You are on page 1of 5

Chủ đề 1: Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam

Văn bản. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG


I. TRI THỨC NỀN
1. Tác giả: Nguyễn Dữ
- Cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Trung đại Việt Nam thế kỉ XVI
- Học trò xuất sắc của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Học rộng, tài cao, từng làm quan nhưng sau đó về quê ở ẩn
2. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”
a. Xuất xứ, vị trí
- Truyện ngắn in trong tập “Truyền kì mạn lục” – tập truyện góp phần làm nên tên tuổi của
tác giả.
- Phan Huy Chú: Thiên cổ kì bút
- Truyền (lưu truyền) kì (kì lạ) mạn (tản mạn) lục (ghi chép): Ghi chép tản mạn những
chuyện kì lạ được lưu truyền.
b. Thể loại, văn tự, nguồn gốc
- Thể loại: truyện truyền kì
- Truyện truyền kì là thể loại văn học của Trung Quốc, một thể truyện thường có yếu tố kì
lạ, hoang đường (không có thật). Tác phẩm nổi tiếng là “Liêu Trai chí dị” của Bồ Tùng
Linh.
- “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ có đặc điểm của truyện truyền kì nhưng dựa trên
các tích xưa và truyện dân gian hay truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.
- Văn tự: chữ Hán
- “Chuyện người con gái Nam Xương” dựa trên tích xưa “Vợ chàng Trương”.

“Truyền kì mạn lục”


20

“Chuyện
người
con gái
Nam Xương” “Vợ chàng Trương”
16
* Từ khoá mở bài: Nguyễn Dữ
- Cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Trung đại Việt Nam thế kỉ XVI
- Học trò xuất sắc của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Học rộng, tài cao, từng làm quan nhưng sau đó về quê ở ẩn
- “Chuyện người con gái Nam Xương” in trong tập “Truyền kì mạn lục” là truyện ngắn
góp phần làm nên tên tuổi của tác giả.
c. Tóm tắt
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Nhân vật Vũ Nương
a. Sơ lược về nhân vật
- Vũ Nương tên là Vũ Thị Thiết
- Quê ở vùng Nam Xương
- Gia đình: nghèo khó
b. Tính cách, phẩm chất
b1. Vũ Nương là người thuỳ mị, nết na, hết lòng vì gia đình
- Ngoại hình: tư dung tốt đẹp nghĩa là nàng rất xinh đẹp.
- Trước khi chồng đi lính:
+ Biết chồng mình có tính đa nghi, hay ghen nên Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép,
tránh để xảy ra thất hoà.
- Khi tiễn chồng: mong muốn chồng trở về với hai chữ bình yên => hiểu sự khốc liệt của
chiến tranh và thể hiện sự cảm thông cho chồng.
- Khi chồng đã đi tòng quân:
+ Đối với chồng: ngày đêm nhớ mong, giữ gìn một tiết => thuỷ chung
+ Đối với mẹ chồng:
++ Ngày đêm thuốc thang*
++ Lễ bái thần phật**
++ Lời lẽ nhẹ nhàng để khuyên lơn**
++ Ma chay chu đáo*
=> Làm với không chỉ là bổn phận mà còn là tình thương.
=> Nàng dâu thảo.
=> Mẹ chồng ghi nhận công lao của nàng: Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức,
giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã
chẳng phụ mẹ.
1.2.2. Vũ Nương là người phụ nữ có sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt để bảo vệ
danh dự, nhân phẩm của bản thân
- Tình huống:
+ Bé Đản không nhận Trương Sinh là cha. Với bé Đản thì cha là cái bóng của Vũ Nương
trên vách: mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bảo giờ bế Đản cả.
+ Trương Sinh tin lời con trẻ mà cho rằng Vũ Nương thất tiết.
- Phản ứng của Vũ Nương:
+ Lời nói: Khóc than thanh minh: cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng
đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.
=> Trương Sinh không những không chấp nhận mà còn mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương.
+ Hành động: tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang gieo mình xuống sông tự tử.
=> Phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt.
=> thà chết để chứng tỏ thuỷ chung hơn là sống làm kẻ bội tình, bội nghĩa.
- Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương
+ Nguyên nhân trực tiếp: Lời nói của bé Đản: Thế ra ông cũng là cha tôi ư ? Ông lại biết
nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Rồi là: trước đây, thường có một
người đàn ông, đêm nào cũng đến.
+ Nguyên nhân gián tiếp (sâu xa):
++ Cái bóng: biểu tượng cho sự mỏng manh của hạnh phúc gia đình. Đôi khi gia đình tan
vỡ chỉ vì một lí do không đáng.
++ Bản tính đa nghi, hay ghen của Trương Sinh: Lời bé Đản như đổ dầu vào lửa, đốt cháy
cơn ghen tuông mù quáng trong lòng chàng Trương khiến chàng có hành động vũ phu,
nông nổi đã mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi.
++ Thói nam quyền, tư tương trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến: lời Vũ Nương
không có giá trị.
++ Chiến tranh phong kiến phi nghĩa: đẩy gia đình vào cảnh vợ xa chồng, con cách biệt
cha.
1.2.3. Vũ Nương là người đi từ vị tha đến bao dung
- Vị tha: sống hết mình vì người khác.
- Bao dung:
+ Lúc ở cõi trần, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương vào đường cùng, không lối thoát phải tự
vẫn. Theo lẽ thường, nàng sẽ quay về bằng lòng hận thù.
+ Nhưng Vũ Nương lại quay về bằng lòng bao dung, sự tha thứ:
++ Nghe Phan Lang nói về gia cảnh tiên nhân, Vũ Nương đã động lòng, ứa nước mắt
khóc.
++ Nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cho chàng Trương, nói Trương Sinh lập đàn giải
oan cho nàng thì nàng trở về.
1.3. Đánh giá
1.3.1. Nội dung
- Ý nghĩa điển hình:
+ Vũ Nương điển hình cho thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội xưa, họ có
phẩm hạnh nhưng bất hạnh. Họ không tự quyết định cuộc đời của mình:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu ?”
(Ca dao)
Trong thơ ca cũng vậy:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
(Hồ Xuân Hương)

Sau này, Tố Như đã khái quát:


“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
+ Điển hình cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: thuỷ chung, hết lòng vì gia đình, vị tha,
bao dung.
- Cái chết của Vũ Nương đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, tước đi
quyền sống của người phụ nữ.
- Cái nhìn thông cảm, thương xót của nhà văn trước cảnh đời của người phụ nữ.
1.3.2. Nghệ thuật
- Nhân vật được đặt trong tình huống truyện gay cấn, đầy kịch tính: thông qua tình huống
truyện thì tính cách của nhân vật Vũ Nương được khắc hoạ, bộc lộ.
- Sử dụng thành công yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Hấp dẫn cho câu chuyện
+ Hoàn thiện phẩm tính của nhân vật Vũ Nương.
+ Tăng bi kịch Vũ Nương: nàng chỉ hạnh phúc ở cõi âm chốn thuỷ cung, muốn sống theo
đúng nghĩa một con người thì phải chết.
+ Bước đầu có sự miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
1.4. Kết
- Vũ Nương đẹp người đẹp nết nếu lẽ đời công bằng thì Vũ Nương xứng đáng có cuộc
sống hạnh phúc nhưng sống trong xã hội phong kiến nhiều bất công nên nàng đã rơi vào bi
kịch đau đớn, không lối thoát.
- Thấu cảm cho Vũ Nương, chúng ta hãy đấu tranh cho một xã hội nam nữ bình quyền
trong thời đại ngày nay.
2. Ý nghĩa chi tiết cái bóng trong truyện
2.1. Sơ lược
- Tác giả
- Tác phẩm
- Yêu cầu đề: Có nhiều yếu tố làm nên thành công cho tác phẩm này, trong đó phải kể đến
việc tác giả xây dựng thành công chi tiết cái bóng.
2.2. Ý nghĩa
2.2.1. Về nội dung
- Cái bóng lần thứ nhất
+ Cái bóng của Vũ Nương
+ Ý nghĩa:
++ Tình thương con, Vũ Nương muốn lấp đầy khoảng trống thiếu cha cho bé Đản
++ Cảnh ngộ cô đơn Vũ Nương
++ Nỗi nhớ thương chồng, sự thuỷ chung của Vũ Nương
++ Nguyên nhân dẫn đến cái chết Vũ Nương
++ Biểu tượng cho sự mỏng manh của hạnh phúc gia đình.
- Cái bóng lần thứ hai
+ Cái bóng của Trương Sinh
+ Ý nghĩa: Minh oan cho Vũ Nương
- Cái bóng lần thứ ba
+ Cái bóng của Vũ Nương trên sông
+ Ý nghĩa:
++ Yếu tố kì ảo tạo sự lôi cuốn cho câu chuyện.
++ Biểu tượng cho thân phận của Vũ Nương, người phụ nữ xưa: đời người phụ nữ như
chiếc bóng mà thôi.
=> Cái bóng biến hoá liên tục trong tác phẩm. Nó lúc ẩn lúc hiện, tồn tại rồi biến mất,
xiêu vẹo hay ngay thẳng phụ thuộc vào cách nhìn của người khác. Phải chăng cái bóng
biểu trưng cho thận phận người phụ nữ xưa. Họ phụ thuộc vào người khác.
2.2.2. Về nghệ thuật
- Cái bóng vừa “thắt nút” tạo mâu thuẫn cho câu chuyện.
- Cái bóng vừa “mở nút” giải quyết mâu thuẫn cho câu chuyện.
- Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, lôi cuốn.
2.3. Kết
- Cái bóng là chi tiết đặc sắc trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” mang
nhiều ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật. Nó xuất hiện ở những sự việc quan trọng trong
tác phẩm, kết nối các sự việc trong câu chuyện, làm cho cốt truyện chặt chẽ, mạch lạc.
- Tiến sĩ Chu Văn Sơn cho rằng: “Một chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết cái bóng
xứng đáng như thế.

You might also like