You are on page 1of 6

ĐỀ 1: PHÂN TÍCH HAI PHÁT HIỆN CỦA PHÙNG

Dàn ý
Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của nền văn
học Việt Nam thời kì đổi mới. Trước 1975 ông viết về cách mạng như bao nhà văn
khác theo khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, cả ngợi CM chủ nghĩa anh hùng,
đất nước, người lính. Sau 1975 đổi mới theo phong cách tự sự - triết lí, trăn trở về cuộc
đời, còn người lao động, cuộc sống sau chiến tranh trong hành trình nhọc nhằn tìm
kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những
tác phẩm tiêu biểu của văn sĩ. Nhân vật Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh có niềm đam
mê nghệ thuật, trong chuyến đi công tác của mình, anh đã có được phát hiện độc đáo
về nghệ thuật và cuộc đời qua đoạn trích sau: "Có lẽ suốt một đời.....tâm hồn".
Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" sáng tác năm 1983 in đậm phong cách tự
sự triết lý của Nguyễn Minh Châu chuyên kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ
nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời. Để có
tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới
một vùng biển từng là chiến trường cũ mà anh từng tham gia chiến đấu. Phùng đã phục
kích mấy buổi sáng và cuối cùng người nghệ sĩ ấy cũng đã chụp được “một cảnh đắt
trời cho” của một chiếc thuyền ngoài xa trong vùng biển sớm mờ sương.

* Luận điểm 1: Phát hiện thứ nhất - Bức tranh thiên nhiên
a) Tình huống truyện
- Khái niệm: là hoàn cảnh bất bình thường xảy ra mà con người buộc phải giải
quyết. Tình huống truyện có vai trò phát triển cốt truyện, khắc họa tính cách
nhân vật, thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm.
- Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”: là tình huống nhận thức
thông qua câu chuyện đi chụp ảnh của người nghệ sĩ Phùng và câu chuyện của
người đàn bà hàng chài
 Qua đó cho người đọc thấu hiểu được cách nhìn con người và cuộc đời một cách
khách quan, toàn diện, nhìn sâu vào những góc khuất và không nên quan sát một cách
phiến diện, đơn giản.
Tất cả quan niệm ấy đã được Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua Phùng – nhân vật tư
tưởng của nhà văn
b) Giới thiệu nhân vật Phùng
- Trong chiến tranh, Phùng là một chiến sĩ bảo vệ cuộc sống hòa bình cho nhân dân.
Khi hòa bình lập lại thì Phùng trở thành 1 nhiếp ảnh gia và đi tìm cái đẹp trong cuộc
sống, con người.
- Có lòng yêu nghề, tận tụy với công việc “ Phùng đã “phục kích” mấy buổi sáng mà
chưa được bức ảnh nào.” Nhưng với lòng kiên trì và tinh thần trách nhiệm của mình,
cuối cùng người nghệ sĩ đã phát hiện “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời
cổ”
+ “Bức tranh mực tàu” là một bức tranh đen trắng với những đường nét đơn giản
nhưng lại chứa đựng cả một tư tưởng, tình cảm và giá trị nghệ thuật sâu sắc của tác
giả.

+ Đó chính là thành quả lao động, sản phẩm nghệ thuật xứng đáng với công sức của
người nghệ sĩ.

-> Phùng cảm thấy tự hào và sung sướng đến tột cùng bởi có lẽ anh đã bắt gặp được
cảnh tượng quý giá mà chỉ duy nhất một lần bắt gặp được trong đời cầm máy.

- Anh cẩn thận quan sát một cách tỉ mỉ con thuyền từ xa đến gần: “Mũi thuyền in một
nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh
mặt trời chiếu vào”.

BPTT so sánh “bầu sương mù trắng như sữa” + Các từ láy “lòe nhòe”, “hồng hồng”
khiến cho khung cảnh thêm huyền ảo như hư như thực
- Tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, vừa tĩnh với bóng người “im
phăng phắc như tượng” vừa sống động với “mũi thuyền đang hướng mặt vào bờ”.
Qua đó cho người đọc thấy được sự sáng tạo của người nghệ sĩ, bởi trưởng phòng yêu
cầu bức ảnh tĩnh về thuyền và biển thế nhưng Phùng lại chụp một bức ảnh động không
chỉ có thuyền và biển mà còn có cả con người, khiến cho bức ảnh càng thêm sinh
động, có sức sống
Nhà văn Nam Cao cũng đã từng nhận định rằng “ Văn chương không cần những người
thợ khéo tay, làm vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết
đào sâu, tìm tòi, khơi những gì chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.”

- Bằng cặp mắt tinh tường cùng tâm hồn nhạy cảm của mình, tác giả đã miêu tả khung
cảnh tuyệt đẹp, khi “những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện
ra dưới hình thù y như cánh một con dơi” cùng với màu ánh nắng sương mai phản
chiếu đã tạo nên sự đa sắc.

 Đó là một bức tranh mang “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”
- Khi bắt gặp khung cảnh “đắt trời cho” ấy Phùng như vỡ òa trong hạnh phúc. Anh
cảm thấy xúc động, “bối rối” và “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”
+ Bằng câu hỏi tu từ cùng lời độc thoại nội tâm, tác giả đã thể hiện tâm trạng trăn trở
của Phùng khi anh “phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.

- Anh háo hức, hân hoan tới mức chẳng còn lựa chọn xê dịch gì nữa, anh gác máy lên
chiếc xe tăng hỏng, bấm liên thanh một hồi, hết ¼ cuốn phim, hào hứng lưu lại khoảnh
khắc đáng nhớ trong thăng hoa của sự sáng tạo nghệ thuật

- Anh nhận thức về đạo đức chân thiện mĩ và cảm thấy tâm hồn mình được thanh lọc,
trở nên trong trẻo tinh khiết.

LH: CHỮ NG TỬ TÙ

Trong tác phẩm “CNTT”, Nguyễn Tuân cũng từng quan niệm cái đẹp có thể sản sinh
bất cứ nơi đâu nay cả ngục tù tăm tối và nơi dơ bẩn của tội ác. Không chỉ thế cái đẹp
còn thức tỉnh lương tri của con người, đưa con người trở về với tâm hồn trong sáng
thanh cao.

*Luận điểm 2: Phát hiện thứ hai - Bức tranh bạo lực gia đình
- Trong khung cảnh lung linh, tuyệt mĩ của cảnh biển, Phùng ngỡ ngàng phát hiện ra
cảnh bạo lực gia đình - sự thật tàn nhẫn trong góc khuất cuộc sống của những con
người nghèo khổ.
Tại sao tác giả để cho Phùng tự kể lại câu chuyện. Vì tạo nên sự hấp dẫn, khách quan
đối với người đọc qua đó tạo nên cái nhìn đa chiều. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn
người nghệ sĩ không chỉ có tâm hồn yêu cái đẹp mà còn bảo vệ công lí
- Từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt
mỏi với vẻ ngoài cam chịu cùng một người đàn ông hung dữ, độc ác lấy việc đánh vợ
làm phương thức giải tỏa mọi đau khổ. DẪN CHỨNG?
a) Hình ảnh người đàn bà:
+ “Trạc ngoài bốn mươi, thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, rỗ mặt”.
+ “Khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt”
+ “Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới”
+ “Nửa thân dưới ướt sủng”.
Bằng nghệ thuật đặc tả cùng sự quan sát tỉ mỉ của mình, tác giả đã khắc họa nhân vật
người đàn bà xấu xí mệt mỏi, cuộc sống nghèo đói in hằn trên thân thể. Bởi hằng ngày
bà phải luôn đối mặt với mưa gió, thời tiết khắc nghiệt, nắng oi bức, công việc nặng
nhọc, vất vả, gian nan, lam lũ.
b) Hình ảnh người đàn ông:
+ “Lưng rộng cong như một chiếc thuyền”
+ “Mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát bước chắc chắn.”
+ “Hàng lông mày cháy nắng, hai mắt độc dữ.”
+ “Ngực trần vạn vỡ, cháy nắng.”
-> Khỏe mạnh, thô kệch, dữ dằn, dãi dầu mưa nắng biển khơi. Khắc khổ+nghèo khổ,
lèo lái con thuyền, chống chọi với sóng biển
* Hành động phi đạo đức, phi nghệ thuật :
- Người chồng đánh vợ
+ “Hùng hổ, mặt đỏ gay…chẳng nói chẳng rằng trút cơn giận như lửa cháy…dùng
chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà.
 Người vợ cùng ông chung sống, chung chăn gối, nuôi đàn con nhưng hành động
đánh vợ như trút giận với kẻ thù tàn ác vô nhân đạo
+ “Vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két…”  dã man, dồn dập
liên hồi.
? Tại sao lại vừa đánh vừa rên rỉ trong đau đớn  đánh để trút cơn giận, giải tỏa nỗi
uất ức, tức tưởi, phiền muộn, đau khổ vì ức chế tâm sinh lí
 Vừa đáng thương vì là nạn nhân, cs nghèo lạc hậu vừa đáng trách vì đã tạo ra bi
kịch bạo lực gia đình.
? VĐ NHÀ VĂN ĐẶT RA: lo cho cs thất học, lạc hậu của cng sau chiến tranh, lo lắng
nạn bạo lực gia đình
Càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà bị đánh như thế nhưng chị vẫn một lòng cam
chịu -> Có lỗi, lì đòn, không có ý thức về giá trị con người
PHÙNG
+ Phùng không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt “kinh ngạc đến mức, trong
mấy phút“ngơ ngác nhìn ra một quãng bờ phá vừa ban nãy chiếc thuyền đậu”. đầu
tôi cứ đúng há mồm ra mà nhìn”.
+ “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”
+ Sau khi người đàn ông và người đàn bà quay trở lại thuyền, Phùng
-> Phùng không chỉ là người nghệ sĩ yêu cái đẹp mà anh còn thể hiện là người dám
lên án cái xấu, ngăn chặn cái xấu lại
-> Phùng có trái tim nhân hậu
-> Phùng ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ, người nghệ sĩ đích thực không
phải chỉ nhìn cuộc sống như chiếc thuyền ngoài xa mà cần thực sự thấu hiểu, đi sâu
khám phá cuộc sống của con người.
-> Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp "toàn bích, toàn thiện" mà anh vừa bắt gặp trên
biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.

PHÁC
+ “thằng bé cứ chạy một mạch”, “như 1 viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm”
+ Người con trai giành thắt lưng, phản kháng lại người bố để bảo vệ mẹ.
+ “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những
giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”.
-> Phác luôn muốn bảo vệ mẹ khỏi những trận đánh đập tàn bạo của người cha, có
những hành động bảo vệ mẹ của một đứa trẻ miền biển
Ý nghĩa từ hai phát hiện:

- Cuộc sống chứa đựng nhiều nghịch lí, phức tạp, luôn tồn tại những mặt đối lập:
Thiện- ác, đẹp- xấu…nếu chỉ nhìn hời hợt bên ngoài sẽ không phát hiện ra.

- Nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc đời nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là
nghệ thuật. Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa diện, nhiều
chiều, phải nhìn nhận lại chính bản thân, nhìn nhận lại quá trình sáng tạo nghệ thuật
của mình…

- Đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất; hình thức bên ngoài với nội dung bên trong.

Kb
Nêu cảm nhận riêng về tác phẩm
- Giá trị nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện đặc sắc, cốt truyện hấp dẫn. Khắc họa
nhân vật sắc sảo, điểm nhìn trần thuật linh hoạt,..
- Tác phẩm đã đem đến bài học về cách nhìn cuộc sống và con người: phải nhìn đa
diện, nhiều chiều, phát hiện bản chất đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.
- Nhận xét Phùng là người nghệ sĩ chân chính, là người có trái tim nhân hậu

You might also like