You are on page 1of 8

THẦY PHAN DANH HIẾU

HƯỚNG DẪN CẢM NHẬN ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

Đề 9.
“Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.
Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia
đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai
lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó
là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn
mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông”
Cảm nhận đoạn trích trên. Phát biểu thông điệp của Nguyễn Minh Châu

Bước 1. Chia đoạn trích trên thành các đoạn nhỏ, mỗi đoạn chứa một nội dung khác nhau
Đoạn 1. Thành công của tấm ảnh
“Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.
Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia
đình sành nghệ thuật.
Đoạn 2. Cảm nhận của Phùng về bức tranh
Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi
nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người
đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã
nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm.
Đoạn 3. Niềm tin của Phùng về sức vươn dậy của con người lao động.
Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”

Bước 2. Dựa trên bố cục đã chia mà làm bài.

1
THẦY PHAN DANH HIẾU

DẪN CHỨNG NỘI DUNG ĐIỂM


I. MỞ BÀI
Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội trưởng thành trong kháng chiến
chống Mỹ. Trong chiến tranh, ngòi bút của ông hướng về khát vọng giải phóng 0.50
đất nước với cảm hứng sử thi và lãng mạn. Thời hậu chiến, ông được xem là 0.25
“người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc), người tiền trạm cho sự
đổi mới văn học. Ở giai đoạn này, ngòi bút của ông quan tâm nhiều đến số phận
cá nhân với cảm hứng đời tư, thế sự. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc
giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. Thông qua những cảm
nhận của Phùng và số phận con người thời hậu chiến nhà văn đã để lại
nhiều thông điệp quý báu, nhất là thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ
thuật và cuộc đời, cách nhìn cuộc sống. Đặc biệt là qua đoạn trích cuối tác
phẩm:
“Những tấm ảnh tôi mang về, […], hòa lẫn trong đám đông”

II. THÂN BÀI


1. Khái quát
Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” in lần đầu trong tập truyện ngắn “Bến 0.25
quê”, sau được in thành tập truyện riêng với tên gọi “Chiếc thuyền ngoài xa”.
2. Nội dung nghị luận 2.50
Đoạn 1. “Những tấm ảnh tôi mang 2.1. Đoạn trích mở đầu bằng một sự khẳng định, khẳng định về sự thành
về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng công của tấm ảnh nghệ thuật:
phòng rất bằng lòng về tôi. - Chinh phục được trưởng phòng: “bằng lòng”
Không những trong bộ lịch năm ấy mà - Được công chúng đón nhận: mãi mãi về sau; được treo ở nhiều nơi
mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn => Phần thưởng xứng đáng cho người nghệ sĩ với những nỗ lực tìm tòi và khám
còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các
phá, sáng tạo.
gia đình sành nghệ thuật.
Đoạn 2. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng 2.2. Phần tiếp theo của đoạn trích là cảm nhận của Phùng về bức ảnh của
nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện mình, anh ngạc nhiên khi phát hiện ra điều bất thường về hiệu ứng ánh
2
THẦY PHAN DANH HIẾU

lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai sáng. Bản thân Phùng khi đứng trước bức ảnh để đời ấy, anh không chỉ có
lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng cảm nhận của một người nghệ sĩ đơn thuần yêu cái đẹp, mà nó còn là một
hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng bài học, một phát hiện mới trong cuộc đời.
thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi a. Ảnh đen trắng nhưng khi “ngắm kỹ” lại thấy hiện lên: “Quái lạ,
tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng
cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng.”
lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân + “Quái lạ”: ngạc nhiên
dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng + “màu hồng hồng”: vẻ đẹp trong sáng, lãng mạn, tinh khiết…Gợi nhớ bức tranh
vì kéo lưới suốt đêm. chiếc thuyền ngoài xa mà Phùng đã chụp được ở phần đầu tác phẩm (phân tích
ngắn bức tranh mở đầu – đề 1)
+ Màu “hồng hồng” ấy cũng đối lập hoàn toàn với hình ảnh xấu xí “bãi xe tăng
hỏng” (một hình ảnh phơi bày tàn tích của chiến tranh, chiến tranh chấm dứt
chưa lâu, hậu quả của nó vẫn còn nặng nề). Bởi vậy màu “hồng hồng” ấy phải
chăng cũng là màu sắc thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của gia đình
hàng chài nghèo khổ, đầy nghịch lí sống trên chiếc thuyền ấy?
b. Ảnh đen trắng nhưng khi “nhìn lâu” lại thấy hiện lên cuộc sống đời
thường của con người lao động:
- Phân tích làm rõ: vẻ ngoài xấu xí và sự vất vả, lam lũ, khó nhọc của người đàn
bà hàng chài.
- Tóm tắt ngắn gọn vẻ đẹp người đàn bà hàng chài: Người phụ nữ nhân hậu, vị
tha, bao dung; sâu sắc, thấu hiểu mọi lẽ đời; giàu đức hi sinh, giàu tình mẫu tử.
c. Ý nghĩa của hiệu ứng màu sắc
- Tất cả đều phải “ngắm kỹ” và “nhìn lâu”. Đây cũng là thông điệp của
Nguyễn Minh Châu về cách nhìn đời, cách nhìn cuộc sống. Cuộc sống vốn
đa chiều, đa diện, nhiều góc khuất. Nếu chỉ nhìn lướt qua, nhìn hời hợt chắc
chắn ta sẽ đánh giá sai lầm, phiến diện (giống như việc Đẩu chỉ nghĩ đến giải
pháp li hôn để giải thoát bạo lực gia đình cho người đàn bà mà không hiểu được
sâu xa của câu chuyện). Bởi vậy phải có cái nhìn đa chiều, đa diện, cái nhìn
khách quan. Trong thưởng lãm nghệ thuật cũng vậy, người thưởng thức cũng
3
THẦY PHAN DANH HIẾU

phải “ngắm kỹ”, “nhìn lâu” thì mới có thể hiểu được sâu sắc và thấm thía thông
điệp mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm.
Mụ bước những bước chậm rãi, bàn 2.3. Đoạn trích khép lại bằng niềm tin của nhà văn vào sức vươn dậy của
chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn con người lao động, vào tương lai tươi sáng của người đàn bà hàng chài:
trong đám đông” - Các động từ:
+ “bước chậm rãi”: bước đi điềm tĩnh, bình tĩnh trước những giông gió của cuộc
đời.
+ “Giậm” – động từ mạnh thể hiện sự vững chãi, sự chắc chắn, mạnh mẽ, kiên
cường.
+ “Hòa lẫn”: sự hòa nhập vào cuộc đời.
3. Đánh giá 1.00
* Thông điệp:
Thông điệp thứ nhất: thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc
đời: cuộc đời là điểm đi mà cũng là điểm đến của nghệ thuật; vì vậy nghệ thuật
phải lấy cuộc đời làm điểm xuất phát, người nghệ sĩ phải xem cuộc đời như
nghiên mực để chấm bút vào đấy thì tác phẩm nghệ thuật mới trở nên chân thực.
Muốn vậy, người nghệ sĩ phải lấy cuộc đời làm điểm tựa, phải lăn lộn vào cuộc
sống, phải chưng cất từ máu và nước mắt để điểm tô cho nghệ thuật.
Thông điệp thứ hai: phải nhìn cuộc sống một cách đa chiều, đa diện để
đánh giá đúng bản chất của sự vật hiện tượng. Tuyệt đối không nhìn đời bằng
con mắt phiến diện, đơn chiều.
* Nghệ thuật:
Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung chính là
nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Nguyễn Minh Châu vận dụng linh
hoạt, sáng tạo: trần thuật hấp dẫn, khách quan. Xây dựng tình huống truyện độc
đáo, bất ngờ mang tính nhận thức và khám phá. Tâm lý nhân vật được miêu tả
tinh tế, chân thực. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chắt lọc. Giọng điệu trầm lắng,
trăn trở suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ. Tất cả đã hòa quyện lại

4
THẦY PHAN DANH HIẾU

dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu làm nên thành công của đoạn trích và góp
phần làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
III. KẾT BÀI

Đề 6. Cảm nhận đoạn trích:


Đoạn 1. “Lát sau mụ lại mới nói tiếp:
- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi
phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi
nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình
như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của
mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
- Cả đời chỉ có một lúc nào thật vui không? - Đột nhiên tôi hỏi.
- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...
Đoạn 2. Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi lại lại trong phòng, hai
tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển,
lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.

Dẫn chứng Nội dung


I. MỞ BÀI
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám 2. Nội dung
đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải 2.1. Đoạn trích mở đầu bằng vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng
có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, chài, đó là người phụ nữ sâu sắc thấu hiểu lẽ đời, có tấm lòng nhân
để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà hậu, vị tha, bao dung, tình mẫu tử sâu nặng vô bờ bến.
nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra Ý 1. Trước hết, chị là người phụ nữ từng trải, sống sâu sắc và thấu
người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến hiểu mọi lẽ đời: đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có
khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn
5
THẦY PHAN DANH HIẾU

bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng
không thể sống cho mình như ở trên đất được! đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa.
Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Ý 2. Người đàn bà hàng chài là người mẹ có tình mẫu tử sâu nặng, đức
Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! Lần đầu tiên trên hi sinh cao thượng, can đảm, cứng cỏi trước số phận, chịu đựng tất cả
khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như vì con.
một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng + Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi
có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải
thuận, vui vẻ. sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!
- Cả đời chỉ có một lúc nào thật vui + Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...
không? - Đột nhiên tôi hỏi. Ý 3. Người đàn bà hàng chài là một người vợ có tấm lòng nhân hậu, vị
- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn tha, độ lượng, bao dung:
đàn con tôi chúng nó được ăn no... + Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ
chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có
lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát 2.2. Đoạn trích tiếp theo là sự giác ngộ của Đẩu sau khi nghe xong câu
ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi chuyện người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện. Anh “vỡ ra” nhiều
lại lại trong phòng, hai tay thọc sâu vào hai bên điều về cách nhìn cuộc sống.
túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì vừa - chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. => ẩn dụ
mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố cho sự ngột ngạt, bức bối, lý thuyết
huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm - “Vỡ ra” – nhận ra được, hiểu được bản chất của vấn đề
nghị và đầy suy nghĩ.
3. Đánh giá
- Thông điệp
- Nghệ thuật
III. KẾT BÀI

6
THẦY PHAN DANH HIẾU

ÔN TẬP

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA


Nguyễn Minh Châu

Đề số 1. Bức tranh chiếc thuyền ngoài xa


“Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh […] khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.”
Cảm nhận đoạn trích trên. Từ đó nêu thông điệp của đoạn trích.
Đề 2. Bạo lực gia đình
Cảm nhận đoạn trích: “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ […] chạy nhào tới”. Nhận xét về phát hiện đầy tính nghịch lý của
Phùng.
Đề 3. Bạo lực gia đình
“Khi tôi chạy đến nơi thì […] chiếc thuyền lưới vó đã biến mất.”
Đề 5. Câu chuyện người đàn bà ở tòa án huyện
“Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình [...] Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó
được ăn no...”
Cảm nhận của anh chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về cách bình luận cuộc
sống và con người của nhà văn Nguyên Minh Châu trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.
Hoặc đoạn sau: “Đây là lần thứ hai, người đàn bà được Đẩu […] không bao giờ đánh đập tôi”

Đề 6. Câu chuyện người đàn bà ở tòa án huyện


“Lát sau mụ mới nói tiếp […] và đầy suy nghĩ”.
Đề 7. Cơn bão
Đề 9. Bức ảnh cuối truyện

7
THẦY PHAN DANH HIẾU

VỢ CHỒNG A PHỦ
Tô Hoài

Đề 1. Đoạn “Ngày tết Mị cũng uống rượu […] quả pao rơi rồi”
Đề 2. Đoạn “Những đêm mùa đông […] Mị phảng phất nghĩ như vậy”
Đề 3. “Đám than đã vạc hẳn lửa […] lao chạy xuống dốc núi.
Đề 4. Đoạn “Lần lần mấy năm qua…ta đi tìm người yêu”
Đề 5. Đoạn “ Mỗi ngày Mị càng không nói […] Những đêm tình mùa xuân đã tới”.

Đề 6. Đoạn “Bây giờ Mị cũng không nói…Mị lại bồi hồi”


Đề 7. Đoạn “Ai ở xa về …bịt mắt cõng Mị đi”.
Đề 8. Đoạn “Trong nhà thống lý đã bày năm cái bàn đèn …trút cả bạc vào trong tráp”.

RỪNG XÀ NU
Nguyễn Trung Thành
Đề 1. Đoạn “Làng nằm trong tầm…chân trời”
Đề 2. Đoạn “Tnú đã bỏ gốc cây…mình phải cầm giáo”
Đề 3. Đoạn “Một ngón, hai ngón…đống lửa đỏ”
Đề 4. Đoạn “Cụ Mết chống giáo xuống sàn […] chân trời”

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH


Nguyễn Thi
Học hết
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
Lưu Quang Vũ
(Học hết)
VỢ NHẶT
Kim Lân
(Học hết)
8

You might also like