You are on page 1of 4

LUẬN ĐIỂM PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Vợ chồng A Phủ:

- Đêm tình mùa xuân:


o Mị ý thức về thời gian cuộc sống
o Chuyển biến về tâm lý và hành động
o Buộc lên trên dây trói của A Sử, Mị thể hiện sức sống của mình

- Đêm tình màu xuân khi bị A Sử trói:


o Tâm hồn lơ lửng theo tiếng sáo
o Chân vùng bước đi
o Sự chuyển đổi trong suy nghĩ
o Sự chuyển đổi trong cảm xúc

Sông Hương khi về với thành phố


o GT: Sông Hương là dòng sông duy nhất ở nước ta chỉ thuộc về
một thành phố duy nhất, từ trên thượng nguồn cho đến khi đổ
ra biển lớn, sông Hương chỉ trọn tình với xứ Huế mà thôi.

o Với tình yêu xứ Huế đắm say, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hành
trình theo thuỷ trình của sông Hương để khám phá ra được vẻ
đẹp phong phú, đa dạng của dòng sông này. Khi ở thượng
nguồn, sông Hương mang vẻ đẹp mạnh liệt, tràn đầy sức sống,
dịu dàng trí tuệ. Khi chảy về ngoại vi thành phố, sông Hương
mang vẻ đẹp thơ mộng quyến rũ, đa sắc màu, trầm mặc, triết lý,
cổ thi. Đoạn trích sau tiếp tục khia thác thành công vẻ đẹp của
sông Hương khi chảy về thành phố.

o Vị trí đoạn trích: Đoạn trích trên được trích trong…Nội dung
của đoạn trích đã khai thác thành công…là vẻ đẹp tươi tắn rạng
ngời, quyến rũ, là vẻ đẹp chung tình của sông Hương khi chảy
vào thành phố.
o PTĐT: 3 luận điểm

§ Khi bắt đầu chảy về thành phố, sông Hương đã rũ bỏ


được vẻ đẹp trầm mặc (u sầu), để khoác lên mình vẻ đẹp
tươi tắn, thanh mảnh, rạng ngời của người con gái được
gặp lại người tình của mình: “Từ đây… nhỏ nhắn như
vành trăng non”
• Lối miêu tả và quan sát tinh tế “kéo một nét thẳng
thực yên tâm theo hướng Tây Nam, Đông Bắc” gợi
nên sự thanh bình, cảm giác thanh thản bình yên
của một dòng sông đã tìm thấy chính mình, tìm
thấy tình yêu-> vẻ đẹp gần gũi
• Với nghệ thuật so sánh liên tưởng sáng tạo, tác giả
đã mang đến cho sông Hương một vẻ đẹp tươi tắn,
rạng ngời rất riêng. Trong cái nhìn hội hoạ, dòng
sông hiện ra đẹp thơ mộng như bức tranh lụa mềm
mại, duyên dáng với những màu sắc hài hoà, bình
dị
§ Khi chảy vào giữa lòng thành phố, sông Hương mang
vẻ đẹp ê ấp dịu dàng, chậm rãi êm đềm, thiết tha quyến
rũ “Giáp mặt thành phố…vấn vương một nỗi lòng”
• Sông Hương uốn một đường cong rất nhẹ, dòng
sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói
ra của tình yêu” Hình ảnh đó gợi nên vẻ đẹp mềm
mại, e ấp dịu dàng của sông Hương và người con
gái xứ Huế: “Giáp mặt thành phố… tình yêu”. Nghệ
thuật nhân hoá khiến dòng sông trở nên gần gũi
vô cùng với mảnh đất và con người cố đô. Hình ảnh
sông Hương “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn
Hến” gợi nên sự duyên dáng quen thuộc, nét uốn
lượn tình tứ của dòng sông. Trong sự liên tưởng
độc đáo lãng mạn của nhà văn “đường cong ấy
làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng
không nói ra của tình yêu”, qua phép so sánh ngọt
ngào, dòng sông thật sự trở thanhf người tình dịu
dàng e ấp, mà vẫn thật lãng mạn, đắng say của
người Huế
• Với hoài niệm của một nhà văn hoá, HPNT đã
hướng cái nhìn trầm tư mơ mộng tới những cây đa
cổ thụ và những ánh lửa thuyền chài của một linh
hồn mô tê xưa cũ “Và như vậy…xưa cũ”. Những
hình ảnh đó khiến dòng sông vừa gần gũi với
cuộc sống đời thường, vừa xa xăm trong cõi bâng
khuâng của cổ thi
• Tác giả đã tận dụng vốn am hiểu sâu sắc về âm
nhạc, văn hoá cùng sự trải nghiệm của bản thân
để làm nổi bật được vẻ đẹp chậm rãi êm đềm,
thiết tha quyến rũ của sông Hương: “Tôi đã
đến…vấn vương của một nỗi lòng”. Đó là điệu chảy
lặng lờ, là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế.
HPNT cũng đã dùng chính âm hưởng nhịp điệu,
tiết tấu văn bản ngôn từ với những câu văn dài
miên man, các thanh bằng để gợi nên sự êm ả của
dòng sông. Chất nhạc còn được thể hiện qua cách
tác giả miêu tả nhịp điệu dòng chảy của sông
Hương: “Trôi đi chậm, thật chậm, coi hồ chỉ còn là
một mặt hồ yên tĩnh”. Trong cái nhìn trìu mến yêu
thương, tác giả còn đưa ra sự lý giải, vì quá yêu
thành phố, quá lưu luyến với người tình của mình
mà dòng chảy của sông Hương chậm rãi, lững lờ.
Điệu chảy đó gợi ta nhớ đến câu thơ:
“Sông Hương dùng dằng, sông Hương không
chảy – Sông chảy vào lòng, nên Huế rất sông”
Tác giả cũng vận dụng kiến thức am hiểu sâu sắc về
văn hoá để khắc hoạ thành công vẻ đẹp thiết tha
quyến rũ của sông Hương: “Có thể cảm nhận
được…một nỗi lòng”
§ Khi rời xa thành phố, sông Hương mang vẻ đẹp huyền
ảo chung tình, như nàng Kiều trong đêm tự tình của Kim
Trọng: “Rời khỏi kinh thành…xưa cổ”. Hình ảnh đó gợi ta
liên tưởng đến hình ảnh của nàng Kiều trong dêm chia
tay với Kim trọng, đáng ra về rồi còn chạy lại nói lời thề
chí tình lần cuối. Với lối miêu tả ấn tượng, sự liên tưởng
bất ngờ, tác giả đã cảm nhận được sông Hương mang vẻ
đẹp lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khoe trang sức mà
không loè nhoẹt phô trương, mãnh liệt mà cũng rất dịu
dàng duyên dáng. Qua đó ta cảm nhận được tình yêu xứ
Huế đắm say của HPNT. Nếu Nguyễn Tuân liên tưởng đến
sông Đà mang vẻ đẹp của người con gái Tây Bắc, dịu dàng
duyên dáng nhưng cũng mạnh mẽ kiên cường, thì HPNT
lại liên tưởng đến vẻ đẹp sông Hương như người con gái
xứ Huế đa tính cách

Nhận xét:

Quan sát tỉ mĩ tinh tế, vốn hiểu biết phong phú, ngôn từ nghệ thuật so sánh
nhân hoá giàu hình tượng

Đánh giá chung:

Lối hành văn, ngôn ngữ phép tu từ, câu văn. Tác phẩm in dấu tài năng, và
tình yêu say đắm với quê hương đất nước

So sánh NLĐSĐ và ADDTCDS


Cả hai đều là những nhà văn viết tuỳ bút thành công. Tuỳ bút Nguyễn Tuân giàu chất kí, chất
truyện. Bút kí của HPNT giàu chất trữ tình- chất tuỳ bút. Cùng có phong cách tài hoa uyên
bác, nhưng Nguyễn Tuân tài hoa kiêu bạc, HPNT tài hoa sâu lắng

You might also like