You are on page 1of 7

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Kí của HPNT
không chỉ “ có nhiều ánh lửa” mà còn là những trang thơ-văn xuôi thấm đẫm cảm
xúc cùng chất triết lý, chiêm nghiệm của một cái tôi tài hoa, uyên bác, một ngòi bút
hướng nội mê đắm và súc tích.

Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông được viết tại Huế năm 1981 đã đem đến cho
người đọc nhiều khám phá bất ngờ cùng niềm yêu quý, tự hào về dòng sông Hương.

… “ Dòng sông ai đã đặt tên/ Để người đi nhớ Huế không quên/ Xa con sông mang
theo nỗi nhớ/ Người ở lại tháng năm đợi chờ…” ( Trần Hữu Pháp )

--------------------------------------------------------------------------------------------------------
----

Câu hỏi tu từ “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” gợi nhiều xúc cảm, đưa người đọc vào cuộc
hành trình đi tìm cội nguồn và vẻ đẹp của dòng sông từ nhiều góc nhìn: địa lý, văn hóa, lịch
sử … Câu hỏi tu từ còn gợi sự tìm kiếm cái đẹp tiềm ẩn của sông Hương, của thiên nhiên và
con người xứ Huế. Tên tác phẩm thể hiện tình yêu, niềm tự hào của tác giả với dòng sông
quê hương.
Khi tác giả viết “ Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình
như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”, niềm tự hào kín đáo mà sâu sắc
thấm trong câu văn. Sông H nghiễm nhiên được ca ngợi là một trong những dòng sông đẹp
trên thế giới. Điểm đặc biệt hơn còn ở chỗ sông Hương chỉ chảy qua thành phố Huế như
sống trọn vẹn với tình yêu duy nhất của đời mình.
1/ Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn địa lý ( thủy trình con sông )
Sông Hương ở thượng nguồn mang một sức sống mãnh liệt, hoang dã, đầy cá tính “như
một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt vượt qua
những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn…cũng có lúc nó trở
nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên
rừng…”. Một loạt những động từ và tính từ góp phần tạo nên vẻ sống động, dữ dội của sông
Hương, thật khác với những gì mà ta thường thấy ở nó.

Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương hiện ra như một “cô gái Di-gan phóng khoáng và man
dại”. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa bất ngờ đem lại sự liên tưởng thú vị cho người đọc. Bởi
sông Hương như đã cố tình đóng kín tâm hồn mình, ném chìa khóa dưới chân núi Kim
Phụng. Con sông đã gửi lại nơi rừng già phần đời tuổi trẻ sôi nổi và bồng bột của mình. Từ
đây, nó đã trưởng thành trong một cuộc tìm kiếm có ý thức. Vừa ra khỏi cửa rừng, “ sông
Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa
của một vùng văn hóa xứ sở”. Sông Hương không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng bằng
Châu Hóa mà còn góp phần hình thành nên sự giao thoa của hai nền văn hóa Đại Việt và
Chăm Pa từ thời trung đại.
Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn. Con lạch nhỏ mà người Cà Tu gọi là lạch A
Pàng. Pàng có nghĩa là đời người, nên sông Hương đã chở những phận người từ thuở giọt địa
chất mới sinh ra. Con sông còn soi bóng cả tâm tình của con người xứ Huế, giấu kín những
thâm trầm của mưa nắng miền Trung. Chính vì thế mà ở con người nơi đây, ta cảm nhận một
sức sống nội tại mãnh liệt, một bản lĩnh kiên cường:
Anh vịn lên những mưa nắng thăng trầm
Những cơn bão của vần xoay thế cuộc
Vững như núi, Huế lại đằm như nước
Vạt áo dài mây trắng cuốn thi ca…
( Trương Nam Hương )
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----

Sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế trong vẻ đẹp biến
ảo, đa dạng mà vẫn hài hòa với thiên nhiên Huế. Bằng ngòi bút nhân hóa tài hoa và cái
nhìn đắm say lãng mạn, tác giả đã miêu tả sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ
màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Câu văn giàu chất thơ gợi không khí của
câu chuyện cổ tích tình yêu năm xưa. Con sông đẹp dịu dàng trong giấc mộng uyên ương
chờ đợi chàng hoàng tử của đời mình.

Từ con lạch A Pàng trên dãy Trường Sơn, sông Hương băng qua đại ngàn với một khát vọng
mãnh liệt, dường như có điều gì thôi thúc nó. Phải chăng đó là tiếng gọi của tình yêu. Chỉ có
tình yêu mới đem lại một sức mạnh diệu kì, một lòng kiên trì bền bỉ, chế ngự được sức mạnh
bản năng. Và trong “cuộc tìm kiếm có ý thức để đi đến gặp thành phố tương lai…sông
Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo
những đường cong thật mềm…”. Đó chính là hành trình đi tìm tình yêu đích thực của đời
mình. Như nhà thơ Xuân Quỳnh từng tha thiết: Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh, một phương
Con sông phải trải qua chặng dài gian truân: “ vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi
Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm”. Nơi đây là chỗ nước sâu nhất của sông Hương,
cũng là nơi nữ thần Ponagar từng hiển linh:
Mắt nữ thánh cũng sầu xanh soi bóng
Hương giang ơi sóng lục đến vô cùng
Dòng sông như dòng đời vậy. Con người có trải qua khó khăn thử thách mới càng thấy mình
mạnh mẽ, có soi mình trong nước mắt mới thấy tâm hồn mình càng sáng trong.
Sông Hương linh hoạt, uyển chuyển khi “ trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành
quách, dòng sông mềm như tấm lụa… những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản
quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím…”.
Vẻ đẹp kì ảo, đầy màu sắc ấy đã đi vào thơ ca, thành một vẻ đẹp rất riêng của sông nước nơi
đây. Đó là màu xanh trong thơ Hàn Mặc Tử: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc, là màu của
nắng nóng miền trung : Mặt trời vàng và mắt em nâu. ( Thu Bồn ). Và màu thương nhớ buồn
như điệu nam ai:
Nước non ngàn dặm ra đi
Mối tình chi
Mượn màu son phấn để đền nợ Ô- Ly
Từ đó, con sông “ đám cưới Huyền Trân” cứ nhuộm tím cả một trời hoàng hôn, nhuộm tím cả
lòng thi sĩ:
Nghe đồn vua xứ Chà Bàn
Dâng miền Ô, Lý rước nàng vu quy
Ta đem rượu đến biên thùy
Hắt lên mây tím biệt ly mà cười
( Nguyễn Bính )
Nỗi buồn cứ mênh mang thêm khi sông Hương chảy dưới “những rừng thông u tịch và
niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc như triết lý, như
cổ thi: Bốn bề núi phủ mây phong/ Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng vạn niên.
Sông Hương mải miết trôi đi với bao nỗi niềm phong kín. Và trong suốt chặng hành trình
dài , nó giữ nguyên vẹn một tình yêu với thành phố Huế. Sông Hương là người tình dịu dàng
và chung thủy của cố đô. Tình yêu đó, tấm lòng đó đã vang vọng thành câu hò Châu Hóa:
Còn non, còn nước, còn dài/ Còn về, còn nhớ…
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----
Sông Hương trong lòng thành phố Huế đã trở thành người con gái dịu dàng và e
ấp.Tác giả đã nhân hóa dòng chảy của sông Hương như cuộc hành trình tìm kiếm tình yêu
đích thực của đời mình, nên sông Hương gặp thành phố Huế “như đã tìm đúng đường về,
sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim
Long”. Dòng sông đi theo tiếng gọi của tình yêu: “ kéo một nét thẳng thực yên tâm theo
hướng tây nam – đông bắc” khi đã thấy tín hiệu của hò hẹn là “ chiếc cầu trắng của thành
phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”. Đó chính là chiếc cầu
Tràng Tiền thơ mộng tô điểm cho vẻ đẹp của dòng sông:

Cầu cong như chiếc lược ngà


Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.

Như người con gái lần đầu đến với tình yêu, sông Hương làm duyên “uốn một cánh cung
rất nhẹ sang cồn Hến”, “dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của
tình yêu…”.Ngòi bút nhân hóa, so sánh đã chuyên chở tâm tình cho dòng sông. Đẹp làm sao
khi “ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. ( Nguyễn Du )

Vì tình yêu dành cho thành phố Huế, sông Hương “trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn
là một mặt hồ yên tĩnh… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế có thể cảm nhận
được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm
tháng Bảy…ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn
vương của một nỗi lòng”. Nhịp văn nhẹ nhàng mà trĩu nặng tâm tình. Ngòi bút hướng nội,
tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa gợi tả một dòng sông lưu luyến, vừa khơi một nỗi
miềm tha thiết. Có nhiều nhà thơ đã cố tình bỏ qua lí giải về địa lý để thấy yêu quý cái điệu
chảy lặng lờ của sông Hương. Với Thu Bồn thì:
Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
Còn với nhà thơ Huy Tập thì :
Nếu như không có dòng Hương
Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi
Nguyễn Trọng Tạo thì say sông Hương như say men tình ái:
Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say…

Tác giả đã so sánh sông Hương với sông Nê-va ở Lê-nin-grat, sông Xen của Pa-ri, sông Đa-
nuýp của Bu-đa-pet. Nhưng chỉ có sông Hương là nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý
của mình. Và Huế trong tổng thể vẫn giữa nguyên dạng một đô thị cổ. Sự so sánh đó càng
làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của dòng sông quê hương, thấm đượm trong đó là niềm tự hào
thầm kín của HPNT, người đã mong có thể “ vẽ lại đời mình bằng màu nước sông Hương “.
Nhìn dòng chảy êm đềm của sông H, câu chuyện hai ngàn năm trước ở Hi Lạp chợt làm ta
giật mình nhận ra “ không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Có thế, mới càng thấy mình
cần sống chậm lại để kịp cảm nhận, để kịp yêu thương nhau nhiều hơn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----
Sông Hương chung tình khi từ biệt thành phố Huế. Như một cuộc chia tay với tình
yêu, sông Hương “lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn
cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ… như sực nhớ một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ
ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối… đấy là nỗi vương vấn, cả một
chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu…”. Nhà văn đã nhân hóa dòng sông “Như nàng Kiều
trong đêm tình tự, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó để nói một lời thề
trước khi về biển…” Sông Hương như chở cả tâm tình của người dân Huế, phản ánh phần
tâm hồn sâu thẳm cùng tình yêu son sắt thủy chung.

 Đoạn trích có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, vốn
kiến thức phong thức cùng ngòi bút hướng nội sâu sắc. HPNT đã đem đến cho
chúng ta một bức tranh toàn cảnh về sông Hương với những chặng thủy trình
của nó. Nhà văn đã truyền tình yêu và hơi thở nồng nàn cho dòng sông, biến nó
thành một người tình chung thủy của cố đô.

2/ Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn văn hóa:

Sông Hương – dòng sông âm nhạc:

- “Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông
này… Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu. Và từ
đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều…”. Đại thi hào của chúng ta trong khoảng thời gian
vào Nam đã từng xuôi chèo trên sông Hương :
Hương giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu
Chính những tiếng đàn mà Nguyễn Du từng nghe trên sông đã đi vào truyện Kiều như sự tái
hiện những tâm sự của một kiếp người lưu lạc. Có lẽ chính nhịp chảy lặng lờ, mơ màng, sầu
muộn đã làm nên những khúc nam ai, nam bình, những điệu hò mái nhì, mái đẩy. Sông
Hương quả đúng là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
Sông Hương-dòng sông thi ca:

Sông Hương đã khơi nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ “dòng sông ấykhông bao giờ tự
lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”
Sông Hương đẹp trong sáng mơ màng trong thơ Tản Đà (Dòng sông trắng,lá cây xanh),
hùng tráng đầy khí phách trong thơ Cao Bá Quát (Trường giangnhư kiếm lập thiên thanh),
thấm đẫm nỗi quan hoài trong thơ Bà Huyện ThanhQuan, thành sức mạnh phục sinh tâm hồn
trong thơ Tố Hữu…
Sông Hương – dòng sông lịch sử:

Sông Hương đã chứng kiến và góp phần làm nên những trang sử của Huế: “là một dòng
sông biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng… trong sáchđịa dư của Nguyễn Trãi nó
mang tên là Linh Giang… thế kỷ mười tám nó vẻ vangsoi bóng kinh thành Phú Xuân của
người anh hùng Nguyễn Huệ. Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷ mười chín với máu của
những cuộc khởi nghĩa… nó đi vàothời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công
rung chuyển…” Sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu
cỏ lá xanh biếc, của lịch sử và của những chiến công. Sông Hương là niềm tự hào của người
dân Huế.
 Tác giả miêu tả vẻ đẹp của dòng sông từ nhiều góc nhìn, lời văn giàu nhạc
điệu, mượt mà và thấm đẫm chất thơ. Ngòi bút tinh tế, tài hoa thể hiện tình
yêu và niềm tự hào về Huế. Hình ảnh nhân hóa, so sánh, liên tưởng gợi nhiều
bất ngờ.
 Từ điểm nhìn bên ngoài kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng, HPNT đã vẽ nên
vẻ đẹp của sông Hương không chỉ ở bề nổi trong sự hài hòa với cảnh quan hai bên
bờ sông; mà nhà văn còn cung cấp những hiểu biết mới mẻ cho người đọc để cảm
nhận vẻ đẹp trầm tích của vùng đất cố đô.
 Nhà văn còn đưa người đọc về cội nguồn con sông để biết sông Hương gồm hai
nhánh tả trạch và hữu trạch hợp thành. Ở thượng nguồn, nó chảy qua một vùng núi
mọc rất nhiều cây thạch xương bồ. Về đến đồng bằng, nó mềm mại uốn theo
những cánh đồng đầy hoa thơm cỏ dại, ôm lấy những ngoại ô vườn tược xanh tươi
nên nước sông như ủ hương cây cỏ, đất trời. Con sông làm ngơ ngẩn những ai
từng đến Huế:
Tạm biệt Huế với anh là tiễn biệt
Hải Vân ơi đừng tắt ngọn sao khuya
Tạm biệt Huế với chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về hóa đá phía bên kia.

You might also like