You are on page 1of 2

ĐỀ A: “Lúc bấy giờ, trời đầy mù từ biển bay vào.......

anh bạn đồng ngũ không cố níu


giữ ở chơi thêm vài bữa nữa”. Cảm nhận của anh chị về đoạn trích trên.
GỢI Ý
I, MỞ BÀI
1, Tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Minh Châu thuộc thế hệ nhà văn quân đội, tham gia cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước của dân tộc.
- Tác phẩm tiêu biểu cho thời kì đổi mới là tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”
2, Vấn đề nghị luận
- Đoạn trich thuộc phần đầu của của truyện đã diễn tả phát hiện của nghệ sĩ Phùng, phát
hiện về bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng cúa nghệ sĩ.
II, THÂN BÀI
1, Khái quát chung
- Nhan đề “ Chiếc thuyền ngoài xa” gợi nên nhiều suy nghĩ , trong đó nổi bật hơn cả
chính là yếu tố khoảng cách khi “Chiếc thuyền ngoài xa” và chiếc thuyền cập bờ đối với
cùng một điểm nhìn của người nghệ sĩ.
- Nguyễn Minh Châu tạo ra khoảng cách ấy để nói lên giữa nghệ thuật và hiện thực
cũng có một khoảng cách càng gần, tính hiện thực của tác phẩm càng cao.
=> Nghệ thuật không chỉ tác dụng lại các cảnh đẹp mà phải quan tâm tới con người,
trước hết phải góp phần giải phóng con người khỏi mọi bất hạnh, rủi ro.
=> Không thể nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản luôn thỏa mãn mà phải có tấm lòng
yêu thương con người, dám đến với mọi số phận.
2, Phân tích
* Giới thiệu nghệ sĩ Phùng
- Phùng là một chiến sĩ từng tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Trung, khi chiến
tranh kết thúc, Phùng là một nhiếp ảnh gia.
- Để hoàn thiện được nhiệm vụ được giao về một bộ lịch nghệ thuật thuyền và biển,
nghệ sĩ Phùng đã chọn về vùng biển nơi từng là chiến trường cũ của anh thời kháng
chiến chống Mĩ. Anh vẫn kiên nhẫn suốt tuần để tìm bức ảnh như ý.
=> Chi tiết này đã cho thấy những phẩm chất đáng quý trọng của một nghệ sĩ có trách
nhiệm với sứ mệnh sáng tạo nghệ thuật, có ý thức nghiêm túc trong lao động – nghệ
thuật * Phát hiện của Phùng
- Điều kì diệu của nghệ thuật đã bất chợt đến với Phùng vào một buổi sáng tinh sương,
khi anh nhìn thấy một “ chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương đang
tiến về phía mình”
- Khung cảnh chiếc thuyền ngoài xa :
+ Đó là một bức tranh tuyệt đỉnh của ngoại cảnh.
+ Là một cảnh đắt trời cho.
=> Một cảnh vật quý giá, kì diệu mà thiên nhiên đã ưu ái dành tặng cho mình.
+ Nghệ sĩ Phùng có liên tưởng so sánh giống như một bức tranh mực tàu của một danh
họa thời cổ vì bức tranh mang trong mình cái đẹp cổ điển, chuẩn mực tưởng chỉ có
trong một thời quá vãng, nay bất ngờ hiện hữu ngay trươc mắt.
+ Vẻ đẹp bức tranh được Phùng miêu tả: Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu
sương mù trắng như sữa có pha đôi chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài
bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mũi khum, đang
hướng mặt vào bờ.
=> Bức tranh hiện lên vô cùng đẹp bởi có sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, màu sắc,
cảnh vật và con người.
+ Từ khung hình của bức tranh, nghệ sĩ Phùng có cả nhận: toàn bộ khung cảnh từ
đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, vẻ
đẹp nguyên sơ, thuần khiết.
- Tâm trạng của người nghệ sĩ:
+ Bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào.
=> Đó là sự xúc đông vì thấy mình vừa may mắn được tạo hóa thưởng cho một món
quà tuyệt đỉnh, mà sự may mắn không còn nhiều trong cuộc đời những người luôn khao
khát được khám phá và sáng tạo cái đẹp. Cái đẹp đó chỉ được bắt gặp một lần trong
cuộc đời người nghệ sĩ.
+ Phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức. Anh vừa như khám phá thấy chân lí
của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của con người.
=> Cái đẹp có khả năng cảm hóa tâm hồn con người, hướng con người tới cái thiện của
cuộc đời.
=> Đó là khoảnh khắc con người cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc để trở nên
trong sáng , thánh thiện khi đứng trươc cái đẹp của thiên nhiên.
=> Đó cũng chính là sự giác ngộ, nhận thức về sức mạnh kì diệu của cái đẹp đối với con
người .
- Sau giây phút “đốn ngộ” ấy là hành động bấm liên thanh…khoảnh khắc hạnh phúc…
cái đẹp tuyệt đỉnh
=> Vậy là phát hiện thứ nhất đã diễn ra trong khoảnh khắc gặp gỡ kì diệu giữa một tâm
hồn nghệ sĩ say mê cái đẹp. Với bức tranh thiên nhiên toàn bích, đã giúp Phùng có được
một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, được chọn làm bộ lịch cho năm sau và mãi mãi về
sau này vẫn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật.
=> Đánh giá: Từ những cảm xúc những rung động mãnh liệt này của Phùng, NMC đã
gián tiếp cho thấy vai trò, vị trí, ý nghĩa của nghệ thuật chân chính: đem đến những rung
động tinh tế và mãnh liệt, là cái đẹp để thanh lọc tâm hồn con người.
3, Nghệ thuật
- Ngôn từ giản dị với sự kết hợp của tự sự, miêu tả và biểu cảm giúp đoạn trích trở nên
nhẹ nhàng nhưng để lại ấn tượng khó phai về một bức tranh “tĩnh vật” đầy cảm xúc.
III. Kết bài
- Với phát hiện của nghệ sĩ Phùng về khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ gắn với chiếc
thuyền ngoài xa, ta thấy được Phùng là một nghệ sĩ tài năng đích thực, biết rung cảm
trước cái đẹp, trước “cảnh đắt trời cho”.
- Qua đó, ta cũng thấy được quan điểm cầm bút của NMC trong cuộc đời lao động nghệ
thuật của mình: cái đẹp phải kết hợp với cái tâm, cái tài phải đi liền với cái thiện.

You might also like