You are on page 1of 4

“ Xanh mướt bờ xanh Huế, Huế ơi!

Cỏ cây đây đã hóa vườn trời


Người đi bước nhẹ không nghe tiếng
Mà nặng lòng yêu biết mấy mươi”
Nếu như trong địa hạt thi ca từng có một Huy Cận nặng lòng thương nhớ dải đất miền Trung trầm
mặc, tự tình như thế thì trong thế giới bút kí lại xuất hiện một HPNT với tâm hồn thấm đã dáng hình
xứ Huế. Và nhắc đến Huế không thể không nhớ đến sông Hương- dòng sông chỉ thuộc về Huế, dòng
sông đã làm vấn vương bao du khách bởi vẻ đẹp mĩ lệ của nó. Để rồi HPNT- người con xứ Huế đã song
hành cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với bút kí: “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, họa lại
bức tranh Hương giang không chỉ đẹp đẽ, thơ mộng mà còn giàu truyền thống, ý nghĩa trong trang sử
VN. Đoạn trích “...” để lại ấn tượng khó phai trong lòng độc giả

“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bài bút kí xuất sắc của văn học VN thời hậu chiến. Tác phẩm được
viết tại Huế năm 1981,rút từ tập bút kí cùng tên được viết sau Đại thắng mùa xuân 1975. Qua những
suy tư và liên tưởng, dòng sông đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của mảnh đất cố đô với trang sử
vẻ vang, với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, trở thành biểu tượng cho văn hóa và tâm hồn xứ Huế.
HPNT quan sát sông Hương ở nhiều góc độ khác nhau và ở đoạn văn trên...

Phong cách của HPNT: kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén
và suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, lịch sử, địa lí

“Sóng bắt đầu từ gió


Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

“Con sông dùng dằng con sông không chảy


Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”

Nguyên Ngọc từng nói: “ HPNT là một trong những nhà viết kí hay nhất trong văn học ta hiện nay”
Nguyễn Tuân: “Kí của HPNT có rất nhiều ánh lửa”

“Huế vẫn thế, bao đời nay vẫn thế


Hương Giang trôi, còn trôi mãi ngàn năm” (Huỳnh Minh Nhật)

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo


Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”

“Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc


Lá trúc che ngang mặt chữ điền “

Marcel: Thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì
một lần thế giới được tạo lập”

Đoạn rời Huế:


-Vẻ đẹp sông Hương ở giây phút chia tay được nhìn ở góc độ dòng chảy tự nhiên
-Vẻ đẹp của sông Hương ở giây phút chia tay Huế được nhìn ở cái nhìn văn hóa

Nghệ thuật :
+Vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực địa lí, triết học, lịch sử,...
+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn cái biện pháp tu từ : nhân hóa, ẩn dụ, so sánh,...
+Lối hành văn nhẹ nhàng, giàu sức biểu đạt..
=> HPNT đi trên thiên chức của một nhà văn, lặn sâu qua từng ngõ ngách của dòng sông -> sông
Hương hiện lên thật nhiều chiều, nhiều góc độ: vừa là một dòng chảy tự nhiên mặc đặc điểm của xứ
Huế vừa là một người tình thủy chung của xứ Huế vừa là biểu tượng tâm hồn của người dân xứ Huế.
Bộc lộ cái tôi: một cái tôi mê đắm tài hoa cảnh sắc quê hướng đất nước, một cái tôi uyên bác, gắn bó
sâu nặng với xứ Huế mộng mơ.
Gấp trang sách lại, dường như trong lòng mỗi người đọc vẫn còn vương vấn mãi hình bóng dòng nước
mênh mang trầm mặc nơi miền đất cố đô xinh đẹp, dịu dàng. Và quả không ngoa khi nói rằng tạo hóa
đã dành tặng cho nước Việt một dòng sông tuyệt vời và dành riêng cho thế giới văn chương một
người nghệ sĩ tài hoa với đôi mắt thấu suốt và một tấm lòng rộng mở. Để rồi bao năm trôi qua, thiên
bút kí vẫn ở đó, vẫn vẹn nguyên giá trị về ý nghĩa và tinh thần, mãi là nhịp phách tiền tuyệt mĩ nhất ru
người đọc về dải đất Huế mộng mơ:
“Huế vẫn thế, bao đời nay vẫn thế
Hương Giang trôi, còn trôi mãi ngàn năm”

HPNT sử dụng lăng kính tình yêu để lí giải về dòng chảy của sông Hương để thấy rằng sông Hương
thực sự nặng lòng với Huế như thế nào và đã gắn bó với Huế ra sao. Sông Hương hòa quyện vào vẻ
đẹp của xứ Huế, nó trở thành một mảnh ghép không thể thiếu để hoàn thiện bức tranh của cố đô, nó
đã diện cho vẻ đẹp tâm hồn của người dân xứ Huế.
Lời thề sông Hương thốt lên trước khi về với biển cả không chỉ là lời thề dành cho xứ Huế mà còn đại
diện cho lời thề của người dân Châu Hóa xưa dành cho quê hương xứ xở, mãi mãi một lòng trung
thành với Huế thân thương

Marcel: “Một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ tìm một vùng đất mới mà cần một đôi mắt
mới”

Luận điểm 1: Vẻ đẹp của sông Hương khi chia tay Huế ở góc độ của một dòng chảy tự nhiên -> sự am
hiểu địa lí của HPNT -> uyên bác
Luận điểm 2: Vẻ đẹp của sông Hương khi chia tay Huế dưới góc nhìn nhân hóa
2.1 Nhân cách hóa dòng sông : nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu
2.2 góc nhìn văn hóa: giống nàng Kiều trong đêm tự tình
2.3 góc nhìn lịch sử văn hóa: như sự chung tình của người dân Châu Hóa với quê hương xứ sở của
mình

Trước khi đến thành phố, nó tìm kiếm tình yêu. Khi tìm được tình yêu thì dịu dàng bồi đắp, đến lúc
chia xa thì vấn vương lưu luyến. Sông Hương đi với Huế bằng cả một mối tình trọn vẹn

Lời thề của sông Hương đã trở thành giọng hò dân gian xứ Huế hay chính lời hò đã làm nhà văn liên
tưởng đến lời thề của dòng sông ? Ai biết ? Thiết nghĩ cũng chẳng ai cần biết rạch ròi, văn chương đâu
phải là phép toán

“Còn non còn nước còn dài


Còn về còn nhớ đến người hôm nay”

Nhân cách hóa, dòng sông như mang nặng tình người- tình lứa đôi thủ chung son sắt. Nước có bao giờ
cạn, non chẳng khi nào dời, tình nghĩa vẫn đậm sâu dù có cách xa mãi

Hương giang từ bao đời đã trở thành dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao
trái tim người nghệ sĩ thế nhưng khi dòng sông chảy qua những trang kí của HPNT lại vẫn say đắm, dịu
kì như thế

Sông Hương khi chảy trong lòng thành phố


Luận điểm 1: Thái độ, cảm xúc của sông Hương khi nhìn thấy thành phố Huế -Vẻ đẹp kín đáo e lệ- tình
trong như đã mặt ngoài còn e
“ Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Luận điểm 2: Vẻ đẹp độc đáo, duy nhất không một dòng sông nào khác có được
2.1 Sông Hương khi chảy vào Huế vẫn giữ nét đẹp cổ kính của một đô thị cổ
2.2 Sông Hương chỉ thuộc về một thành phố duy nhất (so sánh với các dòng sông trên thế giới)
2.2 Đặc biệt là dòng chảy : điệu slow tình cảm
+Góc nhìn địa lí: (1) Do yếu tố địa hình-mất đi độ dốc, (2) do những chi lưu và hai hòn đảo nhỏ (3)
Những con sông đào mang nước đi khắp thành phố
-> so sánh với tốc độ chảy của sông nêva và thần thoại hy lạp -> nhà văn bỗng yêu quí
*Vẻ đẹp sang trọng tài hoa

Tình yêu của với Huế của sông Hương với xứ Huế trở nên rất đỗi sâu nặng. Để rồi ta phát hiện ra, nếu
ở thượng nguồn sông Hương là một bản trường ca của rừng gia, là hình ảnh cô gái di gan, phóng
khoáng man dại thì khi ra khỏi dãy Trường Sơn nó được ví như một nàng công chúa, một người đẹp
ngủ say đợi hoàng tử đến đánh thức để rồi hóa e lệ khi chảy trong lòng của người tình mong đợi.
Hành trình của sông Hương đến xứ Huế là hành trình đi tìm của một người con gái đi tìm tình yêu.
Qua hành trình đầy gian,.....Sông Hương lưu luyến, nghẹn nghào vì sắp rời khỏi kinh thành, phải chia
tay với người tình mong đợi. Sự ngập ngừng đó cũng là vẻ đẹp của Hương Giang mà Thu Bồn từng có
lần cảm nhận:
“ Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng Huế nên Huế rất sâu “
Sông Hương trong thành phố
Luận điểm 1: Thái độ Sông Hương khi giáp mặt với kinh thành, chuẩn bị hòa mình vào với Huế -tình
trong như đã mặt ngoài còn e
Tâm trạng vui mừng, tin tưởng -> kéo một nét thẳng thực yên tâm
Tâm trạng e thẹn ngượng ngừng của một người con gái khi yêu -> uốn một cánh cung nhẹ nhàng để
tránh ánh mắt của người tình mong đợi -> Sự nhẹ nhàng nữ tính của người con gái khi yêu

Em bảo anh: “Đi đi”!


Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh: “Đừng đợi”!
Sao anh lại vội về! (Kaputikian)
+HPNT coi khúc quanh ấy như tiếng vân không nói ra của tình yêu => sự vô ngôn trong ngôn từ. Mỗi
lúc ta xúc động hay cảm xúc dâng trào, không một từ ngữ nào có thể diễn tả được tâm trạng, vẻ đẹp
của nó => Ta thấy được vẻ đẹp giấu kín của người phụ nữ khi yêu

Luận điểm 2: Sông Hương chảy trong lòng thành phố


+ Dòng chảy thủy chung, son sắc, dành riêng cho Huế -> Sông Hương giống như sông Xen, Đan nuýp
nằm ngay giữa lòng thành phố thân yêu -> trọn vẹn trái tim của sông Hương giành riêng cho kinh
thành. Hơn thế, vẻ đẹp của sông Hương còn đẹp hơn do trong tổng thể vẫn giữ nguyên dáng vẻ đô thị
cổ kính mà bất kể một dòng sông trên thế giới đều không có đó là sự thủy chung của kinh thành đối
với sông Hương và để đáp lại tình cảm ấy, sông Hương cũng...trôi chậm thật chậm, len lỏi vào cuộc
sống thông qua những kênh đào mang nước tỏa đi khắp đô thị
+Tốc đổ chảy: chậm rãi
“ Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”

Luận điểm 3: Niềm tự hào của HPNT khi so sánh sông Hương với dòng sông đẹp nhất thế giới- sông
Neva
Vẻ đẹp sông Neva
1. Vẻ đẹp của sự lấp lánh của mặt trời mùa xuân, lung linh và đa sắc
2. Vẻ đẹp của nữ hoàng băng giá- những phiến băng lô xô băng băng lướt qua cung điện péc tê bua để
đi ra bể ban tích
3. Vẻ đẹp nghịch ngợm của những chú hải âu
-> Dòng chảy sông neva để lại luyến tiếc, không kịp cho người bạn của nó nói một lời tạm biệt
Vẻ đẹp sông Hương
1. Vẻ đẹp triết lí, cổ thi, trầm mặc
2. Hiện lên qua trăm nghìn ánh hoa đăng những đêm hội rằm tháng bảy
3. Điệu slow tình cảm, trôi chậm thật chậm, trái ngược với sông neva
=> Mang vẻ đẹp của sự triều mến, yêu thương, nửa như muốn ở, nửa như muốn đi. Biếtơn sông
Hương, liên hệ người Hi Lạp tên Hêcralit

So sánh sông Hương và sông Đà


Đề tài: Dòng sông quê Hương
Hương Giang+Đà Giang không được khắc họa một cách vô tri mà đều là những dòng sông có tri giác,
linh hồn (nhân hóa) -> có cá tính, có tâm hồn, có xúc cảm riêng
Nếu như sông Đà là đại diện cho vẻ đẹp của núi rừng TB thì sông Hương chính là biểu tượng của
thành phố Huế mộng mơ, thủy chung, nghĩa tình
Ngòi bút thăng hoa của 2 tác giả, “đề thơ vào sông nước” -> nổi bật lên cái tôi của Nguyễn Tuân và
Hoàng Phủ Ngọc Tường => thái độ trận trọng và yêu thương quê hương đất nước

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em


Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển

You might also like