You are on page 1of 8

ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI

III. LUYỆN TẬP


1. Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
Bài 1. Chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau đây:
Câu 1 : Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện thể loại truyện truyền kì ?
A. Là những chuyện kể về những sự việc hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra;
B. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật;
C. Là những chuyện kể về các nhân vật lịch sử hoặc một giai đoạn lịch sử;
D. Là truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang
đường.
Câu 2 : Câu nào giới thiệu trực tiếp vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện
người con gái Nam Xương?
A. Biết chồng có tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng phải
đến thất hoà;
B. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư
dung tốt đẹp
C. Thiếp đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương,
xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ;
D. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.
Câu 3 : Nhận định nào không phù hợp với lời dặn dò của Vũ Nương khi tiễn đưa
chồng?
A. Cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng phải chịu đựng;
B. Nói lên nỗi khắc khoải nhớ mong của mình khi chồng đi lính;
C. Tỏ ra mình là một người phụ nữ đảm đang, biết lo liệu việc nhà.
D. Không mong vinh hiển, chỉ mong chồng được bình an trở về.
Câu 4 : Vũ Nương muốn khẳng định điều gì qua lời khấn ở bến sông Hoàng Giang?
A. Nàng là người tiết hạnh, trong sạch nhưng phải chịu tiếng oan.
B. Nàng là người mẹ hiền thục, người phụ nữ đảm đang mà phải chịu oan;
C. Nàng là người con gái đẹp nhưng phải chịu cuộc sống khổ cực;
D. Nàng là người phụ nữ yếu đuối, không tự bảo vệ được mình.
Câu 5: Ý nào nói đúng nhất thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua
Chuyện người con gái Nam Xương ?
A. Sống cực khổ vì phải làm lụng vất vả nuôi gia đình.
B. Không được quyền minh oan cho mình khi bị nghi oan.
C. Bị đối xử bất công, chịu nhiều đau khổ, oan trái.
D. Sống không có hạnh phúc vì bị chồng ghen tuông.
Câu 6: Ý nào không đúng với giá trị nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam
Xương?
A. Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc
B. Xây dựng cốt truyện hấp dẫn
C. Khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ và hành động
D. Sử dụng sinh động các yếu tố kì ảo
Bài 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày
càng sâu, không có gì gỡ ra được.
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn
gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm
phấn, từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư
thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một
mực nghi oan cho thiếp.
Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia từ ai nói ra thì giấu không kể
lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ
hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất
đắc dĩ nói:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã
bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết
bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại
lên núi Vọng Phu kia nữa.
Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà
than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc,
tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang
giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ
Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá
tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết....”
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương,
SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 46)
a. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu xuất xứ của tác phẩm.
b. Chỉ ra các hình ảnh ước lệ được sử dụng trong lời nói của Vũ Nương. Nêu tác dụng
của cách sử dụng các hình ảnh ấy.
c. Giải nghĩa các cụm từ “ngõ liễu tường hoa”, “nghi gia nghi thất”.
d. Xác định các phép liên kết trong đoạn sau:
“- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc,
tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang
giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ
Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá
tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.

Bài 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


“Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà
than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc,
tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang
giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ
Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá
tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết. Chàng tuy giận là nàng thất tiết,
nhưng thấy nàng tự tận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng, nhưng chẳng thấy
tăm hơi đâu cả. Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn
khuya, chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:
- Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là
cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua
rồi!”
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương,
SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 46)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là: tự sự

b. “Cha Đản” trong câu nói “Cha Đản lại đến kia kìa!” thay thế cho sự vật hay con
người nào? Qua đó, em thấy trong lời nói của Vũ Nương đã không tuân thủ
phương châm hội thoại nào? Nêu ý nghĩa của việc vi phạm phương châm hội
thoại ấy.
- “Cha Đản” trong câu nói thay thế cho cái bóng trên tường.
- Vũ Nương nói cái bóng là cha Đản, nàng đã vi phạm phương châm hội thoại
về chất (nói không đúng sự thật)
- Ý nghĩa của việc vi phạm phương châm hội thoại:
+ Thể hiện tình yêu con, Vũ Nương vừa dỗ dành con, vừa mong con cảm nhận
được mái ấm gia đình một cách trọn vẹn.
+ Thể hiện tình yêu, sự nhớ nhung với chồng, khát khao hai vợ chồng luôn
gắn kết như hình với bóng.

c. Đoạn trích trên cho thấy những vẻ đẹp nào ở nhân vật Vũ Nương? Hãy viết
bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật.
Dàn ý:
Phần Nội dung
1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Truyền kì mạn lục” – Chuyện
người con gái Nam Xương – đoạn trích
- Nêu vấn đề nghị luận: Nhân vật Vũ Nương
2. Thân bài 2.1. Khái quát
- Giới thiệu thêm về tác phẩm (nếu cần), tóm tắt ngắn gọn về
nội dung tác phẩm
* Khái quát về đoạn trích:
- Vị trí của đoạn trích:
- Nội dung:
+ Lời than của Vũ Nương trước khi gieo mình xuống bến
Hoàng Giang tự vẫn
+ Sự hiểu lầm của Trương Sinh về Vũ Nương được hoá giải
- Nghệ thuật: Khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ, hành động
- Giá trị:
2.2. Nghị luận
* Phẩm chất, vẻ đẹp của Vũ Nương
- Lời than:
+ Vũ Nương là một người vợ chung thuỷ
- Hành động: tự vẫn
=> Một người phụ nữ giàu lòng tự trọng
- Chi tiết cái bóng:
+ tấm lòng của một người mẹ
+ Khát khao hạnh phúc
* Số phận bi kịch của Vũ Nương
- Bị nghi oan
- Phải chịu cái chết bi thảm
2.3. Đánh giá:
- Đánh giá về Vũ Nương, đoạn trích
2.4. Liên hệ, sáng tạo
Mai Hương Nguyễn Long
* Nỗi oan của Vũ Nương * Sự oan ức của Vũ Nương
* Phẩm chất của Vũ Nương * Hành động, lời than của
* Sự đa nghi của Trương Vũ Nương
Sinh * Sự đa nghi của Trương
* Hậu quả của sự đa nghi Sinh và hiểu lầm được hoá
giải
3. Kết bài Đánh giá lại – nêu cảm nhận cá nhân

Bài 4. Lập dàn ý, viết mở bài, kết bài cho đề bài sau:
Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ) để làm
rõ vẻ đẹp và số phận của nhân vật Vũ Nương.

2. Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí


Bài 1. Chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau:
Câu 1: Nội dung chủ yếu của Hồi thứ 14 tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là gì ?
A. Kể về việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế trước khi tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân
Thanh.
B. Miêu tả hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khi tiến quân ra Bắc tiêu diệt
quân Thanh.
C. Kể về chiến công của Nguyễn Huệ, sự thảm bại của quân Thanh và sự thảm hại của
vua Lê;
D. Kể về việc vua Lê Chiêu Thống bỏ Thăng Long chạy theo quân Thanh.
Câu 2: Cảm hứng chi phối ngòi bút của tác giả khi viết về người anh hùng dân tộc
Nguyễn Huệ?
A. Có quan điểm lịch sử đúng đắn, miêu tả các chi tiết một cách chân thực;
B. Có niềm tự hào dân tộc, thương cảm cho số phận thảm hại của vua tôi Lê Chiêu
Thống;
C. Tôn trọng sự thật lịch sử, có ý thức và niềm tự hào dân tộc;
D. Tôn trọng lịch sử, tự hào về chiến công của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện trí tuệ sáng suốt của Nguyễn Huệ?
A. Tiến quân thần tốc diệt quân Thanh
B. Xét đoán người và dùng người
C. Phân tích tình hình thời cuộc
D. Phân tích đúng tương quan giữa ta và địch
Câu 4. Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quang Trung trong việc dùng
người ?
A. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An
B. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp
C. Sai mở tiệc khao quân
D. Thân chinh cầm quân ra trận
Câu 5: Việc làm của vua Lê Chiêu Thống gợi đến thành ngữ nào dưới đây?
A. Nồi da nấu thịt B. Cõng rắn cắn gà nhà
C. Tay đứt ruột đau D. Há miệng mắc quai
Câu 6. Cảm xúc của tác giả, một bề tôi cũ của vua Lê trước cảnh khốn quẫn của vua
Lê Chiêu Thống là gì?
A. Thái độ bênh vực B. Sự căm phẫn
C. Sự tiếc nuối D. Lòng thương cảm

Bài 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :


Vua Quang Trung nói:
- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt
cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận,
mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: "Quân thua chém tướng". Tội của
các ngươi đáng chết một vạn lần. Xong ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ
biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài. Cho nên, ta để
Ngô Thì Nhậm ở lại đấy làm việc với các ngươi, chính là lo về điều đó. Bắc Hà mới
yên lòng dân chưa phục, Thăng Long lại là nơi bị đánh cả bốn mặt, không có sông núi
để nương tựa.
(Trích Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái)
a. Tìm câu dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên.
b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu Tội của các ngươi đáng chết một vạn
lần.
c. Việc Quang Trung lên ngôi trong tác phẩm có ý nghĩa như thế nào?
Bài 3.
Trong một cuốn tiểu thuyết lịch sử có kể lại sự việc: Vua Quang Trung trên
đường ra Bắc đánh quân Thanh, khi tới Nghệ An, ông cho mở một cuộc duyệt binh lớn
rồi đọc lời phủ dụ để kêu gọi quân lính:
“- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa?
Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương
Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ
ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân
dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời
Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có
Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm
điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là
thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi
lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi
khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành
rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt
làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì
vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri,
lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen
theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc,
không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”
a. Lời phủ dụ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Câu văn “Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại
Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ
ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ
đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” có nội dung giống với
những câu văn nào trong tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi? Từ đó, em
hãy chỉ ra nét tương đồng về tư tưởng, quan điểm của Nguyễn Trãi và vua Quang
Trung.
c. Hãy giải thích nghĩa của các từ “lương tri, lương năng”.
d. Vua Quang Trung đã nêu lên những vấn đề cơ bản nào trong lời phủ dụ? Lời phủ dụ
đã thể hiện những vẻ đẹp nào của ông?
Bài 4. Lập dàn ý, viết mở bài, kết bài cho đề bài sau:
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng áo vải Quang
Trung qua hồi thứ 14 của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn
phái.

You might also like