời
thường đã cho thấy được những chiêm nghiệm sâu sắc về nghệ thuật và con người
của người nghệ sĩ Phùng sau chuyến đi thực tế. Chi tiết bức tranh cuối tác phẩm
được lặp lại như ở đầu tác phẩm nhưng có một chút khác biệt. Khác với bức tranh
mở truyện được nhìn một cách trực diện, bức tranh kết truyện lại diễn ra trong tâm
tưởng của Phùng, đầy suy tư với hình ảnh người đàn bà bước ra. Từ đó giúp người
đọc hình dung hơn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống.

Tấm ảnh tuyệt tác của Phùng ở cuối truyện trước hết có giá trị tuyệt vời với
công chúng. Tác phẩm ấy hiện lên với đường nét uyển chuyển, màu sắc hài hòa,
đẹp như “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Nó đã góp phần nâng cao
uy tín làm nghệ thuật của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng khiến “trưởng phòng rất
bằng lòng.” Tấm ảnh chiếc thuyền ngoài xa có giá trị rất cao đối với nhiều người,
“được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”. Sức ảnh hưởng
của tấm ảnh ấy không chỉ là sự nhất thời thoáng qua mà có thể nói đó chính là dấu
mốc quan trọng trong sự nghiệp của Phùng, để rồi “không những trong bộ lịch năm
ấy mà mãi mãi về sau” tấm ảnh ấy vẫn là bức tranh quý giá. Có thể thấy rằng sự
đánh giá cao của công chúng về tác phẩm nghệ thuật ấy xứng đáng với công sức
mà Phùng đã bỏ ra để “phục kích” nhiều ngày ở bãi phá. Đó là vẻ đẹp tuyệt vời mà
có lẽ cả cuộc đời Phùng chỉ có thể thấy được một lần. Và việc những người yêu
nghệ thuật yêu quý tấm ảnh ấy là một điều hiển nhiên. Những người trân trọng tác
phẩm ấy có lẽ là những con người biết yêu cái nghệ thuật thuần túy, cảm nhận cái
đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng thưởng thức. Thực sự có thể
thấy rằng một tác phẩm nghệ thuật chân chính có giá trị khi nó biết phản ánh hiện
thực đời sống. Bên cạnh đó, nếu diễn theo cách nói của Lép-tôn-xtôi thì “chỉ có tác
phẩm nghệ thuật nào truyền đạt cho mọi người tình cảm mới mà họ chưa từng thể
nghiệm thì mới là tác phẩm nghệ thuật đích thực.” (Tốt)Và có lẽ, tấm ảnh trong bộ
lịch cuối năm ấy đã mang vai trò của một tác phẩm nghệ thuật, khi nó biết mang
đến cho những người yêu quý nó những tình cảm, cảm xúc tuyệt vời.

Tuyệt tác ấy không chỉ mang một giá trị nhất định đối với công chúng mà nó
còn để lại bao ấn tượng trong tâm khảm của người nghệ sĩ Phùng. Tuy là người tạo
ra được một tấm ảnh hoàn mĩ nhưng dường như ở Phùng vẫn còn nhiều băn khoăn,
ray rứt. Có lẽ bởi vì anh không chỉ nhìn từ tấm ảnh, mà sau tấm ảnh, tâm hồn anh
lại gợi ra vô vàn hình ảnh khác. Đó là hình ảnh của những con người khốn khổ,
lam lũ, sống kiếp đời rày đây mai đó trên vùng biển hiu quạnh. Phùng là tác giả,
mang thiên chức của người cha đẻ tác phẩm, vì thế Phùng không nhìn nhận “đứa
con tinh thần” của mình một cách hời hợt, thoáng qua như nhiều người thưởng
thức. Điều này thể hiện cái tâm của Phùng. Tâm- đầu tư phục kích cả tuần (nghiêm
túc, trách nhiệm trong công việc). Tâm được thể hiện qua việc đau đời của Phùng –
Phùng mãi dạy dứt với những mảnh đời khốn khổ- biểu tượng qua người đàn bà.

Có thể nhiều người khi trông thấy tấm ảnh đó, họ thốt lên những lời khen
nức nở về vẻ đẹp toàn bích ấy nhưng rồi một lúc nào đó, bao cảm xúc trong họ lại
vơi đi. Còn đối với Phùng, “mỗi lần ngắm kĩ” anh thấy “hiện lên cái màu hồng
hồng của ánh sương mai”. “Mỗi lần ngắm kĩ” có nghĩa là anh chàng nghệ sĩ ấy đã
nhìn rất nhiều lần không chỉ một lần, rồi hơn một lần anh nhìn lâu hơn. Điều đó có
thể nói lên rằng, sau tấm ảnh tưởng chừng toàn bích ấy, lại gợi ra trăm ngàn những
suy tư trăn trở trong tâm hồn của Phùng. Và có thể thấy, tấm ảnh ấy gợi lên một vẻ
đẹp nghệ thuật sắc sảo, tinh tế. “Tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi
vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của anh sương mai.”, màu “hồng hồng” ấy có
lẽ là đại diện cho chất thơ, cho vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống, là niềm hân hoan
vô đối của Phùng khi phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt cảnh của ngoại cảnh. Sắc “hồng” ấy
còn có thể là ánh sáng chân trời ngày mai, là niềm tin của người nghệ sĩ ấy về hạnh
phúc gia đình của người đàn bà hàng chài. Phải chăng, điều tác giả muốn nói ở đây
chính là việc gỡ bỏ mọi lớp sơn hào nhoáng bên ngoài, thì hiện thực cuộc sống chỉ
bao gồm hai màu đen trắng phân tranh. Nhưng nó không hoàn toàn là màu đen tối
hay xám xịt khiến người ta mỗi khi nhìn vào lại cảm thấy buồn tủi, u uất, mà khi
suy xét kĩ người ta vẫn thấy trong đó là ánh hồng nhẹ nhàng của cuộc sống. Chẳng
qua là đôi lúc cái màu hồng hồng ấy bị che lấp bởi cái hiện thực xù xì, xấu xí, rối
rắm của cuộc đời. Như cuộc đời thầm lặng vô danh của người đàn bà hàng chài
tưởng chừng chẳng có gì phải nghĩ suy lại khơi gợi lên trăm ngàn suy tư trong
Phùng để rồi anh thấy được những phẩm chát tươi đẹp nơi người đàn bà với “tấm
lưng áo bạc phếch”. Chính vẻ đẹp của người phụ nữ ấy đã góp phần thay đổi quan
niệm về con người và cuộc sống của chính Phùng. Nếu màu “hồng hồng của ánh
sương mai” là hiện diện cho sự lãng mạng cuộc sống thì hình ảnh “người đàn bà
đang bước ra từ tấm ảnh” lại là hiện thân cho những lam lũ, cho một hiện thực trần
trụi của cuộc đời. Hình ảnh “người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét
thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt
rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm” cứ hiện hữu trong tâm tưởng của Phùng mỗi
khi nhìn ngắm tấm ảnh. Chính anh bấy lâu nay luôn bị ám ảnh về hoàn cảnh của
gia đình hàng chài, đặc biệt là hình ảnh người đàn bà tuy bất hạnh nhưng luôn hiểu
lẽ đời và giàu đức hi sinh. Chị đã dành cả cuộc đời mình để làm trong trách nhiệm
một người vợ, một người mẹ. Cái khốn khổ dồn đuổi người phụ nữ ấy một cách tàn
nhẫn, nhưng chị không vì thế mà gục ngã mà luôn mong cầu những hạnh phúc nhỏ
nhoi. Là khoảnh khắc ngắm nhìn “đàn con chúng nó được ăn no”, vợ chồng con cái
hòa thuận vui vẻ, dẫu đó là những niềm vui hiếm hoi trong cuộc đời lắm những
gian truân, nghiệt ngã của chị. Có thể thấy, cuộc đời của người phụ nữ ấy hay tất
cả những người phụ nữ hàng chài khác luôn thầm lặng, vô danh không ai biết đến,
nhưng họ lại là số đông, là cả một tầng lớp khốn khó sống trong xã hội thời hậu
chiến. ‘Bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”, họ là cả
một đám đông nhưng khổ nỗi những cuộc đời vô danh đó có bao giờ có được cái
cơ hội được nhìn thấy những bức tranh tuyệt mĩ, những bức tranh khắc họa lại
cuộc đời của chính mình. Tấm ảnh nghệ thuật ấy đối với những con người thượng
lưu có thể là một tuyệt tác nhưng dường như đó chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài,
mấy ai biết được đằng sau đó là vô vàn những cuộc đời lam lũ, và chính người đàn
bà hàng chài kia là minh chứng rõ nhất. Phùng thấy “mụ bước những bước chậm
rãu, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lần trong đám đông...” những bước
chân chắc chắn ấy như thể hiện một niềm tin của chính anh về sự hòa nhập của
những con người lam lũ trong hành trình đi lên của cuộc sống. Rằng mai đây sẽ
chẳng còn cái ranh giới hạn hẹp nào giữa những người sành nghệ thuật và những
cuộc đời hàng chài vô danh nữa. Mà những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ
mang thiên chức cao cả, gắn kết giúp “người gần người hơn” (Nam Cao).

Có thể thấy rằng qua đoạn trích về tấm ảnh lịch cuối năm ở cuối tác phẩm
“Chiếc thuyền ngoài xa” thực sự đã để lại vô vàn những ý niệm sâu sắc trong độc
giả. Như quan niệm từ muôn đời, nghệ thuật phải đi từ cuộc sống, phải bám chắc
nguồn cội vào hiện thực cuộc sống. Nhưng trong cái cuộc sống tưởng chừng màu
hồng kia, không phải lúc nào cũng có được vẻ đẹp lí tưởng như nghệ thuật. Điều
này có lẽ không mới mẻ, xa lạ gì đối với chúng ta bởi vì cách ta hơn sáu mươi năm
trước, nhà văn Nam Cao cũng từng tâm niệm: “Nghệ thuật không nên là ánh trăng
lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm
than...” Người nghệ sĩ Phùng luôn ám ảnh về tấm ảnh ấy có lẽ vì anh ta nhận ra
rằng tuyệt tác ấy quá xa lạ đối với cuộc sống của những người khốn khổ kia. Và
một điều chắc chắn hơn nữa chính là giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn còn cái
khoảng cách to lớn. Nên vì thế, người nghệ sĩ ấy luôn trăn trở, muốn thấu hiểu nỗi
đau của người đàn bà ấy bằng cả tấm lòng. Âu đó cũng là cái tâm của người say
mê nghệ thuật. Có lẽ vì vậy mà Phùng luôn muốn tạo ra một điều gì đó to lớn hơn
sau khi “ngắm kĩ” tấm ảnh, phải chăng là mong muốn gắn kết hơn nữa giữa nghệ
thuật và cuộc sống.

Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là tác phẩm thể hiện được chiều
sâu, bản chất hiện thực đằng sau vẻ hào nhoáng, phô trương bên ngoài. Nghệ thuật
không phải là thứ gì đó cao siêu, thoát ly khỏi cuộc đời, mà nó phải gắn với cái
nhọc nhằn cơ cực của đời người, dành ưu tiên cho con người, góp phần giúp họ
giải phóng khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối. Và để có thể làm được điều đó
đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều, toàn diện hơn về cuộc sống.
Nguyễn Minh Châu đã thực sự hoàn thành tốt thiên chức cao cả của chính mình
khi ông đã đem đến cho độc giả cái nhìn mới mẻ về sợi chỉ đỏ vô hình liên kết
nghệ thuật và cuộc đời. “Chiếc thuyền ngoài xa” cũng vì lẽ đó mà trở thành ngọn
giao liên thời đại, mang những ý niệm sâu sắc đến muôn vàn “người thưởng lãm”
mai sau.

PHẦN GIẢNG CỦA GV KHÔNG GHI VÀO BÀI

*Biển = Biển đời

Cảnh = Cảnh quê hương ĐN

Thuyền gia đình …= cuộc sống trôi nổi của những người lao động

Hình ảnh người đàn bà = người phụ nữ/ lao động trong xã hội

Đám đông= tranh đời

Phùng = người nghệ sĩ


Đẩu = người làm công tác chính quyền đi ra từ chiến tranh

Tham khảo thêm mở bài cho đoạn này

Trong nền văn học Việt nam hiện đại, chúng ta không thể không nhắc đến
một nhà văn được xem là cây bút mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học
đương thời, là nhà văn mang phong cách triết lí- thế sự ông quan niệm “Nhà văn
không có quyền nhìn sự thật một cách đơn giản, nhà văn phải phấn đấu để đào xới
bản chất con người vào các tầng lớp lịch sử”. Nhà văn ấy là ai nếu không phải là
Nguyễn Minh Châu, người đi qua mãnh đất văn chương và để lại cho đời một TP -
“Chiếc thuyền ngoài xa”. Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời nhân vật người đàn
bà được thể hiện qua góc nhìn của nghệ sĩ Phùng: một người phụ nữ lam lũ, quê
mùa, thất học nhưng ẩn sâu bên trong chị là bao phẩm chất tuyệt vời. Chuyến đi
vùng biển đã giúp Phùng nhận ra thiếu xót trong cái nhìn của mình đối với cuộc
sống. Đoạn trích cuối bài sẽ giúp ta hiểu rõ thêm cái nhìn ấy của nghệ sĩ Phùng
“Những tấm ảnh...hoà lẫn trong đám đông”.

Đề: Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

“Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa.
Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay
phim lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán
là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.==>Bất ngờ

Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt"
trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời
cổ. – người nghệ sĩ có tài- phát hiện
Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi
chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con
ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào
bờ.  Tài khám phá: Cảnh (thời gian, không gian- biểu tượng cảnh quan ĐN) –
con người- con người là tâm điểm – Nghệ thuật lấy con người làm tâm điểm

Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc
gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ
đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp Cái đẹp nếu nhìn xa -như thế nào –
hài hòa – khám phá ….

một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối,
trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính
mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh
khắc trong gần tâm hồn. Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên
bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm “liên thanh” một hồi hết một phần tư cuốn
phim, thu vào chiếc Pratica cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình,
do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.”

- Nghệ thuật có khả năng đem đến cái gì cho con người? – nghệ thuật chân chính
“Tác phẩm hay giá trị - làm cho người gần người hơn”.

Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức?-
Nghệ thuật – cái đẹp – hướng tới chân thiện mĩ

BÀI LÀM

Ví kiến trúc tựa vũ khúc hoàn hảo của đá, vũ đạo là thứ âm nhạc chân chính của
cơ thể, hội họa là khúc biến tấu của màu sắc thì văn chương có thể được xem là
bàn yến tiệc ngọt ngào của cảm xúc và ngôn từ. Còn nhà văn nếu diễn theo cách
nói của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư thì họ chính là những người mang vết thương đi
chữa lành vết thương cho người khác. Có một bàn yến tiệc thịnh soạn, đủ đầy đã
được nhà văn Nguyễn Minh Châu dọn sẵn cho những vị khách quý thưởng thức,
tất cả những mê đắm ấy gói gọn lại mang tên “Chiếc thuyền ngoài xa”. Nhưng có
lẽ thứ dư vị đọng lại sâu sắc nhất có lẽ là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua
đoạn trích: “Lúc bấy giờ...do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.” –

Trong suốt những ngày tháng hậu chiến còn lắm đắng cay, “Chiếc thuyền ngoài
xa” hiện lên văn đàn như soi rõ mồn một từng khía cạnh xù xì của chợ đời bát
nháo, quằn quại. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ của người nghệ sĩ Phùng
với vợ chồng người đàn bà làng chài. Sau nhiều ngày “phục kích” ở bãi phá, Phùng
đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ
sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào gần bờ, anh kinh ngạc chứng kiến cảnh gã đàn
ông vũ phu đánh vợ một cách dã man mà người vợ không chống lại cũng không
tìm cách chạy trốn. Anh càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà ấy đã từ chối sự
giúp đỡ của anh và Đẩu, một mực xin không phải li dị lão chồng vũ phu và bị lí lẽ
của người đàn bà đó thuyết phục. Phùng hiểu rằng mọi thứ mình nhìn thấy không
phải là toàn bộ câu chuyện. Từ phát hiện đầy tinh tế ấy, người đọc phần nào đó
hiểu hơn về triết lí nghệ thuật sâu sắc của người nghệ sĩ chân chính.

Đoạn trích nẳm ở phần đầu của tác phẩm, Phùng – nghệ sĩ theo lệnh của
trưởng phòng thực hiện bộ ảnh để in lịch. Phùng quay về vùng đất quen thuộc
trước khi đã từng chiến đấu, một vùng ven biển miền Trung. Sau một tuần quan
sát, dàn dựng Phùng quyết định thu vào tờ lịch tháng 7 cảnh thuyền đánh cá thu
lưới vào lúc bình minh và bất ngờ phát hiện ra khung cảnh tuyệt đẹp.Khu ng cảnh
bức tranh thiên nhiên trước hết hiện lên với cảnh “trời đầy mù từ ngoài biển bay
vào”, “lác đác mấy hạt mưa”. Cảnh trời nơi vùng biển ấy trên trang văn được miêu
tả một cảnh cụ thể, tựa như vạch bắt đầu hoàn hảo để dẫn độc giả đến bức tranh
thiên nhiên tuyệt sắc. Một bầu trời rộng lớn, soi chiếu bởi ánh ban mai hiện ra
khiến người nghệ sĩ Phùng phải bă càn khoăn rằng “có lẽ suốt một đời cầm máy
ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh đắt trời cho.” Đời nghệ sĩ tự hỏi có bao
lần có được những suy nghĩ rạng rỡ, bất ngờ như thế. Có phải chăng là sự may mắn
trong cuộc đời làm nghệ thuật của Phùng. Cảnh biển – bãi phá miền trung đã hiện
lên qua thế giới ngôn ngữ của Phùng. Bức tranh bình minh không khó gặp để tìm
ra một cảnh đẹp trên quê hương đất việt.Đó là hiện thân tài của Phùng trong việc
ghi nhận cảnh đẹp của quê hương ĐN và cũng là tấm lòng, tình cảm ngợi ca của
NMC với cảnh đẹp đất việt.

Cảnh thuyền và biển trong buổi sáng mờ sương năm ấy “mũi thuyền in một
nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng
hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Chính hương sắc trời đất tuyệt vời ấy đã khiến
Phùng phải tự thừa nhận rằng đó chẳng khác nào là “bức tranh mực tàu của một
danh họa thời cổ”. Một vẻ đẹp toàn bích hiện ra làm cho người nhiếp ảnh phải bộc
lộ một sự trân trọng đầy quý giá. Tranh không chỉ có cảnh biển lúc bình minh mà
còn có hình ảnh con người lao động “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng
phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Nếu như
mới vừa nãy người ta xao xuyến bởi bức tranh thủy mặc tuyệt vời được cấu thành
từ thiên nhiên thì giờ đây có lẽ con người là trung tâm chính.Tất cả những hình ảnh
ấy đều được nhìn qua tấm lưới. “từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp,
một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. Bức tranh nghệ thuật nếu nhìn từ xa, nhìn
từ góc độ của cái đẹp thì người nghệ sĩ sẽ chỉ khám phá được cái đẹp bên ngoài
của cuộc sống. Chính vì vậy, cuối tác phẩm, “mỗi lần ngắm kĩ, nhìn lâu,…hồng
hồng …người đàn bà ….”. Nghệ thuật không chỉ quan sát bằng thị giác- nghe mà
còn phải dùng tấm lòng để kiểm nghiệm.

Cái đẹp ấy đã khiến Phùng đi từ sự ngỡ ngàng khi lần đầu gặp cảnh đắt trời
cho đến “bối rối”, “trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Bức ảnh đẹp – có sự hài
hòa. Trong bức tranh nghệ thuật thiên nhiên và con người hài hòa với nhau. Con
người là tâm điểm của nghệ thuật. Chứng kiến, phát hiện bức tranh đã đem đến cho
phùng những xúc cảm. Sự xúc động hay sự rung động mãnh liệt của người nghệ sĩ
trước cái đẹp tuyệt vời của cuộc sống. Đó có lẽ chính là một sự thăng hoa tuyệt vời
trong sáng tạo nghệ thuật. Từ những cảm xúc bối rối ấy, Phùng đã nảy sinh về một
triết lí nghệ thuật, anh như “khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện”. Còn
hơi non – Người nghệ sĩ chân chính là có khả năng phát hiện cái đẹp từ đời sống.
Đặc biệt tác phẩm nghệ thuật phải có khả năng làm rung động trái tim con người,
hướng tới con người tới chân thiện mĩ. Đứng trước bức tranh nghệ thuậ Giây phút
anh chứng kiến bức tranh nghệ thuật ấy, anh đã cho rằng chính anh đã thực sự ngộ
ra được thứ chân lí hoàn hảo của cuộc đời mình. Điều đó hoàn toàn đúng, bởi đơn
giản một điều rằng cả một đời của người nghệ sĩ, họ luôn chuyên tâm đi tìm cái
đẹp và cái đẹp cảm hóa tâm hồn họ khiến họ rung động vô cùng. Bức tranh ‘đơn
giản và toàn bích” kia lại có thể trở thành một tác phẩm lộng lẫy trong tâm khảm
của Phùng. Và Phùng-một nghệ sĩ may mắn, được một lần bắt gặp được cái đẹp
tuyệt mĩ kia. Và thứ mà anh nhận được có lẽ chính là quả ngọt xứng đáng cho cả
một hành trình “phục kích” ở vùng biển ấy. Giờ đây trong Phùng hiện lên triết lí
sâu sắc về cái đẹp rằng cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, hài hòa hay “bản thân cái
đẹp chính là đạo đức?” Chính cái đẹp đã giúp anh thấy được cái “khoảnh khắc
trong ngần của tâm hồn” và có lẽ cái đẹp mang khả năng diệu kì, có thể thanh lọc
tâm hồn thánh thiện, không gợn đục. Để có thể không bỏ lỡ cảnh đẹp ấy, từ việc
ngộ ra triết lí đặc sắc, Phùng tiếp tục “gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng
hỏng, bấm “liên thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca
cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn. Thông qua, bức tranh thiên nhiên ở
đoạn trích cùng cảm xúc của nhân vật Phùng trước cái đẹp nghệ thuật có thể thấy
rằng Nguyễn Minh Châu khẳng định Nghệ thuật phải sản phẩm tinh thần được tạo
ra bằng cả trái tim, nhiệt huyết của người nghệ sĩ. và việc phát hiện cái đẹp trong
nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự trải nghiệm, tâm hồn tinh tế, kiên trì
bền vững trong lao động. Có được những yếu tố cốt lõi ấy, người nghệ sĩ một phần
nào đó mới có thể sáng tạo cho mình những tác phẩm chân chính, có sức sống
trường tồn với thời đại. Như vậy qua bức tranh ở đầu tác phẩm, qua phát hiện của
Phùng NMC như chiêm nghiệm về cái đẹp của quê hương ĐN, hành trình
sáng tạo của người nghệ sĩ. ….

Có thể thấy, chỉ qua đoạn trích ở phần đầu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài
xa” nhưng độc giả lại cảm nhận được vô vàn vẻ đẹp về thiên nhiên vùng biển nước
ta. Với tài năng bút pháp ấn tượng, lời văn giản dị, mộc mạc nhưng đầy dư vị, hòa
lẫn với chút sắc thái suy tư, chiêm nghiệm về một triết lí ấn tượng, Nguyễn Minh
Châu đã thực sự tạo nên những trang văn vô cùng tinh tế. Cùng với văn phong đậm
chất triết lí thế sự đời tư, nhà văn đã đưa người đọc từ việc cảm nhận hương sắc
của cảnh trời đất tuyệt mĩ nhòe mờ trong sương đến triết lí sâu sắc trong thâm tâm
người nghệ sĩ Phùng. Qua đó thấy được một điều rằng để có thể phát hiện được cái
đẹp trong nghệ thuật, người nghệ sĩ phải dung hòa nhiều yếu tố lại với nhau để có
thể có được hành trình nghệ thuật đáng nhớ về.

Trở về với hiện tại văn chương hôm nay, ta bắt gặp những dáng hình nghệ sĩ
trên muôn vàn ngả đường trải rộng, trong số đó ta tìm thấy tiếng văn xao xuyến
của Nguyễn Minh Châu. “Chiếc thuyền ngoài xa” tuy viết về những điều bình dị
trong đời sống con người thời hậu chiến nhưng có thể thấy trang văn ấy tựa như
“phiến kỳ nam trong rừng trầm hương”, tỏa hương thơm ngào ngạt ẩn sau lớp mao
mạch đầy nhựa sống. Để rồi khi dòng văn khép lại nhưng từng hơi thở cuộc đời
vẫn nóng rẫy, sự sống vẫn đều, mạch đời vẫn đập dưới bìa sách, vẫn liên tục hệt
như mạch máu đập dưới lớp da.

You might also like