You are on page 1of 8

“Ai đã đặt tên cho dòng sông” được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết năm 1981

và xuất bản trong tập bút ký cùng tên năm 1984. Tác phẩm được lấy cảm hứng
trong chuyến đi thăm thành phố Huế của nhà văn, lúc này đất nước đã hoàn toàn
độc lập và đang trên bước đường đổi mới, tác phẩm của ông đã thể hiện được vẻ
đẹp thiên nhiên, cảnh sắc hài hòa của tổ quốc, từ đó khơi gợi niềm tự hào tình yêu
mãnh liệt với mảnh đất quê hương ở nơi độc giả. Sông Hương của Huế cũng là một
dòng sông với vẻ đẹp trên nhiều phương diện: vẻ đẹp địa lý, vẻ đẹp văn hóa và vẻ
đẹp lịch sử.

Từ Sông Đà của Nguyễn Tuân ở vùng núi Tây Bắc ta đi dọc theo chiều dài
của lãnh thổ Việt Nam đến vùng Thừa Thiên Huế để tìm kiếm, khám phá vẻ đẹp
sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc
Tường. Sông Hương cũng đẹp theo cách riêng, chất riêng của mình qua những góc
nhìn, góc tiếp cận khác nhau. Đầu tiên là vẻ đẹp ở góc nhìn địa lý, Hương Giang ở
phần thượng nguồn mang vẻ đẹp dữ dội, mãnh liệt như “cô gái di-gan phóng
khoáng man dại” ở đầu bài ký của mình Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đưa ra một
nhận định đầy chủ quan “trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường
nghe nói đến hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất” câu
nói thể hiện sự tự hào, lòng yêu thương, sự am hiểu của nhà văn đối với sông
Hương. Bằng phép liên tưởng và lòng say mê bất tận của mình nhà văn đã đi sâu
khám phá vẻ đẹp của Hương Giang ở phần thượng nguồn, nhà văn ví Hương Giang
“như một bản trường ca của rừng già” vì cội nguồn của Sông Hương thật sự xuất
phát từ đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Dòng sông giờ khắc này mang trong mình
bản hòa nhạc với những nốt thăng, nốt trầm “gầm rộ qua những bóng cây đại ngàn,
mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn
và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ
của hoa đỗ quyên rừng” Hương Giang mở đầu bản nhạc với những nốt thăng, nốt
bổng đem lại cho thính giả những cảm xúc mạnh mẽ thì dần về cuối bản nhạc với
sự tổ hợp của những câu phức, câu văn dài dàn trải bản nhạc trở nên du dương, nhẹ
nhàng, êm dịu mang đến cho ta sự rung động mãnh liệt. Nhà văn đã sử dụng phép
so sánh, tương phản, đối lập nhau để mở ra những nét tính cách, đặc điểm khác
nhau tồn tại trên cùng một dòng sông: rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, dịu dàng và
say đắm. Ít ai nghĩ rằng hai nét tính cách đối lập nhau này lại cùng tồn tại vì khi
nhìn Sông Hương người ta chỉ nghĩ đây là một con sông nhẹ nhàng, dịu dàng, êm
ả. Hương Giang như một bản anh hùng ca mang màu sắc riêng biệt với sự dữ dội,
hoang dại, mạnh mẽ của mình. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có sự so sánh vô cùng
thú vị kết hợp với sự liên tưởng độc đáo Hương Giang Hiện lên như một “cô gái
di-gan phóng khoáng man dại” dòng sông được mở ra vẻ đẹp vô cùng mạnh mẽ
như một cô gái với sức mạnh của rừng già: gan dạ, tự do, trong sáng. Vậy vì sao
Hoàng Phủ Ngọc Tường lại chọn cô gái di-gan để so sánh với Hương Giang? Nếu
ai đã từng gặp cô gái di-gan thì chắc chắn sẽ bị cuốn hút với đôi mắt xanh thẳm
như thảo nguyên, với mái tóc dài trong nắng và gió, làn da rám nắng khỏe khoắn
của những cô nàng vùng núi, những cô gái này còn nổi tiếng với thuật bùi chú và
những vũ điệu bốc lửa làm ngây ngất lòng người. Họ có tinh thần tự do, yêu đời và
không bị khuất phục trước khó khăn, thử thách. Rừng giầ đã hun đúc tôi luyện
Hương Giang thành một cô gái mạnh mẽ, rắn rõi, tự tin nhưng cũng chính đại ngàn
Trường Sơn đã chế ngự giúp dòng sông tự tạo sắc đẹp “dịu dàng và trí tuệ” trở về
là một người con gái khuôn mực, nết na, ý tứ. Hương giang như một cô gái trẻ đẹp,
phóng khoáng, man dại có phần ngỗ ngược, tinh nghịch. Nhưng dần theo thời gian
qua những trải nghiệm hương giang tự gọt dũa mình để mang những phẩm chất
của một người vợ, người mẹ, người phụ nữ của gia đình và chính lúc này Hương
giang đã đầy đủ phẩm chất kinh nghiệm để trở thành “người mẹ của vùng văn hóa
xứ sở” nhưng dòng sông lại muốn giấu kín không muốn hiển lộ bản chất “hơn nửa
cuộc đời”. Vậy nên người ta thường chỉ thấy nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, nết na
của Hương giang bởi trước khi ra khỏi rừng nó đã “đóng kín mình và ném chìa
khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.

Rời khỏi rừng già, Hương Giang bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm
người tình trong mộng, bằng tài hoa của nhà bút ký bậc thầy Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã đưa người đọc khám phá vẻ đẹp ở ngoại vi của thành phố Huế. Trước
khi trở thành người tình thủy chung của kinh thành Huế, Hương Giang đã phải trải
qua hành trình gian nan, thử thách, đầy sóng gió, vất vả. Với phép so sánh nhà văn
ví Hương Giang như một cô gái đẹp “nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa
đầy hoa dại” chờ đợi người tình đến đánh thức. Nó làm ta nhớ đến câu chuyện cổ
tích mà nàng công chúa ngủ say do lời nguyền của mụ phù thủy chờ đợi người tình
định mệnh đến đánh thức bằng nụ hôn của tình yêu đích thực. Người tình định
mệnh của Sông Hương không ai khác ngoài kinh thành Huế, Huế chính là một nửa
còn lại mà Hương Giang đã dùng hơn nữa đời mình để tìm kiếm. Khi nàng Hương
thức giấc nàng “chuyển dòng một cách liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột,
uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để
đi đến gặp thành phố tương lai của nó” Hương Giang dài miên man, thướt tha,
duyên dáng, yểu điệu như một cô gái của mảnh đất kinh thành. Nhưng tại sao nàng
Hương lại phải chuyển dòng liên tục như thế? phải chăng nhà văn muốn nói rằng
cuộc hành trình đi tìm tình yêu đích thự chưa bao giờ là dễ dàng mà phải trải qua
những trắc trở như câu ca dao xưa:

“Yêu em tam tứ núi cũng trèo

Ngũ lục sông cũng lội

Thất bát đèo cũng qua”


Hương giang “chuyển dòng liên tục”, đầy gấp gáp, vội vã, “vòng
những khúc quanh đột ngột”, đầy bất ngờ, không dự báo trước và sau đó “dòng
sông lại uốn mình theo những đường cong thật mềm” e lệ, dịu dàng. Phải chăng ở
khúc quanh thấy nàng Hương đã trông thấy bóng dáng người tình của mình nên
không bỏ lỡ một giây phút nào nàng đã quay về hướng đó để gặp gỡ, tìm kiếm
người tình, người yêu, thế nên Hương giang lại “vẽ một đường cung thật tròn về
phía Đông Bắc ôm lấy trên đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế” Hương Giang lúc này
trở nên đẹp hơn bao giờ hết với “sắc nước trở nên xanh thẳm” và “dòng nước mềm
như tấm lụa” nhà văn đã vận dụng kỹ thuật phản quan trong điện ảnh để phản
chiếu hình ảnh của những dãy đồi “sừng sững như thành quách”, “những chiếc
thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi” và “phản quang nhiều màu sắc trên nền
trời Tây Nam thành phố: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. Hương Giang lúc này
chính là người thiếu nữ đầy xuân sắc đang sửa soạn, xúng xính lên đồ để đi hẹn hò
cùng người tình trong mộng của mình, nàng chuẩn bị cho mình ba màu áo xanh,
vàng, tím để làm duyên, làm dáng với người yêu. Dòng Hương thật yểu điệu, xinh
đẹp, đằm thắm trong đôi mắt của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Khi chuyển đến “giữa
đám quần sơn lô xô” Hương Giang lại trút xuống màu áo kiêu sa và rực rỡ để
khoác lên mình vẻ đẹp như “triết lý cổ thi và kiêu hãnh âm u trong giấc ngủ ngàn
năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch”
nàng Hương bừng tỉnh khi gặp “tiếng chuông chùa Thiên Mụ” vang xa, vang rộng
cả một vùng trời hòa lẫn trong cảnh sắc sinh hoạt bình dị, đơn sơ của tiếng gà trong
những những ngôi làng vùng trung du và khi gặp được thành phố Huế Hương
Giang đã đến được địa điểm gặp gỡ người tình trong mộng, nàng ta “vui tươi hẳn
lên”. Có ai dùng hơn cả đời người với hành trình đầy chông gai, thử thách, khó
khăn mà khi gặp được người tình trông đợi của mình lại không vui, không hạnh
phúc hay sao? diễn giả theo triết lý của cảm xúc tình yêu , sự rung động ấy hoàn
toàn là điều tất yếu, nàng thương giờ đây càng nhẹ nhàng, dịu dàng, e lệ “Sông
Hương uốn một cánh cung rất nhẹ- đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi,
như một tiếng vâng không ra của tình yêu”. Tiếng “vâng” này là sự ngập ngừng,
ngại ngùng, e thẹn của nàng Hương khi nhận được lời nói yêu thương tình cảm từ
người tình. Nó làm ta nhớ đến cái lắc đầu đáng yêu, thơ ngây, có phần bất lực của
người con gái trong thơ Xuân Quỳnh khi tìm cách lý giải tình yêu:

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau.”

Khi gặp được người mình yêu có ai lại muốn rời xa bởi khi ấy trái tim
đong đầy tình yêu hạnh phúc và muốn thời gian dừng lại ở thời khắc ấy để níu giữ,
cảm nhận. Vậy nên ta mới hiểu vì sao nhà văn lại ví sông Hương như một “điệu
slow tình cảm” dành riêng cho Huế. Với khả năng của một nghệ sĩ tài ba Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã thực sự biến Hương giang trở thành một cô gái của mảnh đất
cố đô này, khi tìm được Huế nàng Hương đã rủ bỏ nét hoang dại, mạnh mẽ, phóng
khoáng và trở về với nét tính cách nhẹ nhàng, thướt tha, duyên dáng giữa lòng
thành phố, nhà văn đã thật tinh tế khi đặt Hương giang bên cạnh các dòng sông nổi
tiếng trên thế giới, sự so sánh ấy góp phần làm tăng nét cổ kính và vẻ đẹp của
Hương giang. Sông Hương của Việt Nam không thua kém bất cứ một dòng sông
đẹp nào, nó không giống leningrad hay Nivea trôi đi thật nhanh để khi ra khỏi
thành phố thân yêu của mình mà còn chưa tâm tình, nhắn nhủ đôi lời với thành phố
thân yêu. Sông Hương lại giống sông Xen của Paris xong Dannis của Budapest
“trôi đi thật chậm thật chậm cơ hội chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh” Hương giang
chính là điệu chảy riêng dành cho Huế, chậm rãi, lững lờ vì quá yêu, quá thương
không muốn phải rời xa thành phố thân yêu của mình. Theo góc nhìn địa lý sông
Hương trôi chậm như vậy là vì các chi lưu dẫn nước của dòng sông chia đi khắp
các biền bãi và giữa sông có hai hòn đảo nhỏ điều này làm giảm lưu tốc của dòng
nước. Nhưng nếu nhìn theo góc nhìn của nhà văn, góc nhìn của tình yêu thì đến
đây nàng Hương đã gặp được người tình trong mộng mà bấy lâu nay nàng tìm
kiếm, Hoàng Phủ Ngọc Tường như một người nghệ sĩ đa tài, ông là một họa sĩ và
nhạc sĩ trên chính những trang viết của mình. Như một họa sĩ nhà văn đã vẽ ra
trước mắt người đọc một bức tranh đầy màu sắc với sự xuất hiện của “cây đa, cây
cừa cổ thụ toả vầng lá u sầu xuống những xóm thuyền xúm xít” một nét đẹp, một
màu xanh đầy cổ kính, cùng với đó là sự xuất hiện của “chiếc cầu trắng của thành
phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vầng trăng non” hòa quyện màu
xanh của cây cối là màu trắng tinh khôi của chiếc cầu, trong bức tranh ấy còn có sự
xuất hiện của màu đỏ “những ánh lửa thuyền chài một linh hồn mô tê xưa cũ”,
“hàng trăm nghìn cánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm- những cánh
hoa đăng ấy chao nhẹ trên mặt nước như vấn vương của một nỗi lòng” đó là nỗi
lòng bâng khuâng, xao xuyến, bồi hồi của sông hương dành cho thành phố thân
yêu, của Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho mảnh đất thuế và con người nơi đây.
Như một nhạc sĩ nhà văn biến sông Hương trở thành cô gái đa tài, đa nghệ “một
người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” với những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, lắng
động và “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển của Huế đã được sinh thành trên mặt nước
của dòng sông này” những tình cảm đẹp nhất, cảm xúc mãnh liệt, sâu lắng nhất
Hương giang đều dành tất cả cho người tình trong mộng của mình, cũng giống
Hương giang Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng dành tình yêu say đắm, cuộn trào cho
sông Hương xinh đẹp cho cố đô Huế thân yêu, cho những người dân mộc mạc,
chất phác nơi đất kinh thành này.
Hạnh phúc, hân hoan, vui sướng là thế nhưng có buổi tiệc nào không
tàn đã đến lúc Sông Hương phải nói lời chia tay với Huế, người tình trong mộng
của mình “Sông Hương chếch về hướng bắc ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ
màng trong sương khói đang xa dần thành phố” để nàng Hương đứng trước cuộc
chia tay mà còn ngỡ như không phải, không nỡ xa rời người yêu trước khi rời khỏi
thành phố Sông Hương lưu luyến ra đi “giữa màu xanh biếc của tre trúc và của
những vườn cao” hòa hợp trong màu trắng tinh khiết, tinh khôi đã từng xuất hiện
trong thơ của Hàn Mặc Tử:

“ Sao anh không về đây thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cao nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Khi đã đi được một đoạn như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói nó
“đột ngột đổi dòng để hoặc sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở
góc thị trấn Bao Vinh” xét về mặt địa lý sự rẽ ngoặt này khá bất ngờ, bởi khi đã
xuôi về vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, ít ai nghĩ đến Hương giang sẽ lại quay lại
vùng cao này. Nhưng khi xét với cái lý của tình yêu thì hoàn toàn có thể hiểu và
chấp nhận được. Chính nơi Bao Vinh này đã chứng kiến biết bao cuộc chia ly của
những lứa đôi “xa ngoài mười dặm trường đình” nhà văn đã khéo léo đưa hơi thở
đường thi vào cuộc chia ly “đăng cao viễn vọng” để làm nổi bật vẻ đẹp của Hương
giang trước khi xa rời thành phố Huế. Đó là lý do vì sao nhà văn lại nói “Hương
giang có cái gì rất lạ, rất con người ở đây” và để nhân cách hóa nó, nhà văn gọi đó
là “nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu” vẻ đẹp này làm cho ta
liên tưởng đến nàng Kiều của Nguyễn Du đã chí tình quay lại tìm Kim Trọng để
nói một lời thề trước khi về biển cả: còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ.
Lời hứa, lời thề thủy chung của Hương giang đến nay vẫn còn lưu truyền khắp lưu
vực sông với những câu hò: nam ai, nam bình, mái nhì, mái đẩy. “ấy là tấm lòng
của người dân Châu Hoá xưa mãi chung tình với quê hương xứ sở”, là tấm lòng
yêu mến, trân trọng của Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho mảnh đất kinh thành và
con người xứ Huế.

You might also like