You are on page 1of 13

Câu 1 (2,0 điểm): Từ hình ảnh của những bông hoa dại trong văn bản đọc hiểu,

anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự cống hiến
thầm lặng trong cuộc đời.
Quả thật, hình ảnh của những bông hoa dại – những bông hoa vô danh bên đường
nhưng đôi khi lại tạo nên sắc nên hương cho cuộc sống. Phải chăng đó chính là sự
biểu trưng cho sự cống hiến thầm lặng trong cuộc sống? Thật vật, trong cuộc sống
đầy bộn bề, khó khăn, áp lực thì sự cống hiến thầm lặng có nhiều ý nghĩa. “Cống
hiến thầm lặng” là sự cống hiến, sẻ chia một cách lặng lẽ với mục đích đóng góp
cho cuộc sống những giá trị tích cực, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nói cống
hiến thầm lặng có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất khi con người cống hiến thầm lặng, thì
cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên có ý nghĩa hơn. Thứ 2, khi cống hiến thầm
lặng việc làm của chúng ta mới có giá trị, có ý nghĩa thục sự. Cống hiến thầm lặng
giúp cho đúng người, đúng hoàn cảnh, làm cho người nhận được những cống hiến
thấy được giá trị của tình yêu thương. Ngoài ra, khi cống hiến thầm lặng, con
người cũng nhận lại cho mình những bài học quý giá, nhận được sự yêu thương
của mọi người xung quanh. Ví như trong thời chiến tranh với khói bom trắng xóa
ngập trời, các chiến sĩ vô danh đã hết mình cống hiến tuổi trẻ của mình, chiến đấu
hết mình để giành lấy độc lập cho nước nhà. Họ không cần một danh hiệu, có lẽ
điều họ cần chính là độc lập và tự do để lấy lại màu xanh hòa bình cho cuộc sống.
Thế nhưng, chúng ta cần phê phán những người chỉ biết nghĩ cho bản thân mà
quên đi cái ta chung hay những người luôn ra sức đóng góp để rồi dần dần bị người
khác lợi dụng dễ dàng. Vậy nên, sự đóng góp thầm lặng rất quan trọng cho cuộc
sống tuy nhiên con người cũng phải giữ cho mình sự tỉnh táo, có kiến thức để sự
đóng góp ấy không trở nên vô nghĩa. Chúng ta sẽ không thể biết rằng, liệu ngày
mai có còn là một ngày với ánh nắng chan hòa, thế nên hãy sống trọn vẹn với cuộc
sống này, sống trọn vẹn với bản thân và với xã hội, những người xung quanh ta.

Câu 2 (5,0 điểm)


[…] Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những
biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm
theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu
trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non.
Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang
đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng
“vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông
Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của
mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông.
Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi
khắp phố thị với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm
thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa
thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào
còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm
giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã
trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-
grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm
màu dưới ánh sáng mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch
ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và
đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt
qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. […] Hai nghìn năm trước, có
một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi
quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu
chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành
riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng
bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế
bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn
vương của một nỗi lòng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập
một, Nxb Giáo dục, tr.199 - 200, 2014).
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó nhận
xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc
Tường. -Liên hệ: 0.5 điểm – cuối trong phần đánh giá - đoạn riêng
Bài làm
Có những tác phẩm văn học lưu dấu trong trái tim bạn đọc. Bởi nó như một
bản tình ca tha thiết, trìu mến làm lòng người si mê. Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho
dòng sông?” của người nghệ sĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là một bản tình ca
như thế. Dòng chảy của con sông quả thật như một điệu múa, điệu múa đã gieo vào
lòng người đọc những cung bậc cảm xúc mới lạ. Và vẻ đẹp ấy đã được nhà văn
phác họa thông qua đoạn trích trên để trở thành một bức tranh mang dáng hình chỉ
của riêng sông Hương. Hơn nữa, đoạn trích ấy còn cho người đọc tri nhận được
cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường:
“Từ đây, như đã tìm đúng đường về,… vấn vương của một nỗi lòng”.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên viết về cảnh sắc Huế, người thư
kí trung thành của quê hương, vùng đất cố đô. TP “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là
một minh chứng cho tài năng, một cái tôi trữ tình, suy tư. Tác phẩm được lấy cảm
hứng trong chuyến đi thăm thành phố Huế của nhà văn, lúc này đất nước đã hoàn
toàn độc lập và đang trên bước đường đổi mới. Sông Hương xuất phát từ đại ngàn
Trường Sơn mang trong mình vẻ đẹp hoang dã, mạnh mẽ, bí ẩn như cô gái di-gan
phóng khoáng, man dại nhưng qua thời gian gọt dũa nàng Hương đã biết thu liễm,
hun đúc cho mình trở thành một người con gái khuôn mực, dịu dàng để bắt đầu
hành trình tìm kiếm người tìm trong mộng. Đoạn văn- sông Hương đi vào Huế sẽ
là một minh chứng cho tài năng của nhà văn
Không vội vã, không ồn ào, sông Hương khi chảy vào thành phố Huế đã
gieo cho bạn đọc những ấn tượng khó phai nhòa. Con sông ấy, như một người đi
xa trở về thành phố sau bao năm xa cách, giữa những biền bãi xanh biếc của vùng
ngoại ô Kim Long, con sông “vui tươi hẳn lên”. Nhà văn đã tinh tế sử dụng phép
nhân hóa tâm trạng của dòng sông và để chứng minh rằng, nó đã “tìm đúng đường
về” mà trở nên bồi hồi, nao nức khi trở về quê hương xứ sở của mình. Thế nhưng
để tìm đúng đường về, dấu hiệu “chiếc cầu trắng của thành phố” chính là biểu
tượng thân thương, thân thuộc để con sông đi đúng đường. Cầu Tràng Tiền, biểu
tượng của thành phố Huế đồng thời là tín hiệu cho sông Hương, chiếc cầu như đã
gắn bó bao năm để rồi dần dần “in ngần trên nền trời”. Màu trắng của chiếc cầu kết
hợp với hình ảnh của “nền trời” khiến cho chiếc cầu ấy trở nên thi vị hơn, sống
động hơn cho người thưởng thức. Phải chăng cũng chính sự thi vị ấy mà cầu Tràng
Tiền đã để lại bao thương nhớ cho sông Hương? Thật vật, cầu Tràng Tiền tạo nên
sự thơ mộng cho dòng sông và dòng sông tạo nên sự duyên dáng cho cầu Tràng
Tiền. Dòng nước của sông Hương giống như tấm lụa mềm và được điểm sáng bởi
chiếc cầu. Hai hình ảnh này đã mang đến cho bao thi sĩ nguồn cảm hứng:
“Sông Hương nước chảy êm đềm
Tràng Tiền thơ mộng ru êm câu hò”
Nếu sông Đà hung bạo với những dòng nước mãnh liệt, dữ dội thì dòng chảy của
sông Hương khi vào thành phố Huế được nhà văn miêu tả rất ấn tượng “sông
Hương uốn một cánh cung rất nhẹ” và chính đường cong này làm cho sông Hương
“mềm hẳn đi”. Nhà văn đã liên tưởng để từ đó dùng tính từ vô cùng hiệu quả,
“mềm” một tính từ để cho thấy dòng chảy tuy không xiết nhưng lại gây thương
nhớ cho người ngắm nhìn nó và như để cụ thể con sông hơn. Hay cách nhà văn
dùng phép so sánh mới mẻ “như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu để hóa
sông Hương thành một cô gái đầy e ấp, dịu dàng và có cá tính rất riêng. Cái nhìn
của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương thật tình tứ, luôn nhìn sông Hương
như một thiếu nữ, đem lại cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ độc đáo về vẻ
đẹp trữ tình của sông Hương.
Chưa dừng lại ở đó, sông Hương còn được đối sánh, liên tưởng với những
dòng sông khác nhằm nổi bật lên vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Tác giả đã so
sánh sông Hương với sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét - ấy là
những tên con sông đã trở thành linh hồn cho thủ đô các nước, thành biểu tượng
văn hóa của quốc gia. Từ đó, nhà văn đã thể hiện lòng tự hào về sông Hương và
kinh thành Huế “sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình”
cũng giống như trong tim của người nghệ sĩ ấy, sông Hương luôn có một vị trí đặc
biệt không gì có thể thay thế. Bức tranh về dòng sông Hương trở nên hài hòa hơn
khi hình ảnh của “cây đa, cây cừa cổ thụ” xuất hiện. Dòng sông đã bồi đắp phù sa,
tưới lên những gốc cây ấy sức sống qua bao nhiêu năm tháng để rồi khung cảnh
chân thật hơn giữa lòng thành phố Huế mộng mơ. Sự uyên bác của nhà văn còn thể
hiện qua sự hiểu biết về quy luật tự nhiên gắn liền với sông Hương “Những chi lưu
ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước,
khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn
là một mặt hồ yên tĩnh”. Tất cả như có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung
cho nhau và làm cho “lưu tốc dòng nước” chảy trôi một cách nhẹ nhàng, êm đềm,
yên tĩnh và để lại lưu luyến cho bao người đến nơi đây. Giờ đây, tôi đã hiểu vì sao
nhà thơ Thu Bồn đã có hai câu thơ độc đáo kia:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Phải chăng đôi khi sông Hương còn mãi lưu luyến nên cố tình chảy thật chậm, thật
chậm?
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường còn tài tình liên tưởng đến những quy luật
tự nhiên, nét văn hóa đầy ấn tượng để nói đến tình yêu sông Hương, tình yêu Huế
đầy tha thiết. Liên tưởng khi từ khói lửa miền nam tới Lê-nin-grát và “có lúc đứng
nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô”. Dòng sông ấy để cho nhà văn
ấn tượng bởi hình ảnh “mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co
lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng”. Hình ảnh ấy dường
như không gợi ra sự ấm áp, trìu mến như Huế, làm cho người đọc có một cảm giác
lạnh giá của những phiến băng trôi trên mặt nước kia. Không những vậy, theo nhà
văn, vào hai nghìn năm trước, “có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt
đời vì những dòng sông trôi đi qua nhanh”. Thế mới nói, tuy chỉ là những dòng
nước nhưng đôi khi phải làm cho người ta tiếc nuối, trăn trở và thậm chí “khóc
suốt đời” vì sự “ra đi” ấy. Ấy thế mà con sông Hương lại không như vậy, sông
Hương được ví như như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, con sông ấy
không đi quá nhanh, lững lờ trôi theo năm tháng để vì thế chiếm lấy bao con tim
của người thưởng thức. Nhà văn như đã dùng kiến thức âm nhạc để cảm nhận vẻ
đẹp của sông Hương và thông qua đó, người đọc càng thấy được tình yêu của nhà
văn với dòng sông là bao la, là rộng lớn đến nhường nào. Sông Hương như tự
khoác lên mình chiếc áo mềm mại nhưng rực rỡ mà có thể “cảm nhận bằng thị giác
qua trăm ngàn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy”. Quả
thật, sông Hương chính là tấm lụa mềm mại nhưng đầy sức hút với ánh sáng của
“ánh hoa đăng” bồng bềnh trôi và phép liên tưởng này khiến cho sông Hương
mang dáng hình riêng không trộn lẫn với con sông khác. Dường như người nghệ sĩ
Hoàng Phủ Ngọc Tường, một lòng chung tình với sông Hương, đã khám phá, cảm
nhận tinh tế dòng chảy của sông Hương qua từng hình ảnh cụ thể. Điệu chảy ấy
thật chậm mềm, êm đầm, lặng lẽ như chẳng vương vấn chút nào cái xô bồ của thời
gian, muôn đời vẫn tĩnh lặng, trầm mặc để giữ cho Huế một nét đẹp cổ xưa nghìn
năm vẫn cổ kính, trang nghiêm nhưng cũng không kém phần thơ mộng.
Đoạn trích trên như đã khái quát cho người đọc nét đẹp của dòng chảy sông
Hương, một nét đẹp của riêng sông Hương bao đời nay, không ồn ào nhưng vẫn
“chảy” vào tim của người đọc rất sâu. Hơn nữa, đoạn trích còn cho ta thấy tài năng
của nhà văn khi vẽ nên một tác phẩm sinh động, hòa trộn nhiều màu sắc nhưng vẫn
giữ cho dòng sông có nét đẹp duyên dáng, yêu kiều. Hoàng Phủ Ngọc Tường quả
thật rất tài năng trong việc sử dụng ngôn từ, phép liên tưởng và kết hợp cùng
những biện pháp tu từ độc đáo, từ đó tăng sức hút của đoạn trích trên. Dòng sông
ấy, có lẽ qua bao nhiêu tháng năm, vẫn ở đấy, vẫn ôm trọn và tô đẹp cho thành phố
Huế mộng mơ.
Thế nhưng, điều tạo nên sức hút cho đoạn trích trên còn phải nhắc đến cái
nhìn mang tính phát hiện của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi đứng trước con
sông quê hương. Tác giả dường như không chỉ nhìn sông Hương trong thủy trình
mà còn nhìn nhận và phát hiện ra bản chất của dòng sông. Sông Hương hiện lên
vừa là một thực thể tự nhiên nhưng cũng vừa là một con người với vẻ đẹp phong
phú và có tâm hồn “sâu thẳm”. Hơn nữa, nhà văn cũng phát hiện ra sông Hương có
vẻ đẹp thiên tạo, có sức sống mãnh liệt, có sức hút và cá tính riêng khi đối sánh
cũng những dòng sông ở các quốc gia khác. Cái nhìn mang tính phát hiện ấy còn
thể hiện thông qua việc nhà văn đã nhìn sông Hương dưới ánh mắt và trái tim đầy
yêu thương, nhìn con sông dưới quy luật tự nhiên trong đời thường để dòng sông
trở nên gần gũi, dịu dàng sau hành trình đầy gian nan để đến thành phố Huế của
mình. Nhà văn đã vận dụng sự uyên bác, thể nghiệm và trải nghiệm của mình để
xây dựng nên con sông quê hương ấy. Không những vậy, ở đoạn trích trên còn
mang đến kiến thức về hội họa, âm nhạc và địa lí để người đọc có thể cảm nhận
sông Hương trên nhiều phương diện. Và dường như trong cái nhìn đối với sông
Hương, nhà văn luôn mang trong mình một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt với con
sông quê hương đó, tình yêu ấy luôn bộc lộ trong những dòng văn và cũng nhờ tình
yêu ấy mà nhà văn mới có thể quan sát con sông Hương tinh tế, có chiều sâu như
vậy. Như vậy, đoạn trích trên còn mang đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc, toàn
diện và hết sức mới mẻ của tác giả. Từ đó, người đọc đã cảm nhận được tài và tâm
của nhà văn trong hành trình sáng tác văn chương của mình.
Đoạn trích trên đã để lại cho người đọc những cung bậc cảm xúc khó tả sức
hút ấy đến từ vẻ đẹp của sông Hương cũng chính là từ tài năng của tác giả? Thật
vậy, đoạn trích trên như một cái hút nước sâu thẳm mà cuốn người đọc vào từng
dòng văn để rồi ấy như một sự thưởng thức cái thi vị, đẹp đẽ của văn chương.
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã để cho con sông Hương đẹp một cách tự nhiên nhất
thông qua cái nhìn mang tính phát hiện độc đáo, mới lạ của mình. Có lẽ trong
tương lai, sẽ có những tác phẩm mới ra đời thế nhưng dòng chảy của sông Hương
vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong tim độc giả. Qua đoạn trích trên, ta mới công nhận
rằng: “Sông Hương đã đi với Huế cả một mối tình trọn vẹn”…

Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích sau/ Phân tích
diễn biến tâm trạng/ sức sống tiềm tàng…. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng
nhân đạo mà nhà văn thể hiện qua tác phẩm.
[…]Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa
sưởi kia thì Mi cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng,
không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các
chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt
được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù
thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn
sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế.
Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy,
cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A
Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm
sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa
bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một
dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh
như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế
kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi
được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó
bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc
ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải
chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày
rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ… Mị phảng phất
nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại
đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn
được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói
thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao
Mị cũng không thấy sợ…
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt,
nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt
lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần,
đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào
được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không
bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên,
chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A
Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh
buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc
núi.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2019,
tr.13-14)
Bài làm
1. Để vươn mình đến thành công, biết cách để không rơi vào khuynh
hướng đổ lỗi cho người khác là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Khuynh hướng đổ
lỗi cho người khác là sự chối bỏ, trốn tránh trách, đổ thừa cho hoàn cảnh khi gặp
thất bại. Vậy cần làm gì để không rơi vào khuynh hướng đổ lỗi cho người khác?
Thứ nhất, ta phải dũng cảm đối diện, đương đầu với thử thách, khó khăn, thất bại
để mạnh mẽ vượt qua nó, tiến bước đến mục tiêu, vững vàng trên con đường đến
thành công. Thứ hai, ta phải biết nhìn nhận sai lầm, hạn chế của bản thân từ đó đưa
ra các giải pháp, phương hướng phù hợp để khắc phục sai lầm. Thứ ba, ta phải
nhận biết mỗi quyết định, chọn lựa của ta cũng có thể sai lầm dẫn đến thất bại,
chấp nhận rằng trên đời này không có ai là hoàn hảo, ai cũng có thể thất bại. Nhà
bác học thiên tài Edison trước khi sáng chế ra đèn điện đã thất bại hơn một nghìn
lần, nếu lúc thất bại Edison đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh thì hôm
nay chúng ta đã không có những ánh đèn điện soi chiếu cho màn đêm tĩnh mịch.
Chúng ta nên phê phán những người chỉ biết đỗ lỗi cho người khác mà không chịu
nhìn nhận hạn chế, thiết sót của bản thân. Thành công không bao giờ gọi tên nhưng
kẻ chỉ biết đổ lỗi cho người khác, hãy biết thừa nhận sai lầm, thiếu sót của bản thân
vì đó là cách giúp chúng ta trưởng thành, mạnh mẽ, gan dạ và là con
đường nhanh nhất dẫn đến thành công.
2.
MB. Trong giai đoạn văn học kháng chiến chống Pháp, chúng ta không thể không
nhắc đến nhà văn được xem là nhà văn của mãnh đất và con người Tây Bắc với bút
lực dồi dào cùng một tâm hồn nhạy cảm với thời cuộc, nhà văn ấy là ai nếu không
phải là Tô Hoài, người đã đi qua mãnh đất văn chương và để lại cho đời một
chuyện ngắn đặc sắc –“Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm là câu chuyện cuộc đời của
Mị, một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, một người lao động bình thường bị đàn áp, bóc
lột bởi cường quyền và thần quyền của bọn thực dân chúa đất. Dù thế nhưng Mị
vẫn kiên cường, mãnh mẽ luôn giữ cho mình sức sống tiềm tàng, sức phản kháng
mãnh liệt để tự giải thoát chính mình. Điều đó được thể hiện rõ qua đoạn trích Mị
trong đêm mùa đông “Những đêm mùa đông...chạy xuống dóc núi”. Từ đó ta cũng
thấy được tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài được theer hiện qua tác phẩm.
TB.
1. Tổng : Tác giả (phong cách) + HCST + Chủ đề tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ” được lấy cảm hứng từ chuyến đi giải phóng Tây Bắc cùng với
bộ đội của Tô Hoài, được in vào “tập truyện Tây bắc” (1953). Tác phẩm là câu
chuyện về Mị, cô gái người Mèo xinh đẹp, tài năng, ấp ủ nhiều hoài bão cuộc đời
lại bị bắt về làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí, dẫu sống hoàn cảnh khốn khổ, đàn
áp dã man nhưng khao khát sống, sức phản kháng của Mị vẫn tồn tại. Trong đêm
tình mùa xuân dưới chất xúc tác là hơi rượu và tiếng sáo, Mị đã có sự hồi sinh tỉnh
thức mạnh mẽ chứng minh cho sức sống tiềm tàng chưa bao giờ bị dập tắt, dù thất
bại nhưng nó là bước đệm, bàn đạp để trong đêm mùa đông Mị có sự nổi dậy mãnh
mẽ, dữ dội, mãnh liệt hơn đưa Mị trở về là cô gái trẻ trung, xinh đẹp ngày nào, đưa
Mị trở về là con người tựa do.
2. Phân tích nhân vật/
Sơ lược về nhân vật Mị
Vẻ đẹp:
+ tiềm tàng sức sống mãnh liệt
+ Nhân ái
+ Khát vọng hạnh phúc
Sau sự thất bại trong đêm tình mùa xuân, Mị lại trở về là cô Mị vô hồn, vô cảm,
vô tri, vô giác. Trong đêm đông lạnh lẽo, dài và buồn ở Hồng Ngài Mị “thản nhiên
thổi lửa hơ tay”, Mị làm mọi thứ một cách vô thức không suy nghĩ mặc kệ A Phủ
sắp chết đứng ngay bên cạnh mình “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy thì cũng
thế thôi”. Nhưng khi chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã
xám đen lại” của A Phủ nó như một cơn gió thổi bùng lên ngọn lửa đang âm ỉ cháy
trong lòng Mị, Mị thấy mình đồng cảnh ngộ với A Phủ, Mị cũng từng bị trói và
đứng khóc như thế “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng bị trói
đứng thế kia. Nhiều lần khóc nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau
đi được”. Từ đồng cảnh Mị đã biết đồng cảm với A Phủ, đồng cảm với người khác
“nó bắt người ta trói đứng đến chết- nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước”,
bọn phong kiến thực dân xem mạng người như rơm rác, như cỏ dại, tự cho mình
quyền quyết định sự sống và cái chết của người khác. Không những bắt người khác
làm việc như những công cụ biết nói, biến họ thành nô lệ, người làm công không
lương cho chúng mà còn đàn áp, huỷ hoại tinh thần họ thậm chí buộc họ phải chết
một cách nhục nhã, đau đớn. Mị nhận ra “người kia việc gì phải chết” , A Phủ
đúng là làm mất một con bò nhà thống lí nhưng không đến nổi phải trả giá, đền bù,
đắp đổi bằng mạng sống, lấy mạng để bù tổn thất cho một con vật nuôi. Lần đầu
tiên trong đời Mị nhận thức được “chúng nó thật độc ác”, nhận ra bộ mặt thật độc
ác, tàn độc, vô nhân tính nhà thống lí và quan trọng hơn hết Mị biết rõ kẻ thù của
mình là ai, biết rõ mình sẽ đương đầu, chiến đấu với thế lực nào chứ không như
đêm tình mùa xuân sự vùng lên, nổi dậy trong cơn say nhờ hơi rượu và tiếng sáo.
Gọi tên luận điểm
Từ đây Mị cũng nhận thức được cuộc sống và kết cục của những con người
trong nhà này. Mị nghĩ mình đã bị trình ma nhà thống lí, dù sống hay chết cũng
không thể thoát được sự trói buộc, giam hãm, cầm tù của chúng, Mị biết rằng
tương lai, số phận mình chỉ có một con đường, đích đến duy nhất- cái chết “nó bắt
mình chết cũng thôi- ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn
biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”, cuộc sống của Mị đã bị chôn vùi, trói chặt với
nhà thống lí như người đàn bà ngày trước cũng bị chết vì bị trói đứng ở trong nhà
này. Đó là kết cục cuộc đời Mị, cũng là kết cục của tất cả chị dâu, tất cả đàn bà con
gái trong nhà này. Nhưng Mị thấy A Phủ thì không như thế, A Phủ chỉ bị phạt vạ
vì đánh A Sử, làm công trả nợ cho nhà thống lí, không bị ràng buộc bởi thần quyền
như Mị và “người kia việc gì mà phải chết”, không lí do chính đáng nào mà cha
con nhà thống lí buộc A Phủ phải chết. Nếu như có thể thoát khỏi sợi dây đang trói
kia, thoát khỏi sợi dây cường quyền thì A Phủ hoàn toàn có thể sống, A Phủ xứng
đáng được như thế. Mị nhận thức rõ A Phủ và mình bị trói buộc, cầm tù, giam hãm
bởi thế lực gì, A Phủ chỉ bị trói bởi cường quyền còn Mị bị trói bằng cả hai sợi dây
cường quyền và thần quyền.
Từ đồng cảnh, đồng cảm và nhận thức đó Mị nghĩ đến việc cắt dây trói và sẽ
chết thay cho A Phủ, gửi gắm tự do mà mình luôn ao ước, khao khát vào A Phủ.
Cô gái ấy biết rõ rằng nếu giải thoát, thả trói cho A Phủ thì “lúc ấy Pá Tra sẽ bảo là
Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết thay trên cái cọc
ấy”, cái chết sẽ đến nhanh hơn, đầy đau đớn và nhục nhã như Mị đã từng nghĩ đến
cái chết của A Phủ “chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Điệp từ “chết” được Tô
Hoài nhấn mạnh thể hiện dấu chấm hết, kết thúc cuộc đời đầy đau đớn, hổ thẹn,
nghiệt ngã nếu Mị thật sự cởi trói cho A Phủ, nhưng dù vậy “nghĩ thế, trong tình
cảnh này Mị cũng không thấy sợ”. Mị không hề do dự, sợ hãi, nao núng mà nhanh
chóng biến những suy nghĩ thành hành động, lần này Mị sẽ không nhượng bộ, hạ
bước, run sợ trước cường quyền nữa mà Mị sẽ mạnh mẽ, gan dạ, cam đảm đối đầu
với cường quyền, đối đầu với thế lực tàn ác nhà thống lí. Và sau đó Mị nhanh
chóng cắt dây cởi trói cho A Phủ “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt rút dây mây”, cắt
dây xong “Mị cũng hốt hoảng”, sự hốt hoảng này không phải là sự hối hận vì đã
cứu A Phủ mà là bất ngờ, Mị bất ngờ vì không nghĩ mình có đủ sức mạnh, can
đảm, bản lĩnh để chống lại cường quyền, chống lại thế lực tàn độc, gian ác đàn áp,
bóc lột mình trong nhiều năm. Mị đã thành công cắt dây trói giải cứu A Phủ khỏi
cái chết, giải cứu A Phủ khỏi cường quyền, giúp A Phủ trở về là chàng trai tự do.
Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ là những phút giây “Mị đứng lặng trong
bóng tối”. Tô Hoài đã tách dòng văn này thành một câu đứng riêng trong sự hối hả,
gấp gáp của những dòng văn trước, đây là lúc tâm trạng, tâm hồn Mị có sự đấu
tranh quyết liệt giữa việc đi và ở lại. Đi, Mị sẽ trở thành con người tự do, sống
cuộc đời mà Mị muốn, một lần nữa theo đuổi ước mơ, hoài bão mà mình luôn ấp ủ.
Ở lại, đợi Mị là bản án tử hình mà cha con nhà thống lí sẽ dành cho Mị, bản án mà
Mị đã dự đoán được khi cắt dây giải thoát cho A Phủ. Nếu Mị ở lại thì việc Mị
“đứng lặng trong bóng tối” sẽ là hành động cam chịu, chấp nhận, bất lực chờ đợi
bóng tối ập đến đời mình, chờ đợi cái chết đã được dự đoán trước. Như cuộc đời bế
tắc, tăm tối, mù mịt của chị Dậu khi chạy khỏi nhà cụ cố trong tác phẩm “Tắt đèn”
của Ngô Tất Tố “chị Dậu chạy ra ngoài, ngoài trời tối đen như mực, đen như cái
tiền đồ của chị”. Thật sự Mị đã dũng cảm, vô cùng đáng khen ngợi khi cắt dây
cường quyền cởi trói cho A Phủ, là một cô gái đáng để ta khâm phục. Nhưng “Rồi
mị cũng vụt chạy đi” bất ngờ với những gì mà Tô Hoài dẫn dắt ta đến đây, bất ngờ
vì khác với những gì mà Mị nghĩ “chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây”, bất ngờ
trước một cô gái nhỏ bé lại dám đứng lên chống lại thế lực gian ác, hung tàn mà
nhiều người phải khuất phục trước nó, bất ngờ vì một cô gái dám bước chân ra
khỏi một phong tục lâu đời để đặt bước chân đến tự do. Thật bất ngờ nhưng cũng
là điều hiển nhiên, tất yếu vì Mị lúc này không phải là Mị của đêm tình mùa sinh,
sự hồi sinh tỉnh thức phải nhờ vào hơi rượu và tiếng sáo, Mị làm tất cả chỉ là bộc
phát, nhất thời. Nhưng trong lần này Mị hoàn toàn tỉnh táo nhận ra mình cần làm
gì, phải làm gì. Câu văn “Rồi Mị cũng vụt chạy đi” tuy ngắn nhưng hội tụ tất cả
các yếu tố, sức sống tiềm tàng của Mị: nhận thức về giá trị bản thân, khát vọng
sống, khát vọng tự do, tinh thần phản kháng mãnh liệt và Mị hoàn toàn nhận thức
được kẻ thù mà mình phải đối mặt, chiến đấu. Một cô gái cam đảm, mạnh mẽ,
dũng cảm cắt dây cởi trói cho A Phủ thì không cớ gì Mị lại không thể cắt dây cởi
trói chính mình. Hành động Mị cắt dây trói cho A Phủ và “Mị vụt chạy đi” là Mị
đang tự cắt dây cường quyền, thần quyền trói buộc, cầm chân, ngăn cách Mị và tự
do. Sau đó là chuỗi hành động nhanh, gấp gáp, hồi hộp của Mị để vươn mình đến
tự do, đến tương lai, ánh sáng tươi đẹp phía trước “Vụt chạy ra- băng đi- đuổi kịp –
nói, thở” và câu nói đòi quyền sống “Cho tôi đi ở đây thì chết mất”, sau ngần ấy
năm bị tê liệt sức sống, tinh thần, buông xuôi, từ bỏ bản thân Mị đã lấy lại tất cả
phẩm chất đáng giá, tốt đẹp trong con người mình, trở về là cô nàng khát sống,
khát khao hạnh phúc và dám đứng lên đấu tranh để đòi lấy, giành lại quyền sống,
quyền hạnh phúc. Mị chính là biểu tượng cho những con người lao động vùng Tây
Bắc, những con người bị đàn áp, bóc lộ, chà đạp về thể xác lẫn tinh thần nhưng
trong họ là những con người đầy bản lĩnh, dám đứng lên đấu tranh để tự giải thoát
mình “Nhưng kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng
không giết được sức sống của con người. Đói khổ, lay lắt, nhục nhã Mị vẫn sống,
âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”.
Qua sự vùng lên, nổi dậy mãnh mẽ của Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ
và tự giải thoát mình, ta cũng hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng nhân đạo mà Tô Hoài
muốn gửi gắm. Đó là sự cảm thông, chia sẻ trước số phận của những con người lao
động bị áp bức, bóc lột về thể xác lẫn tinh thần bởi cường quyền, thần quyền, bị
tước đoạt những giá trị cơ bản nhất mà một con người đáng có và nên có. Là sự lên
án, căm thù, phẫn hận trước những thế lực tước đoạt sức sống con người, khi món
nợ trở thành phương tiện bóc lột trực tiếp sức lao động của con người, khi lễ trình
ma trở thành phương thức trói buộc con người biến họ trở thành những người làm
công không lương, những cổ máy lao động biết nói. Đó còn là sự phát hiện, ca
ngợi, trân quý những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, dưới sự áp bức, bóc
lột họ vẫn khao khát sống, khao khát tự do và có tinh thần mạnh mẽ. Đó còn là
hướng đi, cách giải quyết mà Tô Hoài mở ra cho nhân vật của mình: muốn giải
thoát bản thân thì phải tự đứng lên đấu tranh.
Với cách xây dựng câu chuyện ý nghĩa, tình huống truyện độc đáo dẫn ta
đến kết quả tất yếu, ngôn ngữ bình dị, giản đơn. Tô Hoài đã đến đem đến cho
chúng ta cô Mị trẻ trung, xinh đẹp dưới sự áp bức của thực dân phong kiến vẫn
chưa từng từ bỏ bản thân mà luôn nuôi trong mình sức sống tiềm tàng, sức phản
kháng mãnh liệt và khao khát tự do, nhờ đó Mị đã thành công giải thoát chính
mình và A Phủ khỏi nhà thống lí, khỏi thế lực gian ác, tàn độc.
Dù bụi thời gian có xoá nhoà đi tất cả, dù những trang giấy có ố vàng nhưng
tinh thần của Mị trong đêm đông nói riêng và “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài nói
chung vẫn tồn tại, gây ấn tượng riêng trong lòng bạn đọc và khẳng định vị trí riêng
của mình trên thi đàn văn học dân tộc. Cảm ơn Tô Hoài với vốn hiểu biết, sự trãi
đời, tình cảm yêu thương của mình đã cho ra đời tác phẩm hay làm rung cảm, say
đắm và để lại nhiều bài học quý giá cho bạn đọc của mình. Khép lại tác phẩm ta tự
rút ra cho mình những kinh nghiệm sống: dù đối diện khó khăn, gian truân, thử
thách cũng không bao giờ được từ bỏ, không được trùng bước mà phải dũng cảm,
can đảm đối diện với nó.

You might also like