You are on page 1of 255

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

PHÒNG GD&ĐT ---------


TRƯỜNG THCS --------

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VÀO LỚP 10


MÔN NGỮ VĂN

NHÓM NGỮ VĂN


TRƯỜNG THCS ----------
NĂM HỌC 2020 – 2021

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

A. PHÂN VĂN BAN


I. TRUYÊN TRUNG ĐAI VIÊT NAM
Các tác phẩm truyện trung đại trong chương trình Ngữ Văn lớp 9:
1. Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) – Nguyễn Dữ
2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ trung tùy bút) – Phạm Đình Hổ

3. Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn (Trích) – Ngô gia văn phái
4. Truyện Kiều của Nguyễn Du:
+ Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
+ Đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
+ Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
5. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Truyện Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu.
Hệ thống hóa kiến thức cơ bản:
Bài 1: Văn bản “Chuyện người con Nam Xương”
Trích “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ.
I. Khái quát về tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ, quê ở Hải Dương, không rõ năm sinh năm mất, chỉ biết ông sống cùng thời với
thầy là Nguyễn Bỉnh Khiêm (XVI).
- Ông học rộng, tài cao nhưng vì bất mãn thời cuộc nên chỉ làm quan một năm rồi về quê ở ẩn.
- Sáng tác của ông thể hiện cái nhìn tích cực đối với văn học dân gian, tiêu biểu “Truyền kì mạn
lục”.
2. Tác phẩm:
- Nhan đề: “Truyền kỳ mạn lục” – Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.
- Đặc điểm:
+ Viết bằng chữ Hán.
+ Dựa vào truyện dân gian.
+ Nhân vật chính: thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống bình yên,
hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le,
oan khuất, bất hạnh. Một loại nhân vật khác là những người trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc,

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp.
+ Truyện kết hợp hài hòa giữa yếu tố hoang đường kì ảo và hiện thực xã hội con người Việt
Nam thời trung đại.
- Kết cấu:
+ Tác phẩm gồm 20 truyện, khai thác từ các truyện cổ dân gian và dã sử của Việt Nam.
+ “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16, có nguồn gốc từ truyện cổ tích “Vợ
chàng Trương”.
- Chủ đề: Số phận oan nghiệt của người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh trong xã hội phong kiến.
II. Giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
6. Nhân vật Vũ Nương
a Vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương (thể hiện qua 4 hoàn cảnh cụ thể)
- Trong cuộc sống gia đình:
Hiểu tính chồng, nàng sống khuôn phép, đúng mực để bảo vệ hạnh phúc gia đình với những đức
tính tốt đẹp “giữgìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”
- Khi tiễn chồng đi lính:
Nàng dặn dò chồng đằm thắm thiết tha, ân tình; bày tỏ ước mong chồng bình yên; cảm ong
trước nỗi vất vả, gian lao, nguy hiểm mà chồng sẽ phải gánh chịu nơi chiến trường; bày tỏ niềm khắc
khoải nhớ nhung.
- Những ngày vắng chồng:
+ Nàng khắc khoải nhớ thương, thủ tiết đợi chờ chồng đến mỏi mòn héo hắt, đồng nhát mình với
chống khi trỏ ong mình bảo con là cha nó.
+ Thay chồng tận hiếu với mẹ già (sống – phụng dưỡng hết lòng, thác – ma chay chu đáo), nuôi
dạy con thơ khôn lớn, trọn đạo vợ hiền dâu thảo.
- Khi bị chồng nghi oan:
Cố gắng phân trần, bày tỏ tấm lòng thủy chung, trong trắng để chồng hiểu rõ tấm lòng mình; bày
tỏ nỗi đau đớn, thất vọng khi bị đối xử bất công; thở than trong tuyệt vọng, bế tắc mong được trời đất
thấu hiểu tấm lòng trinh bạch rồi gieo mình xuống sông tự vẫn. → Đây la hành động quyết liệt cuối
cùng để bảo toàn danh dự, có nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng cũng có sự chỉ đạo của lí trí, hoàn toàn
không phải hành động bột phát trong cơn nóng giận
=>Qua 4 tình huống trên có thể khẳng định: Vũ Nương – người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền
thục, đức hạnh lại đảm đang, tháo vát, rất mực hiếu thảo, thủy chung son sắt, hết lòng vun đắp
hạnh phúc gia đình nhưng số phận hẩm hiu, bất hạnh, cuộc đời bế tắc, nạn nhân của chế độ phong
kiến phụ quyền.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

b. Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương


- Cuộc hôn nhân không bình đẳng đã tạo cái thế cho Trương Sinh, người chồng, người đàn ông
trong chế độ gia trưởng phong kiến.
- Tính cách đa nghi đối với vợ cùng với tâm trạng nặng nề, không vui khi trở về nhà.
- Tính huống bất ngờ: lời nói của đứa con thơ dại.
- Cách xử sự hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh.
- Xã hội phong kiến đầy rẫy chiến tranh, lễ giáo khắc nghiệt và cả sự thủy chung, thanh sạch của
Vũ Nương.
2. Nhân vật Trương Sinh
Không chỉ thành công ở nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh cũng được nhà văn xây dựng với
những tình tiết độc đáo về đặc điểm tính cách: đa nghi, hồ đồ, cố chấp, độc đoán, vũ phu, thô bạo.
→ Trương Sinh là hiện thân của chế độ phong kiến nam quyền bất công phi lí.
3. Ý nghĩa của hình ảnh “cái ong”
- Với Vũ Nương: “cái ong” là cách để dỗ dành con, cho khuây nỗi nhớ thương chồng và là tình
yêu quấn quýt, bền chặt dành cho chồng.
- Với bé Đản: “cái bóng”là người đàn ông kì lạ, bí ẩn hay về trong đêm tối.
- Với Trương Sinh:
+ Lần 1: “cái ong”là bằng chứng không thể chối cãi về sự hư hỏng của vợ.
+ Lần 2: “cái ong”giúp chàng thấy nhận ra nỗi oan của vợ và để lại nỗi ân hận muộn màng trong
lòng mình .
=> Là đầu mối, là điểm nút thắt – mở của tấn bi kịch.
4. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm
- Các tình tiết được sắp xếp theo trình tự hợp lí cả thời gian và tâm lí nhân vật nhằm bồi đắp, tô
đậm làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và sinh động.
- Nhiều lời thoại là lời tự bạch của nhân vật, góp phần vào việc khắc họa diễn biến tâm lí và tính
cách.
- Kết thúc vừa có hậu vừa tăng thêm tính bi kịch.
- Kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, đan xen hiện thực và yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện
lung linh mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, tăng độ tin cậy khiến người đọc không cảm thấy ngỡ
ngàng.
5. Ý nghĩa những yếu tố kì ảo

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương, tạo một kết thúc có hậu.
- Thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời.
- Tăng thêm kịch tính của truyện.
6. Giá trị hiện thực và nhân đạo
* Giá trị hiện thực:
- Đề cập tới số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam với những biểu hiện bất công, vô lí:

* Giá trị nhân đạo:


- Ngợi ca, yêu mến, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ.
- Đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu.
---------------------
Bài 2: Văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
Trích “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ.
I. Khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Phạm Đình Hổ (1768-1839), quê Hải Dương, là một nho sĩ sống vào thời buổi đất nước loạn
lạc nên có tư tưởng muốn ẩn cư sáng tác văn chương.
- “Vũ trung tùy bút” (Tùy bút viết trong những ngày mưa)được viết vào đầu thế kỷ XI X gồm
88 mẩu chuyện nhỏ.“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong số những chuyệnvề cuộc sống và
sinh hoạt ở phủ chúa thời Thịnh vương - Trịnh Sâm (1742-1782).
II. Giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh
- Xây dựng đình đài, cung điện liên miên.
- Tổ chức những cuộc dạo chơi quy mô, bày nhiều trò giải trí lố lăng.
- Thu lấy những của ngon vật quí trong thiên hạ về tô điểm nơi phủ chúa để thỏa mãn thú chơi
trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch ....
→ Bậc tôn quý chạy theo những sở thích riêng của mìnhthì hậu quả khôngcòn là chuyện cá nhân.
2. Hình ảnh bọn hoạn quan - đám sâu mọt của đất nước.
- Thủ đoạn dã man, vô nhân tính.
- Hành động “vừa ăn cướp vừa la làng”
+ Với chúa: vờ vịt, xu nịnh.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Với dân: vơ vét, đe dọa, vu oan giá họa.


3. Thái độ của tác giả:
Thái độ bất bình, phê phán được gởi gắm một cách kín đáo qua các chi tiết tiêu biểu, giàu ý
nghĩa, qua cách miêu tả khách quan, chân thực mà sinh động:
- “Mỗi khi đêm thanh vắng ... kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” - triệu bất tường – điểm gỡ,
dự báo sự đổ vỡ, suy vong tất yếu của một vương triều chỉ chuyên chú chuyện ăn chơi hưởng lạc.
- “Nhà ta ở phường Hà Khẩu ... cũng vì cơ ấy” – chi tiết đắt giá nhằm làm tăng sức thuyết phục
cho những chi tiết chân thực mà tác giả nói đến ở trên, đồng thời cũng làm cho cách viết thêm phong
phú và sinh động.
------------------------
Bài 3: “Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi thư mười bốn)
(Ngô gia văn phái).
I. Khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Tập thể tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì – Hà Tây.
- Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí (7 hồi đầu), Ngô Thì Du (7 hồi tiếp theo), 3 hồi do tác giả khác
viết vào đầu thời Nguyễn.
- Nhan đề: Ghi chép về việc vua Lê thu đất nước về một mối.
- Nội dung chính: Tình hình Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII, từ khi chúa Trịnh Sâm
chết (1782) đến đầu thế kỉ XIX khi Nguyễn Anh đánh bại nhà Tây Sơn (1802).
- Nội dung Hồi thứ mười bốn: Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác
giả Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua
chiến công thần tốc đại phá quân Thanh; đồng thời cho thấy sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và
số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
II. Giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
1. Hình tượng người anh hung dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ
- Mạnh mẽ và quyết đoán trong mọi tình huống.
- Trí tuệ nhanh nhạy, sáng suốt hơn người, nhạy bén trước thời cuộc.
- Ý chí quyết chiến quyết thắng, có tầm nhìn xa trông rộng, khao khát hòa bình.
- Tài điều binh khiển tướng như thần.
- Oai phong, lẫm liệt trước kẻ thù.
=> Vị anh hùng dân tộc quả cảm, tài trí, giàu lòng nhân ái; vị dũng tướng bách chiến bách
thắng; bậc thiên tài quân sự, là linh hồn của nghĩa quân Tây Sơn, của chiến thắng vĩ đại .
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

2.Sự thảm bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của bè lũ bán hước hại dân vua tôi
Lê Chiêu Thống:
- Quân Thanh: tướng bất tài, quân vô dụng, tham sống sợ chết (từ chỗ kiêu căng tự mãn, chủ
quan lúc vào thành đến “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”; “ai nấy
đều rung rời sợ hãi”; rồi “bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”...)
- Vua tôi Lê Chiêu Thống: chỉ biết chầu chực, cầu cạnh, luồn cúi, dựa vào thế lực của quân
Thanh; chạy bán sống bán chết trốn Tàu.
→Nhục nhã, hèn hạ.
3. Những thành công về mặt nghệ thuật
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc họa nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động, gây ấn tượng mạnh.
- Nguồn cảm hứng hiện thực (tôn trọng sự thật lịch sử và ý thức dân tộc) chi phối ngòi bút của
nhóm tác giả Ngô gia văn phái giúp cho giọng điệu kể phù hợp trong việc thể hiện thái độ của tác giả
với từng đối tượng :
+ Nhịp điệu mạnh, nhanh, hối hả ẩn chứa sự hả hê, sung sướng trước chiến thắng oanh liệt của
vua Quang Trung và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
+ Nhịp điệu có phần chậm hơn, không giấu giếm được sự ngậm ngùi, xót xa, thương cảm khi
miêu tả tỉ mỉ cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống (vì họ vốn là những cựu thần của nhà Lê nên
không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng tôn thờ).
------------------------

Bài 4: “Truyện Kiều” – Nguyễn Du.

I. Tác giả Nguyễn Du:


1.Cuộc đời:
- Nguyễn Du - một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, sinh 1765, tự Tố Như,
hiệu Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Xuất thân trong một gia đình đại quí tộc có nhiều người đỗ cao, làm quan to và có truyền thống
về văn học.
- Ông sống trong thời đại đất nước có nhiều biến động dữ dội nên cuộc đời nếm trải đủ mùi đau
đớn, truân chuyên.
- Từng sống phiêu dạt nhiều năm trên đất Bắc (1786 – 1796 ) “mười năm gió bụi sống lưu lạc ở
đất Bắc”.
+ 1796 – 1802 về quê ở ẩn (quê nội Hà Tĩnh)
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ 1802 ra làm quan cho nhà Nguyễn.


+ 1813 – 1814 được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.
+ 1820 được cử đi sứ sang Trung Quốc lần 2 nhưng chưa đi thì mất.
- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung
Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyến Du một vốn sống phong phú và
niềm thông cảm sâu sắc với nỗi đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà
nhân đạo chủ nghĩa lớn.
2. Sự nghiệp văn học:
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Chữ Hán gồm 3 tập với 243 bài: Thanh Hiên thi tập; Nam trung tạp ngâm; Bắc hành tạp lục.
- Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn. Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Truyện Kiều.
II. Tác phẩm Truyện Kiều:
“Truyện Kiều” là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt
Nam. Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên
phần sáng tạo của ông là hết sức lớn. Chính điều này làm nên giá trị của kiệt tác “Truyện Kiều”.
1. Nguồn gốc:
- Dựa vào tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
- Tên gọi khác: Đoạn trường tân thanh
- “ Truyện Kiều” - sáng tạo của Nguyễn Du:
+ Hình thức : là tác phẩm thi ca nổi tiếng và giàu tính nghệ thuật.
+ Nội dung : là tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân đạo và phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
2. Kết cấu tác phẩm: gồm 3 phần với 3254 câu thơ lục bát
- Gặp gỡ và đính ước.
- Gia biến và lưu lạc.
- Đoàn tụ.
Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện,
sống trong cảnh “Êm đềm trướng rũ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan.
Trong buổi du xuân nhân tiết thanh minh, Thúy Kiều gặp chàng Kim Trọng “Phong tư tài mạo tót vời”.
Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thúy Kiều. Nhân trả chiếc
thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả
nghĩa cho Kim Trọng con nàng thì bán mình chuộc cha. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh,
Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào
phóng, cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông,
đầy đọa. Thúy Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa phận. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà
– kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Ở đây, Thúy Kiều gặp Từ Hải, một
anh hùng “Đội trời đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc
trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả
cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác
Duyên cứu và lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa phật.
Phần thứ ba: Đoàn tụ
Sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị
tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thúy Vân nhưng
Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thúy
Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người,
Thúy Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên
bạn bầy”.
3. Giá trị của Truyện Kiều:
a. Giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực: Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng
lớp thống trị và số phận của những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.

* Giá trị nhân đạo:


- Bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người.
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người và quyền làm
người của họ.
- Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng
chân chính.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ “ Truyện Kiều” đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật, không chỉ có chức năng
biểu đạt (phán ánh tinh tế, chính xác), biểu cảm (thể hiện cảm xúc) mà còn mang chức năng thẩm mỹ
(giàu và đẹp).
- Nghệ thuật tự sự phát triển vượt bậc.
+ Ngôn ngữ kể chuyện đa dạng: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp(lời
tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu của nhân vật).

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật tài tình : nhân vật xuất hiện với cả
con người hành động(dáng vẻ) và con người cảm nghĩ (nội tâm).
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng : tả thực sinh đông, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
- Thể thơ Nôm lục bát .
--------------------------------------------------------------
III. Các đoạn trích tiêu biểu.
Văn bản : CHI EM THUY KIỀU
1. Khái quát về đoạn trích:
- Vị trí : thuộc phần đầu của truyện, phần “Gặp gỡ và đính ước” (15 – 38).
- Nội dung chính : giới thiệu tài sắc hai chị em Kiều, đặc biệt là Thúy Kiều.
2. Kết cấu :
- Giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều (4 câu đầu)
- Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân (4 câu tiếp theo)
- Vẻ đẹp Thuý Kiều (12 câu tiếp)
- Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em (4 câu cuối)
→ Kết cấu thể hiện dụng ý của tác giả trong việc sắp xếp trình tự miêu tả nhân vật. Chân dung
Thúy Vân được miêu tả trước để tạo nền, làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều. Đây là thủ pháp nghệ thuật
đòn bẩy. Nhà thơ chỉ dành 4 câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành 12 câu để cực tả vẻ đẹp của Thúy
Kiều, Vân chủ yếu là ngoại hình còn Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.
3. Kiến thức cơ bản của đoạn trích
a. Giới thiệu khái quát về hai chị em Kiều
Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để gợi tả sự duyên dáng, thanh tao,
trong trắng đến hoàn mĩ của hai chị em Thúy Kiều.
- Hai ả tố nga : họ Vương có hai cô con gái đẹp.
- Mai cốt cách: vóc dáng thanh tú, mảnh dẻ như cành mai.
- Tuyết tinh thần: tinh thần trắng trong, thanh sạch, thuần khiết như tuyết.
- mười phân vẹn mười : mỗi người có một vẻ đẹp riêng nhưng đều toàn vẹn, hoàn hảo, lý tưởng.
b. Chân dung Thuý Vân:
Vẫn bằng bút pháp ước lệ tương trưng, miêu tả theo hướng liệt kê từ khái quát đến cụ thể hóa vẻ
đẹp :
- “trang trọng”: khái quát vẻ cao sang, quý phái, tập trung vào khuôn mặt.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- “khuôn trăng đầy đặn”: gương mặt đầy đặn, tròn trịa, tươi sáng, phúc hậu như vầng trăng.
- “nét ngài nở nang”:đôi mày uốn cong sắc nét.
- “hoa cười”: miệng cười tươi thắm như hoa.
- “ngọc thốt đoan trang”: giọng nói trong trẻo, thanh thoát thốt ra từ hàm răng ngà ngọc trong và
đẹp.
- “mây thua nước tóc” : mái tóc đen mượt, bồng bềnh, óng ả nhẹ hơn mây.
- “tuyết nhường màu da” : làn da trắng trẻo, mịn màng hơn cả tuyết.
=>Thuý Vân với vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu mà cao sáng, quý phái, một vẻ đẹp hòa hợp, êm
đềm khiến tạo hóa, thiên nhiên cũng phải nể vì, cảm mến “mây - thua, tuyết – nhường” sẽ hứa hẹn
một cuộc đờibình lặng, suôn sẻ, hạnh phúc viên mãn (chân dung mang tính cách, số phận).
c. Bức chân dung của Thuý Kiều:
- Khái quát về đặc điểm nhân vật Kiều tác giả nhấn mạnh sự “sắc sảo” về trí tuệ và “mặn mà” về
tâm hồn
- Vẻ đẹp tinh anh, hoàn mĩ tập trung ở đôi mắt:
+ Làn thu thủy : ánh mắt sống động, trong sáng, long lanh, sâu thẳm, linh hoạt như làn nước mùa
thu.
+ Nét xuân sơn : đôi lông mày thanh tú, sắc nét, rạng rỡ, đầy sức sống như dáng núi mùa xuân.
- Tài năng, trí tuệ đều đạt mức toàn vẹn, điêu luyện, tuyệt đỉnh, lý tưởng (phần hơn, vốn sẵn,
pha, đủ, làu, ăn đứt) đủ cả : cầm, kì, thi, họa (dạo đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh), …
- Tầm hồn, tình cảm “mặn mà” : nồng nàn, đắm say, đa sâu đa cảm, không nhạt nhẽo vô tâm
( biểu hiện qua cung đàn “Bạc mệnh” mà nàng sáng tác”
=> Vẻ đẹp của Kiều là sư kết hợp cả sắc, tài và tình, hợp lực này tạo nên một ảnh hưởng vô
song làm “nghiêng nước nghiêng thành” , khiến “hoa ghen, liễu hờn”. Sắc tài toàn vẹn, hiếm hoi vượt
trên thiên hạ khiến thiên nhiên, tạo hóa hờn ghen, đố kị dự cảm một cuộc đời đầy sóng gió phũ
phàng, đầy khổ đau bất hạnh (chân dung mang tính cách, số phận.
d. Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du
- Trân trọng, đề cao vẻ đẹp, tài năng của con người với ngòi bút ngưỡng mộ, ca ngợi.
- Dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
-------------------------
Văn bản : CANH NGÀY XUÂN
1. Khái quát về đoạn trích:
Thuộc phần đầu của Truyện Kiều, liền kề đoạn “Chị em Thúy Kiều” (39-56), tả cảnh ngày xuân

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

trong tiết thanh minh, và cảnh du xuân của chị em Kiều.


2. Kiến thức cơ bản của đoạn trích
a. Bức tranh thiên nhiên ngày xuân ở 4 câu đầu)
Thiên nhiên mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa của tình là :
- Những cánh chim én rộn ràng chao liệng như thoi đưa giữa bầu xuân trong sáng.
- Thảm cỏ non xanh mượt, trải rộng tới tận chân trời.
- Trên nền màu xanh non ấy, điểm xuyết một vài bông lê trắng.
- “trắng điểm” : điểm - cảnh vật sinh động, có hồn ; trắng - cành lê như đang bừng lên sắc trắng.
→ Một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, mới mẻ, tinh khôi, tràn đầy sức sống, vừa trong trẻo
khoáng đạt vừa nhẹ nhàng tinh khiết, màu sắc hài hòa đến mức tuyệt diệu.
Hình ảnh chọn lọc, từ ngữ tinh tế, sống động, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình, đằng sau bức
tranh ngày xuân là : cảm giác bùi ngùi, tiếc nuối con người vì mùa xuân sắp hết, khí trời sắp đổi.
b. Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh (8 câu tt)
* Trong ngày thanh minh có hai hoạt động diễn ra cùng lúc :
- Lễ tảo mộ: đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân.
- Hội đạp thanh: đi chơi xuân ở chốn đồng quê.
* Không khí lễ hội thật tưng bừng, rộn rã :
+ Yến anh- gần xa, nô nức
+ Chị em – sắm sửa, bộ hành
+ Tài tử, giai nhân – dập dìu
+ Ngựa xe – xuôi ngược, đông đúc, vôn nhộn
→ Hàng loạt các từ hai âm tiết cả từ láy, từ ghép, danh từ, động từ, tính từ, các hình thức ẩn
dụ, so sánh cùng xuất hiện càng làmf nổi bật tâm trang của người đi hội.
* Thông qua buổi du xuân của chi em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã làm sống dậy những nét đẹp
văn hóa xa xưa, đồng thời bày tỏ sự yêu quý, trân trọng, đề cao giá trị của truyền thống tốt đẹp đó.
c. Cảnh Chị em Thuý Kiều du xuân trở về (6 câu cuối)
- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng nhưng không
khí tẻ nhạt dần, vắng lặng hơn (chiều tà nắng nhạt, cảnh vật nhỏ bé, đơn côi).
- tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao: gợi niềm lưu luyến, cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về
một ngày xuân đang qua.
- “ nao nao”: linh cảm mơ hồ như báo trước một điều gì sắp đến.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

----------------------
Văn bản : KIỀU Ơ LÂU NGƯNG BICH

1. Khái quát về đoạn trích:


- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc); Sau khi gia
đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai họa. Đoạn trích
thể hiện tâm trạng nhớ thương, buồn tủi, cô đơn của Kiều…
- Tâm trạng buồn đau, lo hãi của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích sau những cơn
sóng gió dập vùi.
2. Kiến thức cơ bản của đoạn trích
a.(6 câu thơ đầu) Khung cảnh thiên nhiên và cảnh ngộ đáng thương của Thúy Kiều:
- Cảnh thiên nhiên hiện ra:
+ (vẻ non xa) dãy núi mờ xa, (tấm trăng gần) mảnh trăng như gần lại
+ Bốn bề bát ngát những cồn cát vàng đìu hiu, vắng lắng và bụi hồng lan tỏa mù mịt khắp các
nẻo đường .
→ Không gian mênh mông, hoang vắng đến chơi vơi, rợn ngợp ; khung cảnh nhạt nhòa vừa
như thực vừa như mơ.
+ “mây sớm đêm khuya”: thời gian dài dặc, quanh quẩn, tuần hoàn kép kín.
- Tâm trạng Kiều :
+ “Bẽ oin” : tủi thẹn cho chính mình.
+ “nửa tình nửa cảnh” : tấm lòng phân đôi, ngổn ngang trăm mối.
=>Kiều cô đơn, lẻ loi đến tội nghệp, không gian rợn ngợp và thời gian khép kín đã giam hãm
một thân phận trơ trọi giữa mênh mông trời nước, không một oin người, bị cách li tuyệt đối, ngày
cũng như đêm chỉ biết “thui thủi quê người một thân”.
b. (8 câu thơ tt) Nỗi niềm thương nhớ của Thúy Kiều.
trong cảnh ngộ hiện tại, nàng đã nhớ tới người yêu và cha mẹ
*. Nhớ người yêu Kim Trọng
- “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”: Nhớ buổi thề nguyền hẹn ước dưới đêm trăng.
- “…rày trông mai chờ” : Tưởng tượng cảnh Kim Trọng đang ngày đêm đau đáu, giữ vững niềm
tin chờ mong nàng trong vô vọng.
- “Tấm son…cho phai”

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Tấm lòng thương nhớ của Kiều đối với Kim Trọng không bao giờ nguôi quên.
+ Tấm lòng son trong trắng của nàng đã bị dập vùi, hoen ố biết bao giờ gột rửa được.
+ Làm sao cho tấm lòng thủy chung son sắt của chàng Kim đối với nàng phai nhạt đi, đừng đinh
ninh đợi chờ mà nàng thêm một lần mang tội.
*. Nhớ cha mẹ
- Nàng hình dung cảnh cha mẹ tựa cửa ngóng tin con trong mỏi mòn vô vọng khi sáng sớm, lúc
chiều hôm.
- Xót xa cho mẹ cha tuổi già sức yếu lại thiếu vắng sự đỡ đần, chăm sóc, phụng dưỡng của nàng.
=> Đoạn thơ sử dụng thành công ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã làm nổi phẩm chất cao đẹp
của Thúy Kiều :Trong cảnh ngộ ở khi ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều là người đáng thương nhất nhưng
nàng đã quên cảnh ngộ bản thân, không xót mình mà chỉ thương cho người yêu, cha mẹ. Quả là một
người tình thủy chung, người con hiếu thảo, một tấm lòng vị tha đáng trọng của người phụ nữ.
=> Đoạn thơ còn thể hiện sự tinh tế Nguyễn Du Điều trong cách biểu hiện tình cảm( nỗi nhớ
của Kiều):
- Nguyễn Du rất khéo léo khi để Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau. Bởi trước hết nó
phù hợp với quy luật tâm lí, đặc biệt là tâm lí tuổi trẻ, tâm lí của những kẻ đang yêu, hơn nữa Kim
Trọng là mối tình đầu của Kiều đó là một lẽ. Lẽ khác, trong cơn gia biến, Kiều đã hi sinh chữ tình vì chữ
hiếu . Dẫu sao với cha mẹ, Kiều đã đền đáp được phần nào ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục. Còn với
chàng Kim nàng vẫn khôn nguôi day dứt nghĩ mình có lỗi.
- Nguyễn Du cũng rất tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh để biểu đạt nỗi nhớ:

+ Nhớ Kim Trọng, oin chữ “tưởng” – nỗi nhớ thương không lúc nào nguôi với bao hình dung,
tưởng tượng qua hình ảnh ẩn dụ (người dưới nguyệt chén đồng, tin sương luống những rày trông mai
chờ, tấm son gột rửa bao giờ cho phai)hình ảnh nào cũng gợi nhắc kỷ niệm lứa đôi càng tô đậm nỗi đau
của con người ý thức về nhân phẩm.
+ Nhớ cha mẹ, oin chữ “xót” – nỗi nhớ thương quặn lòng của một đứa con hiếu thảo cùng với
thành ngữ, điển tích điển cố (quạt nồng ấp lạnh, sân Lai, gốc Tử)để diễn tả nỗi lòng lo lắng, xót xa vì
chưa tròn đạo hiếu.
c.(8 câu thơcuối) Tâm trạng buồn đau, lo hãi của Kiều
Cảnh vật ở đây vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh vừa là tâm cảnh, mỗi cặp câu là một nét vẽ,
một hình ảnh mang nỗi niềm của Kiều :
- cánh buồm chiều thấp thoáng : gợi nỗi buồn lẻ loi, chia li cách biệt.
- ngọn nước mới sa, hoa trôi man mác : cuộc đời vẩn đục, mịt mờ, đen tối ; thân phận nổi trôi,
lênh đênh, vô định.
- ngọn cỏ rầu rầu, một màu xanh xanh : tương lai vô vọng, cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt, lụi tàn,
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

kiệt tận.
- Gió cuốn mặt duềnh và ầm ầm tiếng oin : cảnh tượng hãi oin như báo trước oing bão của
số phận sẽ nỗi lên, ập đến và vùi dập cuộc đời.
- Điệp ngữ “Buồn trông” – buồn mà nhìn vào cõi xa xăm, buồn mà trông ngóng cái gì đó sẽ đến
làm thay đổi hiện tai: điệp khúc chủ đạo của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng Thuý Kiều .
→ Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc (kết hợp tăng cấp, câu hỏi tu từ, hệ thống từ láy giàu chất
tạo hình)tạo nên âm hưởng trầm buồn cho cả đoạn thơ góp phần diễn tả:
=>Nỗi buồn chất chứa tầng tầng lớp lớp càng lúc càng dâng ngập trong lòng Kiều ; nỗi cô
đơn, bế tắc, tuỵêt vọng kéo dài vô tận, tất cả từ trong lòng người túa ra, lan tỏa và xâm chiếm cả
không gian.
---------------------------

Bài 5: “TRUYÊN LUC VÂN TIÊN” – Nguyễn Đình Chiểu.

I. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu:


- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888),là thơ lớn của dân tộc với nhiều trang thơ bất hủ, sinh ra và lớn lên
ở Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta thế kỉ XIX.
- Cuộc đời nếm trải nhiều đau khổ (tuổi thơ lận đận, cha bị cách chức, năm 1849 trên đường đi thi nghe
tin mẹ mất, ông quay về chịu tang trên đường về bị mù hai mắt, lúc 26 tuổi, đường công danh nghẽn lối,
đường tình duyên trắc trở, về quê nhà lại gặp buổi loạn ly).

- Sống cuộc đời thanh bạch, Khi Pháp xâm lược Nam Bộ, ông đứng về phía nhân dân chống
Pháp quyết liệt.
- Là nhà thơ giàu lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, nghị lực sống phi
thường và có nhiều cống hiến lớn lao cho đời.
- Quan điểm sáng tác:
+ Truyền bá đạo lí làm người
+ Cổ vũ lòng yêu nước.
- Ông đã để lại cho đời nhiều tập thơ, bài thơ, văn tế có giá trị, tiêu biểu là Lục Vân Tiên.
II. Truyện Lục Vân Tiên
1. Hoàn cảnh sáng tác :
- Là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Chiểu, được lưu truyền rộng rãi trong
nhân dân.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
2. Thể loại: Truyện thơ Nôm lục bát.
3. Mục đích:
- Mục đích: truyền dạy đạo lý làm người:
4. Giá trị nội dung
- Đề cao cái thiện, đạo đức làm người, đề cao tấm lòng vị nghĩa của con người.
- Phán ánh xã hội bất công, lên án cái ác.
-----------------------------
Văn bản : “LUC VÂN TIÊN CƯU KIỀU NGUYÊT NGA ”
Cảm nhận được vẻ đẹp nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga: Lục Vân Tiên tài ba, dung
cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
1. Nhân vật Lục Vân Tiên:
* Khi đối mặt với bọn cướp (14 câu)
- Một mình, không có vũ khí mà vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đối mặt với cả bọn cướp hung dữ,
vũ khí đầy người.
- Động cơ đánh cướp: cứu người lương thiện.
- Hình ảnh chàng khi đánh cướp được miêu tả thật đẹp, vẻ đẹp của một dũng tướng thời xưa.
→ Bằng biện pháp đối lập, so sánh, tác giả làm nổi bật tính cách anh hùng, bày tỏ lòng ngưỡng
mộ tài năng và tấm lòng vị nghĩa, chẳng ngại hiểm nguy luôn đứng về phía kẻ yếu và bênh vực kẻ yếu
của Lục Vân Tiên.
*. Khi tiếp xúc với Kiều Nguyệt Nga:
- Ân cần hỏi han, an ủi người bị nạn.
- Động lòng trước hoàn cảnh éo le.
- Giữ gìn lễ giáo.
- Khước từ mọi sự đền đáp, xem việc nghĩa là bổn phận, trách nhiệm, là một lẽ tự nhiên.
→ Cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệ.
=> Với những nét tính cách đó, Lục Vân Tiên là hình tượng đẹp,mẫu hình lí tưởng về bậc anh
hùng hảo hán, hào hiệp vô tư,vì nghĩa quên thân, trọng nghĩa khinh tài, đại diện cho cái thiện và
công bằng xã hội mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
- Một tiểu thư khuê các xinh đẹp, thùy mị, nết na, có học thức : xưng hô khiêm nhường, nói năng

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

văn vẻ, dịu dàng, mực thước ; trình bày sự việc rõ ràng, khúc chiết thể hiện chân thành niềm cảm kích
và sự xúc động của mình.
- Là người trọng ân nghĩa.
- Một người con hiếu thảo.
→ Tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga luôn đẹp đẽ trong tình cảm yêu mến của nhân dân.
3. Ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói thông thường và mang màu sắc địa
phương Nam Bộ, phù hợp với ngôn ngữ kể chuyện, rất tự nhiên và dễ đi vào quần chúng.
- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết.
-----------------------

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Phương pháp dạy học, dạng bài, cách thức làm bài

1. Phương pháp dạy học truyện trung đại:


- Tìm hiểu kĩ về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
Đặc biệt chú ý đến hoàn cảnh lịch sử xã hội để thấy được hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Các
tác phẩm văn học trung đại được sáng tạo và lưu truyền trong hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. Hiện
thực xã hội, những tinh hoa của đời sống văn hóa, tinh thần đã in đậm dấu ấn trong tác phẩm…Vì vậy
nếu không đặt tác phẩm trong mối ien hệ với hoàn cảnh lịch sử, bản thân tác giả thì khó có thể thấu
hiểu, lí giải chính xác, thấu đáo những vấn đề trong tác phẩm.
- Chú ý đến đặc trưng thể loại:
Thể loại văn học trung đại đa dạng, phong phú, sử dụng phương thức biểu đạt nhất định…Vì vậy
khi phân tích tác phẩm cần chú ý đặc trưng của từng thể loại.
- Khai thác đặc trưng về ngôn từ, hình ảnh: ngôn từ, hình ảnh góp phần quan trọng trong việc thể hiện
nội dung tư tưởng, tạo nên sự thành công của tác phẩm nên cần chú ý tìm hiểu những nét đặc sắc về
hình ảnh, ngôn từ.
- Kết hợp sử dụng phương pháp giảng bình.
- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại: đọc diễn cảm, gợi mở, so
sánh, phân tích, giảng bình, tích hợp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…
- Tăng cường thực hành luyện tập.
2. Các dạng bài tập:
- Bài tập đọc hiểu, bài tập vận dụng: tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, nét nghệ thuật đặc sắc, lời
thoại nhân vật…Viết đoạn văn nêu nhận xét của em về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn
trích “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều”;Vì sao trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” tác giả tả
Thúy Vân trước tả Thúy Kiều? Cách tả Thúy Kiều khác cách tả Thúy Vân như thế nào?Trình bày giá trị
nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương”; Em hãy phân tích nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên
của Nguyễn Du qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân”….
- Nghị luận văn học:
+ Dạng bài tập vận dụng: Phân tích giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm; phân tích nhân vật
trong tác phẩm, phân tích đoạn trích, phân tích bút pháp tả cảnh, bút pháp tả tình…Phân tích nhân vật
Lục Vân Tiên trong đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu; Phân tích diễn
biến tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”…
+ Dạng bài tập nâng cao: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn
Du.Có ý kiến cho rằng: “Cảnh vật và tâm trạng trong thơ Nguyễn Du bao giờ cũng vận động chứ không
tĩnh tại”. Qua hai đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều,
Nguyễn Du), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên….
3. Cách thức làm bài:
- Đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu; xác định đúng kiểu bài, phạm vi kiến thức mà đề bài yêu cầu.
- Lần lượt thực hiện các yêu cầu, tránh bỏ sót.
- Trình bày đúng yêu cầu về hình thức (viết đoạn văn hay bài văn).
- Đối với kiểu bài nghị luận văn học (về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích), bài viết cần đủ theo bố cục 3
phần:
+ Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
+ Thân bài:
Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng
các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
+ Kết bài:
Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Lưu ý: Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của
người viết về tác phẩm.
----------------------------
BÀI TÂP VÂN DUNG

1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới ?
“ Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi
trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy
sông lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng
trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”
a/ Phần văn bản trích từ câu chuyện nào ? Tác giả là ai ?
b/ Xác định các từ láy có trong đoạn văn ?
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

c/ Nêu ý nghĩa lời thoại của nhân vật ?


Trả lời:
a/ Phần văn bản được trích từ “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
b/ Từ láy : rực rỡ, loang loáng.
c/ Lời thoại của nhân vật Vũ Nương có ý nghĩa:
- Thêm một lần nữa khẳng định sự chung thủy, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật.
- Tăng thêm bi kịch của nàng: muốn trở về trần gian mà không sao về được, thà ở lại cõi chết còn hơn
sống trên cõi đời đầy oan trái khổ đau mà không sao gỡ được. Giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của câu
chuyện được tăng lên là ở chỗ đó.

2. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(Ngữ Văn 9 tập 1, NXB Giáo dục)
a/ Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó ?
b/ Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều tới Kim Trọng Nguyễn Du đã sử dụng từ “tưởng”,
còn khi nói đến nỗi nhớ của Thúy Kiều dành cho cha mẹ tác gỉa lại sử dụng từ “xót”. Hãy phân tích
ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ ngữ đó.
Trả lời:
a/ Điển cố: Sân Lai, gốc tử.
Hiệu quả:
- Bộc lộ lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ; ngầm so sánh Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa.
- Khiến lời thơ trở nên trang trọng, phù hợp với việc ca ngợi tình cảm hiếu thảo vốn có của Kiều.
b/ Từ “tưởng” trong câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” nghĩa là nhớ về, hồi tưởng lại, mơ
về. Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ thương Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say,
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào.


Từ “xót” trong câu “Xót người tựa cửa hôm mai” nghĩa là yêu thương thấm thía, xót xa. Từ này bộc lộ
rõ tình yêu thương, lòng hiếu thảo hết mực của nàng với cha mẹ trong hoàn cảnh phải cách xa, li biệt.

3. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. ”
a/ Văn bản trên trích từ tác phẩm nào ? Tác giả là ai ?
b/ Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
c/ Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng từ láy nào ?
d/ Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép điệp từ được sử dụng trong đoạn trích ?
Trả lời:
a/ Văn bản trích từ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
b/ Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
c/ Từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.
d/ Phép điệp từ: Buồn trông
Tác dụng: các câu hỏi và điệp ngữ Buồn trông…Buồn trông…một mặt góp phần tạo nên tính nhạc,
mặt khác diễn tả sự lo âu, khắc khoải, nhớ nhung liên hồi, trùng điệp.

4. Viết đoạn văn nêu nhận xét của em về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị
em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều”:
Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
- Tả chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để
so sánh với vẻ đẹp của con người:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Thúy Vân đoan trang, phúc hậu: hoa cười ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
+ Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà: làn thu thủy, nét xuân sơn, hoa ghen liễu hờn.
- Dùng lối ẩn dụ ví von so sánh nhằm làm bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái mà qua đó nhà thơ muốn
đề cao vẻ đẹp của con người.
- Nghệ thuật phục bút (đòn bẩy), tả Vân trước, Kiều sau cũng là một bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để
nhấn mạnh vào nhân vật trung tâm – Thúy Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều cùng những dự báo
về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này.

5. Vì sao trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” tác giả tả Thúy Vân trước tả Thúy Kiều? Cách tả
Thúy Kiều khác cách tả Thúy Vân như thế nào?
Mục đích của Nguyễn Du là tả Kiều với vẻ đẹp bề ngoài và và vẻ đẹp tâm hồn. Vẻ đẹp của Thúy Vân
và Thúy Kiều đều không thể miêu tả trực tiếp được. Mặt khác, đây là quy tắc “kiệm ngôn”, tác giả tả
Thúy Vân trước bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Trên cơ sở tả Vân rồi tả Kiều để người đọc hình
dung ra vẻ đẹp chung và riêng của mỗi người. Sử dụng nghệ thuật “đòn bầy”.

6. Trình bày giá trị nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương”?
- Xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương qua các chặng đời của nàng: trước khi chồng đi lính, khi
chồng đi lính, khi bị nghi oan.
- Để làm rõ nhân vật Vũ Nương, lúc thì tác giả kể, lúc thì nhân vật khác kể, có lúc để Vũ Nương tự nói
về mình.

- Chuyện có thắt nút, mở nút tự nhiên, bất ngờ (chi tiết cái bóng).
- Sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Chuyện đã xây dựng được hình tượng nghệ thuật có tính khái quát cao như:
+ Trương Sinh: mang đặc điểm của chế độ nam quyền bất công, vùi dập phụ nữ; đa nghi, độc đoán, kém
hiểu biết.
+ Vũ Nương: tiêu biểu cho những người phụ nữ đẹp người, đẹp nết bị xã hội cũ vùi dập.

7. Em hãy phân tích nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du qua đoạn trích “Cảnh ngày
xuân”?
a/ Mở bài:
- Vị trí đoạn trích: Sau đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh
Minh và cảnh du xuân của chị em Kiều.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân, tươi đẹp, trong sáng.
b/ Thân bài:
1. Bốn dòng thơ đầu gợi tả cảnh mùa xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Xuân đã vào tháng ba – tiết thhanh minh, rộn ràng những cánh én trong nắng ấm.
- Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân bằng sự kết hợp tuyệt vời giữa thảm cỏ xanh trải dài tận đến chân
trời. Điểm trên cái nền xanh mênh mông rợn ngợp ấy, là những cánh hoa lê màu trắng thanh nhã.
Tác giả dung từ “điểm” thật phù hợp, tạo nét thanh nhã, đúng với tình cảm trong sáng thanh lịch của
nam thanh nữ tú đang du xuân. Sử dụng bút pháp chấm phá, điểm xuyết của hội họa phương Đông.
- Đó là màu sắc tinh khôi, trắng trẻo, giàu sức sống và gợi cảm, là nét đặc trưng của mùa xuân. Bức
tranh xuân đã làm say lòng người.
2. Tám dòng tiếp theo gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
- Nét văn hóa tảo mộ giàu tính truyền thống, trở thành nét đẹp trong tâm hồn con người.
- Hội Đạp thanh gợi cái nét thanh tao mà gần gũi. Có gì thanh bình bằng dạo chơi trên cánh đồng quê
lúc cỏ non vừa vươn dậy sau những cơn mưa xuân lất phất. Đâu đó thoang thoảng mùi hương trầm
lan tỏa ra từ ngôi mộ hòa quyện vào tâm hồn người du xuân thành niềm thiêng liêng khó tả.
- Đoạn thơ giàu giá trị biểu cảm thể hiện qua các danh từ yến anh, chị em, tài tử, giai nhân,…tất cả
mọi người xa gần đều trong tâm trạng “nô nức” sắm sửa, dập dìu đến phó hội.
- Ngoài các động từ, danh từ được đưa vào thật đắt, Nguyễn Du còn hào phóng thêm các tính từ nô
nức, gần xa và hình ảnh ẩn dụ “nô nức, yến anh” đã góp phần gợi tả, làm nổi bật không khí, khung
cảnh nhộn nhịp ngày xuân và tâm trạng phơi phới của khách chơi xuân. Điểm trên khung cảnh ấy là
những thoi vàng với tro tiền giấy bay càng làm cho khung cảnh có phần sâu lắng. Điều ấy làm nổi
bật nét đẹp văn hóa truyền thống giàu tính nhân văn trong tiết thanh minh.
3. Sáu câu cuối tả cảnh chị em Kiều trở về nhà. Cảnh hiện lên lúc chiều tàn, không còn nhộn nhịp mà
như lặng dần và nhuốm buồn:
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Bước dần theo ngọn tiểu khê,


Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
- Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” biểu đạt sắc thái cảnh vật và tâm trạng con người cũng
“nao nao” như dòng nước.
- Cảm giác vui xuân còn lâng lâng thì tác giả đã điểm vào lòng người một thoáng buồn qua hình ảnh
“Nao nao dòng nước” và ngọn “tiểu khê” có màu thanh lành lạnh như tiên cảm cho một điều chẳng
lành, dự báo một đoạn thiên trường…!?
c/ Kết bài:
- Đoạn thơ có kết cấu hợp lý và ngôn ngữ giàu tính tạo hình; sử dụng những từ láy giàu tính biểu cảm.
- Với mười tám dòng thơ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân thanh nhã với nét chấm phá tuyệt
vời và nhuốm đầy tâm trạng con người với dự cảm về cuộc đời của Kiều.
8. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
a/ Mở bài:
- Giới thiệu “Truyện Kiều”.
- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (vị trí, nội dung đoạn trích): nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu
lạc); Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai
họa. Đoạn trích thể hiện tâm trạng nhớ thương, buồn tủi, cô đơn của Kiều…
b/ Thân bài:
1- Tâm trạng cô đơn, ngổn ngang trăm mối trong cảnh thiên nhiên mênh mông bát ngát.

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,


Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Sáu câu thơ đầu là hoàn cảnh cố đơn, cay đắng, xót xa của Kiều . Cảnh lầu Ngưng Bích rất đẹp
nhưng lại rất tù túng với Kiều. Kiều nào có được tự do. Trước mắt Kiều là một cảnh mênh mông hoang
vắng chỉ có non xa, trăng gần, một không gian bao bọc với cát vàng, cồn nọ, bụi hồng…Cảnh vật luân
chuyển theo quy luật của tạo hóa, không một nét thân mật, một niềm an ủi. Khung cảnh đó đã tác động
đến Kiều. Nàng đau đớn, tủi nhục cho bản thân.
2. Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ da diết được thể hiện qua độc thoại nội tâm:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Nhớ người yêu:


Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
+ Buồn, lo lắng vì người yêu đang chờ tin, đau đớn, xót xa khi nhìn vầng trăng gợi nhớ đêm thề
nguyền đính ước.
+Hình dung Kim Trọng không biết mình đã đi nơi xa đang ngày đêm trông chờ, nhớ mong.
-> Nỗi nhớ chàng Kim được đặt lên trước vì nàng luôn cảm thấy có lỗi, mắc nợ chàng vì đã phụ lời thề
nguyền và mối tình đầu vẫn luôn nhức nhối, cháy bỏng trong tim.
- Nhớ cha mẹ:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
+ Xót xa, hình dung cha mẹ sớm hôm tựa cửa trông tin con.
+ Lo lắng vì không thể phụng dưỡng cho cha mẹ lúc già yếu.
+ Sử dụng thành ngữ, điển cố thể hiện tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
3. Nỗi lòng ngổn ngang, lo sợ cho thân phận mỏng manh của mình:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Kiều nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, quê hương. Và trong hoàn cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích,
nàng còn bất lực trước số phận của mình. Vì thế nàng lại càng buồn. Nỗi buồn cứ thế dâng và lan tỏa
vào thiên nhiên như từng đợt song. Mỗi đợt sóng buồn là một nỗi lo âu tạo thành điệp khúc về những
trạng thái tình cảm khác nhau. Nhìn “cửa bể chiều hôm”, Kiều cảm thấy bơ vơ, thấy những con thuyền
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

gợi cho Kiều những chuyến đi, nàng nhớ về gia đình, quê hương. Nhìn ngọn nước mới sa , Kiều xót xa
cho duyên phận của mình cũng như cánh hoa trôi trên sóng dữ. Nhìn nội cỏ rầu rầu Kiều nghĩ đến cảnh
bi thương và tương lai mờ mịt của mình. Tiếng sóng vỗ cùng những đợt “gió cuốn mặt duềnh” khiến
Kiều vô cùng sợ hãi. Nàng sự cảm về một tương lai khủng khiếp, bất trắc đang chờ đợi nàng.Bức tranh
về tâm trạng của Kiều thật là sống động. Cảnh lầu Ngưng Bích được thể hiện qua tâm trạng của Kiều.
Cảnh được tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động. Các câu hỏi và điệp
ngữ Buồn trông…Buồn trông…một mặt góp phần tạo nên tính nhạc, mặt khác diễn tả sự lo âu, khắc
khoải, nhớ nhung liên hồi, trùng điệp.
3. Kết bài:
- Nguyễn Du đã đặt Kiều vào một cảnh ngộ điển hình để nhân vật bộc lộ tâm trạng đa chiều và sâu sắc.
- Thành công nghệ thuật miêu tả nội tâm: bút pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng độc thoại nội tâm.

9. Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” để thấy được vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều qua nét
bút miêu tả độc đáo của Nguyễn Du.
a/ Mở bài:
Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Khi giới
thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung miêu tả chị em Thúy Vân, Thúy Kiều.
b/ Thân bài:
Bốn dòng thơ đầu: giới thiệu chung về 2 chị em
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
- Cách giới thiệu “hai ả tố nga” vừa ngắn gọn, giản dị nhưng hết sức ấn tượng và đầy đủ.
+ Gia đình họ Vương có hai cô gái đều vô cùng đẹp.
+ Mỗi người đều mang một vẻ đẹp thanh tao, cao quý.
- Tác giả dung hai biểu tượng của thiên nhiên để người đọc hình dung được vẻ đẹp của con người:
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Mai thì thanh cao, tuyết thì trong trắng đến ngời ngợi và ví người
như Hằng Nga. Phong cách học gọi phép tả ấy là ước lệ. Lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực con
người. Hai chị em họ Vương có vẻ đẹp như thế.
Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân: (4 dòng)
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Vân mang một vẻ đẹp “trang trọng khác vời” tạo cho người đọc ấn tượng về vẻ đẹp quý phái.
- Có bao nhiêu cái đẹp trong tạo vật, thiên nhiên được Nguyễn Du mượn để xây nên chân dung Thúy
Vân. Đó là trăng, là tuyết, là mây, là hoa, là ngọc để miêu tả nụ cười, gương mặt, mái tóc, làn da…
tất cả đạt đến độ tuyệt đối của sắc đẹp.
- Vẻ đẹp của Vân đến thiên nhiên cũng ngưỡng mộ khép mình “mây thua – tuyết nhường”. Hai từ
“thua, nhường” dường như thể hiện sự hài lòng, không ghen ghét của hóa công. Điều đó như dự báo,
sắp đặt cho một tương lai yên ổn không có bão tố của cuộc đời.
Mười hai dòng thơ miêu tả Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
- Người ta sẽ nghĩ rằng trên đời này còn ai đẹp hơn Thúy Vân? Vậy mà khi Kiều xuất hiện, đến hoa
kia, liễu nọ cũng phải ghen hờn. Vương Thúy Kiều – tuyệt sắc giai nhân “nghiêng thành, nghiêng
nước”, làm say đắm lòng người yêu văn chương Việt Nam, nhưng cũng xót xa cho một khách tài
hoa vì đời nàng gắn liền với “thiên bạc mệnh”.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
Xem tài bề sắc lại là phần hơn
- Dòng thơ đầu khái quát đặc điểm của nhân vật, dòng thơ sau so sánh Kiều với Vân. Tuy mỗi người
một vẻ nhưng Kiều vẫn “Xem bề tài sắc lại là phần hơn”.
- Tả Kiều, Nguyễn Du không liệt kê nhiều chi tiết như khi tả Thúy Vân mà tập trung nhiều ở đôi mắt
– cửa sổ tâm hồn. Từ chiếc cửa sổ ấy: “Tinh anh phát tiết ra ngoài; Ngàn năm bạc mệnh một đời tài
hoa”. Người ta cứ nhớ hoài đôi mắt như nước mùa thu long lanh, sâu thẳm và lông mày như vẻ tươi
mát, rạng rỡ của núi mùa xuân. Tâm hồn, trí tuệ và tinh anh của Kiều đạt đến mức toàn diện chuẩn
mực của bậc tài hoa theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến. Kiều giỏi cả “cầm, kì, thi, họa” và đặc
biệt là tiếng đàn của Kiều mà qua bốn lần vang lên trong thiên truyện thơ diễm tình này.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Kiều là sự kết hợp giữa tài – sắc – tình – mệnh. Từ bức tranh chân dung ấy, người ta có thể cảm
nhận được kiếp đời chẳng mấy êm đềm của nàng. Vì như Nguyễn Du đã khéo léo mượn hai hình
tượng đẹp nhất của thiên nhiên là hoa và liễu đặt bên đời Thúy Kiều có tình cảm hờn ghen. Tạo hoa
trêu người để đưa Kiều vào những trái ngang, đau khổ.
- Kiếp đời khổ đau của Thúy Kiều cũng chính là nỗi khổ đau chung của người phụ nữ trong thời kỳ
này. Phía sau nỗi đau ấy, ta còn thấy thấp thoáng nỗi lòng của chính nhà thơ - một khách tài hoa đa
truân.
c/ Kết bài:
- Đoạn trích tiêu biểu cho tài năng miêu tả của Nguyễn Du. Bút pháp miêu tả giàu sắc thái cổ điển và
nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn chương Trung đại.
- Tác giả lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người.
- Đoạn thơ giàu chất nhân văn, thể hiện tấm lòng của Nguyễn Du luôn trân trọng, đề cao vẻ đẹp con
người.
10. Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của
Nguyễn Đình Chiểu.
a/ Mở bài:
- Có thể nói, Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ bất hạnh nhất trong các nhà thơ thời Trung đại, nhưng tài
năng, đức độ và tâm hồn của ông sáng ngời như ánh sao băng giữa vòm trời thi ca dân tộc.
- Truyện Lục Vân Tiên có giá trị không chỉ vì nghệ thuật mà còn ở quan niệm làm người tốt:
“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.”
Lục Vân Tiên trong toàn bộ tác phẩm, hay gần gũi hơn, trong đoạn thơ trích Lục Vân Tiên cứu Kiều
Nguyệt Nga là người con trai tiêu biểu theo quan niệm của nhà thơ đất Đồng Nai – Bến Nghé.
b/ Thân bài:
Lục Vân Tiên là nhân vật lí tưởng, hội tụ đầy đủ những tiêu chuẩn của một người anh hùng nghĩa
hiệp, tuổi trẻ, tài cao, đầy lòng khao khát muốn được lập công danh, đem tài năng cứu người, giúp đời.
1. Chủ động hành hiệp trượng nghĩa:

Vân Tiên ghé lại bên đàng,


Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Vân Tiên đối mặt với lũ cướp hung hãn trong một hoàn cảnh bất ngờ, trong tay không có vũ khí, lại
chỉ có một mình. Nhưng vì thương những người dân vô tội, Vân Tiên đã không ngần ngại “ghé lại
bên đàng”, “bẻ cây làm gậy”, xông vào đánh cướp. Một hành động khẩn trương, không chút do dự,
không tính toán thiệt hơn.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

2. Tài cả văn lẫn võ:


Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương
- Nhà thơ mượn hình ảnh tướng trẻ Triệu Vân thời Tam Quốc một mình phá vòng vây quân Tào để
bảo vệ đứa con của chủ soái ở trận Đương Dương – Triệu Tử Long, một nhân vật nổi tiếng trong
truyện Tam Quốc mà người Nam Bộ vốn rất mê.
- Đó là hành động của một người anh hùng nghĩa hiệp, sẵn sàng xả thân cứu người.
- Làm việc nghĩa hiệp không mong được đền ơn “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
3. Ưng xử với phụ nữ đúng chuẩn mực lễ giáo phong kiến:
- Nghe tiếng khóc than, chàng quan tâm hỏi, khi biết rõ tiếng khóc ấy là của người phụ nữ thì chàng
trở nên lúng túng, cư xử ý tứ, khiêm nhường:
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai”.
4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua lời nói, hành động, cử chỉ.
c/Kết bài:
Một nhân vật làm sáng lên quan niệm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu: tuổi trẻ tài cao, trọng nghĩa,
khinh tài.
Một hình ảnh để thanh niên ngày nay tự soi rọi.
Học tập những đức tính tốt của người xưa, rèn luyện theo tinh thần cứu khổ phò nguy theo tư tưởng
mới hành động vì lợi ích chung.

Bài tập nâng cao:

1. Phân tích vai trò của chi tiết “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương”?
- Sáng tạo độc đáo của Nguyễn Dữ trong Chuyện người con gái Nam Xương chính là nghệ thuật thể
hiện hình tượng “cái bóng”. Cái bóng xuất hiện ở những thời điểm quan trọng nhất của tác phẩm làm
cho truyện phát triển hợp lí, tạo nên kịch tính của tác phẩm.
- Cái bóng xuất hiện 2 lần trong tác phẩm. Lần 1: chỉ nín thin thít…mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi
cũng ngồi; lần 2: Đản chỉ bóng trên vách…
+ cái bóng là đầu mối trực tiếp dẫn đến sự nghi ngờ của Trương Sinh buộc Vũ Nương phải tìm đến cái
chết và cũng là đầu mối giải tỏa sự nghi ngờ của Trương Sinh với Vũ Nương.
+ cái bóng: thể hiện tấm lòng của Vũ Nương: cô đơn, khát khao hạnh phúc, tấm lòng chung thủy…

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ cái bóng: thể hiện bi kịch của Vũ Nương: khao khát đoàn tụ mà phải chia li.
- Cái bóng có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng so với sáng tạo nghệ nghệ thuật của Nguyễn Dữ
trong “Chuyện người con gái Nam Xương”.
- Cái bóng là chi tiết nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
+ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn vừa thể hiện số phận mang tính bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến.
+ góp phần thể hiện hai nhân vật khác trong tác phẩm: sự ngộ nhận ngây thơ của con trẻ, sự hồ đồ, độc
đoán của người chồng đa nghi.
=> cái bóng đã thể hiện cô đọng cảm hứng hiện thực và cảm hứng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Dữ
trong “Chuyện người con gái Nam Xương”.
2. Phân tích vai trò của chi tiết, yếu tố kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:
- Yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư
tưởng, chủ đề của tác phẩm và hoàn thiện tính cách nhân vật, thể hiện ước mơ của nhân dân ta về cuộc
sống tốt đẹp hơn.
- Các yếu tố kì ảo:
+ Phan Lang lạc vào động Linh Phi gặp Vũ Nương.
+ Vũ Nương được về dương thế…xuất hiện cùng với các yếu tố thực về địa danh, sự kiện lịch sử làm
cho thế giới kì ảo lung linh xa vời thêm gần với đời sống thực, tăng tính thuyết phục.
- Yếu tố kì ảo đặc sắc nhất: hình ảnh Vũ Nương hiện ra khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng
Giang lung linh huyền ảo với kiệu hoa, võng lọng rực rỡ lúc ẩn lúc hiện rồi mờ nhạt dần thể hiện nhiều
ý nghĩa:
+ Hình ảnh Vũ Nương cuối truyện như một thứ ảo ảnh, chỉ đủ an ủi cho người bạc mệnh khi đã được trả
lại danh dự, phẩm tiết.
+ Xuất hiện rực rỡ rồi biến mất tăng thêm tính chất bi kịch cho số phận nhân vật: tất cả tan đi chỉ còn lại
sự cay đắng đến nao lòng, chồng con đứng đó trong sự trống vắng hối hận. Hạnh phúc thực sự nơi trần
thế đâu dễ làm lại được.
+ Chi tiết này cũng thể hiện nhãn quan tỉnh táo và sâu sắc của nhà văn: hạnh phúc không có trong ảo
ảnh hay ở thế giới bên kia. Hạnh phúc chỉ có thực ở trần gian và con người phải biết giữ gìn vun đắp
mới có được.
3. Phân tích giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương”:
a/ Mở bài:
- Thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận con người trở thành
mối quan tâm của văn chương.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- “Truyền kì mạn lục ” của Nguyễn Dữ thể hiện tư tưởng đó. “Chuyện người con gái Nam Xương” tiêu
biểu cho cảm hứng nhân văn.
b/ Thân bài:
- Ca ngợi vẻ đẹp con người qua vẻ đẹp Vũ Nương – một người phụ nữ bình dân.
+ Xuất thân từ con nhà nghèo, đây là cái nhìn khá đặc biệt trong tư tưởng nhân văn của tác giả.
+ Mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thùy mị, nết na, với chồng rất mực dịu
dàng, đằm thắm, thủy chung; đối với mẹ chồng rất hiếu thảo, hết lòng phụng dưỡng; đối với con rất mực
yêu thương.
+ Khát vọng về hạnh phúc gia đình:
-- Luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình.
-- Khi chồng đi lính không mong chồng lập công để được “ấn phong hầu” mà chỉ mong chồng bình yên
trở về.
-> đại diện cho tiếng nói nhân văn của tác giả.
- Tác giả đau đớn trước bi kịch cuộc đời nàng:
+ Chờ chồng đằng đẵng nhưng khi chồng về thì không được một ngày vui mà sóng gió nổi lên: bị chồng
nghi oan là thất tiết.
+ Nàng hết lời van xin nhưng Trương Sinh vẫn không động lòng, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi.
+ Bị xúc phạm nặng nề dẫn đến cái chết oan khuất: mượn dòng song quê hương để tỏ lòng trong trắng.
-> Con người có đủ phẩm hạnh nhưng không được hưởng hạnh phúc.
- Tác giả giải oan cho Vũ Nương:
+ Mượn yếu tố huyền ảo của thể loại truyền kì: Vũ Nương trở về khi Trương Sinh lập đàn giải oan.
+ Vẫn còn khát khao trần thế.
- Lên án thế lực chà đạp khát vọng chính đáng của con người:
+ Lên án các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
+ Xã hội phong kiến với những hủ tục phi lí, bất công (trọng nam khinh nữ).
+ Thế lực của đồng tiền (Trương Sinh dùng 100 lạng vàng cưới Vũ Nương làm vợ).
c/ Kết bài:
- “Chuyện người con gái Nam Xương ” là một thiên truyền kì giàu tính nhân văn.
- Tác giả thấu hiểu nỗi đau thương của nhân vật và thể hiện một cách sâu sắc.
3. Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của “Truyện Kiều”:
a/ Mở bài:
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm “Truyện Kiều”.
b/Thaân baøi:
Truyện Kiều” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
1- Giá trị hiện thực:
“Truyện Kiều” là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo, là lời tố cáo xã hội phong kiến
chà đạp quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, người phụ nữ.
+ “Truyện Kiều” tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho
đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”, rồi là bọn ma cô, chủ chứa,… đều ích kỉ, tham
lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người.
+ “Truyện Kiều” còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hóa con người. Đồng tiền
làm đảo điên (“Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”), đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xóa
mờ công lí (“Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”).
->hai thế lực này đã xô đẩy cuộc đời Kiều vào số phận bi kịch, đưa nàng lưu lạc với 15 năm gian khổ,
tủi nhục.
2- Giá trị nhân đạo :
+ “Truyện Kiều” là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người.
Thúy Kiều là nhân vật mà Nguyễn Du yêu quý nhất. Khóc Thúy Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nỗi
đau lớn của con người : tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày
đọa…
+ “Truyện Kiều” đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng
chân chính.
- Hình tượng nhân vật Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh đủ đường là nhân vật lí tưởng, tập trung
những vẻ đẹp của con người trong cuộc đời.
- “Truyện Kiều” là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy. Bước chân “Xăm xăm băng lối vườn
khuya một mình” của Kiều đến với Kim Trọng đã phá vỡ những quy tắc thánh hiền về sự cách biệt nam
nữ.
- “Truyện Kiều” là giấc mơ về tự do và công lí. Qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ
anh hùng “đội trời đạp đất” làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán, thực hiện công lí, khinh bỉ những “phường
giá áo túi cơm”.
c/ Kết bài:
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của truyện Kiều.
- Thể hiện tấm lòng, tài năng của nhà văn.
4. Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở “Chuyện

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
a/ Mở bài:
Giới thiệu vấn đề: thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở “Chuyện người
con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
b/ Thân bài:
- Vũ Nương và Thúy Kiều là những người phụ nữ đẹp người, đẹp nết:
+ Vũ Nương: tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, người vợ hiền, dâu thảo, người mẹ hết
lòng yêu thương con…
+ Thúy Kiều: tài sắc vẹn toàn (đủ cả cầm – kì- thi- họa), hiếu thảo (hi sinh bản thân vì gia đình, luôn lo
lắng cho cha mẹ), thủy chung, son sắc (luôn nhớ về Kim Trọng khi lưu lạc nơi xa, cảm thấy có lỗi với
chàng)…
- Vũ Nương và Thúy Kiều đều có số phận bi kịch:
+ Vũ Nương: gia đình hạnh phúc chưa được bao lâu thì chồng phải đi lính, khi chồng về bị nghi oan,
dẫn đến cái chết oan khuất….
+ Thúy Kiều: phải bán mình chuộc cha và em, 15 năm lưu lạc với bao đau đớn, tủi nhục, hạnh phúc tan
vỡ…
- Liên hệ thân phận người phụ nữ trong các tác phẩm khác: trong ca dao, thơ Hồ Xuân Hương…
c/ Kết bài:
Khái quát vấn đề, trình bày suy nghĩ bản thân.
5. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân cái chết của Vũ Nương là do Trương Sinh cả ghen. Lại có ý
kiến khẳng định, đó là do chiến tranh phong kiến… Suy nghĩ của em về nguyên nhân cái chết của
Vũ Nương khi đọc “Chuyện người con gái Nam Xương”.

- Kiểu bài: Nghị luận văn học.


- Yêu cầu: Học sinh phải nắm vững nội dung, giá trị của tác phẩm, vận dụng những hiểu biết đó để lí
giải nguyên nhân cái chết của Vũ Nương một cách thỏa đáng. Trong quá trình bộc lộ suy nghĩ, cách
lí giải của mình phải kết hợp bình luận, đối chiếu với hai cách lí giải đã nêu ở đầu bài.

DÀN Ý:
a/ Mở bài
- Vũ Nương, nhân vật chính trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là một người phụ nữ nhan sắc,
đức hạnh nhưng cuộc đời lại chịu nhiều nỗi oan khiên, ngang trái.
- Xung quanh nguyên nhân cái cái chết của Vũ Nương có khá nhiều ý kiến không thống nhất.
b/ Thân bài

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

1. Tóm lược những sự kiện chính của truyện: phân tích, khái quát những nét chính về nhân vật
Vũ Nương:
Ngoại hình: dung nhan xinh đẹp.
Tính cách, phẩm chất:
- Nết na, thùy mị: nói năng nhỏ nhẹ, giữ gìn khuôn phép, lễ giáo, được mọi người yêu mến,
- Đảm đang tháo vát, hiếu thảo, nhân hậu: một mình nuôi con, thương yêu, phụ dưỡng mẹ chồng, ma
chay tu tất khi mẹ chồng mất , trọn đạo hiếu.
- Thủy chung, son sắt: thương chồng thương con, giữ trọn phẩm tiết, một lòng chung thủy chờ chồng.
- Trong sáng, ngay thẳng: khi bị oan khuất hết lời để giải oan.
Một phụ nữ xinh đẹp, phẩm hạnh như vậy lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc nhưng lại có một số
phận bi kịch. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Vũ Nương?
2. Nguyên nhân cái chết Vũ Nương:
- Xung quanh cái chết của Vũ Nương có rất nhiều cách lí giải khác nhau. Có hai ý kiến, một khẳng
định do Trương Sinh cả ghen, một cho rằng do chiến tranh phong kiến là đều có cơ sở. Tuy nhiên,
mỗi ý kiến mới chỉ đúng ở một khía cạnh.
-Trương Sinh cả ghen là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương: nếu Trương Sinh
biết kìm chế nóng giận, sáng suốt suy xét, tin ở vợ chứ không tin vào sự ngây thơ của con trẻ… kết
cục sẽ khác.
-Chiến tranh phong kiến là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương: Có người nói, Vũ
Nương chết khi Trương Sinh đã trở về, như vậy không thể nói là Vũ Nương chết do chiến tranh đợc.
Hiểu như vậy là tách rời cái chết của Vũ Nương ra khỏi toàn bộ diễn biến câu chuyện. Chính Trương
Sinh phải đi lính xa nhà nên mới xảy ra sự hiểu lầm đáng tiếc.
- Ngoài ra, do con thơ vô tình hại mẹ, do Vũ Nương yếu đuối, do lễ giáo phong kiến khắt khe…
cũng góp phần đẩy Vũ Nương đến cái chết. Song, bao trùm vào sâu xa hơn cả, đó là chế độ phong
kiến đã không đảm bảo được quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Số phận họ mỏng
manh: tai họa, oan khiên có thể giáng lên đầu họ bất cứ lúc nào vì những lí do không đâu và không
được bất kì sự bảo vệ nào. Chi tiết “cái bóng” rất ngẫu nhiên, phi lí nhưng chính cái ngẫu nhiên phi
lí đó lại quyết định số phận một con người. Như vậy, bi kịch của Vũ Nương đã vượt qua giới hạn bi
kịch của một gia đình. Đó là bi kịch số phận của một lớp người trong xã hội. Giá trị hiện thực và giá
trị nhân đạo của truyện cũng vì thế mà có tầm khái quát cao hơn.
c/ Kết bài
- Cái chết của Vũ Nương gieo vào lòng người đọcnỗi thương xót những người phụ nữ bất hạnh trong
xã hội cũ.
- Liên hệ.

6.Trong bài viết “Nguyễn Du, một nghệ sĩ lớn”, khi bàn đến ngôn ngữ “Truyện Kiều”, Hoài Thanh
có viết:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

“Người đọc xưa nay vẫn xem “Truyện Kiều” như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm
bớt một tý gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung”.
Anh(chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
Dựa vào “Truyện Kiều”, hãy làm sáng tỏ tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du và thử lý giải vì sao
Nguyễn Du đạt được những thành công ấy.
- Kiểu bài: Nghị luận văn học.
- Yêu cầu: Học sinh phải nắm vững nội dung, giá trị của tác phẩm, đặc biệt nắm những thành công
nghệ thuật của tác phẩm, biết lấy dẫn chứng chứng minh và lí giải nguyên nhân.

GỢI Ý
I. YÊU CÂU CHUNG
- Hiểu ý kiến của Hoài Thanh.
- Làm rõ được tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”, lý giải
được một số nguyên nhân để Nguyễn Du đạt được trình độ ngôn ngữ thơ ca như vậy.
- Vận dụng kết hợp kiểu bài phân tích và chứng minh văn học, biết lựa chọn, đưa và
phân tích nhưng dẫn chứng tiêu biểu, thể hiện năng lực cảm thụ văn học.
II. YÊU CÂU CU THỂ
1. Giải thích ý kiến Hoài Thanh:
a. Giải thích các hình ảnh so sánh
- “Hòn ngọc quý” cơ hồ không thể thay đổi thêm bớt: ngôn ngữ “Truyện Kiều” đẹp đẽ
đến mức hoàn thiện.
-
“Tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung”: ngôn ngữ của “Truyện
Kiều” phong phú, chính xác, sáng tạo, đầy biến hóa.
b. Hoài Thanh đánh giá rất cao về ngôn ngữ “Truyện Kiều”, về tài năng Nguyễn Du qua cách diễn
đạt giàu hình ảnh bằng nghệ thuật so sánh: Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn ngữ thơ ca.
2. Chứng minh tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”:
“Truyện Kiều” có nhiều con người, sự kiện, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng khác nhau, thậm chí đối
lập lẫn nhau, nhưng Nguyễn Du có đầy đủ vốn liếng ngôn ngữ để biểu đạt con người, sự kiện, tâm
trạng.
a. Tả người: trong đoạn trích “Chị Em Thúy Kiều” Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh về trang tuyệt
thế giai nhân bằng ngôn từ, một vẻ đẹp hoàn mỹ. Sử dụng từ ngữ đạt mức tuyệt đối: làu, ăn
đứt….
b. Tả cảnh: trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đại thi hào đã sử dụng từ ngữ để vẽ nên bức tranh
mùa xuân đẹp tuyệt vời, hiếm có trong văn học: Cỏ non xanh tận chân trời – Cành lê trắng điểm
một vài bông hoa….

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

c. Tả tâm trạng: trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện tài năng của Nguyễn Du
trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật, nhà thơ sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tâm trạng nhân
vật có sự vận động, thay đổi mà không lặp lại. Sử dụng điệp từ “Buồn trông”diễn tả sự lo âu,
khắc khoải, nhớ nhung liên hồi, trùng điệp…
3. Lý giải nguyên nhân thành công của Nguyễn Du:
a. Nguyễn Du đã kế thừa, phát huy những khuynh hướng sáng tạo ngôn ngữ khác biệt.
- Tiếp tục kế thừa ngôn ngữ văn học dân gian, đặc biệt là thành ngữ, tục ngữ và ca dao
- Tiếp nhận ngôn ngữ văn học nước ngoài, từ hệ thống thuật ngữ, khái niệm triết học của Lão –
Trang, Phật, Nho đến nguồn điển cố, thi liệu giàu có, phong phú của văn học Trung Quốc.
- Dù tiếp thu từ truyền thống hay ngoại lai, Nguyễn Du luôn có tính sáng tạo độc đáo.
b. Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du qua quá trình học tập trau dồi. Với sự học hỏi và sáng tạo
độc đáo của Nguyễn Du, ngôn ngữ Truyện Kiều mang phong cách của một cá tính nghệ thuật,
đưa Nguyễn Du lên vị trí bậc thầy trong ngôn ngữ thơ ca cổ điển, đồng thời để lại cho ngày nay
nhiều bài học quý giá trong vận dụng và sáng tạo nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ nói riêng.
7. Có ý kiến cho rằng: “Cảnh vật và tâm trạng trong thơ Nguyễn Du bao giờ cũng vận động chứ
không tĩnh tại”.Qua hai đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện
Kiều, Nguyễn Du), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
- Kiểu bài: Nghị luận văn học.
- Yêu cầu: Học sinh phải nắm vững nội dung, nghệ thuật của hai đoạn trích. Phân tích để thấy rõ sự
vận động trong hai đoạn trích.
a/ Mở bài:
- Truyện Kiều là một sáng tác văn chương kiệt xuất của văn học Việt Nam. Tác phẩm không chỉ thể
hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn khẳng định tài năng nghệ thuật bậc thầy
của đại thi hào Nguyễn Du trên nhiều phương diện, đặc biệt là bút pháp tả cảnh, tả tâm trạng nhân vật.
- Cảnh vật, tâm trạng con người dưới ngòi bút của Nguyễn Du luôn có sự vận động.
- Thể hiện qua hai đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
b/ Thân bài:
1-Giải thích ý kiến:
- Vận động là sự thay đổi vị trí không ngừng của vật thể trong quan hệ với những vật thể khác. Tĩnh
tại là cố định một nơi, không hoặc ít chuyển dịch.
- Cảnh vật và tâm trạng trong thơ Nguyễn Du luôn có sự chuyển biến, không tĩnh tại ở một thời điểm
cụ thể, một không gian cố định, một trạng thái tâm lí bất biến. Cảnh luôn thay đổi đặt trong quan hệ với
thời gian và tâm trạng con người, đồng thời tâm trạng con người cũng luôn có sự vận động theo thời
gian, không gian và cảnh ngộ.
2. Chứng minh:
- Cảnh vật trong thơ Nguyễn Du luôn vận động chứ không tĩnh tại:
+ Nguyễn Du rất tinh tế khi miêu tả thiên nhiên. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo
thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”:
Bức tranh thiên nhiên trong 4 câu thơ đầu là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ,
đầy sức sống: hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ trong cách cảm nhận, màu sắc hài hòa tuyệt diệu, từ
ngữ tinh tế…
Sáu câu thơ cuối vẫn là tả cảnh thiên nhiên ngày xuân khi khi về chiều có sự thay đổi theo thời gian
và tâm trạng con người. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu nhưng mọi chuyển động rất nhẹ nhàng,
nhuốm màu tâm trạng, cảnh mênh mông, vắng lặng dần…
+ Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
Sáu câu đầu đoạn thơ là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với vẻ đẹp hoang sơ, lạnh lẽo, vắng
vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồm: núi, trăng, cồn cát…..
Tám câu thơ cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích nhưng đã có sự vận
động theo dòng tâm trạng con người. Ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động
bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể được miêu tả từ gần đến xa, màu sắc từ nhạt sang đậm,
âm thanh từ tĩnh đến động.
- Sự vận động tâm trạng con người trong hai đoạn trích.
+ Nguyễn Du không chỉ tinh tế khi miêu tả cảnh thiên nhiên mà còn rất tài tình khi khắc họa tâm trạng
con người. Tâm trạng của nhân vật trong “Truyện Kiều” luôn có sự vận động theo thời gian, không
gian và cảnh ngộ.
+ Sự vận động tâm trạng con người trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”:
Tâm trạng nhân vật có sự biến đổi theo không gian, thời gian ngày xuân. Thiên nhiên mùa xuân
tươi đẹp, lễ hội mùa xuân đông vui, lòng người cũng nô nức, vui tươi, hào hứng, phấn khởi, tha thiết
yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
Nhưng khi lễ tan, cảnh xuân nhạt dần, tâm trạng con người trở nên bang khuâng, xao xuyến, nuối
tiếc, buồn man mác.
+ Sự vận động tâm trạng con người trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
Tâm trạng con người có sự biến đổi khá rõ rệt. Từ tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ, nặng suy tư khi đối
diện với chính nỗi niềm của mình nơi đất khách quê người. Kiều đã day dứt , dày vò khi tưởng nhớ đến
chàng Kim và lo lắng, xót xa khi nghĩ về cha mẹ.
Sự vận động trong tâm trạng càng thể hiện rõ khi từ nỗi nhớ về người thân Kiều trở lại với cảnh
ngộ của chính mình để rồi càng đau đớn, lo sợ, tuyệt vọng, hãi hùng khi nghĩ về tương lai mịt mờ, tăm
tối của cuộc đời mình. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bút pháp tả
cảnh ngụ tình, sử dụng điển cố, điển tích, điệp ngữ, câu hỏi tu từ…
3. Đánh giá khái quát: Tài năng tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du là một trong những yếu tố quan trọng
làm nên thành công về nghệ thuật của tác phẩm và góp phần thể hiện tấm lòng nhân đạo của ông.
c/ Kết bài:
- Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều.
- Tầm vóc, vị thế của Nguyễn Du trên thi đàn dân tộc.
-------------------------------

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

II. VĂN BAN NHÂT DUNG

PHONG CÁCH HỒ CHI MINH


-Lê Anh Trà-

A- TÓM TẮT KIẾN THƯC CƠ BAN


1- Tác giả

Nhà báo Lê Anh Trà


2- Tác phẩm
a) Xuất xứ : Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với
cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa
xuất bản, Hà Nội 1990).
b) Nội dung :
- Bài Phong cách Hồ Chí Minh chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Người.
Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân
tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Bài thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên nó
không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ học tập, rèn luyện theo phong cách
Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, nhất là lớp trẻ.
- Văn bản nói về hai nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh :
+ Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế
giới :
-> Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng nhiều con đường (đi nhiều nơi, làm nhiều
nghề, học hỏi nhiều thứ tiếng ...)
-> Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài (không chịu ảnh hưởng một
cách thụ động, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực, trên nền tảng văn hóa dân
tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế).
+ Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị,
rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”:
-> Ở cương vị lãnh đạo cao nhất Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị (nơi ở, nơi làm việc
đơn sơ, trang phục hết sức giản dị, ăn uống đạm bạc)
-> Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng (không phải

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó, không phải là tự thần thánh hóa cho
khác đời, hơn đời, mà là cách sống có văn hóa với quan niệm : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên).
-> Nét đẹp của lối sống dân tộc của Hồ Chí Minh gợi nhớ tới cách sống của các vị hiền triết
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi).
c) Nghệ thuật
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên (có thể nói
ít có vị lãnh tụ nào ... cổ tích).
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng trong văn bản)
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi giữa Bác với
các bậc hiền triết dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa
nhân loại mà hết sức Việt Nam.

B- CÁC DANG ĐỀ
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1 :
Văn bản có tựa đề Phong cách Hồ Chí Minh. Tác giả không giải thích “phong cách” là gì
nhưng qua nội dung văn bản, em hiểu từ “phong cách” trong trường hợp này có ý nghĩa như thế
nào ?Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh được Lê Anh Trà nêu trong bài viết là gì ?
Gợi ý :
- Từ “phong cách” có nhiều nghĩa. Ở văn bản này “phong cách” được hiểu là đặc điểm có tính
ổn định trong lối sống, sinh hoạt, làm việc của một người tạo nên nét riêng của người đó.
- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh
+ Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế
giới :
+ Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị,
rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1 :
Nêu và phân tích những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà.
Gợi ý : Yêu cầu viết thành bài văn, đảm bảo các ý chính sau :

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên (dẫn
chứng)
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng)
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi giữa Bác với
các bậc hiền triết dân tộc (dẫn chứng).
- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa
nhân loại mà hết sức Việt Nam (dẫn chứng).
C- BÀI TÂP VỀ NHÀ :
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 2 :
Vì sao có thể nói lối sống giản dị của Bác Hồ là một “lối sống thanh cao” và “có khả năng đem
lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác” ?
Gợi ý :
- Lối sống giản dị của Bác thể hiện một quan niệm sống đẹp, văn minh, một quan niệm thẩm mĩ
sâu sắc. Đó là sự coi trọng các giá trị tinh thần, là cách sống không lệ thuộc vào điều kiện vật chất,
không coi mục đích sống chỉ là hưởng thụ vật chất. Đó cũng là cách sống coi trọng và luôn tạo được sự
hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đem lại niềm vui, sự khỏe khoắn và thanh cao cho tâm hồn thể
xác. Chẳng hạn ngôi nhà sàn của Bác dù ở giữa chốn đô thị vẫn có sự hài hòa với thiên nhiên vườn cây,
ao cá như những ngôi nhà sàn giản dị ở làng quê.
- Lối sống giản dị và thanh cao của Bác là sự kế tục truyền thống của các bậc hiền triết phương
Đông. Cách sống ấy thể hiện quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị.
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :
Đề 2 :
Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong
cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào ?Từ ý nghĩa đó em cần học tập và rèn luyện như thế nào ?
Gợi ý :
Yêu cầu HS viết thành bài văn nêu và phân tích những suy nghĩ, cảm nhận của mình, trong đó
đảm bảo các ý chính sau :
- Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới, một vấn đề được đặt ra và cần
giải quyết tốt đó là tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn minh của nhân loại, của thế giới, đồng thời giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là một nhiệm vụ to lớn và không dễ dàng. Phong cách Hồ Chí
Minh là một tấm gương về phương diện này. Vì thế việc học tập phong cách Hồ Chí Minh sẽ giúp cho
mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được một bài học sinh động về việc kết hợp tinh hoa văn hóa thế
giới với bản sắc văn hóa dân tộc.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hóa, thế nào là “mốt”, là hiện đại trong ăn mặc
nói năng ...
----------------------------------------

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH


(G. Mác – két)
A. TÓM TẮT KIẾN THƯC CƠ BAN
1. Tác giả:
- Ga-bri-en- Gác-xi-a Mác- két là nhà văn Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928.
- Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và nhiều tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực
huyền ảo.
- "Trăm năm cô đơn "(1967) là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng từng được giải và giới phê bình văn học
đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất thế giới trong những năm 60 của thế kỷ XX.
- Năm 1982 , Mác -két được tặng giải thưởng Nô- ben về văn học.
2. Tác phẩm:
a) Nội dung
- Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" trích từ bài tham luận nổi tiếng của G.Mác-két tại
hội nghị của các nguyên thủ của sáu nước thuộc các châu lục Á, Âu, Phi, Mĩ- La tinh vào tháng 8 năm
1986, tại Mê -hi-cô.
- Văn bản chỉ rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe
dọa toàn thể loài người cũng như mọi sự sống trên trái đất. Vì thế nhiệm vụ của tất cả mọi người là ngăn
chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Nội dung của văn bản được triển khai bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ :
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác
trong hệ mặt trời.
+ Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện nhiều lĩnh vực: Xã hội, y tế, tiếp tế thực
phẩm,giáo dục….với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lý của việc
đó .
+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại lý trí của tự
nhiên, phản lại sự tiến hóa .
+ Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho
một thế giới hòa bình.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

b) Nghệ thuật
* Nghệ thuật nghị luận của văn bản có nhiều điểm đặc sắc.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ toàn diện chặt chẽ.
- Chứng cứ phong phú, cụ thể từ nhiều lĩnh vực tri thức khoa học và thực tiễn.
- Sử dụng phép so sánh thích hợp, có hiệu quả.
- Kết hợp lý lẽ sắc bén với tri thức phong phú và đặc biệt là lòng nhiệt tình mạnh mẽ của tác giả.
c) Chủ đề
- Văn bản kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự
sống trên trái đất.
B. CÁC DANG ĐỀ
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
* Đề 1: Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) đánh giá cách vào đề của nhà văn G. Mác- két
qua đoạn đầu của văn bản " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"
* Gợi ý:
1- Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về cách lập luận vào đề của nhà văn Mác -két trong đoạn đầu của văn bản.
2- Thân đoạn:
- Nêu thời gian địa điểm: Chúng ta đang ở đâu ? Hôm nay ngày 8/8/1986.
- Nêu thẳng nguy cơ chiến tranh hạt nhân như một sự thật hiển nhiên bằng những con số cụ thể về
đầu đạn hạt nhân.
- Tác giả làm phép tính đơn giản nhưng thật rõ ràng để mọi người có thể hình dung được sức mạnh
tàn phá khủng khiếp của lượng vũ khí hạt nhân
- Sử dụng điển tích trong thần thoại Hy Lạp so sánh sự lan truyền và chết người hàng loạt.
3- Kết đoạn :
- Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ cụ thể rõ ràng, trí tưởng tượng khoa học mạnh mẽ thu hút người
đọc, người nghe thấy rõ sự tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
* Đề 1 : Phát biểu cảm nghĩ của em về bài "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của nhà văn G.Mác
-két.
* Dàn bài
1- Mở bài

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Trong thời đại ngày nay, điều đáng lo ngại nhất của thế giới chính là cuộc chạy đua vũ trang hạt
nhân giữa các cường quốc.
- G. Mác-két là nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a. Ông đã viết bài Đấu tranh cho một thế giới
hòa bình để kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống
trên trái đất.
2- Thân bài:
a) Cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân :
- Tác giả đưa ra một con số khủng khiếp để cụ thể hóa nguy cơ đó :
+ Tính đến ngày 8/8/1986, 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh.
+ Bình quân, mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.
+ Nếu tất cả nổ tung thì sẽ tan biến mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
b) Sự chi phí đến mức vô nhân đạo của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân:
- Chứng minh bằng hệ thống dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện, có tính chất tương phản rất rõ:
- Dự định của UNICEF về chương trình giải quyết các vấn đề cấp bách cho hơn 500 triệu trẻ em
nghèo khổ trên khắp thế giới không thể thực hiện được vì không có đủ số tiền 100 tỉ đô la.
- Số tiền này chỉ gần bằng chi phí bỏ ra cho 500 máy bay ném bom chiến lược của Mĩ và 7000 tên
lửa vượt đại châu.
- Giá 100 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong
14 năm…
- Chỉ cần số tiền chế tạo 27 tên lửa MX là đủ cho các nước nghèo có thực phẩm dùng trong 4
năm …
- 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có giá trị tương đương với số tiền xóa nạn mù chữ cho
toàn thế giới…
c) Lên án cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là đi ngược lại lý trí của con người và quá trình tiến
hóa của tự nhiên :
- Sự bức xúc cao độ của nhà văn thể hiện qua lập luận sắc bén, đầy sức thuyết phục.
- Từ lúc nhen nhóm sự sống trên trái đất cho đến nay, đã trải qua mấy trăm triệu năm.
- Chỉ cần nhấn một nút hạt nhân là cả quá trình tiến hóa vĩ đại ấy trở về điểm xuất phát đầu tiên, có
nghĩa là sự sống hoàn toàn bị tiêu diệt.
d) Lời kêu gọi toàn nhân loại hãy đoàn kết chống chiến tranh hạt nhân :
- Mọi người hãy đoàn kết, đồng thanh phản đối chiến tranh hạt nhân, đòi hỏi một cuộc sống hòa
bình, hạnh phúc.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

3- Kết bài :
- Bài viết chứa đựng ý nghĩa thời sự và nhân đạo to lớn, sâu sắc.
- Mác -két xứng đáng là người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình của nhân loại.
C- BÀI TÂP VỀ NHÀ
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm.
* Đề 2 : Hệ thống dẫn chứng mà tác giả dùng làm sáng tỏ luận cứ "Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị
cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn”.
*Gợi ý
- Tác giả đưa ra hàng loạt các dẫn chứng với những so sánh đầy thuyết phục trong các lĩnh vực: xã
hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục…
- UNICEF cần 100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ
nhất thế giới gần bằng những chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược Mĩ và dưới 7000 tên lửa
vượt đại châu.
- Kinh phí của chương trình phòng bệnh 14 năm bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn
14 triệu trẻ em châu phi bằng giá 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu Ni-mít dự định đóng
từ 1986- 2000.
- Số tiền cứu 575 triệu người thiếu dinh dưỡng không bằng 149 tên lửa MX.
- Tiền trả nông cụ cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong 4 năm bằng tiền sản xuất 27 tên
lửa MX.
- Tiền đủ xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới bằng tiền đóng góp 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.
* Đề 3.
Vấn đề G.Mác -két đưa ra trong Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có ý nghĩa như thế nào trong
tình hình hiện nay.
* Gợi ý :
Học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh thể hiện vấn đề nêu trong bài viết có tính cấp thiết đối với đời
sống xã hội và con người hiện nay nó cũng là vấn đề đã có ý nghĩa lâu dài chứ không phải chỉ là nhất
thời, đó là nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu và mọi người cần đấu tranh cho một thế giới hòa
bình. Cụ thể đảm bảo một số ý chính sau :
- Trong những năm qua thế giới có những đáng kể để làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Chẳng
hạn :
- Các hiệp ước cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được nhiều nước kí kết, hiệp ước cắt
giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô (nay là nước Nga). Nhưng hoàn toàn không có
nghĩa là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã không còn hoặc lùi xa.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Kho vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và ngày càng được cải tiến.
- Chiến tranh và xung đột vẫn liên tục nổ ra nhiều nơi trên thế giới .Vì vậy thông điệp của G.Mác -
két vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hòa
bình.
2.Dạng đề 5 đến 7 điểm
* Đề 2. Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của nhà văn G.Mác -két trong văn bản "Đấu tranh cho một
thế giới hòa bình"
* Dàn bài.
1- Mở bài
- Giới thiệu về nhà văn G.Mác -két và nghệ thuật nghị luận của văn bản
- Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" có hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, toàn
diện, chứng cứ phong phú, cụ thể, so sánh có hiệu quả cao. Kết hợp lí lẽ sắc bén với tri thức phong phú,
lòng nhiệt tình mạnh mẽ tác giả kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ
hòa bình và sự sống trên trái đất.
2- Thân bài
- Cách lập luận của nhà văn hợp lí : Tác giả nêu nguy cơ, sức hủy diệt của chiến tranh hạt nhân
trên nhiều phương diện khác nhau (hủy diệt tính mạng con người, hủy diệt toàn bộ sự sống.
- Cuộc chạy đua vũ trang không những khiến loài người lâm vào tình trạng nghèo đói, khổ cực mà
còn đi ngược lí trí con người, phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
- Hệ thống lý lẽ gắn liền với hệ thống dẫn chứng phong phú, chính xác cụ thể đảm bảo tính thuyết
phục cao.
+ Dẫn chứng về thời gian, địa điểm, con số.
+ Dẫn chứng so sánh trên các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, tiếp tế thực phẩm
+ Dẫn chứng khoa học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất.
+ Lí lẽ sắc bén, tri thức phong phú, lòng nhiệt tình mạnh mẽ tác giả cảnh báo hiểm họa của chiến
tranh hạt nhân.
- Văn bản kết hợp nghị luận, yếu tố biểu cảm ->lời kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết chống chiến
tranh hạt nhân. Hội nghị quốc tế là nơi các đại biểu cất cao tiếng nói chống chiến tranh, đòi quyền được
sống trong một thế giới hòa bình.
3- Kết bài
- Bài viết giàu sức thuyết phục bởi cách lập luận chặt chẽ khoa học, hệ thống dẫn chứng chính xác,
chọn lọc.
- Nhiệt huyết và cảm xúc chân thành của tác giả đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

người đọc khiến mọi người nhận ra hiểm họa chiến tranh hạt nhân là có thật, cần phải loại trừ nó ra khỏi
đời sống của nhân loại.

-------------------------------------------------
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC
BAOVÊ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

A- TÓM TẮT KIẾN THƯC CƠ BAN


1- Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời tác phẩm
Văn bản trích phần đầu bản “Tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở
Liên Hợp quốc, Niu oóc ngày 30-9-1990, trong cuốn “Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ
em” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997).
Sau phần trích này bản tuyên bố còn có phần Cam kết, phần Những bước tiếp theo khẳng định
quyết tâm và nêu ra một chương trình, các bước cụ thể cần phải làm.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh mấy mươi năm cuối thế kỷ XX, khoa học kỹ thuật phát triển,
kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố, mở rộng. Đó
là những điều kiện thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Song bên cạnh đó cũng có
không ít khó khăn, nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra : sự phân hóa rõ rệt về mức sống giữa các nước về
giàu nghèo, tình trạng chiến tranh và bạo lực ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, bị tàn tật, bị bóc lột và nguy cơ thất học ngày càng nhiều.

2- Tác phẩm
a) Nội dung
Văn bản gồm 17 mục : chia 3 phần
- Phần Sự thách thức : Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều
mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay. Cụ thể :
+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-
thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+ Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch
bệnh mù chữ, môi trường xuống cấp.
+ Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
- Phần Cơ hội : Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy
mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Cụ thể :
+ Sự liên kết lại giữa các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế. Đã có công ước về
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới.


+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả : phong trào giải trừ quân bị được đẩy
mạnh.
+ Ở nước ta Đảng và Nhà nước quan tâm một cách cụ thể. Nhận thức của cộng đồng về vấn đề
này ngày càng sâu sắc.
- Phần nhiệm vụ : Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế
cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ này được nêu lên một cách hợp lý và
tính cấp bách trên cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế. Cụ thể :
+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.
+ Quan tâm chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
+ Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở không có trẻ em nào mù chữ.
+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện để trẻ em lớn khôn và phát triển trên nền móng
gia đình.
+Vì tương lai của trẻ em cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển
đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước.
* Tóm lại :
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng,
cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. Bản “Tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990
đã khẳng định điều đó và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn phát triển
của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
b) Nghệ thuật :
- Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Bản thân các tiêu đề đã nói lên điều đó.
- Sau hai mục đầu khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thế
giới, khẩn thiết kêu gọi toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này, 15 mục còn lại được bố cục thành 3
phần. Mỗi phần được đặt tiêu đề rõ ràng, thể hiện tính chặt chẽ, hợp lí của văn bản. Phần Sự thách thức
tuy ngắn gọn nhưng đủ và cụ thể. Phần Nhiệm vụ, các nhiệm vụ nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện bao
quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội), mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn, trai, gái) và mọi cấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng quốc tế).
B- CÁC DANG ĐỀ
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1 :
Tóm tắt lại các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

chăm sóc, bảo vệ trẻ em.


Gợi ý :
+ Sự liên kết lại giữa các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế. Đã có công ước về
quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới.
+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả : phong trào giải trừ quân bị được đẩy
mạnh.
+ Ở nước ta Đảng và Nhà nước quan tâm một cách cụ thể. Nhận thức của cộng đồng về vấn đề
này ngày càng sâu sắc.
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1 : Tại sao vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em ngày càng trở nên cấp bách, được cộng đồng quốc tế
quan tâm đến thế ? Đọc phần Sự thách thức của Bản tuyên bố em hiểu như thế nào về tình trạng khổ
cực của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay ?
Gợi ý :
Giải thích tính cấp bách của vấn đề này xuất phát từ :
- Vai trò của trẻ em đối với tương lai của một dân tộc, đối với toàn nhân loại.
- Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay :
+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-
thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+ Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch
bệnh mù chữ, môi trường xuống cấp.
+ Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
C- BÀI TÂP VỀ NHÀ :
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1 :
Em có nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan
tâm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này ?
Gợi ý :
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa
quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến
tương lai của một đất nước của toàn nhân loại.
- Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc
trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với
các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể toàn diện.
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :
Đề 1 :
Phân tích tính chất cụ thể, toàn diện của những nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em được bản
tuyên bố nêu ra (từ mục 10 đến mục 17).
Gợi ý : Nêu từng nhiệm vụ cụ thể :
+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.
+ Quan tâm chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
+ Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở không có trẻ em nào mù chữ.
+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện để trẻ em lớn khôn và phát triển trên nền móng
gia đình.
+Vì tương lai của trẻ em cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển
đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước.
Các nhiệm vụ nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội),
mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trai, gái) và mọi cấp độ (gia đình, xã hội,
quốc gia, cộng đồng quốc tế). Mục 17 nhấn mạnh “Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có
những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác
quốc tế”.

----------------------------------------------
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
-Chu Quang Tiềm-
A- TÓM TẮT KIẾN THƯC CƠ BAN
1- Tác giả :
- Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
Trong những bài viết của mình ông đã nhiều lần bàn về chuyện đọc sách. Riêng bài viết này là kết quả
của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn đầy tâm huyết của người đi
trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.
2- Tác phẩm :
a) Nội dung :
- Bàn về đọc sách là bài viết vừa có lí lẽ xác đáng vừa giàu kinh nghiệm thực tế. Văn bản được

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

trích có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Sau khi vào bài, tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của
việc đọc sách. Tiếp đó bài viết nêu ra các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình
hiện nay. Phần chính của bài viết dành để bàn về phương pháp đọc sách (bao gồm cách lựa chọn sách
cần đọc và cách đọc thế nào cho có hiệu quả).
- Bằng sự phân tích ngắn gọn rõ ràng bài viết đã làm sáng tỏ ý nghĩa của sách trên con đường
phát triển của nhân loại. Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài
người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại, trở thành kho tàng của cải tinh thần quý báu. Những cuốn
sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. Vì sách
có ý nghĩa quan trọng như thế nên đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức rất cơ bản
của mỗi người.
- Trong bối cảnh hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc càng phải có phương pháp. Chu
Quang Tiềm đã bàn luận, phân tích một cách có lí lẽ, có thực tế rằng cần biết lựa chọn sách để đọc, kết
hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách
không thể tuỳ hứng mà phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.
b) Nghệ thuật
- Bàn về đọc sách là tác phẩm nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách trình bày
vừa đạt lí vừa thấu tình, bởi lời văn giàu hình ảnh nhiều chỗ tác giả dùng cách nói ví von thật cụ thể và
thú vị.
- Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí dẫn dắt tự nhiên.
c) Chủ đề
Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ nâng cao học vấn. Cần kết hợp giữa đọc rộng với
đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách không thể tuỳ hứng mà
phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.
B- CÁC DANG ĐỀ
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1 :
Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì ? Hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai
vấn đề ấy ?
Gợi ý :
- Vấn đề nghị luận : Bàn về đọc sách
- Luận điểm :
+ Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách
-> Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

-> Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện
nay
-> Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
-> Sách nhiều dễ khiến ngược đọc lạc hướng
+ Bàn về phương pháp đọc sách
-> Cách chọn sách
-> Cách đọc sách
Đề 2 :
Tóm tắt nội dung chính bài viết “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm trong khoảng 2 đến 3
câu ?
Gợi ý :
Bài viết nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách, các khó khăn nguy hại dễ gặp của việc
đọc sách trong tình hình hiện nay. Từ đó đưa ra cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho
hiệu quả.

2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm


Đề 1 :
Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào ? Việc đọc sách
có ý nghĩa gì ?
Gợi ý : Học sinh phát biểu nhận thức của mình về ý nghĩa của việc đọc sách trên con đường phát triển
của nhân loại viết thành bài văn ngắn đảm bảo các ý chính sau:
- Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích
luỹ qua từng thời đại.
- Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật
của nhân loại.
- Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt
mấy nghìn năm nay.
- Vì ý nghĩa quan trọng của sách nên đọc sách là một con đờng tích luỹ nâng cao tri thức.
C- BÀI TÂP VỀ NHÀ :
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 2 :
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Phân tích lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách (bao gồm cách lựa chọn sách
để đọc và cách đọc).
Gợi ý : Học sinh đọc kỹ văn bản từ chỗ “Đọc sách không cốt lấy nhiều” cho đến hết. Suy nghĩ và phân
tích theo các ý chính sau :
- Theo tác giả bài viết cần lựa chọn sách để đọc như thế nào, mối quan hệ giữa loại sách thông
thường, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình và loại sách tài liệu cơ bản,
chuyên sâu ra sao ?
- Lời bàn thật cụ thể của tác giả về cách đọc sách (thái độ, tinh thần, phương pháp khi đọc).
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :
Đề 2 :
Nhận xét về cách lập luận, trình bày của tác giả bài viết. Phát biểu thu hoạch của em về cách
khẳng định, triển khai vấn đề nghị luận sau khi đọc – hiểu văn bản Bàn về đọc sách ?
Gợi ý :
HS viết thành bài văn đảm bảo được các ý chính sau :
- Nội dung lời bàn và cách trình bày vừa đạt lý vừa thấu tình
- Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lý.
- Sự kết hợp giữa lí lẽ, nhận định với kinh nghiệm, dẫn chứng thực tế.
- Giọng điệu của tác giả cùng cách viết giàu hình ảnh (đặc biệt là lối ví von thật cụ thể và thú vị).
=> Bài nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao.
- Trình bày thu hoạch của mình về cách khẳng định, triển khai luận điểm trong một bài văn nghị
luận (làm thế nào để luận điểm được nổi bật, được giải thích, chứng minh rõ ràng và giàu tính thuyết
phục hấp dẫn).
------------------------------------------

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHÊ


-Nguyễn Đình Thi-
A- TÓM TẮT KIẾN THƯC CƠ BAN
1- Tác giả :
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ tài năng về nhiều mặt, không chỉ nổi tiếng với
những tác phẩm thơ, văn nhạc kịch ông còn là một cây bút lí luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào
các hoạt động văn nghệ từ rất sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng..
- Sáng tác của Nguyễn Đình Thi có nhiều thể loại : thơ, nhạc, văn xuôi, kịch, tiểu luận phê
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

bình ... Cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của ông gắn bó chặt chẽ với cụôc đời hoạt động cách mạng, đặc
biệt trên mặt trận văn nghệ.
- Các tác phẩm chính : Xung kích (tiểu thuyết) Thu đông năm nay (truyện), Người chiến sĩ
(thơ), Mấy vấn đề văn học (tiểu luận), Bên bờ sông Lô (truyện ngắn), Một số vấn đề đấu tranh tư
tưởng trong văn nghệ hiện nay (tiểu luận), Con nai đen (kịch), Vỡ bờ (tiểu thuyết) ...
- Tác giả đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
- Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” đựoc viết 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lí luận
phê bình, xuất bản 1956), có nội dung lí luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của
một trái tim nghệ sĩ.
2- Tác phẩm :
a) Nội dung :
- Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 thời kỳ đầu cuộc kháng chiến
chống Pháp. Những năm này chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới gắn bó với đời
sồng kháng chiến vĩ đại của nhân dân, đậm đà tính dân tộc đại chúng. Vì thế nội dung và sức mạnh kỳ
diệu của văn nghệ thường được tác giả gắn với đời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng nhân dân
đang chiến đấu và sản xuất. Tiếng nói của văn nghệ có nội dung lí luận sâu sắc, thể hiện nhiệt tình
những rung cảm chân thành của người nghệ sĩ kháng chiến Nguyễn Đình Thi.
- Bài văn có hệ thống luận điểm như sau :
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ : Cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tư
tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó
làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.

+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh
chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.
+ Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu, bởi đó là tiếng nói
của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
b) Nghệ thuật
Là bài văn nghị luận đặc sắc :
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về câu chuyện thực tế để khẳng định
các ý kiến, các nhận định tăng thêm sức hấp dẫn cho bài tiểu luện.
- Giọng văn chân thành, say sưa, giàu nhiệt huyết, đặc biệt ở phần cuối.
c) Chủ đề
Nguyễn Đình Thi đã khẳng định văn nghệ là mối dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú
hơn và tự hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.
B- CÁC DANG ĐỀ
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1 : Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ ?
Gợi ý : HS nêu sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người. Cụ thể :
- Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng
ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho ta
thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
- Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi
dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn
gần gũi.
- Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho “đời cứ tươi”. Tác
phẩm văn nghệ hay giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả
cực nhọc.
Đề 2 : Theo em nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao ?
Gợi ý :Thực chất đây là câu hỏi về tác dụng, ý nghĩa của văn nghệ đối với con người nhưng từ tình
huống giả định “nếu không có văn nghệ ...”. Dựa vào tác dụng và ý nghĩa của văn nghệ đối với con
người mà Nguyễn Đình Thi đã nêu để phân tích :

- Nhận thức, đời sống tinh thần của con người sẽ ra sao nếu không có văn nghệ ?
- Nếu không có văn nghệ thì mối quan hệ giữa con người với con người với cuộc sống sẽ ra sao ?
- Văn nghệ có tác dụng gì đối với đời sống sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, đối với tâm hồn cảm
xúc của chúng ta ?
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1 :
Tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của văn bản Tiếng nói của văn nghệ ?
Gợi ý :
- Bài văn có hệ thống luận điểm như sau :
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ : Cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tư
tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó
làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.
+ Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu, bởi đó là tiếng nói
của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau vừa nối
tiếp nhau một cách tự nhiên theo hướng càng lúc càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
C- BÀI TÂP VỀ NHÀ :
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 2 :
Tác phẩm nghệ thuật đến với người đọc, người xem bằng cách nào mà có khả năng kỳ diệu đến
như vây ?
Gợi ý : Học sinh cần phân tích con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kỳ diệu của nó. Cụ
thể các ý chính sau :
- Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người
đọc, người nghe.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu, ghét, nỗi vui,
buồn của con người trong đời sống sinh động. Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, trìu tượng mà
lắng sâu, thấm vào những cảm xúc. Từ đó tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc đi vào nhận thức, tâm
hồn chúng ta qua con đường tình cảm ...
- Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận
thức mình, tự xây dựng mình. Như vậy văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có
hiệu quả lâu bền sâu sắc.
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :
Đề 1 :
Em hãy phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ.
Gợi ý : Học sinh viết thành bài văn đảm bảo các ý chính sau :
- Tác phẩm văn nghệ phản ánh đời sống thông qua cái nhìn của người nghệ sĩ. Văn nghệ tập
trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Nội
dung tác phẩm văn nghệ còn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say
sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, bao ngỡ
ngàng trước những điều tưởng chừng rất quen thuộc.
- Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở
rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Tóm lại, nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống
tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.
Đề 2 :
Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối
với mình.
Gợi ý : Đây là bài tập nhằm phát huy năng lực cảm thụ văn học, sở thích văn học của mỗi cá nhân, vì
vậy không áp đặt tác phẩm văn nghệ cụ thể để học sinh tự lựa chọn ảnh, tranh, phim, truyện, thơ ... chỉ
yêu cầu học sinh nêu được nội dung, phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.
-----------------------------------------------
CHUẨN BI HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
-Vũ Khoan-

A- TÓM TẮT KIẾN THƯC CƠ BAN


1- Tác giả :
Vũ Khoan là nhà ngoại giao, nhiều năm làm thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, Bộ trưởng Bộ Thương
mại, Nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ.
2- Tác phẩm :
a) Một số điểm cần chú ý về hoàn cảnh ra đời bài viết
- Bài viết “Chuẩn bị hành trang” của Vũ Khoan đăng trên Tạp chí Tia sáng năm 2001 và được
in vào tập “Một góc nhìn của trí thức” NXB Trẻ 2002. Khi đưa vào SGK người biên soạn đặt nhan đề
bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”.
- “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là bài nghị luận của Phó Thủ tướng Vũ Khoan đề cập
tới những vấn đề vừa có ý nghĩa thời sự, cấp thiết vừa có ý nghĩa lâu dài. Tác giả viết bài này đầu năm
2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỷ mới. Ở thời điểm chuyển
giao thời gian đặc biệt có ý nghĩa, người ta thường có nhu cầu nhìn lại, kiểm điểm lại mình trên chặng
đường đã qua và chuẩn bị hành trang đi tiếp chặng đường mới. Đối với dân tộc ta, bước vào thế kỷ mới
cũng là tiếp tục một hành trình đầy triển vọng của công cuộc đổi mới toàn diện, nhằm vượt qua tình
trạng chậm phát triển, nghèo nàn, lạc hậu, đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác đây cũng là
con đường đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ phải thực sự đổi mới vươn
lên mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu của thời đại.
b) Nội dung
* Đây là bài nghị luận về một đề tài vừa cấp thiết vừa có tính lâu dài, vừa là của đất nước vừa là
của từng người (trước hết là các bạn trẻ), vừa là một bài xã luận, vừa là một văn bản chỉ đạo, vừa là một
ý kiến riêng, vừa là ý kiến của vị lãnh đạo cấp cao, vừa có tính chất vấn đề đời sống, vừa có tính chất
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

vấn đề tư tưởng, đạo lí đặc biệt bài văn chứa đựng một triết lý nhân văn có giá trị muôn thuở : “Con
người quyết định tất cả”.
* Luận điểm cơ bản của bài (vấn đề nghị luận) được nêu ngay từ đầu để làm căn cứ triển khai
“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói
quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”.
* Hệ thống luận cứ của bài văn :
(1) Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
(2) Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
(3) Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh
tế trong thế kỷ mới.
- Đây là luận cứ trung tâm, quan trọng nhất của cả bài nên được tác giả triển khai cụ thể và phân
tích thấu đáo.
* Kết luận :
- Từ ba luận cứ được triển khai rất chặt chẽ nói tên tác giả kết thúc bài viết bằng việc nêu lên
những yêu cầu đối với thế hệ trẻ : Bước vào thế kỷ mới, mỗi người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ cần
phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ
những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
b) Nghệ thuật
- Bài nghị luận mẫu mực đã phân tích một cách thuyết phục, có lí có tình những điểm mạnh,
điểm yếu của con người Việt Nam. Tác giả không dùng cách nói theo kiểu sách vở, uyên bác mà diễn
đạt giản dị, thiết thực dựa trên cơ sở thực tiễn, có ví dụ, ví von cụ thể, có hình ảnh. Đặc biệt cách sử
dụng thành ngữ, tục ngữ “Nước đến chân mới nhảy”, “Liệu cơm gắp mắm”. “Trâu buộc ghét trâu ăn”,
“Bóc ngắn cắn dài”, ...Vì thế bài viết sâu sắc mà dễ hiểu.
- Khi nêu ưu, nhược điểm của người Việt Nam, tác giả đã không làm một phép liệt kê đơn giản
từ ưu điểm đến nhược điểm mà cứ mỗi khi nêu một ưu điểm tác giả lại đề cập đến một nhược điểm.
B- CÁC DANG ĐỀ :
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1 :
Giải thích vì sao “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là văn bản nhật dụng?
Gợi ý :
* Dựa vào hoàn cảnh ra đời và nội dung của bài viết để giải thích.
* Văn bản có nội dung mang tính cập nhật đối với cuộc sống hiện thời. Đề tài là một vấn đề có tính cấp
thiết đối với đời sống xã hội hiện nay. Luận điểm cơ bản của bài (vấn đề nghị luận) được nêu ngay từ

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

đầu để làm căn cứ triển khai “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt
Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”.
Đây là bài nghị luận về một đề tài vừa cấp thiết vừa có tính lâu dài, vừa là của đất nước vừa là
của từng người (trước hết là các bạn trẻ), vừa là một bài xã luận, vừa là một văn bản chỉ đạo, vừa là một
ý kiến riêng, vừa là ý kiến của vị lãnh đạo cấp cao, vừa có tính chất vấn đề đời sống, vừa có tính chất
vấn đề tư tưởng, đạo lí đặc biệt bài văn chứa đựng một triết lý nhân văn có giá trị muôn thuở : “Con
người quyết định tất cả”.
Đề 2 :
“Hành trang” nghĩa là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa, vậy từ “Hành trang”
được Vũ Khoan dùng trong “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới” có nghĩa như vậy không ? Vì
sao ?
Gợi ý :
“Hành trang” được Vũ Khoan dùng trong bài viết có nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức,
kỹ năng, thói quen ... để đi vào một thế kỷ mới. Như vậy nghĩa từ “hành trang” trong bài rộng hơn so
với nghĩa từ “hành trang” nhưng trên cơ sở nét nghĩa giống nhau là các thứ trang bị khi đi xa, khác nhau
vật dụng vật chất và vật dụng tinh thần. Đây là sự phát triển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ.
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1 :
Dựa vào bố cục văn bản hãy nêu dàn ý chi tiết của bài viết và nhận xét cách trình bày, lập luận
của tác giả.

Gợi ý :
* Đặt vấn đề : Luận điểm cơ bản “Lớp trẻ ... kinh tế mới” (3 cầu đầu)
* Giải quyết vấn đề :
- Luận cứ 1 : Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân
con người.
+ Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.
+ Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người lại càng nổi trội.
- Luận cứ 2 : Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
+ Một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa
các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.
+ Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vcụ thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của
nền kinh tế nông nghiệp ; đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay
với nền kinh tế trí thức.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Luận cứ 3 : Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào
nền kinh tế trong thế kỷ mới.
+ Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
+ Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ,
chưa quen với cường độ khẩn trương.
+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại
thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.
+ Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kỳ thị kinh
doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”.
* Kết thúc vấn đề :
Những yêu cầu đối với thế hệ trẻ : Bước vào thế kỷ mới, mỗi người Việt Nam đặc biệt là thế hệ
trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay
từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đề 2 :
Em hãy trình bày cụ thể cách nêu những ưu nhược điểm của người Việt Nam của tác giả và phân
tích ngắn gọn tác dụng của cách nêu đó ?
Gợi ý :
+ Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
+ Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ,
chưa quen với cường độ khẩn trương.

+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại
thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.
+ Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kỳ thị kinh
doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”.
Bài viết này đã mang đến cho bạn đọc cảm giác rất bất ngờ. Tác giả không ca ngợi một chiều,
cũng không chỉ toàn phê phán một cách cực đoan mà nhìn nhận song song, đối chiếu và đánh giá những
điểm mạnh cũng như những điểm yếu của người Việt Nam trong quan hệ với công việc, trong yêu cầu
của sự phát triển xã hội. Đó là sự đánh giá khách quan và khoa học xuất phát từ thiện chí của tác giả
muốn để chúng ta nhìn nhận về mình một cách đúng đắn chân thực, ý thức được những mặt tốt cũng
như mặt chưa tốt của mình để phát huy hoặc sửa đổi.
C- BÀI TÂP VỀ NHÀ :
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1 :

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trong những hành trang cần chuẩn bị để bước vào thế kỷ mới, theo tác giả bài viết này điều gì
có ý nghĩa quan trọng nhất ? Suy nghĩ của em về quan niệm ấy?
Gợi ý :
- Câu nêu vấn đề ở phần giải quyết vấn đề (luận cứ 1) “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự
chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”.
- Căn cứ vào đặc điểm phát triển của thời đại hiện nay, vai trò của chủ thể con người trong một
xã hội trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm ấy.
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :
Đề 1 :
Nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm
yếu của con người Việt Nam : cần cù, thông minh, sáng tạo; kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ
mỉ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Bản thân em có những điểm mạnh và điểm yếu nào ? Phương
hướng khắc phục những điểm yếu ?
Gợi ý :
- HS suy nghĩ nêu dẫn chứng thực tế
- Liên hệ bản thân và nêu phương hướng khắc phục.
Đề 2 : (dạng bài tập củng cố, hệ thống kiến thức)
Tổng kết nội dung bài học “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” bằng sơ đồ?
Gợi ý :

CHUẨN BI HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI


(Vũ Khoan)

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Đặt vấn Giải quyết vấn đề Kết thúc vấn đề


đề

Lớp trẻ
Việt Nam LC1 : Chuẩn bị hành trang vào thế Mỗi người VN đặc
cần nhận kỷ mới thì quan trọng nhất là sự biệt là thế hệ trẻ cần
ra những chuẩn bị bản thân con người phát huy những
cái mạnh, điểm mạnh, khắc
cái yếu phục những điểm
của con yếu, rèn cho mình
người những thói quen tốt
Việt Nam LC2 : Bối cảnh của thế giới hiện nay ngay từ những việc
để rèn và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề nhỏ để đáp ứng
những của đất nước. nhiệm vụ đưa đất
thói quen nước đi vào CNH,
Giải quyết vấn đề
tốt khi HĐH

LC3 : Những cái mạnh, cái yếu của


con người Việt Nam cần được nhận
rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế
kỷ mới.

----------------------------------------------

III.THƠ HIÊN ĐAI VIÊT NAM


A. THƠ HIÊN ĐAI VIÊT NAM TRƯỚC 1975 )

I. KIẾN THƯC CƠ BAN:


1. ĐỒNG CHÍ – CHINH HỮU
a. Tác giả:
- Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1946 ông tham gia trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống
chống Pháp và chống Mĩ.
- Chính Hữu bắt đầu cầm bút từ năm 1947 và tập trung khai thác ở hai mảng đề tài chính là
người lính và chiến tranh.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Thơ ông giàu nhạc điệu, vừa lắng đọng, vừa có sức âm vang.
- Các tác phẩm chính của ông là: “Đồng chí”, “Đường ra trận”, “Ngọn đèn đứng gác”, “Trang
giấy học trò”,...
b. Tác phẩm:
* Hoàn cảnh ra đời:
- Bài thơ “Đồng chí” ra đời năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong
chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947) của quân và dân ta đánh bại cuộc tiến công qui mô lớn của giặc
Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
- Bài thơ “Đồng chí” được in trong tập: “Đầu súng trăng treo” (1966)
* Nội dung:
Bài thơ “Đồng chí” thể hiện một cảm hứng chân thật về cuộc sống kháng chiến, khai thác cái
đẹp và chất thơ trong sự bình dị của đời thường. Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội gắn bó thắm
thiết của những người nông dân mặc áo lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, tình đồng chí của những người lính thật chân thành cảm động.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý
nghĩa biểu tượng.
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến
chống thực dân Pháp gian khổ.
* Nhan đề:
Chính Hữu chọn nhan đề cho bài thơ là “Đồng chí” - là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất
hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. Nó không chỉ có ý nghĩa về đề tài những
đồng đội có cùng chí hướng, lí tưởng, cùng trong một tổ chức chính trị, tổ chức cách mạng gọi nhau là
đồng chí, mà sâu sắc hơn, tác giả muốn viết về tình đồng đội, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảnh, đồng
cảm, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng cứu nước, cứu dân,... đó là chỗ dựa tinh thần để người
lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng.
2. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH- PHẠM TIẾN DUẬT
a. Tác giả:
- Phạm Tiến Duật (1941- 2007) quê ở huyện Thanh Ba- tỉnh Phú Thọ, sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ
văn Trường Đại học sư phạm Hà Nội - năm 1964 ông tham gia quân đội.
- Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sáng tác thơ của Phạm Tiến

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Duật tập trung viết về hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hình tượng người lính
và nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
b. Tác phẩm:
* Hoàn cảnh ra đời:
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969, các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm:
“Gửi em, cô thanh niên xung phong”, “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “Bài thơ về tiểu đội xe
không kính”,...
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật ra đời bắt nguồn từ cảm hứng trước một
hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính. Đây là hình ảnh chân thực. Khi thời điểm viết bài thơ
(1969) đế quốc Mĩ điên cuồng bắn phá ác liệt dọc tuyến đường Trường Sơn, hòng chặt đứt mạch máu
giao thông chính vận chuyển lương thực, vũ khí chi viện cho miền Nam.
- Bài thơ nằm trong chùm thơ đoạt giải Nhất cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức và in trong tập
thơ: “Vầng trăng quầng lửa” năm 1970.
* Nội dung:
- Nhan đề bài thơ: thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
- Hiên thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên
những chiếc xe không kính.

- Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ- của một dân tộc kiên cường, bất khuất.
* Nghệ thuật:

- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung,
tinh nghịch.
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ ngợi ca người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến
thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược.
* Nhan đề:
Bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: Những chiếc xe không kính, hình ảnh này là một
phát hiện khá thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến
đường Trường Sơn.
Nhan đề mở đầu bằng hai chữ “Bài thơ” cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của
tác giả, không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà
còn gợi lên chất thơ của cuộc sống nơi chiến trường. Gợi vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn, vẻ

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

đẹp của lòng dũng cảm, của ý chí, nghị lực, của sự kiên cường.
3. ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ – HUY CẬN
a. Tác giả:
- Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Vũ Quang, Tỉnh Hà Tĩnh. Trước cách mạng tháng
tám, Huy Cận được coi là nhà thơ đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Ông tham gia cách mạng từ
năm 1945, giữ nhiều chức vụ trong chính quyền cũng như trong Văn học nghệ thuật.
- Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, được nhận giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
b. Tác phẩm:
* Hoàn cảnh ra đời:
- Giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh, nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.
Đây là thời kì miền Bắc được giải phóng, bắt tay vào xây dựng chủ ngĩa xã hội để chi viện cho chiến
trường miền Nam.
- Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” nằm trong cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, về lao động và
niềm vui trước cuộc sống mới.
- Bài thơ được in trong tập: “Trời mỗi ngày lại sáng”.
* Nội dung:
- Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi vẻ đẹp khỏe khoắn của con người lao động trong sự hài hòa với vẻ
đẹp tráng lệ của thiên nhiên bao la, kì vĩ.
- Mạch cảm xúc trong bài thơ: theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở
về.
+ Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
+ Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng.
+ Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại.
+ Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và
bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
+ Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
* Nhan đề bài thơ:
Hình ảnh “Đoàn thuyền” gợi sự đồng lòng, chung sức của mọi người, thể hiện sự đoàn kết dân tộc.
Bài thơ phản ánh không khí lao động sôi nổi, của nhân dân miền Bắc, khí thế lao động hứng khởi, hăng
say của người dân chài trên biển quê hương.
4. BẾP LỬA – BẰNG VIỆT
a. Tác giả:
- Bằng Việt, Sinh năm 1941 – quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Bằng Việt làm
thơ từ đầu những năm sáu mươi của thế kỉ XX , thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Ông tập trung khai thác ở hai mảng đề tài chính: cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong kháng chiến
chống Mĩ và vẻ đẹp của cong người giữa cuộc sống đời thường.
- Với giọng thơ mượt mà, trong trẻo, tràn đầy cảm xúc, thơ Bằng Việt thường nghiêng về lời tâm sự ,
trao đổi, suy nghĩ, gây được cảm giác gần gũi,

thân thiết với độc giả. Bằng Việt đã nhận nhiều giải thưởng về Văn học nghệ thuật có giá trị.
- Các tác phẩm chính gồm: “Hương cây- Bếp lửa” (Thơ, in 1968); “Những gương mặt những
khoảng cách” (thơ, 1973); “Đất sau mưa” (thơ, 1977); “Khoảng cách giữa lời” (thơ, 1983); “Cát
sáng” (thơ, 1986), “Phía nửa mặt trời chìm” (thơ, 1986),...
b. Tác phẩm:

* Hoàn cảnh sáng tác:


- Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở Ukraina hồi đó còn
thuộc Liên Xô. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc của người cháu về người bà và tuổi thơ ấu được ở
cùng bà.
- Bài thơ in trong tập“Hương cây- Bếp lửa”(năm 1968).
* Nội dung:
- Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
- Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả.
- Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thắm thiết của tác giả đối với người bà.
* Nghệ thuật:
- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.
- Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu, cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm.
* Ý nghĩa văn bản:
Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người ba, những
người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.
* Nhan đề:
- Bếp lửa cái tên mang đề tài của tác phẩm, hình ảnh bếp lửa không gợi lại những kỉ niệm đầy xúc
động về tình bà cháu, về tuổi thơ, bếp lửa còn có tính chất biểu tượng, mang ý nghĩa về cội nguồn, về
người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa- ngọn lửa của nghĩa tình, của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp và
lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của người cháu đối với bà và cũng là đối với quê hương, đất nước.
- Hình ảnh bếp lửa trong nhan đề: “Bếp lửa” là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Từ hình
ảnh của bếp lửa mà ngày ngày người bà nhen lửa nấu cơm thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả
những kỉ niệm ấm áp của hai bà cháu. Ngọn lửa còn là ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa niềm tin. Ngọn lửa
bất diệt của tình bà cháu, tình quê hương, đất nước nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Bếp lửa
mà người bà ấp iu chính là tình yêu thương mà bà nâng niu dành tất cả cho cháu, từ việc dạy cháu làm,
chăm cháu học đến việc bảo cháu nghe. Bếp lửa đã thành nơi bà nhóm lên, khơi gợi trong tâm hồn cháu
những khát vọng, tình cảm đẹp.
5. KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ - NGUYỄN KHOA ĐIỀM
a. Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia
đình trí thức cách mạng. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964 ông vào miền
Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế, tham gia quân đội, xây dựng cơ sở cánh mạng,
viết báo, làm thơ,... là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Chất chính
luận làm cho thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa dạt dào cảm xúc, vừa lắng đọng suy nghĩ.
- Thơ ông tập trung khám phá vẻ đẹp của đất nước, nhân dân trong cuộc chiến đấu chung của toàn
dân tộc.
- Bài thơ là lời hát ru có ba khúc (mỗi khúc có hai khổ), ý thơ phát triển, xác thực và giàu tính biểu
tượng.
- Các tác phẩm chính của Nguyễn Khoa Điềm gồm: “ Đất ngoại ô” (thơ, 1971); “Mặt đường khát
vọng” (thơ, 1971); “Cửa thép” (kí, 1972), “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”( thơ, 1986), “Thơ Nguyễn Khoa
Điềm” (thơ, 1990)...
b. Tác phẩm:
* Hoàn cảnh sáng tác:
“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” ra đời năm 1971, tại chiến khu miền tây Thừa Thiên.
Đây là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, cuộc sống của cán bộ chiến sĩ và nhân

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

dân ta trên các vùng chiến khu hết sức khó khăn, vất vả. Những khó khăn, gian khổ không làm nhân dân
chùn bước; bộ đội và nhân dân vừa bám rẫy, bám làng tăng gia sản xuất; vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ
khu căn cứ kháng chiến. Hình ảnh người mẹ Tà- ôi địu con, địu gạo, lên rẫy trỉa bắp, địu con đi chiến
đấu đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành bài thơ.
* Nội dung:
- Hình ảnh bà mẹ Tà- ôi được khắc họa với những công việc cụ thể: mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội,
tỉa bắp trên núi Ka- lưi, tham gia kháng chiến.
- Tình cảm và những ước vọng của bà mẹ Tà- ôi được gửi vào những khúc hát:
+ Ở lời ru thứ nhất và thứ hai, bà mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường.
+ Ở lời ru thứ ba, bà mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân
tộc: “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ- Mai sau con lớn làm người tự do...”
* Nghệ thuật:
- Sáng tạo trong cấu trúc nghệ thuật, tạo nên sự lập lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng
của lời ru.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
- Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng.
* Ý nghĩa văn bản:
“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: Ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà-
ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
* Nhan đề:
Bài thơ tương đối dài nó tựa như câu văn xuôi. Tác giả lấy cảm hứng thơ từ hình ảnh rất thực
những người mẹ Tà- ôi địu con, địu gạo, lên rẫy trỉa bắp, địu con đi chiến đấu. Mượn hình ảnh em bé,
người mẹ cụ thể, tác giả như muốn khái quát gợi suy ngẫm về bao nhiêu em bé đã lớn trên lưng mẹ. Bài
thơ ca ngợi người mẹ miền núi cũng là đại diện cho người mẹ Việt Nam có tình yêu thương con, yêu bộ
đội, yêu dân làng và yêu nước.
6. CÒN CÒ – CHẾ LAN VIÊN
a. Tác giả:
- Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989), quê ở Cam Lộ, Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Trước
cách mạng tháng tám, Chế Lan Viên nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập“Điêu tàn”. Sau cách
mạng tháng tám, ông đã có đóng góp lớn vào thành tựu của văn học kháng chiến. Thơ Chế Lan Viên
giàu tính triết lí, suy tưởng, hình ảnh thơ phong phú, ngôn ngữ thơ tài hoa. Ông là một tài năng lớn của
văn học Việt Nam thế kỉ XX. Năm 1996, ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Trong giai đoạn chống Mĩ, thơ Chế Lan viên hướng tới khuynh hướng sưt thi hào hùng, chính luận
và đậm tính thời sự.
- Sau đổi mới, thơ Chế Lan Viên trở về với đời sống thế sự và những trăn trở của cái “tôi” trong sự
phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống.
- Tác phẩm chính của Chế Lan Viên bao gồm: “Điêu tàn” (thơ, 1937); “Gửi các anh” (thơ, 1954);
“Ánh sáng và phù sa” (thơ, 1960); “Hoa ngày thường- Chim báo bão” (thơ, 1967); “Hoa trên đá”
(thơ, 1984); văn xuôi, phê bình văn học (1962); “Những ngày nổi giận” (1967); “Suy nghĩ và bình
luận” (1960); “Bay theo đường bay dân tộc” (1976); ...
b. Tác phẩm:
* Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ “Con cò” được viết năm 1962, được rút trong tập “Hoa ngày thường - Chim báo
bão”(1967). Bài thơ đã khai thác hình tượng con cò trong những khúc hát ru, nhà thơ ca ngợi tình mẫu
tử thiêng liêng và nêu lên ý nghĩa to lớn của lời ru đối với cuộc sống của con người.
* Nội dung: Tìm hiểu hình tượng con cò để hiểu và cảm nhận được ý nghĩa biểu tượng vừa thống nhất,
vừa có sự phát triển qua các đoạn thơ.
- Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao quen thuộc dùng làm lời hát ru. Qua
những lời ru ấy của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức.
- Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người đến
suốt cuộc đời.
- Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con
đến hết cuộc đời.
* Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ tự do, tác giả thể hiện được cảm xúc một cách linh hoạt ở nhiều biểu hiện, nhiều
mức độ.
- Sáng tạo nên những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật được giọng suy ngẫm,
triết lí của bài thơ.
- Xây dựng những hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
* Ý nghĩa của văn bản:
Đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời
mỗi con người.
* Nhan đề:
Hình ảnh Con cò là sáng tạo độc đáo của bài thơ, bởi bài thơ đã khai thác hình tượng con cò trong
những câu hát rất quen thuộc để ca ngợi tình mẹ và những lời ru đối với cuộc đời mỗi người. Tình mẫu

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

tử là đề tài rất xưa nhưng không bao giờ cũ và từ hình tượng trung tâm con cò được gợi ra trong câu ca
dao rất quen thuộc tác giả đã phát triển và mở rộng ý nghĩa biểu tượng: khi là mẹ, khi là con, khi là trời,
là đất; khi là cuộc đời; khi là hiện tại và tương lai,...
Ý nghĩa biểu tượng tập trung là tình mẹ, lòng mẹ bền lâu trong suốt cuộc đời mỗi đứa con. Đó là
chất triết lí có thấm vào trong hình tượng để đưa ra những triết lí cô đúc, những quy luật của đời sống
con người.
II. PHƯƠNG PHÁP (HƯỚNG KHAI THÁC CÁC BÀI THƠ):
1. “Đồng chí”- Chính Hữu:
Đối văn bản này giáo viên và học sinh, chúng ta vừa tiếp cận nó theo hướng “Bước theo tác giả”
nghĩa là lần theo mạch cảm xúc của nhà thơ được triển khai theo trật tự vốn có của nó, lại phải vừa
dựng lại để có một cái nhìn tổng quát về hình tượng người lính trong những ngày đầu kháng chiến
chống Pháp và để cảm nhận sâu hơn về ba câu thơ kết: “Đêm nay....trăng treo”.
Dạy học theo phương pháp đó, nội dung cần tìm hiểu là:
- Tình đồng chí ở những người lính hồi đầu kháng chiến chống Pháp.
- Hình ảnh anh bộ đội được thể hiện trong bài thơ.
- Hình tượng giàu chất thơ về tình đồng chí giữa những người lính ở đoạn kết bài thơ.
2. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật:
Phân tích bổ ngang theo từng đoạn gồm số khổ thơ khác nhau, gắn liền nội dung và nghệ thuật của
từng đoạn khi giảng dạy, nên có đối chiếu với văn bản: “Đồng chí” để làm nổi bật bút pháp riêng của
bài thơ, chú ý đến ngữ điệu đọc bài thơ này.

Phạm Tiến Duật viết về những vẻ đẹp trong tâm hồn, trong phẩm chất của những chiến sĩ lái xe thời
chống Mĩ bằng chính lời nói, cách nói, giọng nói của chính họ, cách nói ngang tàng, tinh nghịch, sôi nổi,
tươi trẻ của cánh lái xe Trường Sơn. Bài thơ gồm 7 khổ, mỗi khổ nói về một nét riêng trong tâm hồn,
trong phẩm chất của những người lính qua những chi tiết, những hình ảnh rất thực, thực đến trần trụi. Vì
vậy, hướng tiếp cận bài thơ này là khắc sâu học sinh ấn tượng về hình ảnh những chiếc xe không kính
cùng với những chiến sĩ lái xe thời chống Mĩ qua lời thơ và giọng thơ rất tươi trẻ của Phạm Tiến Duật.
3. “Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận:
Phân tích bổ ngang theo tình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền, kết hợp phân tích nội dung và
nghệ thuật ở từng đoạn hướng về ghi nhớ. Bài thơ có nhiều liên tưởng sáng tạo, độc đáo không dễ gì
cảm nhận đối với học sinh. Tốt nhất là hướng dẫn học sinh thâm nhập vào hành trình của đoàn thuyền ra
khơi đánh cá: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi- Đoàn thuyền đánh cá giữa biển khơi- Đoàn thuyền đánh cá
trở về.
Chú ý: Giáo viên cần giải thích mối quan hệ giữa hiện thực và hư cấu trong tác phẩm văn học khi
sáng tác đặc biệt nhấn mạnh cơ sở chủ yếu. Niềm vui lớn của nhà thơ về nhân dân trong những ngày đầu

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

được làm chủ lại biển cả giàu có của mình vì đó chính là cơ sở để tác giả tạo nên chất lãng mạn của bài
thơ.
4. “Bếp lửa”- Bằng Việt:
Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có hướng dạy theo mạch cảm xúc, vì bài thơ được cấu trúc theo
mạch cảm xúc của nhà thơ. Mạch cảm xúc ấy đi từ hổi tưởng về tuổi thơ sống với bà đến những suy
nghĩ hiện tại về bà và những gì bà đã đem lại cho mình. Bao trùm lên tất cả là những nỗi nhớ sẽ tiếp cận
bài thơ và giảng dạy theo mạch của xúc đó. Cho nên trọng tâm của bài học sẽ là:
- Người cháu có những kỉ niệm gì về tuổi thơ sống bên bà? Trong những kỉ niệm ấy, hình ảnh bếp
lửa gợi nhớ những gì về người bà?
- Bây giờ đã trưởng thành, người cháu có những suy ngẫm gì về người bà và những điều bà đem lại
cho cuộc đời mình?
- Hình tượng thơ (người bà-ngọn lửa) chứa đựng ý nghĩa sâu xa gì?
5. “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- Nguyễn Khoa Điềm:
Đối với bài này nên phân tích bài thơ theo nội dung từng câu ru, chú ý đến nhịp điệu lời ru của cách
gieo vần tự do của loại thơ tám chữ. Khai thác bài thơ nên tập trung ở nghệ thuật chuyển nghĩa tài tình;
chú ý đến nghệ thuật điệp của bài thơ: Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc đều có cấu trúc hai khổ, khổ lớn
nhất nói về công việc của mẹ, khổ thơ nhỏ là những ước mơ của mẹ về con. Nhớ trong từng khổ thơ,
nhịp thơ của các câu thơ là nhip 4/4, lặp đi lặp lại đều đặn. Trong từng khúc thơ, mối quan hệ giữa khổ
thơ lớn và khỏ thơ nhỏ và nhấn quán. Từ công việc lao động và chiến đấu của mẹ và mẹ ước mơ về
con.Trong cái nhịp lặn đều đặn từ nội dung đến hình thức đó là một cái mạch luôn phát triển. Đó là ước
mơ của mẹ, tùy theo các đoạn, lớn dần, mở rộng dần về hình ảnh của những đứa con và thể hiện rõ nhất
là hai câu thơ cuối. Nghệ thuật điệp ở đây phù hợp với một lời hát ru con, cho giấc ngủ trẻ thơ.
6. “Con cò”- Chế Lan Viên:
Giáo viên lên lớp khai thác vừa tính cụ thể, vừa tính khái quát của từng hình tượng để làm rõ đặc
điểm thơ tư tưởng của Chế Lan Viên, khai thác tính hiện đại và tính truyền thống qua việc vận dụng
sáng tạo ca dao, kết hợp vơi việc phân tích và luyện tập cho phù hợp với thời lượng. Cụ thể, khai thác
theo: Mạch cảm xúc và suy tư của nhà thơ trong lời ru của mẹ.
Lời thơ của của bài này là lời người mẹ ru con ngủ, người mẹ nói những gì với đứa con thơ ở ba
phần của bài thơ? Hình tượng con cò trong bài thơ là hình tượng cuộc đời, người mẹ nói với con thơ
những gì về cuộc đời qua hình tượng con cò?
- Lời ru thứ nhất (phần 1): Người mẹ ru con bằng những bài ca dao xưa nói về con cò.
- Đến lời ru thứ hai (phần 2): Nói về ý nghĩa lời mẹ ru thời thơ ấu như cánh cò trắng luôn theo
sát cuộc đời con, hình ảnh ”cò trắng” ở khổ thơ này là biểu tượng lời ru của mẹ thời thơ ấu.
- Đến lời ru thứ ba (phần 3): Người mẹ nói về tình mẫu tử, về một triết lí nhân sinh: “Con dẫu
lớn... theo con”. Đến khổ thơ này thì hình ảnh con cò lại biểu trưng cho tấm lòng người mẹ: “Dù ở gần
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

con.. cò mãi yêu con”.


II. VÂN DUNG KIẾN THƯC ĐỂ LÀM BÀI: NGHI LUÂN VỀ MỘT ĐOAN THƠ, BÀI THƠ.
1. Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ
thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,... Bài
nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện
rung động chân thành của người viết.
2. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
2.1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
2.1. 1. Tìm hiểu đề:
- Xác định dạng đề.
- Yêu cầu về nội dung (đối tượng).
- Yêu cầu về phương pháp.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
* Lưu ý:
- Khi xác định dạng đề cần chú ý các từ: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ trong đề bài.
- Các từ ngữ trong đề bài như: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng
cách làm bài.
+ Phân tích: Yêu cầu phải phân tích đoạn thơ, bài thơ, đi sâu vào các phần nhỏ của nó để rút ra
những nhận định cần thiết.
+ Cảm nhận: Lưu ý đến ấn tượng và cảm thụ riêng của người viết về đoạn thơ, bài thơ đó, nhấn
mạnh đến yếu tố cảm thụ chủ quan.
+ Suy nghĩ: Nhằm nhấn mạnh tới những suy nghĩ riêng, những kết luận rút ra trên cơ sở suy
luận về những yếu tố nội dung, nghệ thuật và kết luận lo gic rút ra từ đó.
2.1. 2. Tìm ý:
* Câu hỏi tìm ý khi phân tích bài thơ, đoạn thơ:
1. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, đoạn thơ như thế nào?
2. Tác giả sử dụng các từ đặc sắc nào? Các từ ấy diễn tả ý gì? Thể hiện tâm trạng tác giả ra sao?
3. Tác giả dùng các hình ảnh nào đẹp, đặc sắc? Vậy phong cảnh như thế nào? Phong cảnh

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

buồn hay vui, bộc lộ tâm trạng gì?


4. Tác phẩm sử dụng những biện pháp tu từ nào? Biện pháp ấy bộc lộ nội dung gì?
5. Bài thơ, đoạn thơ có gợi điển tích không? Điển tích ấy nói lên điều gì?
6. Nhịp, thanh, vần, của bài thơ, đoạn thơ có gì đặc biệt? Điểm đặc biệt ấy thể hiện điều gì?
7. Có tứ thơ nào mới lạ, đặc sắc trong đoạn, bài?
8. Giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ, bài thơ? Tác dụng của đoạn thơ, bài thơ?
2.2. Lập dàn ý: Có 3 phần:
a. Mở bài:
* Trong phần mở bài cần có các nội dung chủ yếu sau:
- Giới thiệu khái quát về tác giả.
- Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ).
- Đánh giá sơ bộ về nghệ thuật và nội dung của bài thơ, đoạn thơ.
- Viết lại bài thơ, đoạn thơ (nếu là bài thơ, đoạn thơ dài chỉ cần chép hai câu đầu, chấm chấm,
rồi chép câu thơ cuối).
b. Thân bài:
- Luận điểm 1: Cảm nhận chung về bài thơ, đoạn thơ (cấu tứ, thể thơ, giọng điệu).
- Luận điểm 2: Phân tích bài thơ, đoạn thơ thành từng đoạn nhỏ (bổ ngang- phân tích từng khổ,
từng dòng) để phân tích về nội dung và nghệ thuật(nội dung đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình
ảnh, biện pháp tu từ, nhịp, vần, giọng điệu) hoặc phân tích bổ dọc (phân tích hình tượng theo nội dung
xuyên suốt bài thơ).
- Luận điểm 3: Đánh giá chung về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ, bài thơ; so sánh với các
tác phẩm cùng đề tài, cùng tác giả.
c. Kết bài:
- Khái quát chung về nghệ thuật và nội dung bài thơ, đoạn thơ.
- Đóng góp của tác giả cho văn học dân tộc.
- Từ những gì đã cảm nhận rút ra được bài học cho bản thân hoặc liên hệ với cuộc sống.
2.3. Viết bài:
Dựa vào dàn bài đã lập, viết thành bài văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết cần chú ý tới sự liên kết
giữa các phần mở bài, thân bài; kết bài chú ý tới cách dẫn dắt, chuyển tiếp giữa các luận điểm.
2.4. Đọc lại bài viết và sửa chữa.
3. Những lưu ý khi viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

3.1. Lưu ý 1:
* Những điều học sinh trong khi viết bài thường mắc phải:
- Tán thơ - nghĩa là nói suông, không dựa trên cơ sở nghệ thuật, hay những dấu hiệu về nội dung
cần thiết.
- Chỉ phân tích mà không trích dẫn thơ.
- Lối viết dàn trải, không để lại ấn tượng.
- Sau khi chia tách, mổ xẻ các câu thơ, các đoạn thơ mà không có tổng hợp, nhận xét, đánh giá khái
quát, trả bài thơ nguyên hiện trạng như chỉnh thể ban đầu mà nhận định, đánh giá.
- Thường bài làm của các em dưới dạng là trả lời câu hỏi; không viết theo dạng mở đoạn, phát triển
đoạn và kết thúc đoạn (đây là hạn chế cần khắc phục).
+ Đoạn đầu tiên của thân bài các em nên trình bày khái quát nội dung nghệ thuật của cả tác phẩm,
đặc biệt là các đề chỉ yêu cầu phân tích đoạn, câu thơ.
+ Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận
đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận
điểm lớn để đi sâu cảm nhận.
+ Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc qui nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu
diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn các em vừa phải khái quát được nội dung đoạn
mình vừa viết, vừa phải liên hệ được các nội dung mà đề yêu cầu, mỗi khi chuyển đoạn mới phải có liên
kết đoạn.
+ Phần thân bài các em cần triển khai khoảng 4 đến 5 đoạn, dựa vào khả năng viết của mình nhào
nặn những nội dung cơ bản trong mỗi đoạn thành sản phẩm mang đậm cái tôi của chính mình trong bài
viết.
3.2. Lưu ý 2:
- Trước đoạn thơ, bài thơ , học sinh cần tự biết định hướng, có thể học tập các bài văn mẫu, tự rút
kinh nghiệm cho mình về kĩ năng còn sự cảm thụ tích cực là của riêng mình.
- Trước đoạn thơ, bài thơ:
+ Tự mình tập tách ý để tìm ra các luận điểm.
+ Sau đó tìm các “điểm sáng nghệ thuật” của từng ý, từng luận điểm để tự cảm, tự nghĩ, tự bình.
+ Sau khi khoanh lại các “phạm vi” về nội dung và nghệ thuật ở từng luận điểm, có thể tự phát huy
cảm thụ một cách thoải mái, không gò ép, với cách làm đó, sẽ có những ý hay bất ngờ đến với các em.
3.3. Lưu ý 3:
- Phải thuộc lòng các văn bản thơ.
- Phải nắm vững những nét chung về tác phẩm:
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Kiến thức về tác giả (cuộc đời, hoàn cảnh sáng tác)
- Xã hội mà tác giả sống và sáng tác,...
- Khuynh hướng sáng tác, chủ đề sáng tác.
- Các tác phẩm tiêu biểu.
- Thuộc thơ (nếu đề yêu cầu chép thuộc bài thơ, đoạn thơ, câu thơ- sau đó cảm nhận, phân tích...)
- Nội dung chính của tác phẩm.
- Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Hiểu sâu sắc một số chi tiết: nghệ thuật đặc sắc, từ ngữ được coi là “nhãn tự”; những từ ngữ chứa
đựng cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, chủ đề mà tác giả muốn gửi gắm.
- Một số tác giả, tác phẩm cùng chủ đề để so sánh đối chiếu, nâng cao mở rộng (nếu có).
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ.

 Tất cả những kiến thức này các em đã được trang bị ở trường thông qua tiết học dưới sự dẫn dắt của
giáo viên. Lưu ý các em một điều là lượng kiến thức này rất quan trọng, mỗi giáo viên sẽ hệ thống kiến
thức bài học theo một cách riêng nhưng nhìn chung kiến thức là giống nhau ở mỗi tác phẩm.
4. MỘT SỐ DANG ĐỀ VÀ CÁCH LÀM TỪNG DANG ĐỀ NGHI LUÂN VỀ MỘT ĐOAN THƠ,
BÀI THƠ:
4.1. Một số dạng đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
a. Phân tích toàn bộ bài thơ
b. Phân tích một đoạn thơ.
c. Phân tích một khía cạnh trong đoạn thơ, bài thơ.
d. Phân tích một hình ảnh, chi tiết trong bài thơ.
e. So sánh giữa hai bài thơ, hai đoạn thơ.
g. Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ.
4.2. Cách làm từng dạng đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
4.2.1. Dạng bài: Phân tích một đoạn thơ.
Đề bài: Em hãy phân tích khổ thơ đầu trong bài: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cai theo đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

4.2.1.1. Dàn bài đại cương:


a. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá” - tác giả Huy Cận.
- Hoàn cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- Đánh giá sơ bộ về nghệ thuật và nội dung.
- Viết lại khổ thơ đầu như đã nêu ở phần đề bài.
b. Thân bài:
- Ý 1: Cảnh hoàng hôn trên biển cả (phân tích nghệ thuật, nội dung).
- Ý 2: Cảnh người lao động hăng say (phân tích nghệ thuật, nội dung).
c. Kết bài:
- Đánh giá chung tác phẩm (nghệ thuật, nội dung).
- Bài học rút ra.
4.2.1.2. Dàn bài chi tiết cho đề bài trên:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá”
- Vài nét về tác giả Huy Cận.
- Hoàn cảnh ra đời năm 1958 khi miền Bắc đang phấn khởi xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa
xã hội.
- Đánh giá sơ bộ
+ Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ, nhịp thơ linh hoạt, trữ tình.
+ Nội dung: Ca ngợi thiên nhiên, biển cả và ca ngợi hình ảnh con người lao động.
- Viết lại khổ thơ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cai theo đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
b. Thân bài
* Ý 1: Cảnh hoàng hôn trên biển cả.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
- Nghệ thuật: Dùng hình ảnh so sánh khá độc đáo qua từ “như”, so sánh mặt trời lặn xuống biển
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

như hòn lửa.


- Nội dung: Cảnh hoàng hôn trên biển thật rực rỡ, chói lọi.
“Sóng đã cài then đêm sập cửa”
- Nghệ thuật: nhân hóa rất bất ngờ, độc đáo, gợi hành động cài then cho sóng và gắn với hành
động “sập cửa” cho màn đêm.
- Nội dung: Cảnh thiên nhiên và con người đi vào trạng thái yên tĩnh, nghỉ ngơi.
* Ý 2: Người lao động hăng say, lạc quan:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”
- Nghệ thuật đối lập giữa cảnh yên lặng của đất trời (vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi) với cảnh ồn
ào, náo nhiệt hoạt động của đoàn thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi (con người hoạt động).
- Nội dung: Ca ngợi tinh thần nhiệt tình, hăng say lao động của các ngư dân.
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
- Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn và yếu tố tưởng tượng, tượng trưng thay vì nói gió căng buồm thì
lại viết câu hát làm căng cánh buồm.
- Nội dung: Ca ngợi tinh thần lạc quan của người lao động, niềm vui khi đất nước đã được giải
phóng, nhân dân được làm chủ biển cả, làm chủ đất nước.
c. Kết bài:
* Đánh giá chung:
- Nghệ thuật: Đoạn thơ có một giọng điệu phấn khởi, tự hào, kết hợp với bút pháp lãng mạn.
- Nội dung: Ca ngợi thiên nhiên và con người lao động Việt Nam.
- Rút ra bài học: Nguyện đem sức lực để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
4.2.2. Dạng bài: Nghị luận so sánh giữa hai bài thơ, hai đoạn thơ.
Dạng bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, cái tôi trữ
tình, vẻ đẹp nghệ thuật... Quá trình so sánh chỉ có thể diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả nhưng
cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm,
của những trào lưu, trường phái khác nhau.
Mục đích cuối cùng của dạng bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa
các văn bản, thấy được vẻ đẹp riêng của từng văn bản, sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà thơ.
Kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng đánh giá, lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các
hiện tượng văn học.
* Cách làm dạng bài so sánh đoạn thơ, bài thơ như sau:
a.Quy trình:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Phân đối tượng thành nhiều bình diện để so sánh, có thể tách ra thành các khía canh nhỏ như,
ngôn từ, hình ảnh chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu, đề tài chủ đề, tư tưởng.
- Sau đó, cần nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau. Khi nhận xét điểm giống và
khác nhau, giáo viên cũng cần định hướng cho các em tìm trên các bình diện đề so sánh như:
+ Thời đại, hoàn cảnh ra đời.
+ Đề tài, chủ đề.
+ Nội dung tư tưởng.
+ Đặc sắc nghệ thuật
+ Vị trí đóng góp của tác phẩm, tác giả.
Từ đó, các em sẽ tìm ra những điểm giống và khác nhau. Sau đó, người viết sẽ đánh giá, nhận
xét và có thể lí giải nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau đó.
b. Lập dàn ý chung cho kiểu bài so sánh đoạn thơ, bài thơ:
b1. Mở bài:
- Giới thiệu đề tài hai đối tượng
- Khái quát phong cách, quan điểm tiếp cận.
- Trích dẫn hoặc tóm tắt hai đối tượng so sánh.
b2. Thân bài:
- Phân tích nội dung thứ nhất (nội dung và nghệ thuật).
- Phân tích nội dung thứ hai (nội dung và nghệ thuật).
- So sánh: + Điểm tương đồng (chủ đề, nội dung, nghệ thuật).
+ Nét khác biệt (chủ đề, nội dung, nghệ thuật).
- Lí giải sự khác biệt (dựa vào các bình luận):
+ Bối cảnh xã hội.
+ Văn hóa từng đối tượng tồn tại.
+ Phong cách nhà văn.
+ Đặc trưng thi pháp của thời kì văn học.
b3. Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Nét riêng khi tiếp cận chung một đề tài.
- Rút ra những nét mới, tiến bộ.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

* Phân tích kiểu bài này có 2 cách:


1. Phân tích theo kiểu nối tiếp:
- Với cách này, người viết lần lượt phân tích đối tượng so sánh cả về phương diện nội dung và nghệ
thuật sau đó chỉ ra điểm giống và khác nhau.
- Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt.
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
b. Thân bài:
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận, đặc biệt là
thao tác phân tích).
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ hai (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận, đặc biệt là
thao tác phân tích).
- Đánh giá nâng cao:
+ Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên các bình diện như chủ đề, nội
dung, hính thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận, nhưng chủ yếu là thao
tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
+ Lí giải sự khác biệt: dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, phong cách nhà văn, đặc trưng thi
pháp của thời kì văn học.
c. Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau
- Những liên hệ mở rộng tiêu biểu.
2. Phân tích theo kiểu song song:
- Với cách làm này, người viết cần so sánh song song trên mọi bình diện của hai đối tượng. Tức là
tìm ra điểm giống và khác nhau rồi lần lượt phân tích từng luận điểm kết hợp với việc song song lấy dẫn
chứng của cả hai văn bản chứng minh cáh này nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ logic, sự
tinh nhạy trong phát hiện vấn đề.
- Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
b. Thân bài:
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Điểm giống nhau:


+ Luận điểm 1: (Lấy dẫn chứng cả hai văn bản).
+ Luận điểm 2: (Lấy dẫn chứng cả hai văn bản).
- Điểm khác nhau:
+ Luận điểm 1: (Lấy dẫn chứng cả hai văn bản).
+ Luận điểm 2: (Lấy dẫn chứng cả hai văn bản).
c. Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Những liên hệ mở rộng.
4. 3. Luyện tập lập dàn ý cho kiểu bài so sánh đoạn thơ, bài thơ:
4. 3.1. Mở bài:
Đối với dạng đề so sánh học sinh thông thường lúng túng khi mở bài vì liên quan tới hai tác giả,
hai tác phẩm, các em thường mắc phải lỗi giới thiệu tuần tự hai tác giả, hai tác phẩm một cách rời rạc
khiến cho người chấm có cảm giác như có hai mở bài. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý cho cho học sinh cách
mở bài.
Các em nên bắt đầu từ những điểm chung có liên quan đến hai tác giả, hai tác phẩm, thời đại, đề
tài, các nhận định liên quan... để dẫn dắt vào vấn đề.
Để có các mở bài hay, các em cần mở bài ngắn gọn, đầy đủ (các thông tin cơ bản), độc đáo gây
được sự chú ý của người đọc về vấn đề mình sẽ viết.
* Ví dụ minh họa:
Đề bài: Hình ảnh người người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
qua hai bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật).
* Có thể mở bài với các ý sau:
- Người chiến sĩ là đề tài quen thuộc của thơ ca Việt Nam, là hình ảnh “con người đẹp nhất”,
đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.
- Cùng viết về một đề tài hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe
không kính” của Phạm Tiến Duật cho ta cảm nhận được những nét đặc sắc về hình tượng người chiến sĩ
trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước.
4. 3.2. Thân bài:
Thân bài được xem là phần quan trọng nhất trong bài văn vì nó chiếm số lượng điểm nhiều hơn
của toàn bài. Chính vì vậy mà phần này giáo viên không chỉ trang bị kiến thức lí luận, kiến thức về tác
giả, kiến thức sâu, rộng về tác phẩm mà phải hướng dẫn cho các em các kỹ năng lập dàn ý, viết bài, cách

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

bám sát yêu cầu đề cũng như là nghệ thuật hành văn, kỹ năng xoáy trọng tâm để khi thực hành các em
làm bài ở phong độ tốt nhất.
Khi lập dàn ý phần thân bài, tùy theo cách phân tích, học sinh sẽ tìm được các luận điểm, luận cứ
và sắp xếp theo một hệ thống hợp lý.
Ví dụ minh họa:
Đề bài: Hình ảnh người người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
qua hai bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật).
Viết phần thân bài với các ý như sau:
* Hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Đồng chí”:
- Bài thơ thể hiện tình đồng chí cả những con người cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu,
cùng chung những khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến, là tình thương của những người tri ân, tri kỉ.
- Các anh chỉ có một chút khác biệt đó là mỗi người ở một miền quê khác nhau nhưng ở họ có
rất nhiều điểm chung:
+ Cùng cảnh ngộ, cùng giai cấp xuất thân, chiến đấu trên một chiến hào.
+ Để lại quê hương những tình cảm yêu thương, gắn bó.
+ Cùng chịu những khó khăn, gian khổ nơi chiến trường.
+ Cùng mang ý chí và tâm hồn Việt Nam.
* Hình ảnh anh bộ đội trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
- Vẻ đẹp của anh bộ đội thời chống Mĩ được thể hiện ở thái độ, tình cảm, tâm hồn, khí phách, khí
thế mới mang tính thời đại của những con người không phải chờ giặc tới mà là tìm giặc để đánh.
- Thái độ bất chấp gian khổ, khó khăn: Xe bị giặc ném bom nên không còn kính, không đèn,
không mui, bị xước...nhưng xe vẫn tiến ra tiền tuyến.
- Tư thế hiên ngang: Kẻ thù hòng làm cho người lính lái xe không có kính bảo vệ sẽ không quan
sát để lái xe được, nhưng người lính lại nhìn rõ mọi vật, đặc biệt là nhìn rõ con tim nhiệt tình cách mạng,
sục sôi ý chí chiến đấu của mình: nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng... nhìn thấy con đường chạy thẳng vào
tim.
- Tình cảm, tâm hồn lạc quan, yêu đồng đội:
Ung dung buồng lái ta ngồi...
...Phì phèo châm điếu thuốc, cười ha ha.
- Khí thế tiến công quyết chiến, quyết thắng:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

...............................................
Lại đi, lại đi trời xanh thêm
.............................................
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
* Điểm giống nhau:
- Dẫu là hai thời kì khác nhau, ở hai hoàn cảnh chiến đấu khác nhau nhưng hai hình ảnh trong
hai bài thơ vẫn là hình ảnh cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.
- Mục đích chiến đấu: Vì độc lập tự do, vì nền hòa bình của đất nước
- Tinh thần chiến đấu: dũng cảm kiên cường.
- Tình cảm đồng đội: tình đồng chí, đồng đội sâu sắc.
* Điểm riêng:
- Bài: “Đồng chí” dựng lên một bức tượng đài về người lính trong kháng chiến chống Pháp-
những người nông dân ra lính với cuộc đời quân ngũ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một “phù điêu” gồm những gương mặt trai trẻ, tếu táo,
tinh nghịch, ý chí mạnh mẽ trong đoàn quân trẩy hội chiến trường bởi vì cuộc kháng chiến chống Mĩ là
sự góp mặt của học sinh, sinh viên, trí thức... tuổi đời còn rất trẻ, ý thức về trách nhiệm, bổn phận đối
với đất nước rất lớn lao.
Đề bài: Cùng viết về đề tài người mẹ nhưng hai bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng
mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm) và “Con cò” (Chế Lan Viên) là hai tác phẩm có những khám phá nghệ
thuật riêng, thể hiện cảm xúc trữ tình riêng của mỗi nhà thơ.
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
* Dàn ý phần thân bài có thể viết như sau:
a. Sự giống nhau giữa hai văn bản:
- Về hoàn cảnh sáng tác: Hai bài thơ được viết sau cách mạng tháng Tám.
- Về đề tài: Cả hai bài thơ đều viết về hình tượng người người mẹ mang vẻ đẹp của người phụ nữ
Việt Nam trong thời đại mới: yêu con, yêu quê hương, đất nước, cần cù, lạc quan, tin tưởng vào tương
lai tươi sáng.
- Về nghệ thuật thể hiện: Đều vận dụng sáng tạo chất liệu ca dao, dân ca.
b. Sự khác biệt:
- Hình ảnh thơ:
+ Bài: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: Miêu tả bà mẹ Tà -ôi địu con tham gia
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

kháng chiến- hình ảnh người mẹ hiện lên gắn với những công việc vất vả thường ngày trong kháng
chiến như giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng... tình yêu thương con thắm thiết được thể hiện tự nhiên
mà sâu sắc qua những khúc ru. Trong cả bài thơ, tình cảm đó ngày càng phát triển, hòa quyện với tình
yêu bộ đội, tình thương dân làng và tình yêu đất nước. Đây là hình ảnh có tính sáng tạo độc đáo, chân
thực, cụ thể, làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Bài “Con cò”: Dựng lên hình ảnh người mẹ với tấm lòng yêu thương con bao la. Mẹ là tâm
hồn quê hương, là bàn tay chở che, ấp ủ, là điểm tựa nâng đỡ cuộc đời con. Hình tượng người mẹ được
tác giả miêu tả gắn liền với từng đoạn đường đời của mỗi con người. Tình mẹ gửi vào cánh cò và từng
câu hát ru ngọt ngào, tha thiết.
- Về cảm xúc trữ tình:
+ Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” viết năm 1971, khi tác giả tham gia
chiến đấu ở chiến trường. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến cuộc sống và chiến đấu của người phụ nữ Tà-
ôi. Bài thơ thể hiện niềm xúc động, tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp của người phụ nữ, là lời ngợi ca đẹp
cho những người mẹ hết lòng yêu con, hết lòng vì kháng chiến.
+ Bài thơ “Con cò” viết năm 1962- đây là cảm nhận, suy ngẫm và cũng là những lời ngợi ca
về tình mẫu tử thiêng liêng, là suy tư sâu xa về tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của mỗi
người.
- Về nghệ thuật:
+ Thể thơ: Bài “Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ” chủ yếu dùng thể thơ 8 chữ,
phù hợp với âm điệu hát ru.
+ Bài “Con cò” sử dụng thể thơ tự do, với các câu dài ngắn khác nhau để diễn tả sự phong phú
của hình tượng con cò và cảm xúc của nhà thơ.
- Ngôn ngữ- hình ảnh:
+ Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” : Ngôn ngữ giản dị, hàm súc, giàu sức
gợi, hình ảnh trung tâm là người mẹ Tà- ôi vừa điệu con trên lưng, vừa tham gia kháng chiến.. Đây là
hình ảnh có tính sáng tạo, độc đáo, chân thực, cụ thể, làm nổi bật vẻ đẹp người phụ nữ trong kháng
chiến chống Mĩ.
+ Bài “Con cò”: mang đậm chất triết lí, suy tưởng - hình ảnh trung tâm là hình ảnh con cò trong
lời ru của mẹ, con cò trong ca dao được đưa vào thơ Chế Lan Viên một cách sáng tạo qua các biện pháp
nhân hóa, ẩn dụ. Đắc sắc của bài “Con cò” là biểu trưng cho lòng mẹ, cho tình mẫu tử thiêng liêng và ý
nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người, nhiều câu thơ mang đạm chất triết lí, suy tưởng.
- Giọng điệu:
+ Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ” - sáng tác theo điệu ru con của người
mẹ Tà- ôi, kết hợp với điệp khúc tạo âm điệu tha thiết, ngọt ngào như lời ru.
+ Bài thơ “Con cò” sử dụng hình ảnh ca dao, âm điệu lời ru thể hiện qua hình thức thơ tự do nên
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

chất giọng vừa bay bổng, vừa sâu lắng, vừa dân tộc, vừa hiện đại.
* Đánh giá chung 2 bài thơ:
- Nét riêng của từng bài cho thấy sự sáng tạo của tác giả, góp phần làm phong phú thêm đời
sống thơ ca dân tộc.
- Cả hai thi phẩm đã giúp cho người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của hình tượng người
mẹ, người phụ nữ Việt Nam, khiến ta thêm yêu và thêm tự hào về họ.
Đề: Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
qua hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
của Nguyễn Khoa Điềm.
Gợi ý:
Mặc dù sáng tác cách nhau gần mười năm nhưng nổi bật trong hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và
bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh người phụ nữ
Việt Nam thương con, thương cháu giàu đức hy sinh và yêu đất nước trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ
Tổ quốc.
Trong bài thơ “Bếp lửa”, tình bà cháu đã được thể hiện qua hình ảnh bếp lửa. Khi “mẹ cùng cha
công tác bận không về” thì người cháu phải “ở cùng bà”. Mặc dù cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng
bà vẫn quyết tâm, lo lắng cho cháu, vẫn “kể cháu nghe” truyện, vẫn “chăm cháu học”, vẫn “dạy cháu
làm”. Ngay cả khi “giặc đốt làng”, bà cũng “dặn cháu đinh ninh” rằng nếu “có viết thư chớ kể này kể
nọ”. Tình cảm của bà dành cho cháu gắn liền với những hy sinh thầm lặng của bà cho cách mạng, cho
đất nước, thể hiện tình yêu cháu cũng như tình yêu đất nước sâu sắc. Hình ảnh ấy của người bà luôn
được người cháu ghi nhớ từ khi còn nhỏ, cho tới khi đã lớn vẫn nhớ ơn bà của mình.

Nếu trong bài thơ “Bếp lửa” thể hiện tình cảm của bà qua hình ảnh bếp lửa thì nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm qua bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” lại bộc lộ tình cảm của người mẹ Tà-
Ôi qua những công việc và ước mơ của người mẹ. Cho dù phải “giã gạo”, “tỉa bắp”, phải “chuyển
lán”, “đạp rừng” hay phải “giành trận cuối”, người mẹ Tà- Ôi vẫn luôn địu con trên lưng. Tình yêu
con của người mẹ đã được gắn liền với tình yêu “bộ đội”, tình yêu “làng đói” và tình yêu “đất nước”.
Cùng với đó, những ước mong của mẹ từ việc mong con khoẻ mạnh rồi đến giàu có, sau cùng là sống
trong đất nước tự do cũng đã thể hiện tình yêu con cũng như khát vọng tự do sâu sắc. Đặc biệt, bằng
nghệ thuật ẩn dụ, hai câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi ; Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng để nói về tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con. Người
con chính là nguồn sống và là niềm hy vọng của người mẹ Tà- Ôi, là người mà mẹ luôn hy sinh và gửi
gắm khát vọng.
Như vậy, trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, qua bài thơ “Bếp lửa” và “Khúc hát ru
những em bé lớn trên lưng mẹ”, hai nhà thơ Bằng Việt và Nguyễn Khoa Điềm đã nêu bật lên hình ảnh
người phụ nữ Việt Nam luôn thương yêu, gửi gắm khát vọng cho con cháu gắn liền với tình yêu cách
mạng, tình yêu đất nước.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

4. 3.3. Kết bài:


- Là khâu cuối cùng để hoàn thành bài viết, một số em học sinh xem nhẹ phần kết bài chỉ cần “đóng
lại” bằng cách tóm lại một vài ý đã trình bày ở trên là được. Đứng trước thực trạng đó, giáo viên cần
hướng dẫn cho học sinh cách kết bài, nhất là kết bài của dạng đề so sánh vốn mang tính đặc thù riêng.
- Một cách kết bài đúng nguyên tắc hay không chỉ ngắn gọn khép lại những vấn đề đã bàn luận ở trêm
mà học sinh có thể kết bài mở, kết bài phát triển, kết bài theo hướng nâng cao, mở rộng, để gợi ra nhiều
suy nghĩ liên tưởng mới nơi người đọc.
Ví dụ minh họa:
Đề bài: Hình ảnh người người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
qua hai bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật).
* Dàn ý phần kết bài:
- Kết hợp giữa hiện thực và hào hùng cùng cảm hứng lãng mạn cách mạng, hai bài thơ đã vang
lên âm điệu sử thi hào hùng của văn bọc nước ta trong suốt ba mươi năm kháng chiến trường kì gian
khổ.
- Hai bài thơ đã hoàn chỉnh bức chân dung người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến thần thánh
của dân tộc.
- Hình tượng người chiến sĩ đã làm sống lại trong lòng người đọc về một thời gian khổ nhưng
oanh liệt, hào hùng; khắc sâu niềm tự hào về con người và đất nước Việt Nam.
- Liên hệ cuộc sống hôm nay: Những người lính của thời bình đang ngày đêm canh giữ ngoài
đảo Trường Sa, Hoàng Sa đẻ bảo vệ sự bình yên cho đất nước, ta mới thấy vẻ đẹp cao vời vợi của những
người lính. Quá khứ, hiện tại và tương lai, những người lính sẽ mãi là biểu tượng đẹp của dân tộc.
5. MỘT SỐ DANG ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VIẾT ĐOAN VĂN NGHI LUÂN VĂN HỌC (THƠ
HIÊN ĐAI VIÊT NAM TRƯỚC NĂM 1975):
5.1. Một số dạng đề viết đoạn văn nghị luận văn học (thơ hiện đại Việt Nam trước 1975):
a. Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng, từ ngữ đặc sắc của tác phẩm.
b. Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ.
c. Đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ, bài thơ.
d. Đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
5.2. Cách làm bài viết đoạn văn nghị luận văn học (thơ hiện đại Việt Nam trước 1975):
5.2.1. Viết đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng hoặc một từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong
tác phẩm.
a. Phương pháp làm bài:
- Giới thiệu chi tiết quan trọng hoặc từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm cần phân tích.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Phân tích chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) đó hay, đặc sắc như thế nào về nội dung, hình thức.
- Nó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung chủ đề tác phẩm.
b. Ví dụ minh họa:
Đề: Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về ý nghĩa câu thơ “Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi,
chớ sợ! - Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng.” (khoảng 12 - 15 dòng).
* Gợi ý:
- Câu thơ “Ngủ yên!Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!” Ngắt nhịp 2/2/2/2 rất đều đặn giống như những nhịp
vỗ về của người mẹ cho đứa con mau chóng vào giấc ngủ. Vì thế mà lời thơ mang được âm điệu ngọt
ngào, dịu dàng của những lời ru.
- Hình ảnh ẩn dụ “Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng”: Mẹ luôn ở bên, dang đôi cánh tay để che
chở, ấp ủ con, để cho con luôn được an toàn

 Nói lên tình yêu thương dạt dào vô bờ bến mẹ dành cho con, mẹ là chỗ dựa đáng tin cậy, là lá chắn
che chở suốt đời cho con.
- Hình ảnh con cò tượng trưng cho lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của mẹ đối với
con.

 Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận, mẹ dành cho con bao tình yêu thương, cánh tay dịu hiền
của mẹ che chở cho con, lời ru câu hát êm đềm và dòng sữa mẹ ngọt ngào của mẹ đã nuôi con khôn lớn.
Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé, đáng thương, đáng được che chở. Lời thơ như nhịp vỗ
về thể hiện sự yêu thương dạt dào vô bờ bến.
5.2.2. Viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ.

a. Phương pháp làm bài:


- Xác định chính xác câu thơ, trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Nội dung phản ảnh là gì?
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ đó là biện pháp gì?
- Phân tích hiệu quả tu từ của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung.
- Đánh giá câu thơ.
b. Ví dụ minh họa:
Đề: Phân tích giá trị nghệ thuật của điệp từ “nhóm’ trong khổ thơ sau:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
(“Bếp lửa” - Bằng Việt)
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Gợi ý:
- Điệp từ “nhóm” được nhắc lại bốn lần làm tỏa sáng hơn nét kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.
Bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kì lạ. Từ “nhóm” đứng đầu mỗi
dòng thơ mang nhiều ý nghĩa: Từ bếp lửa của bà những gì được nhóm lên, khơi lên?
+ Khơi dậy tình cảm nồng ấm.
+ Khơi dậy tình yêu thương, tình làng, nghĩa xóm, quê hương.
+ Khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi, nồng đượm.
+ Khơi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ.

 Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung.

5.2.3. Viết đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ.
a. Phương pháp làm bài:
- Xác định chính xác đoạn thơ, đoạn thơ trong tác phẩm nào, của tác giả nào?
- Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ là gì? Phân tích nội dung và hiệu quả của biện pháp
nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung đó.
- Đánh giá đoạn thơ, đoạn văn đó (có thể kết hợp đánh giá về tác giả, tác phẩm).
b.Ví dụ minh họa:
Đề: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ:
“Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
(“Con cò” - Chế Lan Viên)
Gợi ý:
Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò
của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người
mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời.
- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đem lại âm hưởng ngọt ngào như trong lời ru của người mẹ. Hình
tượng con cò từ trong ca dao đi vào thơ Chế Lan Viên bình dị mà sâu lắng.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

“Gần - xa” là cặp từ trái nghĩa cùng với thành ngữ “lên rừng- xuống bể” gợi lên không gian
rộng lớn với những cách trở, khó khăn của cuộc đời. Đằng sau không gian ấy là bóng dáng của thời gian
đằng đẵng. Thời gian, không gian có thể làm phai mờ những tình cảm nhưng riêng tình mẫu tử thiêng
liêng là vượt qua mọi thử thách. Lòng mẹ luôn bên con, tình mẹ luôn che chở cho con ấm áp yêu thương:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Sự lặp đi lặp lại liên tục những từ
ngữ “dù ở gần con – dù ở xa con” như láy lại cảm xúc yêu thương dâng trào trong tâm hồn mẹ. Tình
yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời,
cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời.
- Câu thơ đúc kết một chân lý giản dị, muôn đời: trong con mắt, trái tim, vòng tay của người
mẹ, đứa con vẫn mãi là bé bỏng, cần mẹ che chở. Chữ “đi” được hiểu theo phương thức hoán dụ: cuộc
đời con, tất cả vui- buồn; đau khổ con đã nếm trải, người mẹ vẫn mãi yêu con, chở che, bên con. Mẹ là
chỗ dựa, bến đò yên bình trong cuộc đời người con.
- Lời dặn giản dị, mộc mạc mà ý thơ, tình thơ trĩu nặng, mẹ vẫn luôn bên con dù trải qua nhiều
sóng gió, tình mẹ mãi chở che, bao bọc con, là mái nhà ấm áp.
- Hình tượng con cò giản dị trong ca dao dã khiến những điều chiêm nghiệm, đúc kết của nhà
thơ trở nên sâu sắc, ý nghĩa mà gần gũi.
- Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian.
Hai câu thơ cuối dài ra sâu lắng đã khái quát lại một triết lí, qui luật tình cảm bền vững, sâu sắc, vừa thể
hiện tình cảm thiết tha, đầy yêu thương của người mẹ.

 Bảy câu thơ đã khái quát một qui luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc.

5.2.4. Viết đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề cho tác phẩm:
a. Phương pháp làm bài:
- Xác định ý nghĩa nhan đề tác phẩm thể hiện về phương diện gì? (đề tài, nội dung, chủ đề, mối quan hệ
giữa tên tác phẩm và chủ đề tác phẩm).
- Khẳng định giá trị của nhan đề tác phẩm, cũng có thể kết hợp với đánh giá tác phẩm.
b. Ví dụ minh họa:
Đề: Viết đoạn văn nêu cách hiểu của em về nhan đề của bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu)
Gợi ý:
- Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, lí tưởng.
- Đồng chí gợi cảm nghĩ về tình cảm đồng chí, đồng đội. Đó là một loại tình cảm mới, một tình
cảm đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm tháng cách mạng kháng chiến.
- Đồng chí còn là cách xưng hô của những người cùng một đoàn thể cách mạng của những người
lính, người công nhân, người cán bộ từ sau cách mạng. Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng,
của con người cách mạng trong thời đại mới.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Đồng chí là biểu tượng của tình cảm cách mạng và thể hiện sâu sắc tình đồng đội cùng đồng
cảnh, đồng cảm, đồng cam cộng khổ, đồng sức, chung lòng cứu nước, cứu dân,... đó là chỗ dựa
tinh thần duy nhất để người lính tồn tai, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tiếp tục chiến đấu và
chiến thắng.
6. VIẾT ĐOAN VĂN THEO CÂU CHỦ ĐỀ CHO SẴN CÓ SỬ DUNG MỘT SỐ LOAI CÂU VÀ
PHÉP LIÊN KẾT:
6.1. Phương pháp làm bài:
Những bài tập luyện viết đoạn văn nghị luận văn học theo thường có yêu cầu phối hợp giữa yêu cầu
nội dung, đề tài với yêu cầu hình thức diễn đạt.
Thông thường các thao tác viết đoạn được diễn ra như sau:
a. Người viết đọc kỹ yêu cầu của đề, xác định đúng yêu cầu của đề về nội dung và hình thức.
b. Người viết lập ý cho đoạn văn và định hình vị trí các câu trong đoạn, phương tiện liên kết đoạn,
đặc biệt là các yêu cầu cụ thể về viết câu (câu cảm thán, câu hỏi tu từ, câu ghép...) trong đoạn.
- Tìm ý cho đoạn văn.
- Xác định mô hình cấu trúc đoạn văn: đoạn diễn dịch, đoạn qui nạp, đoạn song hành, đoạn móc
xích.
+ Xác định và định hình kiểu câu và vị trí kiểu câu đó trong đoạn văn cần viết hoặc phép liên
kết cần viết trong đoạn văn đó.
c. Người viết dùng phương tiện ngôn ngữ (lời văn của mình) để viết đoạn văn. Khi viết cần chú ý diễn
đạt sao cho lưu loát, mạch lạc. Giữa các câu trong đoạn không chỉ có sự liên kết về mặt nội dung theo
chủ đề của đoạn mà còn có sự liên kết hình thức bằng các phép liên kết, phối hợp nhiều kiểu câu để lời
văn sinh động, từ ngữ dùng chính xác chân thực, mang tính hình tượng và hợp phong cách, chữ viết
đúng chính tả.
d. Đọc lại và sửa chữa: Viết xong, người viết cần đọc kiểm tra lại, những nội dung chưa phù hợp cần
chỉnh sửa, bổ sung.
6.2. Ví dụ minh họa:
Đề: Viết đoạn văn qui nạp khoảng 15 câu với câu chủ đề sau: “Khúc hát ru” ngọt ngào tha thiết
của Nguyễn Khoa Điềm là tình yêu thương con là ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi dành cho
con.
(Đoạn văn khoảng 15 câu có sử dụng phép nối liên kết).
Gợi ý:
- Đề tài của đoạn thơ.
- Các khúc thơ lạp đi lặp lại đều đặn mang lại cho bài thơ âm hưởng mượt mà mà, ngọt ngào sâu lắng

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

 đúng là một lời hát ru.

- Tình thương dành cho đứa con gắn bó sâu sắc với tình cảm lớn lao.
- Ước mơ lớn lên trở thành chàng trai khỏe mạnh, trở thành những chàng Đam San của thời đại mới.
- Từ trên lưng mẹ em vào Trường Sơn: Cách nói rất cụ thể. Trong tình cảm yêu thương của người mẹ
mà con lớn khôn, mẹ mong con sẽ trở thành người chiến sĩ.
- Câu cuối: Con sẽ lớn lên, trưởng thành trong nền độc lập tự do.

Tình yêu con gắn liền với tình yêu đất nước, tha thiết với nền độc lập tự do hòa quyện vào nhau
sâu sắc.
- Chú ý phân tích: mặt trời.
- Lưu ý chất dân tộc trong các khổ thơ từ nhan đề đến hình ảnh.
+ Hình ảnh đứa con trên lưng mẹ trở đi trở lại trong đoạn thơ. Khắc sâu tình mẫu tử sâu nặng, thể
hiện hồn dân tộc.
+ Nếu như những bài hát ru xưa thuần túy chỉ là tình mẫu tử, thì ở đây, bên cạnh tình cảm ấy, ta còn
thấy được tình yêu của mẹ đối với đất nước, xóm làng. Gắn liền với cuộc kháng chiến gian khổ vĩ đại
của dân tộc, mang hơi thở của thời đại.
- Chú ý phân tích kĩ hình ảnh: nhấp nhô...
IV. MỘT SỐ ĐỀ BÀI VÀ GỢI Ý LÀM BÀI:
Đề 1: Hình ảnh người lính qua hai tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội
xe không kính’ của Phạm Tiến Duật.

DÀN BÀI:
A. Mở bài:
- “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là hai
trong số những bài thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Thành công của hai bài thơ này là đã khắc họa hết sức sinh động và chân thực hình ảnh anh bộ
đội cụ Hồ trong hai thời kì gian khổ và hào hùng của dân tộc ta.
B. Thân bài:
* Hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Đồng chí”:
- Bài thơ thể hiện tình đồng chí cả những con người cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu,
cùng chung những khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến, là tình thương của những người tri ân, tri kỉ.
- Các anh chỉ có một chút khác biệt đó là mỗi người ở một miền quê khác nhau nhưng ở họ có
rất nhiều điểm chung:
+ Cùng cảnh ngộ, cùng giai cấp xuất thân, chiến đấu trên một chiến hào.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Để lại quê hương những tình cảm yêu thương, gắn bó.
+ Cùng chịu những khó khăn, gian khổ nơi chiến trường.
+ Cùng mang ý chí và tâm hồn Việt Nam.
* Hình ảnh anh bộ đội trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
- Vẻ đẹp của anh bộ đội thời chống Mĩ được thể hiện ở thái độ, tình cảm, tâm hồn, khí phách, khí
thế mới mang tính thời đại của những con người không phải chờ giặc tới mà là tìm giặc để đánh.
- Thái độ bất chấp gian khổ, khó khăn: Xe bị giặc ném bom nên không còn kính, không đèn,
không mui, bị xước...nhưng xe vẫn tiến ra tiền tuyến.
- Tư thế hiên ngang: Kẻ thù hòng làm cho người lính lái xe không có kính bảo vệ sẽ không quan
sát để lái xe được, nhưng người lính lại nhìn rõ mọi vật, đặc biệt là nhìn rõ con tim nhiệt tình cách mạng,
sục sôi ý chí chiến đấu của mình: nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng... nhìn thấy con đường chạy thẳng vào
tim.
- Tình cảm, tâm hồn lạc quan, yêu đồng đội:
Ung dung buồng lái ta ngồi...
...Phì phèo châm điếu thuốc, cười ha ha.
- Khí thế tiến công quyết chiến, quyết thắng:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
...............................................
Lại đi, lại đi trời xanh thêm
.............................................
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
* Điểm giống nhau:
- Dẫu là hai thời kì khác nhau nhưng hai hình ảnh trong hai bài thơ vẫn là hình ảnh cao đẹp của
anh bộ đội cụ Hồ.
- Mục đích chiến đấu: Vì độc lập tự do, vì nền hòa bình của đất nước
- Tinh thần chiến đấu: dũng cảm kiên cường.
- Tình cảm đồng đội: tình đồng chí, đồng đội sâu sắc.
* Điểm riêng:
- Bài: “Đồng chí” dựng lên một bức tượng đài về người lính trong kháng chiến chống Pháp-

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

những người nông dân ra lính với cuộc đời quân ngũ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một “phù điêu” gồm những gương mặt trai trẻ, tếu táo,
tinh nghịch, ý chí mạnh mẽ trong đoàn quân trẩy hội chiến trường bởi vì cuộc kháng chiến chống Mĩ là
sự góp mặt của học sinh, sinh viên, trí thức... tuổi đời của rất trẻ, ý thức về trách nhiệm, bổn phận đối
với đất nước rất lớn lao.
C. Kết bài:
- Hai bài thơ ở hai giai đoạn văn học khác nhau nhưng đều hoàn thành một cách xuất sắc sứ
mệnh thi ca sau cách mạng tháng tám, thể hiện nhân vật trung tâm của thời đại một cách cao đẹp- Anh
bộ đội cụ Hồ.
- Họ là những người lính cùng chiến đấu cho hòa bình và độc lập tự do cho dân tộc với tinh thần
quyết chiến, quyết thắng. Họ đều là những con người giàu lòng yêu nước, yêu quê hương, có tình đồng
chí, đồng đội sâu nặng, bền vững.

Đề 2: Viết bài nghị luận về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt với tiêu đề:
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!

DÀN BÀI:
A. Mở bài:
- Bài thơ “Bếp lửa” được Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi ấy tác là sinh viên đang du học tại
Liên Xô, trong bối cảnh xa nước, xa nhà nhớ về quê hương, về gia đình tác giả nhớ nhất là người bà
thân thương.
- Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu
và những suy ngẫm sâu xa về bà. Dòng cảm xúc trong sáng đó được nhà thơ biểu hiện trong bài thơ một
sáng tạo độc đáo: hình ảnh bếp lửa
B. Thân bài:
1. Sự hồi tưởng về bà được bắt đầu từ hình ảnh ấm áp: Bếp lửa.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Một hình ảnh quen thuộc trong gia đình, cũng là hình ảnh hư ảo trong tâm tưởng người cháu từ
xa nhớ nhớ về bà, người thường xuyên nhóm lửa, để rồi bật lên:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
2. Bếp lửa thân thương gợi lại cả một thời thơ ấu sống bên bà: Những năm gian khổ, nhọc nhằn
nhưng ấm áp tình bà.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Nhớ tuổi thơ ấy là cái bếp nhà nghèo hiện lên:


Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói.
Cái bếp trong những cảnh “đói mòn, đói mỏi” của nạn đói 1945 (như cái bếp trong nhà cái Tí,
trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)
“ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”, cháu sống bên bà, ấn tượng về cái bếp nghèo sâu đậm đến nỗi
“Nghĩ đên bây giờ sống mũi còn cay” (vì khói hay vì thương bà?).
- Rồi “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”: cha mẹ đi công tác kháng chiến, cháu sống với
bà trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà.
-Tám năm trời biết bao gian truân, nhất là cảnh giặc tàn quét “đốt làng cháy tàn, cháy rụi”, nên
đứa cháu “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”, còn bà - “Rồi sớm, rồi chiều lại bếp lửa bà
nhen”: Bếp lửa luôn hiện diện như tình bà ấp áp, sửa ấm tinh thần, tình cảm của đứa cháu xa cha mẹ.
3. Bếp lửa còn là một biểu tượng chứa đựng bao ý nghĩa suy ngẫm về bà.
- Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, bởi bà là người nhóm lửa và giữ cho ngon lửa
luôn ấm nóng, tỏa sáng cho gia đình, cho mọi người quanh bà.
- Bà là người nhóm lửa bình thường mà vĩ đại:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
- Bếp lửa của bà là bếp lửa thật, cũng còn là bếp lửa được nhóm lên từ ngọn lửa yêu thương, sức
sống niềm tin trong lòng bà. Nó truyền lửa sang lòng cháu để nhóm dậy: tâm tình”, ước mơ,... trong
cháu.
- Yêu thương bà, biết ơn bà mà hiểu nhân dân, đất nước “khoai sắn ngọt bùi”.
- Chính vì thế mà người cháu cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc chứa
bao điều kì diệu, thiêng liêng:
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
Bếp lửa vẫn mãi đi cùng đứa cháu giờ đã lớn khôn.
- Đã được chắp cánh bay xa, với bao niềm vui mới lạ nhưng vẫn không thể nguôi quên ngọn lửa
của bà.
- Nỗi nhớ nồng nàn, da diết chất nặng trong câu thơ nghi vấn:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
Làm cho bài thơ đã khép lại nhưng dòng cảm xúc vẫn không ngưng lại.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

C. Kết bài:
- Hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng, là sức mạnh nghệ thuật xâu chuỗi
cảm xúc và ý nghĩa, rồi nâng dần lên.
- Bếp lửa gợi bao cảm xúc mà cũng chứa nhiều triết lí thầm kín:
+ Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng cả cuộc đời.
+ Tình yêu thương và biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình gia đình. Đó cũng
là sự khởi đầu của tình yêu con người, yêu quê hương, tình yêu đất nước.
Đề 3: Sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn tạo nên bức tranh đẹp và chân dung người lính
trong bài “Đồng chí”. Em hãy làm sáng tỏ.
DÀN BÀI:
A. Mở bài:
- Chính Hữu là nhà thơ chiến sĩ. Ông làm thơ không nhiều và hầu như chỉ viết về người lính và
chiến tranh. Thơ ông bình dị, cảm xúc vừa dồn nén, vừa thiết tha.
- Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ đặc sắc viết về anh bộ đội Cụ Hồ trong chín
năm kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữ hiện thực và lãng mạn.
B. Thân bài:
- Hiện thực:
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam.
+ Thời gian: đêm khuya;
+ Không gian: Rừng hoang sương muối;
+ Sự việc: những người lính cầm súng đứng gác.

Gợi lên sự khốc liệt nghiệt ngã Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên trên
mọi gian khổ thiếu thốn người chiến sĩ hiện lên với tư thế chủ động trong cuộc chiến đấu.

- Lãng mạn: Đầu súng trăng treo.


Súng- trăng mang ý nghĩa biểu tượng: Chiến tranh và hòa bình, chiến sĩ và thi sĩ, ...

Khẳng định ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu mà những người lính tham gia: Họ cầm súng
chính là để bảo vệ sự bình yên cho đất nước, bảo vệ vầng trăng hòa bình.

 Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội, vẻ đẹp tư tưởng hòa quyện hiện thực và lãng mạn.

+ Cùng tin cậy;


+ Cùng chung lí tưởng chiến đấu;

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Cùng chia sẻ sự hi sinh;


+ Cùng ước mơ về cuộc sống thanh bình.
C. Kết bài:
Sự kết hợp hài hòa giữa hiên thực và lãng mạn đã tạo nên vẻ đẹp cho người lính, đồng thời tạo nên
thành công cho bài thơ.
Đề 4: Cảm nhận về không khí lao động khẩn trương, khỏe khoắn và tươi vui trong bài thơ “Đoàn
thuyền đánh cá” của Huy Cận.
DÀN BÀI:
A. Mở bài:
- Ấn tượng đầu tiên khi đọc bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là không khí khẩn
trương, khỏe khoắn và tươi vui.
- Không khí ấy chỉ xuất hiện ở đầu bài thơ mà bao trùm cả bài, tạo cho người đọc cảm giác về
không khí lao động trên miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp.
B. Thân bài:
- Những người đánh cá lại ra khơi với một tinh thần sảnh khoái tràn trề niềm vui phấn chấn.
- Tiếng hát được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một điệp khúc và nó trở thành âm thanh chủ đạo
trong bài thơ: “hát rằng ...ta hát bài ca...”
- Giữa khung cảnh mênh mông rộng lớn, hình ảnh người lao động xuất hiện với tư thế làm chủ
thiên nhiên, biển cả, làm chủ công việc của mình. Hình ảnh thật khỏe khoắn, rắn chắc: Sao mờ kéo...
- Huy Cận đã tô đậm hình ảnh những người lao động mới với tầm vóc ngang tầm vũ trụ và hòa
nhập với khung cảnh trời nước bao la: “Thuyền ta lái gió..” Đó làm niềm hăng say lao động làm giàu
cho Tổ quốc.
- Công việc nặng học của người lao động đánh cá đã trở thành bài ca lạc quan, nhịp nhàng cúng
thiên nhiên: “Ta hát bài ca gọi cá vào...”
- Hiện thực đã được bút pháp lãng mạn chắp cánh làm đẹp thêm công việc đánh cá của người lao
động. Con người lao động hòa vào thiên nhiên, cất bài ca giữa thiên nhiên.
- Cuối bài thơ là những hình ảnh sống động, hấp đẫn về những thành quả của người lao động.
Sau một đêm làm việc vất vả, mệt nhọc, khẩn trương nay họ đã về bến với hình ảnh: “Mắt cá huy hoàng
muôn dặm phơi”.
C. Kết bài
- Bài thơ là bài ca yêu nghề, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu sự nghiệp xây dựng đất nước của người
lao động.
- Với bút pháp lãng mạn và cảm hứng không gian quen thuộc, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

là một bài thơ hay của thơ ca hiện đại sau cách mạng tháng Tám.
Đề 5: Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã
thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền Tây
Thừa Thiên bằng những khúc ru nhip nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào trìu mến. Hãy làm rõ
nhận định trên.
DÀN BÀI:
A. Mở bài:
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác 1971,
giữa những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khi đó ông đang sống và
chiến đấu bảo vệ chiến khu miền Tây Thừa Thiên cùng nhân dân các dân tộc ít người ở đây.
Mượn hình thức của khúc hát ru, bài thơ là lời ru của người mẹ, để khắc họa hình ảnh người mẹ
dân tộc Tà- ôi yêu con và yêu đất nước tha thiết.
B. Thân bài:
1. Hình ảnh người mẹ vừa địu con, vừa sản xuất và chiến đấu hiên ngang qua từng khúc hát ru
con.
- Một số câu thơ được lặp lại nhiều lần ở các khổ thơ, là lời thường gặp trong bài ru con của dân
ca, đã tạo nên được một cách thổ lộ tình mẫu tử tha thiết.
- Cách lặp đi lặp lại cấu trúc các khổ thơ và cách ngắt nhịp đều đặn tạo nên âm điệu dìu dặt, êm
ái.
- Âm điệu ấy rât phù hợp với nội dung tình cảm của bài thơ. Qua đó, hình ảnh người mẹ được
khắc họa: Lời ru vừa diễn tả nỗi vất vả của người mẹ địu con, tham gia sản xuất và sẵn sàng chiến đấu
bảo vệ căn cứ; vừa bộc lộ tình yêu con với những ước vọng cao đẹp của người mẹ.
2. Hình ảnh người mẹ yêu con gắn với tình yêu nước.
a. Mẹ vừa địu con vừa tham gia kháng chiến chống Mĩ cứu nước: Mẹ giã gạo, trồng bắp nuôi bộ
đội, chuyển lán xây dựng căn cứ mới, đi dân công phục vụ chiến trường.
Mỗi công việc của mẹ đều được nhà thơ diễn tả bằng những chi tiết cụ thể:
+ Cái cực nhọc của việc vừa địu con vừa làm việc:
Nhịp chày nghiêng giác ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối...
+ Việc địu con leo núi làm nương dưới trời năng cháy:
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

...................................................
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Giặc càn phải chuyển lán lên núi cao:
Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
+ Rồi : Mẹ địu con đi để giành trận cuối
- Hình ảnh người mẹ bé nhỏ, gầy gò mà kiên cường.
b. Mẹ yêu con và yêu đất nước.
- Tình yêu thương con thắm thiết thể hiện trong cử chỉ lấy vai gầy làm gối, lấy lưng làm nôi,
chịu đựng cái nóng khi vừa địu em vừa làm việc...
- Con là tất cả hạnh phúc đời mẹ
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
- Tình thương con biểu hiện đậm nhất trong những lời ru:
+ Tim hát thành lời: Lời ru xuất phát từ trái tìm yêu thương cách diễn tả “ Tìm hát” là rất
hay.
- Mỗi đoạn đều có bốn câu cuối là lời ru trực tiếp của người mẹ được diễn tả rất tự nhiên
vì xuất phát từ tình huống công việc: giã gạo, tỉa bắp...
+ Thông thường hát ru bào giờ cũng bộc lộ tình cảm và mong ước của người ru gửi vào
đứa trẻ. Ở đây tình cảm và ước mơ không chỉ bình thường mà là của nười mẹ yêu nước. Mối quan hệ
này rất tự nhiên và mật thiết:
- “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân”
- “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi”
- “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người tự do...”
Điệp ngữ: “con mơ cho mẹ” là cách nói thật lãng mạn cách mạng.
- Những ước mơ về con ngày càng cao đẹp (Con khôn lớn cường tráng thành người cách mạng)
thế hệ con phải lớn mạnh và hạnh phúc hơn mẹ. Hôm nay vì những ước mơ đó mà mẹ chiến đấu.
- Tất cả đều toát lên một niềm tin tưởng và tự hào của người mẹ. Ngôn ngữ chân thành, mộc mạc

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

mà cảm động, đúng như cách nói của người miền núi.
C. Kết bài:
- Bằng một khúc hát ru ngọt ngào, trìu mến, đậm màu sắc dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm đã thể
hiện thành công người mẹ Tà- ôi vượt bao gian khổ, khắc nghiệt ở chiến khu kháng chiến. Người mẹ
càng yêu con thắm thiết càng mong con trở thành công dân đất nước tự do.
Từ hình ảnh người mẹ Tà- Ôi, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một cách nhuần nhuyễn tình yêu quê
hương đất nước nồng nàn, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của
nhân dân miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
Đề 6: Hãy khai thác hình tượng con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên để cảm nhận ý
nghĩa sâu sa của tình mẹ và những lời ru của mẹ.
Dàn ý:
A.Mở bài:
- Tình mẫu tử là đề tài được nhiều nhà thơ thể hiện nhưng Chế Lan Viên vẫn có cách nói riêng độc
đáo.
- Bài thơ “Con cò” khai thác con cò trong những câu hát ru dân gian để ca ngợi tình mẹ đối với một
đời người.
B. Thân bài:
1. Trong ca dao, hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa: người nông
dân lam lũ, người phụ nữ nhọc nhằn,... Chế Lan Viên không khai thác các ý nghĩa đó mà ông hướng vào
đề tài: Tình mẹ và ý nghĩa lời ru con đối với cuộc đời một con người.

2. Hình tượng con cò đi suốt bài thơ:


a. Hình ảnh con cò bắt đầu đến với tuổi thơ từ những lời hát ru:
- Liên tưởng đến ca dao: “Con cò bay lả bay la”, “Con cò mà đi ăn đêm” và ý nghĩa hình ảnh từng
bài mà nâng lên ý nghĩa tình mẹ: nói với con những nỗi niềm, dù đứa trẻ chưa hiểu, cốt để bày tỏ sự dịu
dàng, âu yếm.
- Tình mẹ được thể hiện bằng sự vỗ về, bằng âm điệu lời ru nhịp nhàng, ngọt ngào.
- Đứa trẻ đòn nhận bằng trực giác, vô thức tình yêu và sự che chở của mẹ.
- Xen vào hình ảnh con cò trong ca dao là những câu thơ bộc lộ trực tiếp tình yêu con của mẹ; như
một sự đối sánh tô đậm thêm con có mẹ che chở, nâng niu, nuôi dưỡng, để nâng cao ý nghĩa thường có
của những bài ca dao:
“Con còn bế trên tay...nhưng trong lời mẹ hát - Có cánh cò đang bay’.
“Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn/ Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Đoạn thơ kết bằng nhịp điệu thảnh thơi, hình ảnh con bình yên vì có mẹ: “Ngủ yên! Ngủ
yên!...chớ sợ”.
“Cành có mềm, mẹ đã sắn tay nâng,
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,...
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”.
Lời ru, sữa mẹ, tình mẹ là hơi xuân ấm sự sống nuôi mầm non, đứa con lớn lên.
b. Cánh cò trong lời ru đi vào tâm hồn tuổi thơ, rồi đi tiếp theo các bước trưởng thành của con:
- Còn nhỏ: con và cò cùng sống êm đềm trong đôi tay của mẹ (“Con ngủ...chung đôi”).
- Đến tuổi đi học: cò bầu bạn nâng bước chân con (“Mai khôn lớn...bay theo gót đôi chân”).
- Lúc trưởng thành: cò kiên trì,nhẫn nại vun đắp sự nghiệp cùng con (“Cánh cò trắng...bay hoài
không nghỉ... trong hơi mát câu văn...”).
Không chỉ mượn ý nghĩa của ca dao để gửi gắm và nâng cao ý tưởng, hình ảnh con cò ở đây còn
chứa đựng nhiều ý tưởng mới cao hơn bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ. Hình
ảnh đã trở thành biểu tượng nghệ thuật: lòng mẹ, sự dìu dắt dịu dàng và bền bĩ của mẹ.
c. Từ hình ảnh con cò, tác giả suy ngẫm và triết lí:
- Tấm lòng mẹ lúc nào cũng ở bên con (“Dù ở gần...mãi yêu con”).
- Thấu hiểu lòng mẹ, nhà thơ khái quát thành quy luật của tình mẹ (“Con dù lớn vẫn là con của
mẹ- Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”).
- Trở lại lời ru, nhà thơ thấm thía giá trị của nó trong đời người (“Con cò mẹ hát...vỗ cánh qua
nôi...đến hát quanh nôi”).
C. Kết bài:
- Tứ thơ được phát triển từ hình tượng trung tâm, hình tượng con cò trong ca dao ngàn đời nhưng
không phải là sự lặp lại ý tứ có sẵn. Hình tượng con cò trong ca dao chỉ là điểm tựa cho nững liên tưởng,
tưởng tượng, sáng tạo mơr rộng của tác giả.
- Bài thơ có triết lí sâu sa nhưng nhẹ nhàng, dễ hiểu: Tình mẹ, lòng mẹ lớn lao, sâu nặng, bền bĩ bao bọc,
nâng đỡ con suốt đời.
-----------------------------
B. THƠ HIÊN ĐAI VIÊT NAM SAU NĂM 1975

I. Hệ thống hóa kiến thức:

“ÁNH TRĂNG ” – Nguyễn Duy

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

a- Kiến thức:
* Giới thiệu:
- Vài nét về tác giả:
+ Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê làng Quảng Xá, xã Đông
Vệ, thành phố Thanh Hóa.
+ Năm 1966, ông nhập ngũ vào bộ đội oil tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.
+ Nguyễn Duy đã được trao giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972 – 1973 với oil thơ bốn
bài (Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông). Từ giải thưởng này,
Nguyễn Duy trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ và
tiếp tục bền bỉ sang tác.
+ Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại
diện thường trú báo Văn nghệ tại các tỉnh phía Nam ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Tác phẩm:
+ Bài thơ “Ánh trăng” được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập “Ánh trăng”
– tập thơ của Nguyễn Duy được giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
+ Nguyễn Duy viết bài thơ này vào lúc cuộc kháng chiến đã khép lại được ba năm. Ba năm sống
trong hòa bình, không phải ai cũng còn nhớ những gian khổ và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ.
Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi
người về lẽ sống chung thủy, nghĩa tình.
* Đọc – Hiểu văn bản:

- Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, gồm sáu khổ, kết hợp chặt chẽ giữa tự sự với trữ tình.
- Bài thơ giống như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, từ “hồi nhỏ sống với
đồng”, đến “hồi chiến tranh ở rừng” cho đến khi “về thành phố”. Dòng cảm nghĩ trữ tình của tác giả
cũng đi theo dòng tự sự này: hồi hỏ rồi hồi chiến tranh sống gần gũi với thiên nhiên cho nên vầng trăng
trở thành “vầng trăng tri kỉ”, “vầng trăng tình nghĩa”: đến khi về thành phố sống giữa những tiện nghi
hiện đại, vầng trăng đã “như người dưng qua đường”.
- Trong diễn biến của câu chuyện có một sự việc bất thường tạo ra bước ngoặt để từ đó nhà thơ
bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
- Đối lập với “phòng buynh-đinh tối om” là “vầng trăng tròn” ở bên ngoài cửa sổ. Xuất hiện một

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

cách “thình lình”, “đột ngột”, vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỉ niệm.
1. Hình ảnh vầng trăng và cảm xúc của nhà thơ:
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là một hình tượng đa nghĩa.
+ Trước hết, vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên, tươi mát. Trong
hai khổ thơ đầu, vầng trăng hiện ra trong không gian của ruộng đồng, sông biển, núi rừng. Đó là vầng
trăng của “hồi nhỏ sống với đồng” và sau này là “hồi chiến tranh ở rừng”. Lúc ấy, con người sống giản
dị “trần trụi với thiên nhiên – hồn nhiên như cây cỏ”. Vầng trăng trở thành người bạn tri kỉ, thành “vầng
trăng tình nghĩa” gắn bó trong suốt những năm tháng từ thuở ấu thơ ở quê nhà đến hồi chiến tranh sống
ở rừng.
Đến khi về thành phố, sống giữa những tiện nghi hiện đại, “quen ánh điện, cửa gương”, con
người bỗng quên đi cái vầng trăng “ngỡ không bao giờ quên kia”, bỗng vô tình với “cái vầng trăng tình
nghĩa” kia. Sự vô tình đến mức tàn nhẫn:
“vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Rồi đến một đêm nào đó:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Con người đã quen với đèn điện nên quên trăng, vầng trăng vẫn có đó nhưng “như người
dưng qua đường”. Phải đến khi đèn điện tắt, con người mới lại nhìn thấy và nhận ra vầng trăng. Phải đột
ngột như thế, phâỉ bất ngờ như thế, vầng trăng mới làm thức dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
“Ngửa mặt lên nhìn mặt”, mặt người và mặt trăng đối diện nhau. Đó là khoảnh khắc bất ngờ gặp
lại “cố nhân”. Khoảnh khắc gặp gỡ đó khiến hồn người “rưng rưng” cảm xúc. Vầng trăng làm ùa dậy
trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, của quê hương đất nước.
+ Vầng trăng trong bài thơ còn có ý nghĩa biểu tượng: biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, biểu
tượng cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.
Vầng trăng đâu chỉ làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, của quê hương đất
nước, mà còn đánh thức trong tâm trí con người bao kỉ niệm hồn nhiên của thời tuổi nhỏ, bao kỉ niệm
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

nghĩa tình của một thời gian lao chiến đấu.


Khổ thơ cuối cùng là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Mặc cho con người vô tình, “trăng cứ tròn vành vạnh”. Đó là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ
đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc”, phép nhân hóa khiến hình ảnh vầng
trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng rất nghĩa tình nhưng cũng vô
cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ. “Ánh trăng im phăng phắc” nhưng
đủ để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình không nên có, sự lãng quên đáng trách của mình.
Con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên và nghĩa tình quá khứ thì vẫn nguyên vẹn,
vĩnh hằng.
2. Bài thơ hấp dẫn người đọc bằng vẻ đẹp dung dị của một câu chuyện riêng, một tâm tình riêng.
Nhà thơ vừa kể chuyện, vừa bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên và chân thành.
Những câu thơ năm chữ đều đặn cũng góp phần làm nên giọng điệu tâm tình sâu lắng của bài thơ.
Ở ba khổ đầu, nhịp thơ trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể. Khổ thứ tư, giọng thơ chợt cất cao
trước một bước ngoặt mang kịch tính. Giọng thơ trở nên ngân nga thiết tha cảm xúc ở khổ thứ năm và
cuối cùng trầm lắng trong suy tư ở khổ cuối.
* Tổng kết:

Bài thơ “Ánh trăng” như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua
của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, với đất nước bình di, hiền hậu. Nó có ý nghĩa gợi nhắc,
củng cố cho con người thái độ sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ. Đó cũng là đạo lí “uống nước nhớ
nguồn” của dân tộc.
b- Bài tập:
* Bài tập vận dụng:
Đề: Hãy phân tích tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy trong bài thơ “Ánh trăng”.
Gợi ý làm bài:
Về hình thức: Yêu cầu bài viết là một bài văn nghị luận về một bài thơ hoàn chỉnh.
Về nội dung: Đề bài yêu cầu học sinh phải nắm chắc được tác phẩm, phân tích được tâm sự sâu
kín của Nguyễn Duy thể hiện trong bài thơ.
Nội dung chính như sau:
- Mở bài:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Giới thiệu vài nét về nhà thơ Nguyễn Duy.


+ Bài thơ “Ánhtrăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín của nhà thơ.
- Thân bài:
+ Đề tài “Ánh trăng”
Đây là một đề tài quen thuộc của thơ ca xưa nay.
“Ánh trăng” trong thơ của Nguyễn Duy không chỉ là niềm thơ mà còn là biểu tượng đã qua trong
mỗi đời người.
+ Phân tích tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy qua bài thơ “Ánh trăng”:
. Kỉ niệm về những ngày làm bạn với ánh trăng:
Đầu tiên, nhà thơ nhớ về những kỉ niệm đã qua mà một thời tác giả hằng gắn bó, vầng trăng
chẳng để lại dấu ấn gì.
Lớn lên, tham gia kháng chiến, vầng trăng đột ngột trở thành “tri kỉ”.
. Vậy mà nhân vật trữ tình đã quên vầng trăng ấy:
Lí do:
Sự thay đổi của hoàn cảnh sống khi hòa bình lập lại.
Sự lãng quên của một lớp người.
Tác giả không phê phán những “ánh điện”, “cửa gương” mà điều cốt yếu là phải làm sao để
những giá trị vật chất không thể điều khiển chúng ta.
. Niềm ân hận của tác giả và “tấm lòng” của “vầng trăng”:
Đó chính là niềm ân hận không nguôi của một người khi nhận ra sự bạc bẽo, vô tình của mình.
Tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy không dừng lại ở đó. Điều quan trọng là phải tự mình bước qua
những lỗi lầm của mình.
Tấm lòng của “vầng trăng”, của nhân dân ta quả là rộng lớn, luôn bao dung, tha thứ cho mọi sai
lầm.
- Kết bài:
+ Ánh trăng là phần cao quý nhất, đẹp đẽ nhất của vầng trăng.
+ Bài thơ giản dị, chân thành nhưng lại chứa đựng nhiều tâm sự, nhiều ẩn ý sâu kín.
* Bài tập nâng cao:
Đề: Đây là đoạn thơ kể lại cuộc gặp gỡ giữa một người lính sau chiến tranh với trăng trong bài
thơ “Ánh trăng”:
“Thình lình đèn điện tắt

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

phòng buyn-đinh tối om


vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
(Nguyễn Duy- Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
Hãy phân tích đoạn thơ trên để thấy được đó là cuộc gặp gỡ có ý nghĩa gợi nhắc cho người đọc
đến một thái độ sống, một đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà không ai được lãng quên.
Gợi ý làm bài:
Về hình thức: Yêu cầu bài viết là một bài văn nghị luận về một đoạn thơ hoàn chỉnh.
Về nội dung: Đề bài yêu cầu học sinh phải nắm chắc được tác phẩm: sự phát triển của cảm xúc
sau bước ngoặt “Thình lình đèn điện tắt” dẫn đến cuộc gặp gỡ với trăng; phân tích được diễn biến tâm
trạng của nhân vật trữ tình và thấy được những bài học sâu sắc về đạo đức được nhà thơ gợi lên qua
cuộc gặp gỡ giữa người và trăng.
Phần Thân bài cần có những ý chính như sau:
- Cuộc gặp gỡ giữa người lính sau chiến tranh với trăng:
+ Diễn ra khi hoàn cảnh cuộc sống của người lính đã có nhiều thay đổi: chiến tranh kết thúc, anh
trở về thành phố, sống và quen với cuộc sống mới đầy đủ tiện nghi với “ánh điện, cửa gương”. Hoàn
cảnh sống ấy cũng làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm của anh: vầng trăng một thời anh đã từng oil à “tri
kỉ”, là “tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên” nay thành “người dưng qua đường”.
+ Vì thế mà cuộc gặp hôm nay trở nên bất ngờ, “đột ngột”.
- Cuộc gặp gỡ có ý nghĩa gợi nhắc cho người đọc đến một thái độ sống, một đạo lí cao đẹp:
+ Trước hết, nó khiến cho nhà thơ xúc động “có cái gì rưng rưng”, nó gợi nhắc cho nhà thơ nhớ
đến những kỉ niệm của tuổi thơ “hồi nhỏ sống với đồng”, của những năm tháng chiến tranh gian khổ
“hồi chiến tranh ở rừng”, như sống lại những ngày đã qua “với đồng, với bể, với sông, với rừng”. Gợi
nhắc cho nhà thơ nhớ đến cuộc sống của chính bản thân mình trong quá khứ: “trần trụi với thiên nhiên,

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

hồn nhiên như cây cỏ”; nhớ đến “vầng trăng tri kỉ”.
+ Và điều đó buộc nhà thơ phải nghiêm khắc nghĩ về bản thân mình, về những thay đổi nơi con
người mình: cuộc gặp gỡ với trăng là một dịp để nhà thơ đối mặt với chính con người mình “Ngửa mặt
lên nhìn mặt”. Trăng vẫn thế, không thay đổi, bao dung độ lượng “tròn vành vạnh”, “im phăng phắc” chỉ
có bản thân mình là thay đổi, đã trở thành kẻ “vô tình”. Cái “giật mình” của nhà thơ chính là sự nhận
thức sâu sắc về bản thân, có ý nghĩa nhắc nhở người đọc không bao giờ được lãng quên quá khứ.
Sự kết hợp khéo léo giữa các yếu tố tự sự, trữ tình và bình luận đã khiến cho bài thơ có ý nghĩa
giáo dục thấm thía đối với người đọc.

2. Văn bản: VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương)

KIẾN THỨC CƠ BẢN:


a. Tác giả, tác phẩm
*Tác giả:
- Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang.
- Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ , là một trong những
cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của
chiến trường.

- Tác phẩm tiêu biểu: Mắt sáng học trò (1970); Như mây mùa xuân (1978); Phù sa quê
mẹ(1991);…
*.Tác phẩm:
- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước
vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng
nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của
miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng
bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã
thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm
hứng để ông sáng tác bài thơ này.
- In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)
*. Bố cục
Bố cục: 4 phần, tương ứng với bốn khổ thơ.
– Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

– Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ trước hình ảnh dòng người chầm chậm vào lăng viếng
– Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng
– Khổ 4: Ước nguyện của nhà thơ trước khi rời xa lăng Bác.
=> Mạch vận động của cảm xúc trong bài theo trình tự của một cuộc viếng thăm.
*. Cảm xúc bao trùm: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn
nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
*Đọc hiểu văn bản:
a. Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác:
- Nhà thơ kể: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Câu thơ mở đầu như một lời thông báo ngắn
gọn, lời lẽ giản dị nhưng chứa đựng trong nó biết bao điều sâu xa, xúc động của người từ chiến trường
miền Nam sau bao năm mong mỏi giờ mới được ra viếng Bác.
- Nhà thơ xưng “Con – Bác”: Cách xưng hô này thật gần gũi, thật thân thiết, ấm áp tình thân
thương mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Đồng thời, cũng diễn tả tâm trạng xúc động của người
con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.
- Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng”:
-> Cách nói giảm, nói tránh -> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát -> khẳng định Bác vẫn còn mãi
trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc. Đồng thời gợi sự thân mật, gần gũi: Con về thăm
cha – thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng khát khao mong nhớ
bấy lâu.
- Đến lăng Bác, hình ảnh đầu tiên mà tác giả quan sát được,cảm nhận được, và có ấn tượng đậm
nét là hình ảnh hàng tre:
+ Hình ảnh thực: Trước hết, hàng tre là hình ảnh hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất
nước Việt Nam.
+ Hình ảnh ẩn dụ: Hình ảnh hàng tre còn là một biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất
khuất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
- Niềm xúc động và tự hào về đất nước, về dân tộc, về những con người Nam Bộ đã được nhà
thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi” đứng ở đầu câu.
=> Chỉ một khổ thơ ngắn thôi nhưng cũng đủ để thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng
liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.
b. Cảm xúc của nhà thơ trước hình ảnh dòng người chầm chậm vào lăng viếng Bác
- 2 câu thơ đầu: Cách dùng từ đặc sắc, giàu sức sáng tạovới những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn
dụ sóng đôi nhau
+ Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời thiên tạo, là hành tinh

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống,
ánh sáng.
+ Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ.
Cách ví đó một mặt ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt
Nam. Mặt khác bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc Việt Nam khi có Bác Hồ – có được mặt trời của cách
mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên.
+ Từ láy “ngày ngày” đứng ở đầu câu vừa diễn tả sự liên tục bất biến của tự nhiên vừa góp phần
vĩnh viễn hóa, bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ trong lòng mọi người.
- 2 câu thơ sau:
+ Từ láy “ngày ngày” có nghĩa tương tự như câu thơ cầu đầu trong khổ thơ -> diễn tả cảnh tượng
có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặn trong cuộc sống của con người Việt Nam: Những dòng người
nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng
Bác –“Dòng người đi trong thương nhớ”.
+ “Tràng hoa” ở đây mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi
người là một bông hoa ngát thơm. Những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối
kết nhau thành những tràng hoa bất tận, tràng hoa đẹp nhất dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”– 79
năm cuộc đời của Người.
-> Hình ảnh thơ trên biểu lộ tấm lòng thành kính, và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân
đối với Bác Hồ.
c. Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng:
– Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh
thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của
không gian trong lăng Bác.
- Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng
trăng sáng dịu hiền.
- Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong
của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
- “Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta
hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. Mặt khác, “trời xanh” còn là một
hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng.
- “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt.
+ Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với
nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy, giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn.
d. Ước nguyện của nhà thơ trước khi rời xa lăng Bác.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt.
+ Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng.
+ Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.
+ Đó không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác. Được gần Bác
dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.
-Tác giả gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng
để được luôn ở bên Người trong thế giới của Người
+ Điệp ngữ “muốn làm” thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả.
+ Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Hình ảnh cây tre có tính chất
tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh
lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc
được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với
Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy
chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung với Bác.
2.2- Nghệ thuật
- Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha
thiết, đau xót, tự hào.
- Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự
trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với
sắc thái của niềm mong ước.

- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những
hình ảnh ẩn dụ- biểu tượng như “mặt trời trong lăng”, ”tràng hoa”, ”trời xanh”, vầng trăng”vừa quen
thuộc, gần gũi với hình ảnh thực, lại vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
*. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Cảm nhận của em về những hình ảnh thơ ẩn dụ sóng đôi trong bài thơ “ Viếng lăng Bác”
của Viễn Phương.
Đáp án:
-Cảm xúc của nhà thơ về Bác được diễn tả qua hình ảnh “mặt trời” vừa quen thuộc vừa mới mẻ
sâu lắng nhờ sự hiện diện sóng đôi đặc sắc của hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
+ “Mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực của vũ trụ - mặt trời rực rỡ, vĩnh hằng của thiên
nhiên mang sự sống đến cho vạn vật trên trái đất.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ “Mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ đầy ý nghĩa; Bác Hồ là mặt trời của dân tộc Việt Nam,
người đã mang sự sống đến cho cả dân tộc. Câu thơ làm nổi bật sự vix đại của Bác vừa thể hiệ lòng tôn
kính của nhà thơ của dân tộc Việt Nam đối với Bác.
- Cảm xúc nhà thơ khi ngắm dòng người vào lăng viếng Bác được thể hiện đầy sáng tạo qua cặp
hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi:
+ “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực đã gợi ra trước mắt chúng ta cảnh ngày
ngày dòng người bất tận đi trong niềm thương nhớ để được đứng bên vị cha già kính yeeuduf chỉ trong
thời gian ngắn.
+“Tràng hoa” ở đây mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi
người là một bông hoa ngát thơm. Những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối
kết nhau thành những tràng hoa bất tận, tràng hoa đẹp nhất dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”– 79
năm cuộc đời của Người.
-> Hình ảnh thơ trên biểu lộ tấm lòng thành kính, và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân
đối với Bác Hồ.
Bài 2
Cho khổ thơ:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

- Người ta thường nói nghe thấy âm thanh nhưng ở đây Viễn Phương lại viết “Nghe nhói trong
tim”. Em hãy lí giải điều tưởng chừng như vô lí đó.
Đáp án:
Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” là một cách viết lạ, tưởng chừng như vô lí nhưng lại có
lí khi bộc lộ tâm trạng đau xót và tiếc nuối không nguôi trước sự ra đi của Bác. Sử dụng biện pháp ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác, Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc đau xót tới đỉnh điểm. “Nhói” là từ ngữ biểu
cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong
đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nênlời.
Bài 3:
Có ý kiến cho rằng : Cảm hứng bao trùm bài thơ “ Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) là niềm xúc
động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của tác giả nói riêng và cả dân
tộc nói chung đối với Bác.
Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
Gợi ý:
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Đánh giá về bài thơ: Bài thơ “ Viếng lăng Bác”là một trong những bài thơ thành công viết về
Bác sau khi Người mất.
II. Thân bài:
1. Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác
- Tình cảm của nhà thơ, nét riêng của người dân Nam bộ
- Cảm xúc về hình ảnh hàng tre trước lăng Bác
2. Cảm nhận sự vĩ đại của Người và trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác
Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi :
- “Mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực
- “Mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ vừa nói lên sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện sự tôn kính
của nhân dân của nhà thơ đối với Bác.
- “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực
- Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ: Tác giả ví dòng người dài như kết thành tràng hoa để
dâng lên Người.

 Tấm lòng thành kính, và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ.

3. Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng:


- Hình ảnh vầng trăng gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những
vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
- “Trời xanh” là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời
xanh” vĩnh hằng.
- Nỗi đau xót được biểu hiện cụ thể, trực tiếp “ Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
4. Ước nguyện của nhà thơ trước khi rời xa lăng Bác
- Với tâm trạng lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác, Tác giả gửi tấm lòng mình bằng cách
muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để được luôn ở bên Người trong thế giới của
Người
- Điệp ngữ “muốn làm” thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả.
3. Kết bài:
-Tổng kết, đánh giá chung
- Rút ra bài học, nêu suy nghĩ

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải)

1. Tác giả:
- Thanh Hải là một nhà thơ cách mạng. – Trong hai cuộc kháng chiến kể cả những thời kì đen tối
nhất, ông đã bám trụ ở quê hương (vùng Thừa Thiên – Huế), cất lên tiếng thơca ngợi tình yêu quê
hương đất nước, ca ngợi sự hi sinh của nhân dân miền Nam và khẳng định niềm tin vào chiến thắng của
cách mạng. Có thể nói cuộc đời ông đã cốnghiến trọn vẹn cho đất nước, cho quê hương.
- “Thơ ông chân chất, bình dị, đôn hậu và chân thành…Đối với nền thơ chống Mĩ của miền
Nam,Thanh Hải là một trong những cây bút có nhiều đóng góp”. (Trần Hữu Tá)
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sángtác: - Bài thơ ra đời tháng 11/1980, lúc này, đất nước đã thốngnhất, đang xây
dựng cuộc sống mới với muôn ngàn khó khăn thử thách.
- Và đây cũng là một hoàn cảnh rất đặc biệt đối với nhà thơThanh Hải. Ông đang bị bệnh nặng
phải điều trị ở bệnh viện trung ương thành phốHuế, và một tháng sau ông qua đời. Có hiểu cho hoàn
cảnh của nhà thơ trêngiường bệnh ta mới thấy hết được tấm lòng tha thiết với cuộc sống, với quêhương
đất nước của nhà thơ.
b. Bố cục: 4 đoạn:
- Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đấttrời.
- Khổ 2, 3: Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước.
- Khổ 4, 5: Lời ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ.

- Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứHuế. => Xuyên suốt bài thơ là hình
ảnh mùa xuân: mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước và “mùaxuân nho nhỏ” của mỗi người.
c. Mạch cảm xúc: Bài thơ bắt đầu từ những cảm xúc trực tiếp hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp
và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, từ đó mở rộng cảm nghĩ về mùa xuân đất nước. Từ mùa xuân lớn
của thiên nhiên đất nước mà liên tưởng tới mùa xuân của mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ góp
vào mùa xuân lớn. Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất
nước qua điệu dân ca xứ Huế.
=> Mạch cảm xúc phát triển theo lối “tức cảnh sinh tình” đặc trưng nổi bật của thơ ca
1. Cảm xúc của nhàthơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
- Ngay hai câu mở đầu ta đã bắt gặp một cách viết khác lạ. Không viết như bình thường: “một
bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh” mà đảo lại “Mọc giữa dòng sông xanh/Một bông hoa tím
biếc”. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ là một dụng ý nghệ thuật của tác giả
=> khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân. Tưởng như bông hoa tím

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

biếc kia đang từ từ, lồ lộmọc lên, vươn lên, xòe nở trên mặt nước xanh của dòng sông xuân.
- Không gian mùa xuân rộng mở tươi tắn với hình ảnh một dòng sông trong xanh chảy hiền hoà.
Cái màu xanh ấy phản ánh được màu xanh của bầu trời, của cây cối hai bên bờ, cái màu xanh quen
thuộc mà ta có thể gặp ở bất kì một con sông nào ở dải đất miền Trung.
- Nổi bật trên nền xanh lơ của dòng sông là hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, một hình ảnh thân
thuộc của cánh lục bình hay bông súng mà ta thường gặp ở các ao hồ sông nước của làng quê:
“ Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm
Vẫn còn đây nước chẳngđổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông…” (Lê Anh Xuân)
Màu tím biếc ấy không lẫn vào đâu được với sắc màu tím Huế thân thương- vốn là nét đặc trưng
của những cô gái đất kinh kỳ với sông Hương núi Ngự.
-> Màu xanh của nước hài hoà với màu tím biếc của bông hoa tạo nên một nét chấm phá nhẹ
nhàng mà sống động, đem lại một vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa, một màu sắc đặc trưng của xứ Huế.
- Bức tranh không chỉ có “họa” mà còn có “nhạc” bởi tiếng chim chiền chiện cất lên với muôn
vàn lời ca tiếng hót, reo mừng: Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời.
+ Nhà thơ gọi “ơi” nghe sao mà tha thiết thế! Lời gọi ấy không cất lên từ tiếng nói mà cất lên từ
sâu thẳm tình yêu thiên nhiên, cất lên từ tấm lòng của nhà thơ trước mùa xuân tươi đẹp với những âm
thanh rộn rã.
+ Lời gọi ấy mới đầu nhen nhóm ở một góc trái tim, nhưng conngười nhà thơ và những cảnh sắc,
âm thanh kia như đã hòa vào làm một, cảm xúc từ đó mà òa ra thành lời, thật ngỡ ngàng, thật thích thú.

+ Cảm xúc của nhà thơ đã trào dâng thực sự qua câu hỏi tutừ: “Hót chi mà vang trời”. Thứ âm
thanh không thể thiếu ấy làm sống dậy cảkhông gian cao rộng, khoáng đạt, làm sống dậy, vực dậy cả
một tâm hồn con ngườiđang phải đối mặt với những bóng đen ú ám của bệnh tật, của cái chết rình rập.
-> Dòng sông êm trôi, bông hoa lững lờ, tiếng chim rộn rã… bức tranh mùa xuân xứ Huế bao
giờ cũng đẹp, nhẹ nhàng, và mơ mộng như thế!
- Thiên nhiên, nhất là mùa xuân vốn hào phóng, sẵn sàng traotặng con người mọi vẻ đẹp nếu con
người biết mở rộng tấm lòng. Thanh Hải đã thực sự đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi
bút, sự thăng hoa của tâm hồn. Nhà thơ lặng ngắm, lặng nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí
tưởngtượng, liên tưởng độc đáo: Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.
+ Cụm từ “giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phong phú và đầy thi vị. Nó có thể là giọt
sương lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớm mùa xuân tươi đẹp, có thể là giọt nắng rọi sáng bên thềm, có
thể giọt mưa xuân đang rơi… Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng
chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm
hồn đang rạo rực tình xuân.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được vận dụng một cách tài hoa, tinh tế qua trí tưởng tượng
của nhà thơ. Thành Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác và cả
xúc giác.
+ Cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của
thiên nhiên, đất trời lúc với xuân với cảm xúc say sưa, xốn xang, rạo rực. Nhà thơ như muốn ôm trọn
vào lòng tất cả sức sống của mùa xuân, của cuộc đời.
=> Khổ thơ mở đầu đã mở ra một bức tranh xứ Huế thật đẹp: có hình ảnh, có màu sắc, âm thanh
được họa lên từ những vần thơ có nhạc…
=> Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980, khi ấy đang là mùa đông giá rét. Như vậy, hình
ảnh mùa xuân được miêu tả ở đây là mùa xuân trong tâm tưởng của nhà thơ. Đối mặt với bệnh tật, thậm
chí phải đối mặt với cả cái chết, vậy mà nhà thơ vẫn hướng đến mùa xuân tươi trẻ, tràn đầy sức sống,
thể hiện một tâm hồn lạc quan yêu đời, một niềm khát khao cuộc sống vô bờ.
=> Đọc những vần thơ của ông, người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm hồn nghệ sĩ, một
tình yêu quê hương, đất nước đến vô ngần.
2. Cảm xúc của nhàthơ về mùa xuân đất nước:
- Không phải ngẫu nhiên trong khổ thơ lại xuất hiện hình ảnh “người cầm súng” và “người ra
đồng”. Họ là những con người cụ thể, những con người làm nên lịch sử với hai nhiệm vụ cơ bản của đất
nước ta trong suốt quátrình phát triển lâu dài: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. –
Mùa xuân đến mang đến tiếng gọi của những cố gắng mới và hi vọng mới, mang đến tiếng gọi của đất
nước, của quê hương đang trên đà đổi thay, phát triển. Những tiếng gọi lặng lẽ tới từ mùa xuân làm thức
dậy con người, làm trái tim con người như bừng lên rạng rỡ trong không khí sôi nổi củađất nước, của
muôn cây cỏ đã đi theo người lính vào chiến trường, sát kề vai, đã cùng người lao động hăng say ngoài
đồng ruộng.
- Mùa xuân không những chắp thêm đôi cánh sức mạnh cho conngười mà còn chuẩn bị cho con
người những “lộc” non tươi mới, căng tràn nhựasống:
+ “Lộc” không chỉ là hình ảnh tả thực mà con mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng.
+ “Lộc” là nhành non chồi biếc của cỏ cây trong mùa xuân.
+ Đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang che mắt quân thù trong cuộc chiến đấu bảo
vệ Tổ quốc đầy cam go và ác liệt.
+ Đối với người nông dân “một nắng hai sương”, “lộc” là những mầm xuân tươi non trải dài trên
ruộng đồng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu.
+ Nhưng đặc biệt hơn cả, “lộc” là sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí
tưởng, đầy những hoài bão và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con người –
tâm hồn của người lính dũng cảm, kiên cường nơi lửa đạn bom rơi – tâm hồn của người nông dân cần cù,
hăng say tăng gia sản xuất. “Lộc” chính là thành quả hôm nay và niềm tin, hi vọng ngày mai.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Từ những suy nghĩ rất thực về đất nước, nhà thơ khái quát: Tất cả như hồi hả Tất cả như xôn
xao
+ Điệp ngữ “tất cả”, các từ láy biểu cảm “hối hả”, “xôn xao”, nhịp thơ nhanh => nhà thơ đã
khái quát được cả một thời đại của dân tộc.
+ “Hối hả” diễn tả nhịp điệu khẩn trương, tất bật của nhữngcon người Việt Nam trong giai đoạn
mới, thời đại mới, trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
+ Còn “xôn xao” lại bộc lộ tâm trạng náo nức rộn ràng.
-> Ý thơ khẳng định một điều: không chỉ cá nhân nào vội vã mà cả đất nước đang hối hả, khẩn
trương sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức, rộn ràng trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, của
đất nước.
-> Thanh Hải đã rất lạc quan, say mê và tin yêu khi viết nên những vần thơ này.
- Xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vào mùa xuân, nhà thơ Thanh Hải đã
có cái nhìn sâu sắc và tự hào về lịch sử bốnnghìn năm dân tộc: “Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian
lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước”
+ Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một người mẹ tần tảo,vất vả và gian lao, đã làm nổi bật
sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ
hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm.
Nhưng dù trở lực có mạnh đến đâu cũng không khuất phục được dân tộc Việt Nam: “Sống vững chãi
bốn nghìn năm sừng sững Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”. (Huy Cận)
+ Đặc biệt, phép tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùngđặc sắc, làm ý thơ hàm súc – “Đất
nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước”. Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của
bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước
trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Điệpngữ “đất nước” được nhắc lại
hai lần thể hiện sâu sắc ý thơ: trải qua những gian truân, vất vả, đất nước vẫn toả sáng đi lên không gì có
thể ngăn cản được.
=> Ta cảm nhận được niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.
Âm thanh mùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm đến vô ngần.
3. Lời ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ.
- Từ những cảm xúc về mùa xuân, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên sang bày tỏ
những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người: “ Ta
làm con chim hót Ta làm một cànhhoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến”.
+ Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho
người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”- “ca”.
+ Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Động từ “làm” – “nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thânđến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp,
sống có ích.
+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện:
con chim, một cành hoa, một nốt trầm. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đem sắc hương tô điểm
cho mùa xuân đất mẹ!Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏ cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!
+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên
nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là
mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình.
+ Cái “tôi”của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hoá thành cái “ta”. Có cả cái riêng và
chung trong cái “ta” ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhân và cộng đồng,
giữa cái riêng và cái chung.
+ Hình ảnh “nốt trầm” và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấyước muốn tha thiết, chân thành của
mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉmuốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là“một nốt trầm xao
xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp
vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.
-> Đọc đoạn thơ, ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của
nhiềungười.
- Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
“Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi


Dù là khi tóc bạc.”
+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa,
làm con chim, làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.
+ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng
sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình,
dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước. + Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy
một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống
hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
-> Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến. Ý thơ thể hiện một ước
nguyện, một khát vọng, một mục đích sống. Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách
sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Nếu là con chim chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh,
Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Nhớ khi xưa, Ức Trai tiên sinh đã từng
tâm niệm: “Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”. Còn bây giờ, Thanh
Hải – nhà thơ xứ Huế trước khi về với thế giới “người hiền” cũng đã ước nguyện: “Lặng lẽ dâng cho
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

đời/Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc”. Lời ước nguyện thật thuỷ chung, son sắt. Sử dụng điệp ngữ
“dù là” nhắc lại hai lần như tiếng lòng tự dặn: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn
đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.
-> Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng
đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy, mà sức lan tỏa của nó thật lớn.
=> Như trên đã nói, bài thơ được viếtvào thời gian cuối đời, trước khi nhà thơ đi vào cõi vĩnh
hằng, nhưng trong bài thơ không hề gợi chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng tư cho bản
thân. Chỉ “lặng lẽ” mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình
cho đất nước. Đây không phải là câu khẩu hiệu của mộtthanh niên vào đời mà là lời tâm niệm của một
con người đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình
cho cách mạng. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị tư tưởng của bài thơ. 4. Lời ngợi ca quêhương, đất
nước qua điệu dân ca xứ Huế. – Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiếttha, tự hào về
quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
+ Tác giả có nhắc đến những khúc dân ca xứ Huế “Nam ai”, “Nam bình”, có giai điệu buồn
thương nhưng vô cùng tha thiết.
+ Và qua những khúc “Nam ai”, “nam bình” này thì nhà thơ đã bộc lộ tình yêu tha thiết của
mình đối với quê hương, đất nước; thể hiện niềm tin yêu vào cuộc đời, vào đất nước với những giá trị
truyền thống vững bền.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước,
với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa
xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca.
- Bài thơ giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiênvới những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu
tượng, khái quát.
- Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùa xuân với các phép tu từ đặc sắc.
Bài tập 1:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

1. Một bạn học sinh đã giới thiệu Thanh Hải và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” bằng đoạn văn sau.
Hãy nhận xét và sửa lại các lỗi về kiến thức, từ và câu mà bạn mắc phải (chú ýgiữa nguyên ý và hạn chế
thêm bớt từ). Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phan Bá Ngoan. Ông quê ở huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên –Huế. Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ thời kháng chiến chống Pháp.Trong
thời kì chống Mĩ cứu nước là một trong những cây bút có công xây dựng nền vănhọc cách mạng ở miền
Nam từ những ngày đầu. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viếttháng 11 năm 1978 trước khi nhà thơ
qua đời. Tác phẩm đã thể hiện niềm yêu tha thiếtcuộc sống và ước nguyện chân thành được cống hiến
cho đất nước của nhà văn.
2. Nhà thơ Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình là “Mùa xuân nho nhỏ”. Nhan đề đó có gì
đặc biệt và gợi cho em suy nghĩ gì?
3. a. Hãy chép lại đoạn thơ có 8 câu thể hiện rõ ý nghĩa hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” trong bài
thơ cùng tên của Thanh Hải.
b. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân– hợp để làm rõ lẽ sống cao đẹp
của con người trong các câu thơ đã chép ở mục a.
=> Gợi ý:
1. Đoạn văn sau khi đã chữa: Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn.Ông quê
ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên –Huế. Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ thời kháng chiến chống
Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước ông là một trong nhữngcây bút có công xây dựng nền văn học
cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết tháng 11 năm 1980,
trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm đã thể hiện niềm yêu tha thiết cuộc sống và ước nguyện chân thành
được cống hiến cho đất nước của nhà thơ.

2.Nhà thơ Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình là “Mùa xuân nho nhỏ”. Nhan đề đó đặc biệt
ở chỗ: mùa xuân là một khái niệm trừu tượng, lại được đặt cạnh tính từ “nho nhỏ”.Đây chính là sáng tạo
của nhà thơ, dù trước đó đã có những bài thơ mang tên mùa xuânnhư “Mùa xuân chín”, “Mùa xuân
xanh”...Tên bài thơ thể hiện chủ đề tác phẩm: ước nguyện làm một mùa xuân, sống đẹp, làm mùaxuân
nho nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của dân tộc.
.3.a. Đoạn thơ 8 câu thể hiện ý nghĩa hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” trong bài thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đờ
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

b. Đoạn văn đảm bảo các ý sau:


- Từ những cảm xúc về mùa xuân, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên sang bày tỏ
những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
+ Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho
người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”- “ca”.
+ Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.
+ Động từ “làm” – “nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thânđến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp,
sống có ích.
+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện:
con chim, một cành hoa, một nốt trầm. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đem sắc hương tô điểm
cho mùa xuân đất mẹ! Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏ cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!
+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên
nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là
mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình.
+ Cái “tôi”của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hoá thành cái “ta”. Có cả cái riêng và
chung trong cái “ta” ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhân và cộng đồng,
giữa cái riêng và cái chung.
+ Hình ảnh “nốt trầm”và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấyước muốn tha thiết, chân thành của
mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉmuốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là“một nốt trầm xao
xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp
vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.
-> Đọc đoạn thơ, ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của
nhiềungười.
- Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa,
làm con chim, làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.
+ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng
sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình,
dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước. + Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy
một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.

SANG THU (Hữu Thỉnh)


I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội.
- Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu
của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng.
- Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê Việt Nam dân dã, mộc mạc tinh tế và giàu rung cảm.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ sáng tác năm 1977.
- In trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”.
b. Bố cục: 3 phần tương ứng với ba khổ thơ.
- Khổ 1: Những tín hiệu giao mùa
- Khổ 2: Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa
- Khổ 3: Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Những tín hiệu giao mùa:
- “Sang thu” ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết mà mùa thu
tới có những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận
được.
- Với Hữu Thỉnh mùa thu bắt đầu thật giản dị:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
+ Nếu trong “Đây mùa thu tới” cảm nhận thu sang của Xuân Diệu là rặng liễu thu buồn ven hồ
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang – Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” thì Hữu Thỉnh lại cảm nhận
về một mùi hương quen thuộc phảng phất trong “gió se” – thứ gió khô và se se lạnh, đặc trưng của mùa
thu về ở miền Bắc. Đó là “hương ổi” – mùi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của mùa thu
làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
+ Mùi hương ấy không hòa vào quyện vào mà “phả” vào trong gió “Phả” nghĩa là bốc mạnh và
tỏa ra từng luồng. Hữu Thỉnh đã không tả mà chỉ gợi, đem đến cho người đọc một sự liên tưởng thú vị:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

tại vườn tược quê nhà, những quả ổi chín vàng trên các cành cây kẽ lá tỏa ra hương thơm nức, thoang
thoảng trong gió. Chỉ một chữ “phả” thôi cũng đủ gợi hương thơm như sánh lại. Sánh lại bởi hương đậm
một phần, sánh bởi tại gió se.
-> Nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống giữa đồng quê và nhà
thơ đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã mà thi vị. Ông đã phát hiện một nét đẹp đáng yêu
của mùa thu vàng nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
+ Nếu như trong thơ ca cổ điển mùa thu thường hiện ra qua các hình ảnh ước lệ như “ngô đồng”,
“rặng liễu”, “lá vàng mơ phai”, “hoa cúc”…thì với Hữu Thỉnh ông lại bắt đầu bằng “hương ổi”. Đó là
một hỉnh ảnh, một tứ thơ khá mới mẻ với thơ ca viết về mùa thu nhưng lại vô cùng quen thuộc và gần
gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc mỗi độ thu về.
+ “Hương ổi” gắn liền với bao kỉ niệm của thời thơ ấu, là mùi vị của quê hương đã thấm đẫm
trong tâm tưởng nhà thơ và cứ mỗi độ thu về thì nó lại trở thành tác nhân gợi nhớ. Chính Hữu Thỉnh đã
tâm sự rằng: “Giữa trởi đất mênh mang, giữa cái khoảnh khắc giao mùa kì lạ thì điều khiến cho tâm hồn
tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra đó chính là hương ổi. Với tôi, thậm chí là với nhiều người
khác không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một
dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ
ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông… Nó giống như mùi bờ bãi, mùa con trẻ… Hương ổi tự nó xốc
thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại trở thành quý
giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ…”
-> Hương ổi ấy, cơn gió đầu mùa se lạnh ấy là sứ giả của mùa thu (cũng như chim én là sứ giả
của mùa xuân). Nó đến rất khẽ khàng, “khẽ” đến mức chỉ một chút vô tình thôi là không một ai hay biết.
-> Có thể nói trước Hữu Thỉnh có rất nhiều nhà thơ viết về mùa thu nhưng đây là một phát hiện
tinh tế của một hồn thơ xứ sở.
- Nếu hai câu đầu diễn tả cái cảm giác chưa hẳn đủ tin thìđến hình ảnh “Sương chùng chình qua
ngõ” lại càng lung linh huyền ảo.
+ Không phải là màn sương dày đặc, mịt mù như trong câu cadao quen thuộc miêu tả cảnh Hồ
Tây lúc ban mai “Mịt mù khói tỏa ngàn sương”, hay như nhà thơ Quang Dũng đã viết trong bài thơ
“Tây Tiến”: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” mà là “Sương chùng chình qua ngõ” gợi ra những làn
sương mỏng, mềm mại, giăng màn khắp đường thôn ngõ xóm làng quê. Nó làm cho khí thu mát mẻ và
cảnh thu thơ mộng, huyền ảo, thong thả, bình yên.
+ Nhà thơ đã nhân hóa màn sương qua từ “chùng chình” khiếncho sương thu chứa đầy tâm
trạng. Nó như đang chờ đợi ai hay lưu luyến điều gì? Câu thơ lắng đọng tạo cảm giác mơ hồ đan xen
nhiều cảm xúc.
=> Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thịgiác, nhà thơ cảm nhận những nét đặc
trưng của mùa thu đều hiện diện. Có “hươngổi”, “gió se” và “sương”. Mùa thu đã về trên quê hương.
Vậy mà nhà thơ vẫn còndè dặt: “Hình như thu đã về”. Sao lại là “Hình như” chứ không phải là

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

“chắcchắn”? Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng. Đúng là mộttrạng thái cảm
xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá.
=> Đằng sau không gian làng quê sang thu ấy ta cảm nhậnđược tâm hồn nhạy cảm của một tình
yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
2. Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa
- Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ vui mừng, cảm xúc củathi sĩ tiếp tục lan tỏa, mở ra trong
cái nhìn xa hơn, rộng hơn:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
- Bức tranh mùa thu được cảm nhận bởi sự thay đổi của đất trời theo tốc độ di chuyển từ hạ sang
thu, nhẹ nhàng mà rõ rệt. Thiên nhiên sang thu đã được cụ thể bằng những hình ảnh: “sông dềnh dàng”,
“chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình”. Như thế, thiên nhiên đã được quan sát ở một không gian rộng
hơn, nhiều tầng bậc hơn. Và bức tranh sang thu từ những gì vô hình như “hương ổi” ,”gió se”, từ nhỏ
hẹp như con ngõ chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể với một không gian vừa dài rộng, vừa xa vời.
– Tác giả cảm nhận thu sang bằng cả tâm hồn:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
+ Bằng phép nhân hóa đặc sắc, nhà thơ đã rất tài hoa ghi lại linh hồn của cảnh vật, của dòng
sông quê hương nơi vùng đồng bằng Bắc Bộ ăm ắp nước phù sa, vươn mình giữa ruộng đồng vào những
ngày giao mùa. Vào mùa thu, nước sông êm đềm, nhẹ nhàng, trôi lững lờ mà không chảy xiết như sau
những cơn mưa mùa hạ. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu của bức tranh thiên
nhiên mùa thu mà còn mang đầy tâm trạng của con người như chậm lại, như trễ nải, như ngẫm ngợi nghĩ
suy về những trải nghiệm trong cuộc đời.
+ Trái ngược với vẻ khoan thai của dòng sông là sự vội vàng của những cánh chim trời bắt đầu
di trú về phương Nam. Không gian trở nên xôn xao, không có âm thanh nhưng câu thơ lại gợi được cái
động.
-> Hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng, dựng lên hai hình ảnh đối lập, ngược chiều nhau: sông
dưới mặt đất, chim trên bầu trời, sông“dềnh dàng” chậm rãi, chim “vội vã” lo lắng. Đó là sự khác biệt
của vạn vật trên cao và dưới thấp trong khoảnh khắc giao mùa.
-> Nhà thơ đã gợi ra tốc độ trái chiều của thiên nhiên,của sự vật để tạo ra một bức tranh mùa thu
đang về - có những nét dịu êm, nhẹ nhàng, lại có những nét hối hả, vội vã. (Ý thơ đồng thời còn gợi cho
người đọc một liên tưởng khác: Sự chuyển động của dòng sông, của cánh chim phải chăng còn là sự

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

chuyển mình của đất nước. Cả đất nước ta vừa trải qua chiến tranh tàn khốc mới có được hòa bình, và
giờ đây mới được sống một cuộc sống yên bình, êm ả. Nhưng rồi mỗi người dân Việt Nam cũng lại bắt
đầu hối hả nhịp sống mới để xây dựng đất nước trong niềm vui rộn ràng)
- Đất trời mùa thu như đang rùng mình để thay áo mới. Cả bầu trời mùa thu cũng có sự thay đổi:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
+ Trong thơ ca Việt Nam, không ít những vần thơ nói về đám mây trên bầu trời thu: _ “Tầng
mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Nguyễn Khuyến – “Thu điếu”) _ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” (Huy Cận
– “Tràng giang”)
+ Hữu Thỉnh dùng động từ “vắt” để gợi ra trong thời điểm giao mùa, đám mây như kéo dài ra,
nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng. + Hình như đám mây đó vẫn
còn lại một vài tia nắng ấm của mùa hạ nên mới “Vắt nửa mình sang thu”. Đám mây vắt lên cái ranh
giới mỏng manh và ngày càng bé dần, bé dần đi rồi đến một lúc nào đó không còn nữa để toàn bộ sự
sống, để cả đám mây mùa hạ hoàn toàn nhuốm màu sắc thu.
+ Nhưng trong thực tế không hề có đám mây nào như thế vì mắtthường đâu dễ nhìn thấy được
sự phân chia rạch ròi của đám mây mùa hạ và thu. Đó chỉ là một sự liên tưởng thú vị - một hình ảnh đầy
chất thơ. Thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, độc đáo không những
mang đến cho người đọc…mà còn đọng lại những nỗi bâng khuâng trước vẻ dịu dàng êm mát của mùa
thu.
-> Có lẽ đây là hai câu thơ hay nhất trong sự tìm tòi khám phá của Hữu Thỉnh trong khoảnh khắc
giao mùa. Nó giống như một bức tranh thu vĩnh hằng tạc bằng ngôn ngữ. => Dòng sông, cánh chim,
đám mây đều được nhân hóa khiến cho bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. => Cả ba hình
ảnh trên là tín hiệu của mùa thu sang cònvương lại một chút gì của cuối hạ. Nhà thơ đã mở rộng tầm
quan sát lên chiều cao (chim), chiều rộng (mây) và chiều dài (dòng sông). Phải chăng có sợi tơ duyên
đồng cảm giữa con người với thiên nhiên đang vào thu.
=> Qua cách cảm nhận ấy, ta thấy Hữu Thỉnh có một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết,
một trí tưởng tượng bay bổng.
3. Những suy tư, chiêm nghiệm của nhà thơ:
- Nếu ở hai khổ thơ đầu của bài thơ, dấu hiệu mùa thu đã khá rõ ràng trong không gian và thời
gian, sang khổ cuối vẫn theo dòng cảm xúc ấy, tác giả bộc lộ suy ngẫm của mình về con người, về cuộc
đời:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trên hàng cây đứng tuổi”.


- Hình ảnh “Nắng và mưa”:
+ Nắng, mưa vốn là hiện tượng của thiên nhiên vận hành theoquy luật riêng của nó. Hữu Thỉnh
đã nhìn ra từ cái mưa nắng hàng ngày một sựhụt vơi – dấu hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu.
+ Nắng vẫn còn vàng tươi nhưng nắng thu trong và dịu hơn cáinắng chói chang, gay gắt của mùa
hạ.
+ Mưa cũng vẫn còn nhưng đã vơi nhiều so với những cơn mưa bong bóng kéo dài của mùa hạ.
“Vơi dần” không chỉ là ít mưa đi mà còn là mưa ít nước đi. Đây cũng là dấu hiệu của sự chuyển mùa.
-> Hai chữ “bao nhiêu” thường hướng về một cái gì đong đếm được nhưng sắc nắng làm sao có
thể cân đo? Cũng như “vơi”, dù biết vơi bớt nhưng vơi bớt đến mức nào thì ai có khả năng xác định? Tất
cả chỉ là ước lượngmà thôi, không có gì là chừng mực cố định cả. Cách nói mơ hồ của nghệ thuật khác
hẳn với khoa học ở chỗ này.
-> Phải chú ý, phải để lòng mình bắt nhịp với thiên nhiên mới cảm nhận thấy điều đó. – Ý nghĩa
tượng trưng của hình ảnh “Sấm” và “hàng cây”:
+ Cuối hạ - đầu thu, khi đã vơi đi những cơn mưa xối xả thì sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội. Nó
không còn đột ngột, đùng đoàng rền vang cùngvới những tia sáng chớp lòe như xé rách bầu trời trong
những trận mưa báo tháng 6 tháng 7 nữa.
+ “Hàng cây đứng tuổi” phải chẳng là hàng cây đã đi qua bao cuộc chuyển mùa nên không biết
chính xác là bao nhiêu nhưng chắc cũng đủ trải nghiệm để có thể điềm nhiên đứng trước những biến
động.

=> Cảnh vật, thời tiết thay đổi. Tất cả vẫn còn nhiều dấu hiệu của mùa hè nhưng giảm dần mức
độ, cường độ, để rồi lặng lẽ vào thu qua conmắt quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả.
- Hai câu kết của bài thơ không chỉ mang nghĩa tả thực, mà còn mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi những
suy nghĩ cho người đọc người nghe.
+ “Sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
+ “Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đứng tuổi từng trải.
=> Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉlà giọng kể, là sự cảm nhận mà còn
là sự suy nghĩ, chiêm nghiệm về đời người. Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh
nghĩ đến cuộc đời khiđã “đứng tuổi”. Phải chăng, mùa thu đời người là sự khép lại của những thángngày
sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa thu mới, một không gian mới, yên tĩnh,
trầm lắng, bình tâm, chín chắn…trước những chấn độngcủa cuộc đời.
=> Vậy là “Sang thu” đâu chỉ là sự chuyển giao của đất trời mà còn là sự chuyển giao cuộc đời mỗi con
người. Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Chính vì vậy những vần thơ
của ông có sức lay động lòng người mãnh liệt hơn.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

III. Tổng kết:


- Bằng hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sứcgợi cảm.
- Thể thơ năm chữ.
- Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế để tạo ra một bức tranh
chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu,trong sáng nên thơ…ở vùng đông bằng Bắc Bộ của
đất nước.
- Bài thơ của Hữu Thỉnh đánh thức tình cảm của mỗi người về tình yêu quê hương đất nước và
suy ngẫm về cuộc đời.
* Bài tập:
1. Phân tích cảm nhận của Hữu Thỉnh về không gian lúc chuyên mùa từ hạ sang thu ở khổ đầu
bài thơ.
2. Nhận xét trạng thái vận động của sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây khi tiết trời sang
thu được thể hiện trong bài thơ.
3.Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu”.
4.Kết thúc bài thơ Chiều sông Thương, Hữu Thỉnh viết:
Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông.
Phân tích, so sánh hình ảnh, cảm xúc ở khổ thơ này với bài thơ Sang thu.
3. Trình bày cảm nhận của em về thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
Gợi ý làm bài
4. Có thể trả lời các câu hỏi sau để phân tích cảm nhận của nhà thơ:
– Không gian lúc chuyển mùa từ hạ sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu, qua các
yếu tố nào ? (Hương ổi thoảng len trong gió se, sương nơi đầu ngõ)
– Từ ngữ miêu tả trạng thái của thiên nhiên, thể hiện cảm giác, tâm trạng ở khổ thơ này có gì đặc
sắc (phả, chùng chình, bống, hình như) ?
2.Phân tích từ ngữ diễn tả trạng thái vận động của từng hình ảnh sương, dòng sông, cánh chim,
đám mây. Những hình ảnh ấy có gợi đúng tiết trời, thiên nhiên lúc sang thu không và chúng đồng thời
cho ta hiểu gì về nhà thơ ? Từ đây, cần chỉ ra tâm trạng oin khuâng và những rung cảm tinh tế của
Hữu Thỉnh.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

3.Đây là hình ảnh thường được nhiều người nhắc đến, tâm đắc khi phân tích bài Sang thu. Nó có
giá trị tả thực mà cũng đầy sức gợi về thời điểm giao mùa. Nó vừa cụ thể lại vừa thấm đẫm cảm giác.
Hình ảnh này có tính tạo hình trong không gian nhưng lại mang ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời
gian.
4.Bài thơ Chiều sông Thương diễn tả cuộc sống lao động, sinh hoạt tươi vui, yên bình của một
vùng quê Bắc Bộ trong buổi chiều thu trong trẻo.
Khổ thơ cuối Chiều sông Thương miêu tả sự giao chuyển giữa ngày thu dài – đêm thu,trong ở
đồng bằng Bắc Bộ. cần chú ý sự đồng thời tồn tại, xuất hiện của ánh nắng và vầng trăng non, chú ý vẻ
thanh thản, nhẹ nhàng của chiều thu sang sông cùng con nghé hồn nhiên, thong thả đợi… Thiên nhiên
cùng tâm trạng, cảm giác ấy giống với bài Sang thu như thế nào ? (Tất cả đều gắn với tâm trạng oin
khuâng, rung động nhẹ nhàng, tinh tế của nhà thơ). Mặt khác, đặc điểm thời gian, thời điểm cùng ý
nghĩa tổng hợp, triết lí của bài Sang thu có gì khác với khổ thơ đó trong Chiều sông Thương?
5. Cảm nhận về bài thơ Sang thu:
I. Mở bài
- Mùa thu luôn là đề tài quen thuộc gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân
- Bài thơ “Sang Thu” khiến cho nhà thơ ngỡ ngàng trước cảnh đất trời đang chuyển giao mùa từ
mùa hạ sang thu,cả bài thơ là một bức tranh thu tươi đẹp.
5. Thân bài
* Bức tranh thiên nhiên mùa thu được Hữu Thỉnh phác họa một cách sinh động và giàu sức biểu
cảm bằng khứu giác,thị giác,xúc giác.

- Nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng tất cả con người,tâm hồn của mình qua những tín hiệu:
+ Sắc vàng của hoa cúc,của lá ngô đồng,tiếng lá vàng rơi xào xạc.
+ Hương ổi bỗng phả vào gió se thơm ngào ngạt,nồng nàn đánh thức những cảm xúc trong lòng
người.
+ Màn sương chùng chình qua ngõ,một chút ngỡ ngàng,bâng khuâng trong tâm hồn nhà thơ và
sung sướng thầm thốt lên “Hình như thu đã về”.
+Dòng sông,mưa,đám mây củng có những tín hiệu sang thu=>Tác giả khẳng định rằng “Thu
đến thật rồi”.
- Dấu hiệu của mùa thu trong thơ rất bình dị,gần gũi.Tác giả rất tinh tế,khéo léo để nhận ra sự
thay đổi rất nhẹ nhàng,dịu dàng của mùa thu chỉ vừa mới chớm.
- Hình ảnh đám mây mùa hạ duyên dáng “Vắt nửa mình sang thu” thật thú vị và độc đáo.
- Tất cả như đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu.
* Tác giả bắt đầu suy ngẫm,chiêm nghiệm thể hiện qua giọng thơ trầm hẳn ở bốn câu thơ cuối

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Khổ cuối nói lên một vài cảm nhận,suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày
đầu thu qua hình ảnh nắng,mưa,sấm.
- Tác giả chiêm nghiệm và sự từng trải qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi” : hình ảnh gợi cho
người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi
=>Hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
- Mùa thu khép lại những ngày tháng sôi nổi,bồng bột của tuổi trẻ để mở ra một mùa mới,một
không gian mới điềm đạm hơn.
* Nghệ thuật
-Với thể thơ 5 chữ,ngôn ngữ giản dị,hình ảnh đơn sơ,quen thuộc,biện pháp nghệ thuật nhân hóa
những hình ảnh màn sương,đám mây,…làm cho bài thơ trở nên sinh động hơn.
III. Kết bài
- Hữu Thỉnh đã vẽ nên một bưc tranh thu tươi đẹp với nhiều cảm xúc tinh tế.
- Cả bài thơ là bức tranh tuyệt mỹ được tác giả vẽ nên bằng sự rung động tinh vi của trái tim
người nghệ sĩ.

NÓI VỚI CON – Y Phương


I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày.

- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của
người miền núi.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần vàvật chất của nhân dân cả nước nói
chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miềnnúi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
- Nhà thơ tâm sự: “Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn… Bài thơ là lời tâm sự của
tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con, còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng
lí do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc
bấy giờ đang hối hả, gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ
phải bámvào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực, vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài
thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa”.
-> Từ hiện thức khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ này đểtâm sự với chính mình, động viên mình,

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

đồng thời để nhắc nhở con cái sau này.


b. Bố cục: 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: Người cha nói với con cội nguồn sinh
dưỡng: Con lớn lên trong tình yêu thương,sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của
quê hương.
- Phần 2: Còn lại: Đức tính tốt đẹp của người đồng mình. Người cha bộc lộ lòng tự hào về sức
sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và mong ước con hãy kế tục xứng đáng
truyền thống ấy.
=> Bố cục chặt chẽ, lớp lang, đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ
những kỉ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống.
II. Nội dung cụ thể:
1. Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.
- Đến với bài thơ, ta thấy điều đầu tiên Y Phương muốn nóivới con chính là cội nguồn sinh
dưỡng mỗi con người – tình yêu thương vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con – tình gia đình:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếngnói
Hai bước tới tiếngcười.
+ Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt:
“chân phải” – “chân trái”, rồi “mộtbước” – “hai bước”, rồi lại “tiếng nói” – “tiếng cười”….
+ Bằng những hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ kết hợp với nét độc đáo trong tư duy, cách diễn đạt
của người miền núi, bốn câu thơ mở ra khung cảnh một gia đình ấm cúng, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng
nói cười.
+ Lời thơ gợi vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh em bé đang chập chững tập đi, đang bi bô tập
nói, lúc thì sa vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha.
+ Ta có thể hình dung được gương mặt tràn ngập tình yêu thương, ánh mắt long lanh rạng rỡ
cùng với vòng tay dang rộng của cha mẹ đưa ra đón đứa con vào lòng.
+ Từng câu, từng chữ đều toát lên niềm tự hào và hạnh phúc tràn đầy. Cả ngôi nhà như rung lên
trong “tiếng nói”, “tiếng cười” của cha, của mẹ. Mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều được cha mẹ
đón nhận, chăm chút mừng vui. Trong tình yêu thương, trong sự nâng niu của cha mẹ, con lớn khôn
từng ngày.
-> Tình cha mẹ - con cái thiêng liêng, sâu kín, mối dâyràng buộc, gắn kết gia đình bền chặt đã
được hình thành từ những giây phút hạnh phúc bình dị, đáng nhớ ấy. Lời thơ ngay từ đầu đã chạm đến

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

sợi dâytình cảm gia đình sâu kín của mỗi con người nên tạo được sự đồng cảm, rung động sâu sắc đến
độc giả.
- Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người được Y Phương nói
đến không chỉ là gia đình mà còn là quê hương, là thiên nhiên tươi đẹp và thấm đượm nghĩa tình. Như
bầu sữa tinh thần thứ hai, quê hương với cuộc sống lao động, với thiên nhiên tươi đẹp, tình nghĩa đã
nuôi dưỡng, sẻ chia giúp cho con trưởng thành. Đó là:
Người đồng mình yêul ắm, con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.
+ Quê hương hiện ra qua hình ảnh của người đồng mình. Nói với con về những “người đồng
mình”, nhà thơ như đang giới thiệu ân cần đây là những người bản mình, người vùng mình, người dân
quê mình gần gũi, thân thương.
-> Cách gọi như thế, cùng với hô ngữ “con ơi” khiến lời thơ trở nên tha thiết, trìu mến.
+ Người đồng mình là những con người đáng yêu, đáng quý: “Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà
ken câu hát”. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của họ được gợi ra qua những hình ảnh thật đẹp!
Những nan nứa, nan tre dưới bàn tay tài hoa của người quê mình đã trở thành “nan hoa”. Vách nhà
không chỉ ken bằng tre, gỗ mà còn được ken bằng những câu hát si, hát lượn.
+ Các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả chính xác động tác khéo léo trong lao động vừa gợi sự
gắn bó, quấn quýt của những con người quê hương trong cuộc sống lao động.
-> Cái “yêu lắm” của “người đồng mình” là gì nếu không phải là cốt cách tài hoa, là tinh thần
vui sống? Phải chăng, ẩn chứa bên trongcái dáng vẻ thô mộc là một tâm hồn phong phú, lãng mạn biết
bao?
+ Quê hương với những con người tài hoa, tâm hồn lãng mạn,cũng là quê hương với thiên nhiên
thơ mộng, nghĩa tình:
Rừng cho hoa
Con đường cho nhữngtấm lòng.
Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi ngườicó thể gắn nó với những hình
ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những âm
thanh “gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi”, những bí mật của rừng thiêng….. Nhưng Y Phương chỉ
chọn mộthình ảnh thôi, hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng. Nhưng hình ảnh ấycó sức gợi rất
lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất. Hoa trong “Nói vớicon” có thể là hoa thực – như một đặc
điểm của rừng – và khi đặt trong mạch của bài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn
đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹpđẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao
đẹp của con người ở đó. Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương. Đó cũng chính

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiếtchảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “con đường cho những
tấm lòng”. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiên nhiên đem đến cho con người những thứ cần để
lớn, giành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất.Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả
về tâm hồn và lối sống.
-> Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ“cho”, người đọc có thể nhận ra lối
sống tình nghĩa của “người đồng mình”. Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm
đềm.
- Sung sướng ôm con thơ vào lòng, người cha nói với con về kỉ niệm có tính chất khởi đầu cho
hạnh phúc gia đình:
Cha mẹ mãi nhớ về ngàycưới
Ngày đầu tiên đẹp nhấttrên đời.
=> Mạch thơ có sự đan xen, mở rộng: từ tình cảm gia đình mà nói tới quê hương.
=> Đoạn thơ vừa làmột lời tâm tình ấm áp, vừa là một lời dặn dò đầy tin cậy của người cha trao
gửi tới con.
=> Bằng những hình ảnh thơ đẹp,giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người
miền núi, người cha muốn nói với con rằng: vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình,nghĩa tình sâu
nặng của quê hương làng bản- đó là cái nôi đã nuôi con khôn lớn,là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con
hãy khắc ghi điều đó.
2. Đức tính tốtđẹp của người đồng mình.
- Trong cái ngọt ngào của kỉ niệm về gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con
về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình.
a. Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước (Giàu ý chí, nghị lực).
- Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà
còn là những con người biết lo toan và giàu mơước:
Người đồng mình thươnglắm con ơi!
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chi lớn.
+ Nếu trên kia “ yêu lắm con ơi”– yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu
những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây người cha nói “thương lắm con ơi”– bởi sau từ
“thương” đó là những những nỗi vất vả, gian khó của con người quêhương
-> Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà
người đồng mình đã trải qua.
+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.


+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn
thì ý chí con người càng mạnh mẽ.
=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn
song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ýchí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân
tộc
. b. Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê
hương, cội nguồn.
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
+ Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”,“thung nghèo đói” gợi cuộc sống đói
nghèo, khó khăn, cực nhọc.
+ Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ.
Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo
của quê hương.
+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùnghình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh:
người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm.
Người đồng mìnhchấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả.
Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình
yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượtqua tất cả.
+ Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồnvà ý chí của người đồng mình.
Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông
núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tinyêu
con người.
c. Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:
- Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối
lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúngvới người miền
núi:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.
+ Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói bằng hình ảnh cụ thể của bà con dân tộc Tày, ngợi ca
những con người mộc mạc, giản dị, chất phác, thật thà, chịu thương, chịu khó. + Cụm từ “chẳng nhỏ bé”
khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.
-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí,
niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng
quê hương:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
+ Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.
+ Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chỉ truyền
thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc.
+ Người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sức lao động đã xây dựng và làm đẹp
giàu cho quê hương, xây dựng để nâng tầm quê hương.
+ Còn quê hương là điểm tựa tinh thần với phong tục tập quán nâng đỡ những con người có chí
khí và niềm tin.
-> Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ nguồn cội, bảo tồn những
truyền thống quê hương tốt đẹp của người đồng mình.
- Khép lại đoạn thơ bằng âm hưởng của một lời nhắn nhủ trìu mến với biết bao niềm tin hi vọng
của người cha đặt vào đứa con yêu:

Con ơi tuy thô sơ da thịt


Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
+ Ý thơ “Tuy thô sơ da thịt” và “không bao giờ nhỏ bé” được lặp lại với bốn câu thơ trước đó
càng trở nên da diết, khắc sâu trong lòng convề những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”.
Nhưng hai tiếng“Lên đường” cho thấy người con đã lớn khôn và tạm biệt gia đình – quê hương để bước
vào một trang đời mới.
+ Trong hành trang của người con mang theo khi “lên đường”có một thứ quí giá hơn mọi thứ
trên đời, đó là ý chí, nghị lực, truyền thống quê hương. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía,
ẩn chứa niềm hivọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời,tiếp nối
truyền thống và làm vẻ vang quê hương.
+ Hai tiếng “Nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến của cha

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

dành cho con. Câu thơ còn gợi ra một cảnh tượng cảm động đang diễn ra lúc chia li: cha hiền từ âu yếm
nhìn con, xoa đầu con vàngười con ngoan ngoãn cúi đầu lắng nghe lời cha dặn.
=> Ca ngợi nhữngđức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với
quê hương, phải giữ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của cha ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải
biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình. => Người cha muốn con hiểu và cảm thông
với cuộc sống khó khăn của quê hương, tự hào về truyền thống quê hương, tự hào về dân tộc để vững
bước trên con đường đời, để tự tin trong cuộc sống.
=> Người cha trongbài thơ của Y Phương đã vun đắp cho con một hành trang quí vào đời. Nếu
mẹ là bông hoa cho con cài lên ngực thì cha là cánh chim cho con bay thật xa. Nếu mẹ cho con những
lời ngọt ngào yêu thương vỗ về thì cha cho con tinh thần ý chí nghị lực, ước mơ khát vọng, lối sống cao
đẹp.
=> Giọng thơ thiết tha, trìu mến nhưng lại trang nghiêm. Các hình ảnh thơ cụ thể mà có tính
khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
=> Đoạn thơ chứa chan ý nghĩa,mộc mạc, đằm thắm mà sâu sắc. Nó tựa như một khúc ca nhẹ
nhàng mà âm vang. Lời thơ tâm tình của người cha sẽ là hành trang đi theo con suốt cuộc đời và có lẽ
mãi mãi là bài học bổ ích cho các bạn trẻ - bài học về niềm tin, nghị lực,ý chí vươn lên.
III. Tổng kết:
“Nói với con”, Y Phương không chỉ sắp xếp hành trang cho riêng đứa con yêu quí của mình, mà cũng là
hành trang ông muốn trao gửi cho tất cả những ai đang bước đi trên đường đời.
6. Nội dung:
Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê
hương và dân tộc. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi ,
gợi nhắc tình cảmgắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do.
- Bài thơ giản dị,với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu
đạt và biểu cảm.
- Cách nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc
mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con.

* Bài tập: Cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của Y Phương.
Gợi ý:
+ Mở bài:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

– Giới thiệu qua tác giả và tác phẩm: Nhà thơ Y Phương là một nhà thơ đặc trưng cho người dân
tộc, thơ ông là tiếng nói được phát từ sâu thẳm trái tim, vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng chứa đựng
nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
– Bài thơ “Nói với con” là một tác phẩm hay của Y Phương nói lên tình cảm thiêng liêng giữa
cha và con. Một thứ tình cảm cao quý đáng nâng niu trân trọng.
– Bài thơ giống như lời chia sẻ, trò chuyện của một người đi trước với người đi sau, của một
người cha dành cho đứa con máu mủ của mình, những kỷ niệm khó quên.
+ Thân bài:
Ngay từ những câu đầu tiên lời thơ đã giống như một lời tự sự:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
– Một đứa trẻ khi ngày từ khi được hình thành lên từ trong bụng mẹ đã mang rất nhiều tâm sự,
yêu thương, bao bọc của những người thân yêu, của cha mẹ.
– Mở rộng lời bài hát “Nhật ký của mẹ” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chúng sáng tác có những câu
sau: “Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời…” Đó chính là nỗi lòng
yêu thương của bậc làm cha, làm mẹ dành cho hài nhi bé bóng của mình.
– Hình ảnh một em bé chập chững biết đi những bước chân đầu tiên trên đường đời luôn được sự
cổ vũ động viên từ những người thương yêu chính là cha mẹ.

– Trong những câu thơ tiếp theo tác giả lại gieo vào lòng người đọc những tình cảm thân thuộc,
tình cảm đồng bào, tình làng nghĩa xóm đầy quý mến, trân trọng.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
– Trong những câu thơ này tác giải đã kể về những kỷ niệm, những cánh rừng đầy hoa, những
con đường thân thuộc gần gũi, giản dị, nhưng sâu sắc chứa đựng biết bao tình nghĩa

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

– Tác giả muốn qua những câu thơ này để gợi nhớ cho con phải biết yêu thương xóm làng, yêu
thương những con người gắn bó với mình, những người tuy không cùng chúng oing máu nhưng lại
thân thiết hơn cả ruột thịt.
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
– Tình cảm người cha muốn gửi tới con dù cuộc sống có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng những
con người nơi đây luôn tràn đầy nhiệt huyết.
– Theo tác giả Y Phương muốn nhắn nhủ tới con mình về những chặng đường phía trước.
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
– Những câu thơ đầy tình nghĩa tác giả răn dậy con mình không được quên gôc rễ nguồn cội.
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chằng mấy ai nhỏ bé đâu con
– Trong hai câu thơ này tác giả muốn truyền cho người con của mình có thêm lòng tin sức mạnh
vào cuộc sống.
– Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Pháp và Mỹ rất nhiều người đồng bào dân
tộc chính là nơi nuôi quân, chiến đấu vô cùng anh dũng.
– Mở rộng trong thời kỳ những năm bác hồ Cao Bằng lập căn cứ điểm cách mạng thì chính đồng
bào dân tộc là những người đã trợ giúp các anh bộ đội cụ Hồ rất tích cực.
+ Kết
– Bài thơ “Nói với con” là một bài thơ mang những lời tâm sự, chia sẻ, gửi gắm của một người
cha tới người con yêu thương của mình. Những lời dạy sâu sắc về tình nghĩa, tình người, về ý chí trên
đường đời.
– Bài thơ nhẹ nhàng, chân thật, như chính nỗi lòng của tác giả đã để lại trong lòng người đọc
nhiều cảm xúc khó phai.
---------------------------------
IV. TRUYÊN HIÊN ĐAI VIÊT NAM

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


Các tác phẩm :
1. Làng – Kim Lân
2. Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long
3. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng
4. Bến quê – Nguyễn Minh Châu
5. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê.
Tất cả đều là truyện ngắn, được sáng tác sau năm 1945, phản ánh cuộc sống của đất nước và con người
Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ
và từ sau năm 1975.
1. Dù số lượng không nhiều (chỉ có 5 truyện ngắn), nhưng các tác phẩm truyện cũng phản ánh
được phần nào cuộc sống của đất nước và con người Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy biến động,
nhiều gian lao, hi sinh, nhưng cũng hết sức hào hùng. Đặc biệt, các tác phẩm đã tập trung thể hiện hình
ảnh con người Việt Nam thuộc các thế hệ, tầng lớp khác nhau, với cuộc sống, tình cảm, tư tưởng khá
phong phú, vừa thống nhất lại vừa đa dạng.
Đa số nhân vật trong các truyện là hình ảnh con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến:
ông Hai (Làng); anh thanh niên làm công tác khí tượng (Lặng lẽ Sa Pa); ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược
ngà); Phương Định, Nho, Thao (Những ngôi sao xa xôi). Nét chung nổi bật trong tư tưởng, tình cảm của
các nhân vật là lòng yêu nước, tinh thần cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung của đất nước, cho cuộc
chiến đấu giành độc lập, tự do của dân tộc. Đồng thời, ở họ cũng có những tình cảm đẹp đẽ khác: tình
đồng đội, tình đồng bào, tình cảm gia đình,…
2. Trong nền văn học Việt Nam, văn xuôi tiếng Việt ra đời muộn, phải đến cuối thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX mới thực sự xuất hiện những truyện, kí viết bằng chữ quốc ngữ. Quá trình hiện đại hoá các
thể văn xuôi diễn ra với tốc độ mau lẹ ở nửa đầu thế kỉ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930 – 1945. Các thể
văn xuôi ở giai đoạn này đã thực sự được hiện đại hoá: từ cốt truyện, kết cấu, nhân vật đến ngôn ngữ,
nghệ thuật trần thuật,… đều đã thoát ra khỏi đặc điểm của văn xuôi trung đại, để trở nên đa dạng và tự
nhiên, gần gũi với cuộc sống của con người thời hiện đại. Các thể văn xuôi từ sau Cách mạng tháng
Tám, một mặt kế thừa những thành tựu hiện đại hoá của văn xuôi thời kì trước đó, mặt khác do sự chi
phối của hoàn cảnh xã hội – lịch sử, nên tập trung thể hiện những vấn đề bao trùm và cốt yếu của đời
sống dân tộc, đất nước, nhân dân, xây dựng các nhân vật tiêu biểu cho con người Việt Nam thuộc các
thế hệ, tầng lớp trong hai cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng đất nước. Định hướng cơ bản
này đã chi phối đến mọi phương diện của tác phẩm như cốt truyện, tình huống, kết cấu, nhân vật, nghệ
thuật trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu (những đặc điểm này sẽ được làm rõ khi tìm hiểu và phân tích
các tác phẩm cụ thể).
3. Một số điểm cần lưu ý khi phân tích tác phẩm truyện:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

– Cốt truyện là chuỗi các biến cố, sự kiện được tổ chức theo những mối liên hệ nhất định, nhằm tái hiện
bức tranh đời sống và thể hiện nhân vật trong tác phẩm truyện. Cốt truyện dù vô cùng phong phú, đa
dạng, nhưng vẫn có thể phân loại theo những cách khác nhau. Tuỳ theo những sự kiện được tái hiện
thuộc về thế giới nội tâm nhân vật hay ngoài xã hội, có thể chia thành cốt truyện tâm lí và cốt truyện sự
kiện. Còn cốt truyện đơn tuyến hay cốt truyện đa tuyến là do trong tác phẩm có một hoặc nhiều cốt
truyện (được tổ chức theo những cách khác nhau: đan cài, song song, truyện lồng trong truyện,…). Thi
pháp cốt truyện cũng chỉ ra, dù biểu hiện hết sức đa dạng, nhưng cốt truyện trong mỗi nền văn học ở
mỗi thời đại lại thường nổi lên những môtip tiêu biểu, thể hiện quan niệm thẩm mĩ và cách khái quát hoá
đời sống mang tính đặc trưng của nền văn học ở thời đại ấy. Một số thể loại truyện cũng có những môtip
cốt truyện quen thuộc, được lặp lại và biến đổi ở nhiều tác phẩm (như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn,
truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam,…). Phân tích cốt truyện của một tác phẩm không dừng ở
việc nhận dạng cốt truyện thuộc loại nào, chỉ ra các bước (đầy đủ hay không cần đầy đủ năm bước) của
cốt truyện ấy. Quan trọng hơn là nhận ra sự sáng tao, tính độc đáo và sức hấp dẫn của cốt truyện trong
tác phẩm đó, đồng thời chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện trong việc phản ánh đời sống và thể hiện
nhân vật.
– Tình huống: Nhiều cây bút có tài về truyện ngắn đã khẳng định vai trò quan trọng của tình huống.
Tình huống là một hoàn cảnh có sự khác thường, nhưng lại phải tự nhiên, không có dấu vết của sự sắp
đặt cố ý. Vai trò của tình huống rất quan trọng đối với truyện ngắn: tạo điều kiện để bộc lộ vấn đề, thể
hiện nhân vật. Còn đối với cốt truyện, tình huống chính là điểm nhấn, là đầu mối của các biến cố trọng
yếu. Tình huống được sáng tạo dựa trên sự quan sát, nắm bắt đời sống, cùng với khả năng hư cấu, tưởng
tượng của nhà văn nên hết sức phong phú, đa dạng. Ở những truyện ngắn trữ tình, tình huống thường
giống như một tứ thơ.
Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, tình huống truyện chính là cuộc gặp gỡ
tình cờ của các nhân vật được diễn ra tại một không gian đặc biệt – một trạm khí tượng trên đỉnh núi cao,
trong cái lặng lẽ của Sa Pa, giữa cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và đầy thơ mộng. Nguyễn Minh Châu đặt
nhân vật Nhĩ (truyện Bến quê) trong một tình thế đặc biệt: những ngày cuối cùng trên giường bệnh, khi
biết mình sắp phải giã từ cõi đời thì chợt nhận ra tất cả vẻ đẹp sâu xa, lạ lùng của cái bãi bồi bên kia bến
sông, được nhìn từ khuôn cửa sổ nhà mình. Tạo ra tình thế đặc biệt ấy, tác giả để cho nhân vật của mình
chiêm nghiệm về cuộc đời và những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi, bền vững mà con người
thường không để ý tới hoặc xem thường nó, đến khi nhận ra được thì thường là quá muộn. Cũng có
những truyện ngắn có hai tình huống hoặc nhiều hơn. Trong những trường hợp ấy, thường có một tình
huống cơ bản, giữ vai trò trung tâm hoặc đầu mối, chi phối các tình huống và những biến cố khác.
Truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng có hai tình huống, và đều có tính bất ngờ. Nhưng tình
huống cơ bản làm đầu mối cho mọi sự kiện và tâm trạng của các nhân vật chính là sự việc bé Thu nhất
định không chịu nhận ông Sáu là cha, trong lần về phép cuối cùng của ông sau khi cuộc kháng chiến
chống Pháp kết thúc. Tình huống đó đã làm bộc lộ sâu sắc tình cha con thắm thiết trong cảnh ngộ éo le
của chiến tranh. Một tình huống truyện hay, ít nhiều đều có sự độc đáo, sáng tạo nhưng lại phải giữ
được sự tự nhiên, không giả tạo, gò ép.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

– Kết cấu: Hai bình diện quan trọng trong kết cấu tác phẩm truyện là tổ chức hệ thống nhân vật và tổ
chức không gian, thời gian. Điều quan trọng trong sự tổ chức hệ thống nhân vật là sắp xếp, xử lí những
quan hệ giữa các nhân vật. Các nhân vật trong một tác phẩm không tồn tại biệt lập, rời rạc, mà phải có
những mối liên hệ, tạo thành một thế giới nhân vật. Mỗi nhân vật chỉ có thể được bộc lộ đầy đủ trong
quan hệ với các nhân vật khác, được hiện ra trong cái nhìn của những nhân vật khác trong tác phẩm.
Bức chân dung của người thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện Lặng lẽ Sa Pa chỉ có thể hiện
ra thật đẹp qua cái nhìn và cảm nghĩ của các nhân vật khác trong truyện là ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, bác lái
xe.
Tổ chức không gian, thời gian là một phương diện không thể thiếu trong kết cấu tác phẩm. Thời
gian và không gian không chỉ có vai trò tái hiện, phục dựng bức tranh đời sống với các biến cố, sự kiện
mà còn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả và góp phần bộc lộ tư tưởng của tác phẩm. Trong truyện Bến
quê, thời gian được tái hiện là buổi sáng, có lẽ là cuối cùng trong cuộc đời của Nhĩ – một người đã từng
đi khắp nơi trên trái đất, nay phải nằm liệt giường. Vào cái buổi sáng cuối cùng ấy, nhìn qua cửa sổ căn
phòng nhà mình, Nhĩ chợt nhận ra vẻ đẹp sâu xa, đầy sức quyến rũ của thiên nhiên, của mảnh đất quê
hương. Không gian nghệ thuật của truyện bao gồm hai mảng: căn phòng nhỏ của gia đình Nhĩ, với chiếc
phản anh nằm kề bên cửa sổ và không gian rộng lớn, khoáng đạt ở bên ngoài, được quan sát từ khuôn
cửa sổ nhà anh: hàng cây bằng lăng với những chùm hoa tím sẫm, con đường ra bến sông, dòng sông
Hồng vào đầu mùa lũ và nhất là cái bãi bồi bên kia sông với vẻ đẹp bình dị mà lạ lùng, nhưng Nhĩ chưa
một lần đặt chân đến. Đặt vào không gian và thời gian ấy, nhân vật Nhĩ mới nhận ra được những vẻ đẹp
bình dị, sâu xa của quê hương, gia đình và thấm thía về những giá trị bền vững của cuộc sống, của đời
người.
– Phân tích nhân vật: là khâu trọng tâm trong công việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm truyện. Nhà văn
suy nghĩ, giải quyết mọi vấn đề trong tác phẩm đều phải thông qua nhân vật. Tài năng của một cây bút
viết truyện cũng chủ yếu được thể hiện trong việc xây dựng thế giới nhân vật của mình. Ấn tượng và
hiệu quả nghệ thuật mà tác phẩm truyện để lại cho người đọc cũng một phần quan trọng là ở nhân vật.
Có nhiều cách phân loại nhân vật văn học. Chẳng hạn, theo vị trí và vai trò trong tác phẩm thì có nhân
vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm; theo phương thức xây dựng thì có nhân vật thực, nhân vật
kì ảo; theo cấu trúc nghệ thuật thì có nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Trong
một truyện ngắn, do khuôn khổ giới hạn nên thường không có nhiều nhân vật, có khi chỉ có một nhân
vật, hoặc một nhân vật chính và một vài nhân vật phụ. Phân tích nhân vật trong truyện ngắn cố nhiên
phải tập trung vào nhân vật chính, nhưng cũng không thể bỏ qua nhân vật phụ. Bởi nhiều khi những
nhân vật này lại có vai trò đáng kể trong việc thể hiện quan niệm, tư tưởng của tác phẩm, làm cho nhân
vật chính được hiện ra qua nhiều điểm nhìn và sự đánh giá của các nhân vật khác. Chẳng hạn, nhân vật
ông giáo trong truyện Lão Hạc, ông hoạ sĩ trong truyện Lặng lẽ Sa Pa là như vậy. Mục tiêu của việc
phân tích nhân vật là nhằm chỉ ra được đặc điểm tính cách, ý nghĩa khái quát về nhân sinh, xã hội của
nhân vật. Nhưng đặc điểm của nhân vật phải được biểu hiện cụ thể, sinh động qua các phương diện: từ
ngoại hình đến nội tâm, từ hành động, cử chỉ đến ngôn ngữ. Nhân vật cũng thường được tác giả “cấp”
cho một lai lịch cùng với các mối quan hệ với những nhân vật khác, những điều đó cũng góp phần đáng

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

kể vào việc hình thành đặc điểm tính cách của nhân vật. Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật
mang tính chỉnh thể, sinh động, vừa cụ thể vừa có ý nghĩa khái quát. Một nhân vật văn học thành công
vừa phải có cá tính, có nét riêng độc đáo, lại vừa khái quát được những vấn đề nhân sinh, đồng thời thể
hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Nhân vật văn học đều có cơ sở từ đời sống, thậm
chí có thể được xây dựng từ một nguyên mẫu có thực, nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật của tác giả.
Không nên đánh giá nhân vật văn học theo cách giản đơn là đối chiếu với hiện thực đời sống, để xem có
thực hay không thực. Cũng không nên đồng nhất nhân vật văn học với vai xã hội của nó. Nội dung và ý
nghĩa tư tưởng của một hình tượng nhân vật, đặc điểm tính cách của nhân vật ấy thường có tính khái
quát sâu rộng hơn những đặc tính xã hội (tầng lớp, giai cấp) của nó.
– Nghệ thuật trần thuật: Trần thuật là phương diện không thể thiếu trong tác phẩm truyện, dù người
trần thuật có hiện diện hay vắng mặt (người trần thuật vô hình) trong tác phẩm. Tìm hiểu nghệ thuật trần
thuật, cần chú ý đến ba yếu tố: vai trần thuật (ngôi kể), điểm nhìn, giọng điệu.
Trong truyện dân gian và truyện cổ trung đại thường tồn tại phổ biến cách trần thuật từ ngôi thứ ba –
một người trần thuật vô hình, từ bên ngoài, nhưng thông tỏ mọi điều được kể trong truyện. Cách trần
thuật ấy tạo ra một khoảng cách giữa người trần thuật và đối tượng, giữa người đọc, người nghe với các
sự kiện và con người được tái hiện trong truyện, đồng thời áp đặt cho độc giả quan điểm duy nhất của
người trần thuật với mọi điều trong tác phẩm. Cùng với sự phát triển của tinh thần dân chủ và ý thức cá
nhân, trong văn học cận đại, hiện đại đã xuất hiện những hình thức trần thuật khác: trần thuật từ ngôi thứ
nhất, trần thuật song trùng chủ thể (người trần thuật và nhân vật), chuyển đổi nhiều vai trần thuật trong
một tác phẩm. Lựa chọn vai trần thuật ở ngôi thứ nhất, tác giả tạo được sự gần gũi giữa người trần thuật
và độc giả, đồng thời cũng thu hẹp khoảng cách với đối tượng được tái hiện trong tác phẩm. Nhân vật
trần thuật trong trường hợp đó không chỉ tham gia vào các sự kiện, mà còn có vai trò quan trọng trong
việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Ngoài cách trần thuật ở ngôi thứ nhất, trong truyện hiện đại
còn thường gặp cách trần thuật song trùng chủ thể: truyện vẫn sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ ba,
nhưng ở nhiều chỗ người trần thuật nhập vào điểm nhìn, giọng điệu, suy nghĩ bên trong của nhân vật.
Có trường hợp gần như cả truyện được trần thuật theo cách này (Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê).
Giọng điệu là yếu tố không thể bỏ qua khi tìm hiểu nghệ thuật trần thuật. Giọng điệu gắn liền với
vai kể và điểm nhìn trần thuật, bộc lộ thái độ, cái nhìn, sự đánh giá về đối tượng trần thuật, đồng thời tác
động đến nhận thức và tình cảm, cảm xúc của người đọc.
---------------------
B. HÊ THỐNG HÓA KIẾN THƯC CƠ BAN
“LÀNG” - (Trích - Kim Lân )
I. KIẾN THƯC CƠ BAN:
1. Tác giả:
- Kim Lân, tên khai sinh Nguyễn Văn Tài (1920-2007), quê Từ Sơn – Bắc Ninh.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Kim Lân chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

đầu viết văn từ năm 1941.


- Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc cuộc sống nông thôn, Kim
Lân hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
- Một số truyện đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống
lam lũ, vất vả của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa
phong phú ở thôn quê, qua đó góp phần biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân.
- Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn và vẫn viết về làng quê Việt Nam –
mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc.
- Ngoài hoạt động sáng tác, nhà văn Kim Lân còn tham gia sân khấu và điện ảnh, kịch, đóng phim (tiêu
biểu là vai Lão Hạc trong bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”)
- Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông mất năm 2007,
sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng, Vợ nhặt,Con chó xấu xí, Làng,…
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
– “Làng” được viết và đăng báo trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp. Trong thời kì này thì người dân nghe theo chính sách của chính phủ: kêu gọi nhân dân ta
tản cư, những người dân ở vùng địch tạm chiếm đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu
dài.
– Kim Lân kể lại: “Hồi ấy gia đình tôi cũng đi sơ tán. Trên khu ở mới, có tin đồn làng tôi là làng Việt
gian. Mọi người đều nhìn những người dân làng với con mắt chế giễu, khinh thường. Tôi yêu ngôi làng
của tôi và không tin làng tôi lại có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn “Làng” như thể để khẳng
định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi”.
b. Bố cục: 3 đoạn
– Đoạn 1: Từ đầu đến “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”. Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ
Dầu theo giặc.
– Đoạn 2: Tiếp theo đến “cũng vợi được đi đôi phần”. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình
theo giặc.
– Đoạn 3: Còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi tin làng mình theo giặc được cải chính.
c. Chủ đề: Tình yêu quê hương, đất nước.
d. Tóm tắt văn bản:
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư.
Ở đây, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ
nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho
những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài.
Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần.
Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin
cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào
về cái làng của mình.
II. KIẾN THƯC TRỌNG TÂM
1. Tình huống truyện:
a. Khái niệm tình huống truyện:
– Tình huống truyện là một hoàn cảnh có vấn đề xuất hiện trong tác phẩm. Trong hoàn cảnh đó, nhân
vật sẽ có hành động bộc lộ rõ nhất, điển hình nhất bản tính của mình. Tính cách nhân vật sẽ rõ, chủ đề
tác phẩm sẽ bộc lộ trọn vẹn.
b. Tình huống truyện trong truyện ngắn “Làng”:
– Đó là khi ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc.
=> Tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai, khác với suy
nghĩ về một làng quê “tinh thần cách mạng lắm” của ông.
=> Vai trò: tạo tâm lí, diễn biến gay gắt trong nhân vật, làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng,yêu nước ở
ông Hai.
Xét về mặt hiện thực, chi tiết này rất hợp lí. Xét về mặt nghệ thuật nó tạo nên một nút thắt cho
câu chuyện; gây ra mâu thuẫn giằng xé tâm lí ông lão đáng thương và đáng trọng ấy; tạo ra điều kiện để
thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc; góp phần giải quyết
chủ đề tác phẩm: phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Sự phát triển của câu chuyện sẽ bám theo cái tình huống
oái oăm này.
2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai:
a. Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
– Nhớ làng da diết – muốn về làng, muốn tham gia kháng chiến.
– Mong nắng cho Tây chết.
=> Yêu thương, gắn bó với làng quê, tự hào và có trách nhiệm với cuộc kháng chiến của làng.
– Ở phòng thông tin, ông nghe được nhiều tin hay, những tin chiến thắng của quân ta -> Ruột gan ông
cứ múa cả lên -> Quan tâm tha thiết, nồng nhiệt đến cuộc kháng chiến.
=> Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê và cuộc
kháng chiến.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

b. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
– Khi nghe tin dữ ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân.
Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin ông Hai rơi xuống vực
thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa
tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên”
làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ, tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái
mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự
thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như chết mất một lần nữa.
- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt.
Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”. Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân
nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm
hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một
tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.
– Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một
đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng
nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe
những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà,nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”
– Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thi
không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong,
vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ
Dầu phản bội. Nếu như trước đây, tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông
Hai buộc phải có sự lựa chọn. Quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn? Đó không phải là điều đơn
giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng
là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ. Cuối cùng, ông đã quyết
định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết
tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm
hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung
của cả cộng đồng.
– Để ông Hai vợi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt trong lòng và yên tâm về quyết định của mình, tác giả đã cho
nhân vật trò chuyện với đứa con út (thằng cu Húc), giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu
(nhà ta ở làng Chợ Dầu), bày tỏ tấm lòng thủy chung son sắt với kháng chiến, với Cụ Hồ (chết thì chết
có bao giờ dám đơn sai). Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động. Nỗi nhớ quê, yêu quê, nỗi đau đớn
khi nghe tin quê hương theo giặc cứ chồng chéo đan xen trong lòng ông lão. Nhưng trong ông vẫn cháy
lên một niềm tin tưởng sắt đá, tin tưởng vào Cụ Hồ, tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Niềm
tin ấy đã phần nào giúp ông có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn này. Dường như ông Hai đang nói
chuyện với chính mình, đang giãi bày với lòng mình và cũng như đang tự nhắc nhở: “Hãy luôn “Ủng hộ
Cụ Hồ Chí Minh”. Tình quê và lòng yêu nước thật sâu nặng và thiêng liêng.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

=> Đau khổ tột cùng khi nghe tin làng mình theo giặc nhưng tấm lòng thủy chung, son sắt với cuộc
kháng chiến thì vẫn không hề thay đổi.
c. Tâm trạng của ông Hai khi tin làng mình theo giặc được cải chính.
– Đúng lúc ông Hai có được quyết định khó khăn ấy thì cái tin làng Chợ Dầu phản bội đã được cải chính.
Sự đau khổ của ông Hai trong những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của
ông lúc này càng lớn bấy nhiêu. Ông “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà
ông bị “đốt nhẵn”. Nội dung lời “khoe” của ông có vẻ vô lí bởi không ai có thể vui mừng trước cảnh
làng, nhà của mình bị giặc tàn phá. Nhưng trong tình huống này thì điều vô lí ấy lại rất dễ hiểu. Sự mất
mát về vật chất ấy chẳng thấm vào đâu so với niềm vui tinh thần mà ông đang được đón nhận. Nhà văn
Kim Lân đã tỏ ra rất sắc sảo trong việc nắm bắt và miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật.
=> Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng
lòng với kháng chiến. Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông
Hai. Tình cảm ấy thống nhất, hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng.
Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân
trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
3. Tổng kết
a. Nội dung: Truyện thể hiện chân thực, sinh động tình cảm yêu làng quê thống nhất với lòng yêu đất
nước ở nhân vật ông Hai.
b. Nghệ thuật:
- Tác giả sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách.

- Xây dựng cốt truyện tâm lí (đó là chú trọng vào các tình huống bên trong nội tâm nhân vật).
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên mà sâu sắc, tinh tế.
- Ngôn ngữ đặc sắc, sinh động, mang đậm chất khẩu ngữ, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người
nông dân.

LẶNG LẼ SA PA
Nguyễn Thành Long
I. KIẾN THƯC CƠ BAN:
1. Tác giả:
– Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kháng chiến
chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.
– Ông thường viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm 60 – 70 thế kỉ XX.
– Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng, tình cảm, thường pha chất kí và giàu chất thơ, thấm
đẫm chất trữ tình.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

– Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn,
khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống.
– Nguyễn Thành Long ngoài viết văn còn viết báo, làm xuất bản, dịch một số tác phẩm nổi tiếng của
văn học nước ngoài.
– Các tác phẩm tiêu biểu: Giữa trong xanh, Lí Sơn mùa tỏi, Bát cơm Cụ Hồ, Gió bấc gió nồm, Chuyện
nhà chuyện xưởng,Trong gió bão,…
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
– “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một
truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
– In trong tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long.
b. Bố cục: 3 đoạn
– Đoạn 1: Từ đầu đến “Kìa, anh ta kia”. Anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe.
– Đoạn 2: Tiếp theo đến “không có vật gì như thế”. Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên với
ông họa sĩ và cô kĩ sư.
– Đoạn 3: Còn lại: Cuộc chia tay cảm động.
c. Chủ đề: Truyện ca ngợi những con người lao động âm thầm trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc.
d. Tóm tắt văn bản:
Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen
nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí
tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò
chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh.
Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh.
Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại,
cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi
người một làn trứng.
II. KIẾN THƯC TRỌNG TÂM
1. Tình huống truyện:
– Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống
truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe
lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
– Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của
anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự
cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm
nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người
ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất
nước.
2. Cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa:
- Nắng đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo…
- Cây hoa tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
- Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả
vào gầm xe.
=> Vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, so sánh
=>Tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình. Miêu tả
bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét, hình khối, sắc
màu. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước.
3. Vẻ đẹp con người:
a. Nhân vật anh thanh niên:
Đây là nhân vật chính của truyện. Tuy nhiên tác giả không để cho nhân vật xuất hiện ngay từ đầu
mà chỉ gián tiếp qua lời giới thiệu rất ấn tượng của bác lái xe (rằng anh ta là “một trong những người cô
độc nhất thế gian”, rằng anh ta rất “thèm người” và nếu họa sĩ đến gặp thì thế nào “cũng thích vẽ”; sau
đó xuất hiện trực tiếp qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các nhân vật khác trong khoảng thời gian ngắn
ngủi (ba mươi phút). Chỉ 30 phút nhưng cũng đủ để những người tiếp xúc kịp ghi một ấn tượng – kịp để
ông họa sĩ thực hiện bức kí họa chân dung, kịp để cô kỹ sư bàng hoàng và có cảm giác hàm ơn về anh.
Rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa.
Và mọi người thấm thía điều mà nhà văn muốn nói: “Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự
cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm
việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”
=> Với cách dựng truyện như thế, anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân
vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. Qua cách nhìn nhận và cảm xúc của mỗi người, nhân vật anh
thanh niên càng thêm rõ nét và đáng mến hơn.
a.1. Hoàn cảnh sống và làm việc:
– Lật từng trang văn của Nguyễn Thành Long, ta thấy anh thanh niên 27 tuổi sống và làm việc một mình
trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ.
– Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng,tính
mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm
dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc”.
– Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn
điệu, giản đơn…là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao
hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh
năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người”, phải lăn cây chặn
đường dừng xe khách qua núi để được gặp gỡ, trò chuyện.
– Và anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc.
a.2. Vẻ đẹp trong tính cách người thanh niên
* Lòng yêu nghề,tinh thần trách nhiệm với công việc:
– Anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của
mọi người.
– Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy.
Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp” đúng giờ. Phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió
lớn và đêm tối lúc 1giờ sáng, anh vẫn không ngần ngại.
– Và anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô mà anh đã góp phần
vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng.
– Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào. Với anh, công việc là niềm vui,
là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ: “…khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là
một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia.
Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua lời anh kể và lời bộc
bạch này, ta hiểu rằng anh đã thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc thầm lặng giữa Sa
Pa và sương mù bao phủ.
* Anh biết tạo ra một cuộc sống nề nếp văn minh và thơ mộng:
– Sống một mình trên đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp: “một
căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”. Cuộc sống riêng của
anh “thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.
– Ngoài công việc, anh còn trồng hoa, nuôi gà, làm cho cuộc sống của mình thêm thi vị, phong phú về
vật chất và tinh thần.
– Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ vì anh có một nguồn vui đó là đọc sách. Anh coi sách như
một người bạn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Sách là nhịp cầu kết nối với thế giới nhộn nhịp bên
ngoài (khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh” như bắt được vàng).
* Sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách:
– Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác
một cách chu đáo.
– Biểu hiện:
+ Tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, tặng củ tam thất cho vợ bác vừa mới ốm dậy.
+ Vui sướng cuống cuồng khi có khách đến thăm nhà.
+ Anh đón tiếp khách nồng nhiệt, ân cần chu đáo : hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái
chưa hề quen biết: “Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt
cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”, pha nước chè cho ông họa sĩ.
+ Anh trò chuyện cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư về công việc, cuộc sống của mình, của bạn bè
nơi Sa Pa lặng lẽ.
+ Đếm từng phút vì sợ hết ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.
+ Lưu luyến với khách khi chia tay, xúc động đến nỗi phải “quay mặt đi” và ấn vào tay ông hoạ sĩ già
cái làn trứng làm quà, không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”.
=> Tất cả không chỉ chứng tỏ tấm lòng hiếu khách của người thanh niên mà còn thể hiện sự cởi mở,
chân thành, nhiệt tình đáng quí.
* Sự khiêm tốn, thành thật:
- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của
bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn còn thua ông bố vì
chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc. Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung, anh từ chối, e
ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh
cán bộ nghiên cứu bản đồ sét…)
=> Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện,
nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm,
cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. Anh thanh niên là hình ảnh tiêu
biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước.
b. Nhân vật ông họa sĩ
– Tuy không dùng cách kể ở ngôi thứ nhất nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy
nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện.
Từ đó, gửi gắm suy nghĩ về con người, về nghệ thuật.
– Ngay từ những phút ban đầu gặp gỡ anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát
của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối.
– Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa và “người con trai ấy đáng yêu thật
nhưng làm cho ông nhọc quá”. Những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh làm cho chân dung nhân vật chính thêm
sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng.
c. Nhân vật cô kĩ sư
– Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền cao
Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những
người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của
người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới”.
+ Nhờ cái “bàng hoàng” ấy, cô mới nhận ra mối tình của mình bấy lâu nay nhạt nhẽo biết bao, cuộc
sống của mình lâu nay tầm thường biết bao, thế giới của mình lâu nay nhỏ bé biết bao!
+ Khoảnh khắc bàng hoàng ấy chính là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta
bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác.
– Cùng với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ
vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa
của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”. Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô
gái trẻ những tình cảm và suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Qua tâm tư của cô gái,
ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên.
d. Bác lái xe:
– Bác lái xe là nhân vật xuất từ đầu truyện, nhưng cũng kịp thể hiện những nét đẹp trong tính cách. Là
người rất yêu công việc, suốt 30 năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có
trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Bác lái xe là cầu nối
giữa anh thanh niên và cuộc đời (mua sách cho anh, dừng xe dưới chân đồi để anh trò chuyện, giới thiệu
những người bạn mới cho anh). Bác lái xe cũng là người dẫn dắt truyện, kích thích sự tò mò của ông họa
sĩ và cô kĩ sư về anhthanh niên – người cô độc nhất thế gian, người rất “thèm người”
=> Qua cảm xúc, suy nghĩ và thái độ cảm mến của bác lái xe, cô kĩ sư, ông họa sĩ, hình ảnh anh thanh
niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn. Chủ đề của tác phẩm mở rộng thêm và gợi ra nhiều ý nghĩa.
Bức chân dung nhân vật chính như được soi rọi nhiều luồng ánh sáng khiến nó thêm rạng rỡ và ánh lên
nhiều màu sắc.
e. Trong tác phẩm, còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián
tiếp qua lời kể của anh thanh niên cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Đó là:
– Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 mét.
– Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hết lòng với công việc. Kiên trì, bền bỉ, làm việc trong âm thầm lặng lẽ
“ngày này sang ngày khác”. Ông ngồi im trong vườn su hào rình xem cách ong lấy phấn, thụ phận cho
hoa su hào. Và tự ông đi thụ phấn cho từng cây su hào để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc ăn được to
hơn, ngọt hơn. Ông kĩ sư làm cho anh thanh niên cảm thấy cuộc đời đẹp quá! Công việc thầm lặng ấy
chỉ những con người nơi mảnh đất Sa Pa mới hiểu hết được ý nghĩa của nó.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

– Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Anh luôn ở trong tư thế sẵn sằng suốt ngày
chờ sét “nửa đêm mưa gió, rét buốt, mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra”. Anh đã hi sinh hạnh
phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác “của chìm nông, của chìm sâu” dưới lòng đất làm
giàu choTổ quốc.
– Ông bố anh thanh niên xung phong đi bộ đội.
=> Dù không xuất hiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, song họ
hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách sống. Họ là những người say mê công việc. Vì
công việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình.
Cuộc sống của họ lặng lẽ và nhân ái biết bao.
4. Tổng kết:
a. Nội dung: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao
động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao.
Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
b. Nghệ thuật:
– Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô
kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làm công tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã
để lại một ấn tượng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườn rau, nhà
nghiên cứu sét.
– Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp
nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.

– Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý:
trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là
những ý nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoa, nên nhạc của lối sống
mà nhân vật chính gợi ra.
---------------------------
CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Trích) - Nguyễn Quang Sáng
I. KIẾN THƯC CƠ BAN:
1. Tác giả:
– Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014), quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
– Trong kháng chiến chống Pháp,ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
– Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn.
– Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

– Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu
như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
– Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
– Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 – khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ
những năm kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
– Nói về hoàn cảnh viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng tâm sự: “Năm 1966, tôi từ
miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong
rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây. Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất có
ấn tượng với câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện,
tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này”.
– Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích phần giữa của truyện.
b. Bố cục: 2 đoạn:
– Đoạn 1: Từ đầu đến “Nó nói trong tiếng nấc, vừa nói vừa từ từ tuột xuống”. Tình cảm cha con của bé
Thu và ông Sáu trong ba ngày ông được nghỉ phép.
– Đoạn 2: Còn lại. Ở khu căn cứ, ông Sáu làm chiếc lược ngà tặng con.
c. Chủ đề: Truyện diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông
Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
d. Tóm tắt văn bản:

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà,
thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với người cha trong
bức ảnh mà em biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến khi Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy
mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở về khu căn cứ. Ở khu căn cứ, người cha
dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con.
Trong một trận càn, ông Sáu hi sinh. Trước lúc ra đi mãi mãi, ông đã kịp trao cây lược cho bác Ba, nhờ
bạn chuyển cho con gái.
II. KIẾN THƯC TRỌNG TÂM:
1. Tình huống truyện:
Truyện được xây dựng trên hai tình huống cơ bản:
– Tình huống 1: Cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé
Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

– Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc
làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
=> Như vậy, nếu ở tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ
hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu với con. Tình huống truyện ở đây mang đầy kịch
tính chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những
tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Song đặt các nhân vật của mình vào các
tình huống ấy, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca: tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị
nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.
2. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu
a. Trước khi nhận ra cha:
– Thu thương cha như thế, ta tưởng chừng như khi được gặp cha, nó sẽ bồi hồi, sung sướng và sà
vào vòng tay của ba nó nũng nịu với tình cảm mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nhưng không, Thu đã làm cho
người đọc phải bất ngờ qua hành động quyết liệt không chịu nhận ông Sáu là ba. “Nghe gọi, con bé giật
mình, tròn mắt nhìn…ngơ ngác, lạ lùng…”. Khi ông Sáu đến gần, giọng lặp bặp run run: “Ba đây con!
Ba đây con” thì “Con bé thấy lạ quá, mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: Má! Má !”.
– Suốt ba ngày, ông Sáu chẳng đi đâu xa, muốn ở bên con vỗ về, chăm sóc, bù đắp cho con sự thiếu
thốn tình cảm. Song, ông càng xích lại gần thì nó càng tìm cách xa lánh, nhất định không gọi một tiếng
“ba”.
+ Khi má dọa đánh bắt kêu “ba” vào ăn cơm, nó nói trổng: “Vô ăn cơm!”; “Cơm chín rồi!”; “Con kêu
rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” làm ông Sáu đau lòng đến mức không khóc được, chỉ
khe khẽ lắc đầu cười.

+ Đến bữa sau, má giao cho nó nhiệm vụ ở nhà trông nồi cơm, nó không thể tự chắt nước. Tưởng chừng
nó phải cầu cứu đến người lớn, phải gọi “ba”. Nhưng quyết không, nó vẫn nói trổng “Cơm sôi rồi, chắt
nước giùm cái!”. Bác Ba mở đường cho nó, nhưng nó không để ý, nó lại kêu “Cơm sôi rồi, nhão bây
giờ!”. Ông Sáu cứ vẫn ngồi im. Và nó đã tự mình làm lấy công việc nguy hiểm và quá sức, mà nhất định
không chịu nhượng bộ, nhất định không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong chờ.
+ Đỉnh điểm của kịch tính: Thu hất cái trứng cá mà ông Sáu đã gắp cho nó, làm cơm văng tung tóe. Ông
Sáu không thể chịu đựng nổi nữa trước thái độ lạnh lùng của đứa con gái mà ông hết mực yêu thương,
ông đã nổi giận và chẳng kịp suy nghĩ , ông vung tay đánh vào mông nó. Bị ông Sáu đánh, Thu không
khóc, gắp lại trứng cá rồi bỏ sang nhà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây lòi tói kêu rổn rảng.
– Những chi tiết bình thường mà tinh tế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lí trẻ em. Trẻ con vốn
rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp, nhất là khi chúng có sự hiểu lầm, chúng kiên quyết chối từ tình
cảm của người khác mà không cần cân nhắc, nhất là với một cô bé cá tính, bướng bỉnh như Thu. Người
đọc nhiều khi thấy giận em, thương cho anh Sáu. Nhưng thật ra em vẫn là cô bé dễ thương. Bởi nguyên
nhân sâu xa của sự chối từ ấy vẫn là tình yêu ba. Tình yêu đến tôn thờ, trung thành tuyệt đối với người
ba trong tấm ảnh chụp chung với má – người ba với gương mặt không có vết thẹo dài.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

b. Khi nhận ra cha:


– Tình yêu ba trong bé Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên
đường trong nỗi đau vì không được con đón nhận.
– Bằng sự quan sát tinh tế, bác Ba là người đầu tiên nhận ra sự thay đổi của Thu trong “vẻ mặt sầm lại
buồn rầu”, “đôi mắt như to hơn nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.
+ Điều đó cho thấy trong tâm hồn đứa trẻ nhạy cảm như Thu đã có ý thức về cảm giác chia li, giây phút
này em thèm biểu lộ tình yêu với ba hơn hết, nhưng sự ân hận về những gì mình đã làm ba buồn khiến
em không dám bày tỏ.
+ Để rồi tình yêu ba trào dâng mãnh liệt trong em vào khoảnh khắc ba nhìn em với cái nhìn trìu mến,
giọng nói ấm áp “Thôi, ba đi nghe con!”. Đúng vào lúc không một ai ngờ tới, kể cả ông Sáu, Thu thốt
lên tiếng kêu thét “Ba…a…a…ba!”. Tiếng kêu của em như tiếng xé, xé sự im lặng và ruột gan mọi
người nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” nó cố kìm nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ
tung ra từ đáy lòng.
+ Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát
khao của tám năm trời xa cách thương nhớ. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé 8
tuổi mong chờ giây phút gặp ba.
– Đi liền với tiếng gọi là những cử chỉ vồ vập, cuống quýt trong nỗi ân hận của Thu: chạy xô tới, nhảy
thót lên, dang chặt hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài
trên má,khóc trong tiếng nấc, kiên quyết không cho ba đi…Cảnh tượng ấy tô đậm thêm tình yêu mãnh
liệt, nỗi khát khao mong mỏi mà Thu dành cho ba. Phút giây ấy khiến mọi người xung quanh không ai
cầm được nước mắt và bác Ba “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm chặt trái tim mình”.

– Dường như nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng muốn kéo dài thêm giây phút chia ly của cha con Thu
trong cảm nhận của người đọc bằng cách rẽ mạch truyện sang một hướng khác, để bác Ba nghe bà ngoại
Thu kể lại cuộc chuyện trò của hai bà cháu đêm qua. Chi tiết này vừa giải thích cho ta hiểu thái độ
bướng bỉnh không nhận ba hôm trước của bé Thu và sự thay đổi trong hành động của em hôm nay. Như
vậy, trong lòng cô bé, tình yêu dành cho ba luôn là một tình cảm thống nhất, mãnh liệt. Dù cách biểu
hiện tình yêu ấy thật khác nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nó vẫn xuất phát từ một cội nguồn trong trái
tim đứa trẻ luôn khao khát tình cha. Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý
cho ba đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi
tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con
thiêng liêng, bất tử.
=> Qua những biểu hiện tâm lí và hành đông của bé Thu, người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc,
mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi của bé Thu. Sự cứng đầu, tưởng như ương ngạnh ở Thu là
biểu hiện của một cá tính mạnh mẽ (cơ sở để sau này trở thành một cô giao liên mưu trí, dũng cảm). Tuy
nhiên, cách thể hiện tình cảm của em vẫn rất hồn nhiên, ngây thơ.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

=> Qua những diễn biến tâm lí của Thu, ta thấy tác giả đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ và diễn tả rất
sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
3. Tình cha con sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu:
– Nỗi khao khát gặp lại con sau tám năm xa cách:
+ Khi gặp lại con, không chờ xuồng cập bến, ông đã “nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra,
bước vội vàng với những bước dài rồi dừng lại kêu to: Thu! Con”. Ông vừa bước vào vừa khom người
đưa tay đón chờ con… Ông không ghìm nổi xúc động….
+ Khi bé Thu sợ hãi bỏ chạy, ông đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt ông sầm lại
trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.
– Nỗi khổ và niềm vui trong ba ngày về thăm nhà:
+ Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã đau khổ, cảm thấy bất lực: suốt ngày ông chẳng đi đâu xa, lúc nào
cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Ông mong được nghe một tiếng ba của con bé,
nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Ông đau khổ lắm nhưng chỉ “nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa
cười” vì “khổ tâm đến nỗi không khóc được”.
+ Hôm chia tay, nhìn thấy con đứng trong góc nhà, ông muốn ôm con, hôn con nhưng “sợ nó giẫy lên
lại bỏ chạy” nên “chỉ đứng nhìn nó” với đôi mắt “trìu mến lẫn buồn rầu”… Cho đến khi nó cất tiếng gọi
Ba, ông xúc động đến phát khóc và “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con,một
tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”.
=> Đây là những giọt nước mắt hạnh phúc của người cha, của người cán bộ kháng chiến.
– Tình yêu con tha thiết của ông còn được thể hiện rất sâu sắc khi ông ở khu căn cứ:

+ Xa con, ông luôn nhớ con trong nỗi day dứt, ân hận ám ảnh vì mình đã lỡ tay đánh con.
+ Lời dặn của con lúc chia tay đã thôi thúc ông làm cho con cây lược.
+ Tác giả diễn tả tình cảm của ông Sáu xung quanh chuyện ông làm chiếc lược:
Kiếm được khúc ngà voi, ông hớn hở như đứa trẻ được quà: “từ con đường mòn chạy lẫn trong
rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ
được quà”.
Rồi ông dồn hết tâm trí và công sức vào việc làm cho con cây lược: “anh cưa từng chiếc răng
lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc”. Trên sống lưng lược, ông đã gò lưng, tẩn
mẩn khắc từng nét chữ: “Yêu nhớ tặng
Thu con của ba”. Ông gửi vào đó tất cả tình yêu và nỗi nhớ.
Nhớ con “anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”.
Ông không muốn con ông đau khi chải lược. Yêu con, ông Sáu yêu đến từng sợi tóc của con

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

=> Chiếc lược trở thành vật thiêng liêng đối với ông Sáu, nó làm dịu đi nỗi ân hận, nó chứa đựng bao
tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong ngóng của người cha với đứa con xa cách. Cây lược ngà chính là
sự kết tinh của tình phụ tử thiêng liêng.
– Ông Sáu đã hi sinh trong trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy khi chưa kịp trao cây lược cho con gái.
“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là
không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây
lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những
lời di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Và bắt đầu từ giây
phút ấy, cây lược của tình phụ tử đã biến người đồng đội của ông Sáu thành một người cha thứ hai của
bé Thu.
=> Qua nhân vật ông Sáu, người đọc không chỉ cảm nhận tình yêu con tha thiết sâu nặng của người cha
chiến sĩ mà còn thấm thía bao đau thương mất mát đối với những em bé, những gia đình. Tình yêu
thương con của ông Sáu còn như một lời khẳng định: bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự
sống của con người, còn tình cảm của con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể
giết chết được.
4. Tổng kết:
a. Nội dung:
- Truyện “Chiếc lược ngà” đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp
của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Truyện còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh
gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.

b. Nghệ thuật:
– Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí
– Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Truyện được kể theo ngôi
thứ nhất, đặt vào nhân vật bác Ba, người bạn chiến đấu của ông Sáu và cũng là người chứng kiến, tham
gia vào câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ, bày tỏ sự
đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, và câu chuyện vẫn mang tính khách quan.
– Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu.
– Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ.
---------------------
BẾN QUÊ
( Nguyễn Minh Châu )
I. KIẾN THƯC CƠ BAN
1. Tác giả :
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời
kỳ chống Mỹ với những thành công về tiểu thuyết và truuyện ngắn. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu
thời kỳ này là thể hiện khát vọng của nhà văn “đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con
người”.
- Sau kháng chiến, ông là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học để đáp ứng những đòi
hỏi của cuộc sống ở một thời kỳ mới.
- Tác phẩm của ông đã thể hiện những tìm tòi đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật, gây được những tiếng
vang rộng rãi trong công chúng và giới văn học.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Bến quê” in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn
Minh Châu, xuất bản năm 1985.
b. Nhan đề và ý nghĩa nhan đề của truyện:
– Đặt tên cho truyện ngắn “Bến quê”, điều ấy vừa bình thường, vừa có gì khác thường. Nó bình thường
ở chỗ bến quê là nơi sinh hoạt đông vui ở làng quê như bến nước, mái đình, cây đa… ; bến quê còn là
nơi bến đậu của con đò quen thuộc, của những con người quê hương đã từng bôn ba đây đó, đã từng trải
qua nhiều sóng gió của cuộc đời nay trở về sống những ngày tháng cuối cùng, cảm thấy được che chở và
bình yên. Bến quê với họ lúc này là nơi trú ngụ êm đềm nhất trong cuộc đời mỗi con người bởi con
người ta ai chẳng có một quê hương để một đời gắn bó. Còn khác thường là ở chỗ cái bến quê ấy, cái bãi
bồi bên kia mà nhân vật Nhĩ hướng về chưa hẳn là nơi chôn rau cắt rốn của anh ? Có lẽ đó là quê hương
của những người mà anh nhìn thấy : cả một đám khách đợi đò, quê hương của những người đi bộ hay
dắt xe đạp, rõ hơn nữa, trong số ấy có “một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc
ra bắt chấy” đằng kia. Với nhân vật Nhĩ, đây chỉ là một miền tưởng nhớ, một mơ ước xa xôi. Con đò
sang bên kia sông cũng là con đò chở niềm ao ước gần gũi mà xa vời của anh. Và con đò đến bến bờ
cũng là thực hiện niềm ao ước ấy. Nhan đề truyện cho thấy cách lựa chọn đề tài của tác giả thật dung dị
nhưng mang tính biểu tượng sâu sắc. Đó là một đặc điểm nghệ thuật bao trùm của Bến quê tạo nên
cách hiểu đa dạng và ý nghĩa nhiều tầng của thiên truyện.
c. Tóm tắt truyện:
Nhĩ – nhân vật chính của truyện – từng đi khắp nơi trên trái đất, cuối đời bị lâm bệnh hiểm
nghèo, đến nỗi không thể tự chuyển dịch lấy vài mươi phân trên chiếc phản gỗ kê bên cửa sổ. Nhưng
chính lúc này, Nhĩ phát hiện ra bãi bồi bên kia sông của quê hương mình thật đẹp, thật quyến rũ. Và
cũng phải đến lúc này, Nhĩ mới cảm nhận được hết sự tần tảo vất vả, tình yêu thương và đức hi sinh
thầm lặng của vợ mình là chị Liên. Trong lòng anh bỗng trào dâng một khao khát được đặt chân một lần
lên cái bờ bãi bên kia sông. Anh nhờ cậu con trai thực hiện giùm mình ước mơ ấy. Đứa con không hiểu
ý bố nên nhận lời một cách miễn cưỡng. Trên đường đi, cậu ta lại sa vào đám chơi phá cờ trên hè phố và
để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Từ tình huống này, Nhĩ chiêm nghiệm ra được cái quy luật phổ
biến của đời người: "Con người ta trên đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo chùng chình trong

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

cuộc sống…”. Khi thấy con đó ngang chạm mũi vào bờ bên này, Nhĩ thu hết tàn lực cuối cùng của mình
để đu mình nhô ra ngoài cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc ra khoát khoát y như đang khẩn thiết thúc giục
II. KIẾN THƯC TRỌNG TÂM
1. Tình huống truyện:
– Căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ, người đã đi đến hầu khắp mọi nơi trên thế giới – bị liệt toàn thân
không thế tự di chuyển được, dù chỉ là nhích nửa người trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của anh
đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là của Liên, vợ anh.
– Tình huống trớ trêu ấy lại dẫn đến một tình huống tiếp theo, cũng đầy nghịch lí. Khi Nhĩ đã phát thiện
thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh, nhưng anh biết rằng sẽ
không bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực
hiện giúp mình cái điều khao khát ấy, nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể
lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
* Tác dụng : Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lí như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc một
nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đựng những điều bất thường, những
nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của con
người. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn gửi gắm mọi suy ngẫm : trong cuộc đời, người ta thật khó tránh
khỏi những điều vòng vèo, chùng chình, thường hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết
đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình.
2. Cảm xúc và suy nghĩ của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên nơi quê:
- Giới thiệu hoàn cảnh của Nhĩ:
+ Vào buổi sáng đầu thu, qua khung cửa sổ, Nhĩ đã nhận ra vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên nơi quê
hương.
+ Những bông hoa bằng lăng cuối mùa đậm sắc hơn.
+ Con sông Hồng màu đỏ nhạt.
+ Vòm trời thu như cao xanh hơn.
+ Đặc biệt là vẻ đẹp trù phú, tràn đầy sức sống của bãi bồi màu vàng thau pha lẫn màu xanh non.
- Mỗi cảnh vật thiên nhiên đều mang một nét đẹp riêng rất đỗi thân thuộc, bình dị. Vẻ đẹp ấy còn thấm
đẫm cảm xúc của con người đã từng đi khắp đó đây mà tận cuối đời mới ngỡ ngàng nhận ra.
- Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp bình dị, thân thương của quê hương, xứ sở.
3. Cảm xúc và suy nghĩ của Nhĩ về vợ:
- Những ngày cuối cùng nằm trên giường bệnh, Nhĩ mới cảm nhận được vẻ đẹp của Liên – vợ anh.
- Liên đã phải chịu bao nỗi vất vả, lo toan. Anh xót xa khi lần đầu tiên thấy Liên mặc tấm áo vá => Vẻ
đẹp bình dị, mộc mạc.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Liên tần tảo, hi sinh thầm lặng suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm mà em vẫn nín thinh.
- Cho dù đã trở thành người đàn bà thị thành nhưng Liên vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp tâm hồn trong sáng
cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn vẹn nguyên những nét tảo tần và
chịu đựng từ bao đời xưa.
- Và cũng tận cuối cuộc đời, anh mới thấm thía tình cảm gia đình bởi anh đã nhận ra gia đình là mái ấm
hạnh phúc, là nơi nương tựa vững chắc.
4. Cảm xúc và suy nghĩ về khát vọng cuộc đời:
- Khi nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông cũng là lúc ở Nhĩ bừng lên một niềm khát khao cháy bỏng:
được đặt chân lên bãi bồi đó.
- Khát vọng ấy thật bình dị nhưng đặt trong hoàn cảnh của Nhĩ lúc bấy giờ nó lại trở thành vô vọng.
Điều đó thể hiện sự thức tỉnh, xót xa của Nhĩ.
- Từ việc nhờ đứa con trai không thành, cùng với quãng đời tuổi trẻ của mình, Nhĩ đã nghiệm ra một
quy luật có tính chất phổ biến đời người: con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những cái
điều vòng vèo hoặc chùng chình.
- Bởi thế, hành động của Nhĩ cố thu người giơ tay khoát khoát như muốn thức tỉnh mọi người: hãy mau
chóng dứt ra khỏi những cái chùng chình, vòng vèo trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực,
bền vững của cuộc sống.
=> Nhĩ là kiểu nhân vật tư tưởng. Nhà văn gửi gắm vào nhân vật điều quan sát, suy ngẫm, triết lí về
cuộc đời con người. Qua nhân vật Nhĩ, tác giả muốn nói với chúng ta: mỗi người hãy sớm nhận ra và
biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp của quê hương xứ sở và tình cảm gia đình. Chỉ có thoát ra khỏi
những điều chùng chình, mỗi người mới có thể hướng tới vẻ đẹp đích thực của cuộc sống.

5. Tổng kết:
a. Nội dung:
- Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà
văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần
gũi của gia đình, quê hương.
b. Nghệ thuật:
- Tình huống truyện được xây dựng trên cơ sở một chuỗi nghịch lí, trần thuật theo dòng tâm trạng nhân
vật.
- Xây dựng kiểu nhân vật tư tưởng: những chiêm nghiệm, triết lí của tác giả được chuyển hóa vào trong
cuộc sống nội tâm của nhân vật, với diễn biến tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh, được miêu tả
tinh tế, hợp lí.
- Sáng tạo nhiều hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng.
-------------------------------
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI


(Trích) Lê Minh Khuê
I. KIẾN THƯC CƠ BAN:
1. Tác giả:
– Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
– Trong kháng chiến chống Mĩ, bà gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những
năm 70.
– Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.
– Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đầu của tuổi trẻ ở
tuyến đường Trường Sơn.
– Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người
trên tinh thần đổi mới.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
– Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm
1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Văn bản đưa vào sách giáo khoa
có lược bớt một số đoạn.
– Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.
b. Tóm tắt văn bản:
“Những ngôi sao xa xôi” kể về cuộc sống chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong – tổ trinh
sát mặt đường – Phương Định, Nho và chị Thao. Họ sống trong một cái hang, trên cao điểm tại một
vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ. Công việc của họ là quan sát máy
bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá để san lấp hố bom do địch gây ra, đánh dấu những quả bom
chưa nổ và phá bom. Côngviệc nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng cuộc sống của họ vẫn
không mất đi niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thảnh thơi, thơ mộng. Họ rất gắn bó, yêu
thương nhau dù mỗi người một cá tính. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, hai người đồng đội hết
lòng lo lắng và chăm sóc cho Nho. Một cơn mưa đá vụt đến và vụt đi đã gợi trong lòng Phương Định
bao hoài niệm, khát khao.
c. Đề tài:
Truyện ca ngợi cuộc sống, chiến đấu của thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
d. Ngôi kể:
– Truyện kể theo ngôi thứ nhất.
– Tác dụng:
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
+ Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách chân thực giàu sức thuyết
phục.
+ Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh.
II. KIẾN THƯC TRỌNG TÂM
1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
– Ba cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường
Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt
với bom rơi, đạn nổ. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: “Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ,
trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây
nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm
trong đất”. Đó là hiện thực đầy mùi chiến tranh, không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy thần chết
luôn rình rập.
– Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra
giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom,
đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ,
hi sinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.
2. Vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong và cũng là của tuổi trẻ Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ:
a. Nét chung:

– Họ là những cô gái còn rất trẻ, tuổi đời mười tám đôi mươi.
+ Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ rời xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái
nơi mà sự mất còn chỉ diễn ra trong gang tấc.
+ Họ hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếc máu xương, thực hiện lí tưởng cao đẹp: “Xẻ dọc Trường Sơn
đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
– Qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm,
gan dạ không sợ gian khổ hi sinh:
+ Mặc dù còn rất trẻ, luôn phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ, họ có thể hi sinh bất cứ lúc nào, nhưng để
con đường được thông suốt nên các cô luôn sẵn sàng trong việc ra trận. Có lệnh là lên đường bất kể
trong tình huống nào. Họ làm việc một cách tự nguyện, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình: “Tôi
một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dưới cái chân hầm ba- ri-e cũ”.
Đối mặt với hiểm nguy, các cô có nghĩ đến cái chết nhưng là “một cái chết mờ nhạt không cụ thể” quan
trọng là “liệu mìn cónổ, bom có nổ không?”. Như thế họ đã đặt công việc lên trên cả tính mạng của mình.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Họ bình tĩnh, can trường và có tinh thần dũng cảm. Những lúc căng thẳng nhất, chị Thao móc cái
bánh bích quy trong túi ra nhai. Họ nói đến công việc phá bom với giọng điệu bình thản: “Quen rồi. Một
ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Khi phá bom, bước tới những quả bom chưa
nổ, họ không đi khom mà cứ đường hoàng, thẳng lưng bước tới. Đối mặt với cái chết, các cô không hề
run sợ mà bình tĩnh moi đất, đặt dây, châm lửa, tính toán sao cho chính xác.
– Ở họ còn có tình đồng đội gắn bó, thân thiết: hiểu được tính tình, sở thích của nhau, quan tâm chăm
sóc nhau rất chu đáo. Phương Định bồn chồn, lo lắng khi chờ chị Thao và Nho đi trinh sát trên cao điểm.
Khi Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã lo lắng, băng bó chăm sóc Nho cẩn thận với niềm xót
xa như chị em ruột thịt và cảm thấy “đau hơn người bị thương”.
– Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, hiểm nguy nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời. Họ có
cuộc sống nội tâm phong phú, đáng yêu, dễ xúc cảm, nhiều mơ ước. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống
của mình ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt. Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát,
Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mộng mơ và hát. Họ hồn nhiên như những đứa
trẻ trước cơn mưa đá. Và trận mưa đã trở thành nỗi nhớ – sự nối dài quá khứ hôm qua và khát vọng mai
sau. Kỉ niệm sống dậy như những khoảng sáng trong tâm hồn, những cảm xúc hồn nhiên như nguồn
sống, điểm tựa, giúp họ thêm vững vàng, thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn, nguy hiểm.
=> Quả thật, đó là những cô gái mang trong mình những tính cách tưởng như không thể cùng tồn tại, vô
cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà cũng hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống sinh hoạt.
b. Nét riêng:
– Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, “trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”, cô “cái cổ tròn và
những cúc áo nhỏ nhắn” rất dễ thương khiến Phương Định “muốn bế nó trên tay”. Nho lại rất hồn nhiên
– cái hồn nhiên trẻ thơ: “vừa tắm dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo”; khi bị thương
nằm trong hang vẫn nhổm dậy, xòe tay xin mấy viên đá mưa. Nhưng trong chiến đấu thì rất dũng cảm,
hành động thật nhanh gọn: “Nho cuộn tròn cái gối,cất nhanh vào túi”, “quay lưng lại chúng tôi, chụp
cái mũ sắt lên đầu…” Và trong một lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người. Mặc dù bị
thương rất đau nhưng cô không rên la, không muốn cho đồng đội phải lo lắng.
– Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn, mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn,
nhưng cũng không thiếu nhưng khát khao và rung động của tuổi trẻ. “Áo lót của chị cái nào cũng thêu
chỉ màu”. Chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc, ai cũng
gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. Đặc biệt là sự “bình tĩnh đến phát bực”: máy bay địch đến nhưng
chị vẫn “móc bánh quy trong túi, thong thả nhai”. Có ai ngờ con người dày dạn trước sự sống và cái
chết như thế lại sợ máu, sợ vắt: “thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”. Và không ai có
thể quên được chị hát : nhạc sai bét, giọng thì chua, chị chăm chép bài hát dù chẳng thuộc nhạc, chị
không hát trôi chảy được bài nào nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là ngồi chép.
– Phương Định cũng trẻ trung như Nho, là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ
mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình. Ở
đoạn cuối truyện, sau khi trận mưa đá tạnh, là cả một dòng thác kỉ niệm về gia đình, về thành phố trào
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

lên và xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô gái. Có thể nói đây là những nét riêng của các cô gái trẻ Hà
Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng
vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu.
=> Mỗi người có một cá tính riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam,
của tuổi trẻ Việt Nam. Viết về ba cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ
mà miêu tả hết sức cụ thể, chân thực bằng cách cá thể hóa nhân vật với những hình ảnh rất đời thường.
Họ đã từ cuộc đời bước vào trang sách, trở thành những anh hùng – những ngôi sao trên bầu trời Trường
Sơn.
3. Nhân vật Phương Định:
a. Phương Định là cô gái có tâm hồn trong sáng:
* Nhạy cảm, mơ mộng:
– Là cô gái trẻ người Hà Nội, từng có một thời học sinh hồn nhiên vô tư.
– Hay nhớ về kỷ niệm (kỷ niệm luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt; chỉ một cơn mưa
đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậy trong cô…) => Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động
viên cô nơi tuyến lửa.
– Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mình là một cô gái khá…); biết mình được
nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng không vồn vã mà tỏ ra kín đáo, tưởng như kiêu kì.
– Hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cả công việc đầy nguy hiểm “Việc nào cũng
có cái thú vị của nó. Có ở đâu như thế này hay không…” => Nó như thách thức thần kinh con người để
rồi lúc vượt qua nó, chiến thắng nó, cô cảm thấy thú vị.

* Hồn nhiên, yêu đời:


– Thích hát, thuộc rất nhiều bài hát (từ bài hành khúc bộ đội đến dân ca quan họ), thậm chí bịa ra lời mà
hát.
– Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề
nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.
b. Phương Định là người có phẩm chất anh hùng:
– Có tinh thần trách nhiệm với công việc.
– Dũng cảm, gan dạ.
– Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng.
– Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng thẳng, hồi hộp, nhưng cảm thấy có ánh
mắt của các chiến sĩ đang dõi theo động viên, khích lệ, lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn =>
Cô không đi khom mà đàng hoàng bước tới; bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua
với thời gian để vượt qua cái chết.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

– Thương yêu những người đồng đội của mình:


+ Chăm sóc Nho chu đáo.
+ Hiểu rõ tâm trạng lo lắng của Thao khi Nho bị thương, mặc dù Thao đã cố che dấu bằng việc bảo cô
hát.
+ Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biết rõ từ cách ăn nói đến đặc điểm riêng.
+ Quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
– Qua dòng suy tư của Phương Định, người đọc không chỉ thấy sự toả sáng của phẩm chất anh hùng mà
còn hình dung được thế giới nội tâm phong phú ở cô.
– Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối thành bản lĩnh kiên cường
của người anh hùng cách mạng.
– Nét điệu đà, hồn nhiên, duyên dáng của một cô gái càng tôn thêm vẻ đáng yêu của cô thanh niên xung
phong gan dạ, dũng cảm.
– Phương Định (cũng như Nho và Thao) là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ
cứu nước.
=> Qua nhân vật Phương Định và các nữ thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã có cái nhìn thật đẹp,
thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến tranh. Chiến tranh là đau thương mất
mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻ đẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người.
Chính từ những nơi gian lao, quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng Việt Nam.
=> Ba nữ thanh niên xung phong trong những trang văn xuôi trữ tình êm mượt của Lê Minh Khuê gieo
vào lòng người đọc ấn tượng khó quên về vẻ đẹp lung linh tỏa sáng của những ngôi sao xa xôi. Hình ảnh
họ khiến ta nhớ đến ý thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ trong “Khoảng trời hố bom”:
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh.
4. Tổng kết:
a. Nội dung:
- Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh
thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô
gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ
trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
b. Nghệ thuật:
– Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lí.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

– Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữtình.
– Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiến trường.

B. PHÂN TIẾNG VIÊT – TÂP LÀM VĂN

KHÁI QUÁT KIẾN THƯC CƠ BAN TIẾNG VIÊT - TÂP LÀM VĂN

PHÂN TIẾNG VIÊT


I. Từ vựng
Các lớp từ.
a. Từ xét về cấu tạo.
Từ đơn.
+ Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Vai trò: Từ đơn được dùng để tạo từ ghép và từ láy, làm tăng vốn từ của dân tộc.
Từ ghép.
+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Phân loại từ ghép:
Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng
chính. tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa
của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra
tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát
hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
+ Vai trò: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.
Từ láy.
+ Khái niệm: Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.
+ Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm.
b. Từ xét về nghĩa
Nghĩa của từ:
+ Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Cách giải thích nghĩa của từ:


Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Từ nhiều nghĩa.
+ Khái niệm: Từ có thể có một hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau
do hiện tượng chuyển nghĩa.
+ Các loại nghĩa của từ nhiều nghĩa:
Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ
có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
Thành ngữ.
+ Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành
ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép
chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…
+ Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ,
cụm động từ,…Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
Các loại từ xét về quan hệ nghĩa:
Từ đồng nghĩa.
+ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau. Một từ nhiều nghĩacó thể thuộc vào
nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
+ Phân loại: (2 loại).
Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau.
+ Cách sử dụng: không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Khi nói
cũng như khi viết, cần cân nhắc chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách
quan và sắc thái biểu cảm.
Từ trái nghĩa.
+ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều
cặp từ trái nghĩa khác nhau.
+ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng
mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Từ đồng âm.
+ Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên
quan gì với nhau.
+ Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc
dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
Khái niệm: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa
của từ ngữ khác:
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của
một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa
của một từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ
khác.
Trường từ vựng:
Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Từ có nghĩa gợi liên tưởng:
Từ tượng thanh, từ tượng hình.
+ Khái niệm: Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người. Từ tượng hình là từ gợi
tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
+ Công dụng: Tử tượng thanh, từ tượng hình gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động, có giả trị
biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
Từ xét về nguồn gốc
Từ thuần Việt: Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra.
Từ mượn: Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tương, đặc
điểm,…mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Từ mượn gồm phần lớn là từ Hán Việt (là
những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt) và từ mượn các nước khác (Ấn Âu).
Nguyên tắc mượn từ: Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của
tiếng Việt ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện.
- Từ toàn dân: là những từ ngữ được toàn dân sử dụng trong phạm vi cả nước.
- Từ địa phương, biệt ngữ xã hội:
+ Khái niệm:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Từ ngữ địa phương: là những từ ngữ chỉ được sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
Biệt ngữ xã hội: là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
+ Cách sử dụng:
Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong
thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu
sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có
nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
Các biện pháp tu từ từ vựng
So sánh:
+ Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm
tăng sức gợi hính, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A.
Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).
Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:
Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
+ Phân loại: Có hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
+ Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh
động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
Nhân hoá.
+ Khái niệm: Nhân hoá là tả hoặc gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để
gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu
thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
+ Các kiểu nhân hoá:
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Ẩn dụ.
+ Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương
đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Các kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ hình thức; ẩn dụ cách thức; ẩn dụ phẩm chất; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Hoán dụ.
+ Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái
niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Các kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng; lấy
dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Nói quá: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được
miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách iễn đạt tế nhị, uyển chuyển,
tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Liệt kê:
+ Khái niệm: liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn,
sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
+ Các kiểu liệt kê:
Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với lệt kê không tăng tiến.
Điệp ngữ:
+ Khái niệm: Khi nói hoặc niết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngừ (hoặc cả một câu) để làm
nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngừ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp
ngữ.
+ Các kiểu điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng; điệp ngữ nối tiếp; điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
Chơi chữ:
+ Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài
hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
+ Các lối chơi chữ: Dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm (gần âm); dùng cách điệp âm; dùng lối
nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào
phúng, trong câu đối, câu đố,…làm cho câu văn lời nói được hấp dẫn và thú vị.
Sự phát triển và mở rộng vốn từ.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo hai cách:


+ Phát triển nghĩa của từ ngữ: trong quá trình sử dụng từ ngữ, người ta có thể gán thêm cho từ một
nghĩa mới làm cho một từ có thể có nhiều nghĩa, tăng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ.
+ Phát triển số lượng các từ ngữ: Trong quá trình sử dụng từ ngữ, người ta có thể mượn từ ngữ nước
ngoài (chủ yếu là từ Hán Việt) để làm tăng nhanh số lượng từ.
Cách phát triển và mở rộng vốn từ:
+ Tạo thêm từ ngữ mới bằng cách ghép các từ đã có sẵn thành những từ mang nét nghĩa mới hoàn toàn.
+ Mượn từ của tiếng nước ngoài.

Trau dồi vốn từ: là cách thức bổ sung vốn từ và biết cách lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp để đạt hiệu
quả cao.

II. Ngữ pháp


Phân loại từ tiếng Việt

Danh từ:
+ Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…Danh từ có thể kết hợp với
từ chỉ lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó,… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh
từ. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
+ Phân loại danh từ:
Danh từ chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ đơn vị có hai nhóm:
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ).
Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là: danh từ chỉ đơn vị chính xác; danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
Danh từ chỉ sự vật: có hai nhóm:
* Danh từ riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,…
Khi viết danh từ riêng, phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể là:
Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán
Việt: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): viết hoa
chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các
tiếng cần có gạch nối.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương,… thường là một
cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa.
* Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật.

Cụm danh từ
+ Khái niệm: Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm
danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu
giống như một danh từ.
+ Cấu tạo cụm danh từ: Mô hình cụm danh từ đầy đủ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần
sau. Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau
nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay
thời gian.
Động từ
+ Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,… để tạo thành cụm động từ.
Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất đi khả năng kết
hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,…
+ Phân loại động từ: Có hai loại:
Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm). Loại này gồm hai loại
nhỏ:
Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi làm gì?)
Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?)
Cụm động từ
+ Khái niệm: Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động
trong câu giống như một động từ.
+ Cấu tạo: Mô hình cụm động từ đầy đủ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm và phần sau.
Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự
khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,…
Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động,…


Tính từ
+ Khái niệm: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,… để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp
với các từ hãy, đừng chớ, của tính từ rất hạn chế.
Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn
động từ.
+ Các loại tính từ: có hai loại chính;
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
Cụm tính từ
Mô hình đầy đủ của cụm tính từ gồm phần trước, phần trung tâm, phần sau.
Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm,
tính chất; khẳng định hay phủ định;…
Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc
điểm, tính chất;…
Số từ
Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng
trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.
Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
Lượng từ
Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia
lượng từ thành hai nhóm: nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể; nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
Chỉ từ
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời
gian.
Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ
trong câu.
Phó từ
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
+ Các loại: có hai loại lớn:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Những phó từ này thường bổ sung ý nghĩa liên quan tới hành
động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nên ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian; mức độ, sự tiếp
diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.
Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa như: mức độ,
khả năng, kết quả và hướng.
Đại từ
+ Khái niệm: Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoật động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ
cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ,
của động từ, của tính từ,…
+ Các loại: có hai loại:
Đại từ để trỏ dùng để trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô); trỏ số lượng; trỏ hoạt động, tính
chất, sự việc.
Đại từ dùng để hỏi dùng để: hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự
việc.
- Quan hệ từ
+ Khái niệm: Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa
các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
+ Sử dụng: Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường
hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường
hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được không dùng cũng được).
Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp (ví dụ: tuy…nhưng; vì … cho nên;...)
Trợ từ
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự
vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó (ví dụ: những, có, chính, đích, ngay,…)
Thán từ
+ Khái niệm: Thán từ là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm thái độ của người nói
hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.
+ Các loại:
Thán từ biểu lộ tình cảm: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,…
Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,…
Tình thái từ
+ Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

thán, và để biểu thị các sắc thái biểu thị của người nói.
+ Các loại:
Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,…
Tình thái từ cầu khiến: đi, nào,…
Tình thái từ cảm thán: thay, sao,…
Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ mà,…
+ Sử dụng: Khi nói, khi viết cần sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác,
thứ bậc xã hội, tình cảm,…).

Câu
Các thành phần câu
Các thành phần chính:
+ Chủ ngữ.
Khái niệm: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiên tượng có hành động đặc điểm, trạng
thái được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?.
Đặc điểm: chủ ngữ thường làm thành phần chính đứng ở vị trí trước vị ngữ trong câu; thường có
cấu tạo là một danh từ, đại từ, một cụm danh từ, có khi là một động từ, một tính từ hoặc cụm động từ,
cụm tính từ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
+ Vị ngữ.
Khái niệm: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian
và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, như thế nào?, Là gì?
Đặc điểm: Vị ngữ thường là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ, danh từ, cụm danh từ.
Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
Thành phần phụ:
+ Trạng ngữ
Khái niệm: là thành phần nhằm xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương
tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu; giữa trạng ngữ với chủ
ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phảy khi viết.
Công dụng: Trạng ngữ xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần
làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác; trạng ngữ nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp
phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

b. Các thành phần biệt lập: Là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu;
bao gồm;
- Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói
đến trong câu.
- Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,…)
- Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoặc dùng để duy trì quan hệ giao tiếp.
- Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thành
phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phảy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một
dấu gạch ngang và dấu phảy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
c. Khởi ngữ:
Khái niệm: Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
2. Các loại câu.
- Câu trần thuật đơn: Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu,
tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
- Câu trần thuật đơn có từ “là”:
+ Khái niệm: Câu trần thuật đơn có từ “là”: là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu,
tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
Trong câu trần thuật đơn có từ “là”:
Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là
với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ),… cũng có thể làm vị ngữ.
Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
+ Một số kiểu câu: Câu định nghĩa; câu giới thiệu; câu miêu tả, câu đánh giá.

Câu trần thuật đơn không có từ “là”:


Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp nới các từ không, chưa.
Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,…của sự vật nêu ở chủ ngữ được gọi là câu
miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại.
Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ.
- Câu ghép:
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Khái niệm: là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C –
V này được gọi là một vế câu.
+ Các loại câu ghép:
Nối bằng quan hệ từ: Nối bằng một quan hệ từ; nối bằng một cặp quan hệ từ; nối bằng một cặp phó từ,
đại từ hay chỉ từ đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng)
Nối bằng dấu câu: giữa các vế câu cần có dấu phảy, dấu chấm phảy hoặc dấu hai chấm.
- Câu rút gọn:
+ Khái niệm: khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc
lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích như sau:
Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu
đứng trước.
Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).
+ Cách dùng: khi rút gọn câu cần chú ý:
Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
- Câu đặc biệt:
+ Khái niệm: Câu đặc niệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
+ Tác dụng: Câu đặc biệt thường được dùng để:
Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng
Bộc lộ cảm xúc
Gọi đáp.
Câu chủ động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác
(chỉ chủ thể của hoạt động).
Câu bị động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác hướng vào (chỉ đối
tượng của hoạt động).
+ Tác dụng: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành
câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
+ Cách chuyển đổi: có hai cách;
Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được
vào sau từ (cụm từ) ấy.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ
(cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
Câu nghi vấn:
+ Khái niệm: Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ,bao nhiêu,
à, ư, hả, chứ, (có)…không, (đã)…chứ,…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
+ Chức năng: chức năng chính là dùng để hỏi.
Trong nhiều trường hợp câu ngi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe
doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,…và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dáu chấm, dấu
chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Câu cấu khiến:
Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu
khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn
mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Câu cảm thán:
Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, thay, biết bao,
xiết bao, biết chừng nào,…dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết; xuất hiện chủ
yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Câu trần thuật:
Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu nhiến, cảm thán; thường
dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,…
Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm,
cảm xúc,…(vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm
than hoặc dấu chấm lửng.
Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
Câu phủ định:
Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như; không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), đâu có

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

phải (là), đâu (có),…


Câu phủ định dùng để:
Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).

Nghĩa tường minh và hàm ý


Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra
từ những từ ngữ ấy.
Các điều kiện tồn tại của hàm ý: Có sự cộng tác của người nghe; người nghe có năng lực giải được hàm
ý trong câu nói.
Dấu câu
Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật.
Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn.
Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.
Tuy vậy, cũng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến và đặt các dấu hỏi, dấu chấm than
trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm
đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó.
Dấu phảy: được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:
Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị nhữ.
Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
Giữa các vế của một câu ghép.
Dấu chấm lửng: được dùng để:
Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự còn chưa liệt kê hết.
Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị một nội dung bất ngờ
hay hài hước, châm biếm.
Dấu chấm phảy: được dùng để:
Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Dấu gạch ngang: có công dụng:
Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
Nối các từ trong một liên danh.
Phân biệt dấu gach ngang với dấu ngang nối:
Dấu gach nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều
tiếng.
Dấu gach nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
Dấu hai chấm: Dùng để:
Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch
ngang).
Dấu ngoặc kép: dùng để:
Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.
III. Hoạt động giao tiếp.
1. Hành động nói.
- Khái niệm: là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Các kiểu hành động nói thường gặp: Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó.
Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,…) điều
khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức,…), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
- Cách thực hiện: Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp
với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).
2. Hội thoại.
- Khái niệm: Là hoạt động giao tiếp trong đó vai xã hội (vị trí của người tham gia hội thoại) được xác
định bằng các quan hệ xã hội (thân - sơ, trên - dưới, …).
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được
xác định bằng các quan hệ xã hội:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình, xã hội)
+ Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết thân tình).
Xưng hô: Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều.
Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
Lượt lời trong hội thoại:
+ Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt
lời.
+ Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào
lời người khác.
+ Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
3. Các phương châm hội thoại:
+ Phương châm về lượng.
+ Phương châm về chất.
+ Phương châm quan hệ.
+ Phương châm cách thức.
+ Phương châm lịch sự.

PHÂN TÂP LÀM VĂN

A. Văn bản và tạo lập văn bản.


1. Văn bản.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết, có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng
phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện múc đích giao tiếp.
Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị
luận, thuyết ninh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
2. Liên kết trong văn bản: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản,
làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
Để văn bản có tính liên kết, ngươi viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống
nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kêt nối các câu, các đoạn đó bằng các phương tiện
ngôn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ, câu,…) thích hợp.
Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung và hình thức:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Về nội dung:
Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn
(liên kết chủ đề).
Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gic).
+ Về hình thức: có một số phương thức liên kết:
. Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó đề tạo ra tính liên kết giữa các
câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp
còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc điệu,…
.Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câu giúp tạo ra sự liên
kết giữa các câu chứa chúng.
. Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, một việc để thay
thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng. Các phương tiện liên kết thường
được sử dụng trong phép thế: các đại từ, các từ, tổ hợp từ đồng nghĩa, các từ, tổ hợp từ khác nhau (cùng
chỉ về một vật, một sự việc)
. Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Các phương tiện sử dụng
trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi,…) và các từ ngữ chuyển tiếp
(bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy,…) các phụ từ (lại, cũng, còn,…)
3. Mạch lạc trong văn bản: văn bản có tính mạch lạc:
+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên
suốt.

+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô
ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).
4. Tạo lập văn bản.
Quá trình tạo lập văn bản gồm các bước:
+ Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?
+ Lập dàn ý (bố cục) cho văn bản, dàn ý đại cương hoặc dàn ý chi tiết.
+ Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, những đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch
lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
+ Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và cần có sửa chữa gì không.
Tính thống nhất chủ đề của văn bản.
+ Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản nói tới.
+ Văn bản có tính thống nhất chủ đề khi chỉ nói tới chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề
khác.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định dược chủ đề được thể hiện ở phần nhan đề, đề mục, trong
quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại trong đó.

B. Hệ thống các kiểu văn bản.

VĂN TỰ SỰ

1. Khái niệm: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia,
cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ.
3. Cấu trúc: gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc chính của câu chuyện.
- Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trìmh tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn
biểu đạt.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể.
4. Đặc điểm:
- Nhân vật: Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản.
Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản, nhân vật phụ chỉ giúp
nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc
làm,…
- Sự việc: Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa
điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,… Sự việc trong văn tự sự
được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Chủ đề: Mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa xã hội nhất định. Ý nghĩa đó được toát lên từ những
sự việc, cốt truyện. Mỗi văn bản tự sự thường có một chủ đề; cũng có văn bản có nhiều chủ đề, trong đó
có một chủ đề chính.
- Lời văn tự sự: chủ yếu là kể người, kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, lai lịch, tính tình,
tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các
hành động ấy đem lại. Đoạn trong văn tự sự thường là đoạn diễn dịch.
- Thứ tự kể: Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tứ tự nhiên, việc gì xảy ra
trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc thể hiện
tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách
kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Ngôi kể: Người đứng ra kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi
kể khác nhau. Ngôi kể trong văn tự sự có thể là ngôi thứ nhất, bộc lộ được những tâm tư tình cảm, suy
nghĩ trực tiếp của nhân vật một cách sâu sắc; có thể được kể theo ngôi thứ ba, thể hiện được sự khách
quan với câu chuyện được kể, phạm vi câu chuyện được kể trong không gian lớn hơn và có thể cùng lúc.
Người kể giấu mình nhưng lại có mặt khắp nơi trong văn bản.
- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, như giới thiệu nhân vật tình huống,
tả người, tả cảnh, đưa ra các nhận xét, đánh giá hay bộc lộ thái độ, cảm xúc trước những điều được kể.
Mỗi ngôi kể đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, nên cần lựa chọn ngôi kể cho phù hợp và có
thể chuyển đổi ngôi kể trong câu chuyện.

5. Sự đan xen yếu tố của các phương thức biểu đạt khác:
Văn tự sự nếu chỉ kể sự việc không sẽ khô khan, không hấp dẫn nên có sự kết hợp các yếu tố của các
phương thức biểu đạt khác.
Miêu tả trong văn tự sự:
Miêu tả bên ngoài: miêu tả ngoại hình nhân vật, làm cho các nhân vật có hình dáng riêng, cụ thể; miêu
tả cảnh vật làm cho sự việc thêm cụ thể, chi tiết chân thực, sinh động, gợi cảm.
Miêu tả nội tâm nhân vật: diễn tả tâm tư tình cảm, cảm xúc, những trạng thái tình cảm của nhân vật,
khiến cho nhân vật đước thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn.
Miêu tả nội tâm là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật, từ đó thể
hiện tư tưởng nhà văn về cuộc đời, nhân vật tạo nên sức hấp dẫn và ấn tượng đối với người đọc.

Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn đạt những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Miêu tả nội
tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, cử chỉ, nét mặt, trang phục của nhân vật.
Biểu cảm trong tự sự:
Biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp đều giúp cho nhân vật thể hiện được thế giới nội tâm của mình, thể
hiện cảm xúc chân thực, có khi là cảm xúc của chính tác giả, người kể chuyện trong quá trình kể chuyện.
Lập luận trong tự sự:
Lập luận thể hiện thông qua đối thoại; đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại với chính mình, trong đó
người kể chuyện hoặc nhân vật nêu lên những nhận xét, suy luận, phán đoán, lí lẽ, dẫn chứng, …nhằm
bày tỏ quan điểm, thuyết phục người nghe (đọc) về một vấn đề nào đó. Hình thức lập luận làm cho câu
chuyện thêm phần triết lí sâu sắc.

VĂN MIÊU TA

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

1. Khái niệm:
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật
của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc,
người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
2. Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:
- Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái
riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.
- Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.
- Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.
- Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng,
ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
3. Phương pháp tả cảnh
- Xác định đối tượng miêu tả.
- Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
4. Phương pháp tả người
- Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc).
- Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.
- Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.

VĂN BIỂU CAM

1. Khái niệm:
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế
giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình: bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, cao dao trữ tình,
tuỳ bút,…
2. Đặc điểm của văn biểu cảm:
- Tính cảm trong văn biểu cảm thường là tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con
người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường độc ác,…). Tình cảm trong bài phải rõ
ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự,
miêu tả để khêu gợi tình cảm.
- Mỗi bài văn biểu cảm chỉ tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết
có thể chọn một hình ảnh có ý nghiã ẩn dụ, tượng trưng (là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào
đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc
trong lòng.
3. Cách lập ý:
- Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ
niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc
vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.
- Nhưng dù cách gì thì tình cảm cũng phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm.
Được như thế, bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.

VĂN NGHI LUÂN

1. Khái niệm:
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối
với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
2. Đặc điểm của văn nghị luận:
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường
có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.
- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của
những lí lẽ và dẫn chứng đó.
Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy
có đáng tin cậy không?
3. Cấu trúc:
- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải
quyết.
- Thân bài (giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục
người nghe theo quan điểm đã trình bày.
- Kết bài (kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.
4. Các phương pháp lập luận:
- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

đúng đắn của vấn đề.


- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận
điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.
- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ
ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể
vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp
thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

5. NGHI LUÂN XA HỘI

5.1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Khái niệm: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện
tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê, hoặc nêu ra vấn đề đáng suy nghĩ.
- Yêu cầu:
Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó;
chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. Bài làm cần lựa chọn góc độ
riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận
phù hợp; lời văn chính xác, sống động.

- Bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
+ Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
5.2. Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo
đức, lối sống của con người.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so
sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định
tư tưởng của người viết.
+ Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

động.
6. NGHI LUÂN VĂN HỌC

6.1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.


- Khái niệm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là cách trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội
dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Yêu cầu;
+ Về nội dung: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, giọng
điệu, …Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng.
+ Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân
thành của người viết.
- Bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình (nếu phân tích một
đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)
+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài
thơ ấy.
+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

6.2. Nghị luận về tác phẩm truyện.


- Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của
mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: Những nhận xét đánh già về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách,
số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn,
có luận cứ và lập luận thuyết phục.
+ Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn
chuẩn xác, gợi cảm.
7. Sự đan xen của các yếu tố thuộc phương thức biểu đạt khác:
7.1. Yếu tố biểu cảm: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận
có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).
Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

mình viết (nói) và phải biết biểu hiện cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm.
Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận cuả bài văn.
7.2. Yếu tố tự sự, miêu tả:
Bài văn nghị luận vẫn thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày
luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
Các yếu tố miêu tả và tự sự được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho niệc làm rõ luận điểm và
không phá vỡ mạch lạc của bài nghị luận.

VĂN THUYẾT MINH

1. Khái niệm: Văn thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống; có chức
năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,…của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên,
xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
2. Yêu cầu:
- Về nội dung: Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi phải khách quan, xác thực, thực dụng, hữu ích
cho mọi người.
- Về hình thức: Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và
hấp dẫn.
3. Bố cục:
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
- Thân bài: Trình bày các đặc điểm có tính chất khách quan khoa học về đối tượng; giải thích nguyên
nhân, nguồn gốc, cấu tạo, liệt kê các bộ phận cấu thành, các chủng loại,… của đối tượng và công dụng
của nó.
- Kết bài: Đánh giá về đối tượng với khả năng, vai trò ứng dụng của nó trong thực tế.
4. Các phương pháp thuyết minh:
Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện
tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình
bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
Để bài văn thuyết minh có tính thuyết phục, dễ hiểu, sáng tỏ, người ta có thể sử dụng nhiều
phương pháp thuyết minh:
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Sử dụng kiểu câu trần thuật có từ “là” nhằm giới thiệu, giải
thích hoặc định nghĩa về sự vật, hiện hượng, vấn đề nào đó.
- Phương pháp liệt kê: Liệt kê các măt, các phương diện, các phần, các tính chất,… của đối tượng theo
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

một trình tự nhất định nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe cái nhìn toàn cảnh về đối tượng một
cách khách quan.
- Phương pháp nêu ví dụ: Đưa ra các ví dụ thực tiễn, sinh động chính xác và cụ thể, có tác dụng thuyết
phục cao, làm cho người đọc (nghe) tin cậy.
- Phương pháp dùng số liệu (con số): Dùng những con số có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề nhanh nhất,
thực tế nhất mà lại có sức thuyết phục nhất về đặc điểm nào đó của đối tượng, về vai trò nào đó của đối
tượng.
- Phương pháp so sánh: Sự so sánh đối tượng; khía cạch của đối tượng,… với những cái gần gũi, cụ thể
giúp cho người nghe (đọc) tiếp cận vấn đề nhanh, cụ thể, sáng rõ bởi nó dễ hiểu.
- Phương pháp phân loại, phân tích: Đối với những loại sự vật, đối tượng đa dạng, người ta chia ra từng
loại, từng phần theo đặc điểm đối tượng thuyết minh để trình bày. Như vậy sẽ mang tính khách quan,
đầy đủ, dễ theo dõi đối với người đọc (nghe).
5. Các yếu tố đan xen của phương thức biểu đạt khác:
5.1. Một số biện pháp nghệ thuật:
Để văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, chúng ta có thể sử dụng thêm một số biện
pháp nghệ thuật. Bởi vì các biện pháp nghệ thuật thích hợp sẽ góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối
tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
Một số biện pháp nghệ thuật thường dùng trong văn bản thuyết minh là: kể chuyện, tự thuật, đối
thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, các hình thức vè và diễn ca,…Thông thường hơn cả là các phép nhân hoá,
ẩn dụ, so sánh để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh.

5.2. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh:


Yếu tố miêu tả là những yếu tố của hiện thực khách quan trong đời sống. Chứng có hình ảnh,
đường nét, màu sắc, âm thanh, hình khối, hương vị,… rất cụ thể mà giác quan con người có thể cảm
nhận được. Yếu tố miêu tả thường dược sử dụng trong văn bản nghệ thuật để xây dựng hình tượng nghệ
thuật.
Để thuyết minh cho cụ thể sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố
miêu tả. Bởi vì yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
----------------

VĂN BAN HÀNH CHINH CÔNG VU

Đơn từ
1. Khái niệm: Đơn được viết ra giấy (theo mẫu hoặc không theo mẫu) để đề đạt mọi nguyện vọng với

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.
2. Yêu cầu:
- Đơn phải trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục nhất định. Những nội dung bắt
buộc trong đơn là: Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?
3. Bố cục của đơn:
- Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm làm đơn và ngày tháng năm làm đơn, tên đơn, nơi gửi
đơn.
- Phần nội dung:
+ Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn.
+ Trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng (đề nghị).
+ Cam đoan và cảm ơn.
- Phần kết thúc: Kí tên.

Văn bản đề nghị.


1. Khái niệm: Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng
nào đó của cá nhân hay một tập thể (thường là tập thể) thì người ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị) gửi
lên cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.
2. Yêu cầu: Văn bản kiến nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục quy
định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Ai đề
nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì?
3. Bố cục:
- Phần mở đầu:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm làm giấy đề nghị và ngày tháng năm.
+ Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị).
+ Nơi nhận đề nghị.
- Phần nội dung:
+ Người (tổ chức) đề nghị.
+ Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị với nơi nhận.
+ Phần kết thúc: Kí tên.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Văn bản báo cáo


1. Khái niệm: Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt
dượccủa một cá nhân hay một tập thể.
2. Yêu cầu: Báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội
dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo của ai? Báo
cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
3. Bố cục:
- Phần đầu:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm làm báo cáo và ngày tháng.
+ Tên văn bản.
- Phần nội dung:
+ Nơi nhận báo cáo.
+ Người (tổ chức) báo cáo.
+ Nêu lí do, sự việc và các kết quả đã làm được.
- Phần kết thúc: kí tên.

Văn bản tường trình.


1. Khái niệm: là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiện của người tường trình trong các
sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
2. Yêu cầu:
- Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc, người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ
quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
- Văn bản tường trình phải tuân thủ thể thức và phải trình bày đầy đủ, chính xác thời gian, địa điểm, sự
việc, họ tên những người có liên quan cùng đề nghị của người viết; có đầy đủ người gửi, người nhận,
ngày tháng, địa điểm thì mới có giá trị.
3. Thể thức:
- Phần mở đầu;
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm và thời gian làm tường trình.
+ Tên văn bản.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Phần nội dung:


+ Người (cơ quan) nhận bản tường trình.
+ Nội dung tường trình: người viết trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu,
hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm. Thái độ tường trình nên khách quan, trung thực.
- Phần kết thúc: Lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình.

Thông báo

1. Khái niệm: là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức
cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết
để thực hiện hay tham gia.
2. Yêu cầu:
- Văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định về
thời gian, địa điểm,… phải cụ thể, chính xác.
- Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và
tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, thì mới có hiệu lực.
3. Thể thức:
- Phần đầu:
+ Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (góc trên bên trái).
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm và thời gian làm thông báo
+ Tên văn bản.
- Phần nội dung: Nội dung thông báo.
- Phần kết thúc:
+ Nơi nhận (phía dưới bên trái).
+ Kí tên và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (phía dưới bên phải).

Biên bản.

1. Khái niệm: Là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một việc đang xảy ra
hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.
2. Các loại biên bản: Tuỳ theo nội dung sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: biên bản hội nghị,
biên bản sự vụ,…
3. Thể thức:
- Phần mở đầu (thủ tục): Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ hành chính), tên biên bản, thời
gian, địa điểm, thành phần tham gia và chức trách của họ.
- Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc.
- Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn
bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có).

Hợp đồng

1. Khái niệm: Là loại văn bản có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, quyền lợi,
nghĩa vụ của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết.
Lời văn của hợp đồng phải chính xác chặt chẽ.
2.Thể thức
- Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của
các bên kí kết hợp đồng.
- Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
- Phần kết thúc: Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng
dấu của cơ quan hai bên (nếu có).

Thư điện chúc mừng thăm hỏi

1. Khái niệm: Là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.
Lời văn ngắn gọn, súc tích, tình cảm chân thành.
2.Yêu cầu: Nội dung thư điện cần phải nêu dược lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn
người nhận điện sẽ có những điều tốt lành.
-----------------------------

A/ NGHI LUÂN VỀ MỘT SỰ VIÊC, HIÊN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Khái niệm : NL về một sự việc, hiện tượng đời sống laø baøn veà moät söï vieäc, hieän töôïng coù yù nghóa
ñoái vôùi xaõ hoäi , ñaùng khen hay ñaùng cheâ hay coù vaán ñeà ñaùng suy nghó.

I- Yeâu caàu baøi vieát:

+Veà noäi dung: Baøi vaên nghò luaän naøy phaûi neâu roõ ñöôïc söï vieäc, hieän tuôïng coù vaán ñeà; phaân
tích maët ñuùng sai, lôïi, haïi; chæ ra nguyeân nhaân vaø baøy toû thaùi ñoä, yù kieán vaø nhaän ñònh cuûa ngöôøi vieát.

+ Veà hình thöùc : boá cuïc ba phaàn, laäp luaän chaët cheõ, chính xaùc, luaän ñieåm ñuùng ñaén, ngaén goïn,
lôøi vaên chính xaùc,sinh ñoäng.

+ Caáu taïo ñeà: Ñeà baøi nghò luaän veà moät söï vieäc, hieän töôïng trong ñôøi soáng thöôøng coù hai phaàn :

 Neâu söï vieäc, hieän töôïng caàn nghò luaän: söï vieäc ñaùng khen hay ñaùng cheâ.

 Yeâu caàu laøm baøi : neâu suy nghó, trình baøy quan ñieåm, …

II- Daøn yù khaùi quaùt

Ñoái vôùi daïng naøy thöôøng phaân thaønh hai loaïi sau:

1. Nghò luaän xaõ hoäi veà moät hieän töôïng tích cöïc.

* Caáu truùc:

a.Mở bài

- Neâu hieän töôïng

- Ñaùnh giaù hieän töôïng

b. Thaân baøi:

- Giaûi thích hieän töôïng ( Neâu caùch hieåu, ñaùnh giaù)

- Bieåu hieän cuûa hieän töôïng.

- Nguyeân nhaân ñeå coù keát quaû toát, tích cöïc.

- Keát quaû taùc duïng, yù nghóa, môû roäng vaán ñeà, …

- Baøi hoïc

+ Nhaän thöùc: Khaúng ñònh tính nhaân vaên cuûa hieän töôïng.

+ Haønh ñoäng cuï theå cho baûn thaân.

c. Keát baøi:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Ñaùnh giaù

- Lieân heä, hoïc hoûi.

2. Nghò luaän xaõ hoäi veà moäi hieän töôïng tieâu cöïc:

* Caáu truùc:

a. Mở bài

- Neâu hieän töôïng.

- Ñaùnh giaù hieän töôïng .

b. Thaân baøi:

- Giaûi thích hieän töôïng ( Neâu caùch hieåu, ñaùnh giaù)

- Bieåu hieän cuûa hieän töôïng ( xuaát hieän ôû ñaâu?, trong phaïm vi naøo?)

- Nguyeân nhaân (khaùch quan, chuû quan)

- Taùc haïi cuûa hieän töôïng (tröôùc maét, laâu daøi)

- Giaûi phaùp (tröôùc maét, laâu daøi)

- Baøi hoïc

+ Nhaän thöùc: Khaúng ñònh vaán ñeà xaáu, tieâu cöïc, caàn loaïi tröø

+ Haønh ñoäng cuï theå cho baûn thaân

c. Keát baøi:

- Ñaùnh giaù

- Lieân heä, keâu goïi

III- Baøi taäp :

Đề 1: Anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của mình về tình trạng nghiện internet trong
tuổi trẻ học đường hiện nay.
1. Mở bài
Sinh động, mới mẻ và hấp dẫn… đó là những gì mà công nghệ thông tin, công nghệ kĩ thuật
số… đã mang đến cho đời sống con người. Nhưng bên cạnh đó, không ít những thành quả của khoa học
kĩ thuật đang bị lạm dụng gây ra những hiện tượng "nghiện" đầy nguy hiểm. Hiện tượng nhiều học sinh,

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

sinh viên hiện nay "nghiện" internet cũng là một trong số những trường hợp đó.
2. Thân bài
a) Giải thích
Nghiện Internet được coi như một loại bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, làm sao
nhãng việc học tập, làm việc. Nghiện Internet khiến người nghiện không kiểm soát được bản thân, sử
dụng phần lớn quỹ thời gian của mình trên internet.
b) Bàn luận
(1) Thực trạng của tình trạng nghiện internet trong tuổi trẻ học đường
- Sự bùng nổ của dịch vụ Internet: Ở thành phố, hiếm có một đường phố nào không có một vài
cửa hàng dịch vụ Internet có vài chục máy tính được nối mạng với những thông tin quảng cáo hấp dẫn
như “đường truyền tốc độ cao”, “giá rẻ”, “game mới”… Ngay cả ở các vùng nông thôn, dịch vụ Internet
cũng trở nên rất phổ biến. Mật độ các cửa hàng không dày đặc như ở thành phố song muốn tìm không
phải là việc khó khăn.
- Đối tượng khách hàng của dịch vụ này rất đa dạng, trong đó phần lớn là thanh niên, học sinh
của các cấp học, từ THCS, THPT đến sinh viên các trường cao đẳng, đại học và trung học chuyên
nghiệp.
- Thời gian phục vụ của các cửa hàng dịch vụ Internet là 24/24 giờ do nhu cầu của khách hàng.
- Hiện tượng ngồi lì trong quán Internet suốt ngày đêm đã trở nên rất phổ biến ở lứa tuổi học
đường. Họ thích, say mê đến mức lên mạng đã trở thành một thói quen khó bỏ.
(2) Nguyên nhân

- Những lợi ích có thể có từ mạng Internet: nguồn thông tin vô cùng phong phú (tin tức, thời sự,
kinh tế, văn hóa…), nguồn giải trí dồi dào (phim ảnh, âm nhạc, trò chơi điện tử…), khả năng liên lạc
cao (chat, email…)
- Sức hấp dẫn “chết người” của Internet: phim ảnh đồi trụy, các trò chơi điện tử trực tuyến, thế
giới ảo mà internet tạo ra… đều đánh trúng vào tâm lí hiếu kì, ưa phiêu lưu mạo hiểm của giới trẻ. Sự
thiếu kiểm soát của nhà nước và thiếu lương tâm, trách nhiệm của các chủ dịch vụ khiến cho những sản
phẩm này càng có khả năng bành trướng quy mô và tầm ảnh hưởng của nó.
(3) Hậu quả
- Tạo nên một sự lãng phí lớn: thời gian, tiền của, sức lực là những thứ mà mạng Internet có thể
lấy đi ở con nghiện. Không hiếm người kiệt sức ngay trước màn hình máy tính. Không hiếm HS, SV bỏ
bê học hành, thậm chí nghỉ học triền miên. Hiện tượng lấy cắp tiền của, đồ đạc của gia đình để phục vụ
cho nhu cầu Internet cũng trở nên phổ biến.
- Tác động tiêu cực đến tinh thần và nhân cách: Việc sống triền miên trong thế giới ảo dẫn đến
lệch lạc trong khả năng nhận thức, mất dần khả năng phản ứng và hòa nhập với thế giới hiện thực. Nguy

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

hại nhất là ảnh hưởng của các loại phim ảnh đồi trụy, các trò chơi game bạo lực làm nảy sinh và kích
thích những bản năng xấu, hành vi không lành mạnh (quan hệ tình dục không lành mạnh, cưỡng bức,
giết người, lừa đảo, trộm cắp…), không chỉ tổn hại đến chính bản thân người nghiện mà còn tạo sự bất
ổn trong đời sống cộng đồng.
- Lứa tuổi học đường là nguồn nhân lực chính trong tương lai của cả gia đình và cộng đồng xã
hội. Mọi ảnh hưởng tiêu cực tới lứa tuổi này đều sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của toàn
xã hội.
(4) Giải pháp
- Kinh doanh dịch vụ Internet là loại hình kinh doanh nằm trong khuôn khổ cho phép của pháp
luật nên không thể ngăn cản, cấm đoán. Song sự kiểm soát để loại bỏ những nội dung độc hại, những
trang web “đen” là điều cần thiết.
- Sự phối hợp của gia đình và nhà trường trong việc kiểm soát, điều chỉnh, giáo dục thế hệ trẻ để
ngăn chặn và uốn nắn kịp thời những biểu hiện không đúng đắn, những sở thích không lành mạnh.
- Những người trẻ tuổi cần có ý thức về trách nhiệm và mục đích của bản thân mình để không bị
lôi cuốn, mê hoặc bởi những thứ không cần thiết cho cuộc sống hiện tại và sự phát triển của tương lai.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Nghiện Internet là một thói xấu, ảnh hưởng lớn đến bản thân và xã hội.
- Hành động: Tuổi trẻ là đối tượng dễ tiếp xúc và nghiện Internet nhất. Vì thế, mỗi chúng ta cần
xác định đúng đắn mục đích sống, chuyên tâm học tập, rèn luyện đạo đức để đạt được lí tưởng của mình,
để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Tránh tiếp xúc với bạn xấu, có bản lĩnh để vượt qua
những cám dỗ do Internet mang lại.

3. Kết bài
Internet là những phát minh hữu ích cho con người nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì
chúng sẽ gây tác hại vô cùng to lớn. Chúng ta hãy sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật này hiệu
quả, để mang lại lợi ích tốt đẹp cho cuộc sống của chúng ta. Cần khẳng định: Trong sự phát triển không
ngừng của xã hội, chúng ta là chủ nhân chứ không phải là những con nghiện, những nô lệ cho Internet
hay bất kì phương tiện máy móc nào khác.
---------------------------

Đề 2:
Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm tai nạn giao thông.

1. Mở bài

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Một trong những hiện tượng đời sống đã, đang trở thành mối quan tâm không chỉ của riêng một
quốc gia nào: đó là hiện tượng TNGT.
- Tuổi trẻ học đường là một trong những lực lượng tham gia giao thông thường xuyên và đông
đảo nhất trong hiện tại cũng như trong tương lai. Hơn ai hết, đây là lực lượng cần có nhận thức đúng đắn
và hành động tích cực để góp phần giảm thiểu TNGT.
2. Thân bài
a) Giải thích hiện tượng
Giao thông có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Đây là một trong những lĩnh vực đời
sống có liên quan đến toàn thể xã hội bởi không ai không có nhu cầu đi lại, học tập, làm ăn, sinh sống.
An toàn hay tai nạn khi tham gia giao thông có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống từng cá nhân, mỗi gia
đình và cả xã hội.
b) Phân tích vấn đề
(1) Hiện trạng: Tai nạn giao thông là quốc nạn ở nước ta hiện nay
- Tai nạn giao thông xảy ra ở mọi địa phương, vùng miền trên địa bàn cả nước: nông thôn, miền
núi, thành phố.
- TNGT diễn ra ở mọi loại hình giao thông: đường bộ, đường thuỷ, đường không, đường sắt.
- TNGT ở tất cả các phương tiện từ thô sơ đến hiện đại: xe đạp, xe máy, ô tô…
- Tất cả các đối tượng tham gia giao thông đều bị tai nạn giao thông: trẻ em, thanh niên, người
già, người Việt Nam, người nước ngoài…
(2) Hậu quả đối với cá nhân, gia đình, xã hội.

- Cá nhân thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, nhẹ thì khả năng lao động suy giảm, nặng thì mất khả
năng lao động thành gánh nặng cho người thân, thậm chí thiệt mạng.
- Gia đình có người bị TNGT cũng vậy, không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn chịu tổn thất về
tinh thần: có không ít gia đình, cha mẹ bị TNGT không còn sức lao động nên con cái phải bỏ học, lao
động tự kiếm sống và nuôi dưỡng cha mẹ; cha mẹ mất vì tai nạn trở thành trẻ mồ côi, không nơi nương
tựa, mất đi mái ấm…; cũng có những gia đình mất con do TNGT mà sống những ngày còn lại của cuộc
đời trong đau khổ, bất hạnh khôn cùng.
- Xã hội cũng phải gánh chịu những thiệt hại không kém: chi phí chữa bệnh cho người TNGT, an
ninh, trật tự xã hội không ổn định… Những vụ TNGT xảy ra với người nước ngoài ảnh hưởng không
nhỏ đến cách nhìn của bạn bè thế giới về Việt Nam. Thiện cảm, lòng tin của khách du lịch, các nhà đầu
tư nước ngoài đối với môi trường du lịch và đầu tư Việt Nam chắc chắn có thay đổi…
VD: Theo thống kê của Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt, chỉ trong ba tuần đầu
tiên sau Tết Đinh Hợi, trên địa bàn cả nước xảy ra 1090 vụ TNGT, làm chết tới gần 800 người và bị

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

thương 1150 người. Tình trung bình mỗi ngày cả nước xảy ra 78 vụ, hơn 57 người chết và hơn 82 người
bị thương.
- Trong đó, vấn đề đáng lo ngại nhất khi tham gia giao thông hiện nay: hiện tượng vi phạm pháp
luật trong thực hiện an toàn giao thông diễn ra thường xuyên mà chưa có giải pháp thực sự hiệu quả.
(3) Nguyên nhân cơ bản
- Chất lượng các công trình giao thông xuống cấp nghiêm trọng. Đầu tư của Nhà nước cho xây
dựng cơ bản trong giao thông chưa có tầm chiến lược, manh mún, chưa tập trung, giao thông ở các đô
thị cũng hay lấp mai đào, đường phố lúc nào cũng như công trường…
- Chất lượng các phương tiện tham gia giao thông chưa được kiểm định, quản lí chặt chẽ.
- Nhận thức, ý thức của người tham gia giao thông còn rất hạn chế: thiếu hiểu biết cơ bản về luật
an toàn giao thông, đi xe không đội mũ bảo hiểm, không bằng lái, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đua
xe tốc độ.
- Việc ban hành các văn bản pháp quy về an toàn giao thông của các cấp quản lí chưa thực tế,
chưa có tính khả thi; việc xử lí người vi phạm an toàn giao thông chưa nghiêm khắc, thậm chí người thi
hành cũng vi phạm pháp luật.
(4) Biện pháp
- Khó có thể chấm dứt TNGT nhưng hạn chế ở mức thấp nhất, giảm thiểu hiện tượng này là hoàn
toàn có thể. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội đặc biệt là HS, SV.
- Trước hết, cần tự trang bị những hiểu biết cơ bản về ATGT.
- Tự giác thực hiện an toàn trong quá trình tham gia giao thông.

- Có trách nhiệm tuyên truyền cộng đồng, người thân, vận động bạn bè, giáo dục các em nhỏ
thựchiện đúng pháp luật ATGT.
- Tích cực đấu tranh, tố giác hiện tượng vi phạm nghiêm trọng phát luật trong thực hiện ATGT ở
người tham gia giao thông, người quản lí về an toàn giao thông.
- Nhiệt tình tham gia các hoạt động tình nguyện giữ trật tự an toàn giao thông ở nơi cư trú, học
tập trong những giờ cao điểm…
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Chấp hành luật an toàn giao thông và phòng tránh TNGT là trách nhiệm, nghĩa vụ
của tất cả mọi người để cuộc sống luôn được bình an, vui vẻ.
- Hành động: chúng ta ngay bây giờ hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn
trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao
thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự
an toàn của bản thân mình.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

3. Kết bài
Tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm
và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này để giảm thiểu tối đa tình trạng tai nạn giao thông,
góp phần đem lại sự bình yên cho mỗi ngôi nhà Việt.
---------------------
B/ NGHI LUÂN VỀ MỘT TƯ TƯƠNG, ĐAO LI

Nghò luaän veà moâït vaán ñeà tö töôûng ñaïo lí : laø baøn veà moät vaán ñeà thuoäc lónh vöïc tö töôûng, ñaïo
ñöùc, loái soáng cuûa con ngöôøi.

I- Yeâu caàu baøi vieát :

1.Veà noäi dung: duøng caùc pheùp laäp luaän so saùnh, ñoái chieáu, phaân tích, chöùng minh, giaûi thích
ñeå chæ ra choã ñuùng sai cuûa vaán ñeà töôûng ñaïo lí ñeå khaúng ñònh tö töôûng cuûa ngöôøi vieát.

2. Veà hình thöùc : boá cuïc ba phaàn, laäp luaän chaët cheõ, chính xaùc, luaän ñieåm ñuùng ñaén, ngaén
goïn, lôøi vaên chính xaùc, sinh ñoäng.

II- Ñeà baøi nghò luaän veà moät vaán ñeà tö töôûng ñaïo lí thöôøng coù caáu taïo goàm hai phaàn:

- Thöôøng neâu ra vaán ñeà tö töôûng, ñaïo lí ñeå ngöôøi ñoïc trình baøy quan ñieåm.

- Coù hai daïng: coù meänh leänh vaø khoâng coù meänh leänh.

III- Hình thöùc toàn taïi: thöôøng gaëp caùc daïng

- Daïng 1. Neâu vaán ñeà coù haøm yù: nghóa ñen, nghóa boùng

- Daïng 2. Neâu vaán ñeà thuoäc khaùi nieäm, quan nieäm, nhaän ñònh, …

- Daïng 3 Cho ñoaïn vaên (thô) coù ñeà caäp ñeán vaán ñeà xaõ hoäi, tö töôûng ñaïo líù.

- Daïng 4 Cho maåu chuyeän, yeâu caàu baøn luaän veà maåu chuyeän.

IV- Daøn yù khaùi quaùt:

1. Môû baøi: Daãn – Nhaäp – Neâu – Ñaùnh. Trong ñoù:

+ Daãn laø daãn vaøo vaán ñeà.

+ Nhaäp laø nhaäp ñeà.

+ Neâu laø Neâu vaán ñeà caàn nghò luaän.

+ Ñaùnh laø ñaùnh giaù vaán ñeà.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

2. Thaân baøi:

+ Giaûi thích (Caên cöù vaøo ñoái töôïng, vaán ñeà,… chuùng ta coù theå aùp duïng töôøng kieåu khaùc nhau
ñeå giaûi thích)

+ Baøn luaän, môû roäng: phaàn naøy coù theå chia thaønh nhieàu böôùc nhoû

. Chöùng minh

. Bình luaän

. Baøi hoïc

3. Keát baøi:

+ Ñaùnh giaù vaán ñeà

+ Lieân heä.

Phaàn II- MOÄT SOÁ CÔ SÔÛ ÑEÅ PHAÂN LOAÏI ÑEÀ

A-Caên cöù vaøo yeâu caàu cuûa ñeà:

Goàm coù caùc daïng: Giaûi thích, chöùng minh, bình luaän

I- Daïng giaûi thích

Coù hai daïng: giaûi thích xaõ hoäi, chính trò vaø giaûi thích vaên hoïc:

Gioáng nhau ôû choã cuøng söû duïng thao taùc giaûi thích. Lyù leõ laø baûn chaát, laø ñaëc ñieåm cuûa baøi vaên
giaûi thích. Laäp luaän laø phöông thöùc trình baøy lyù leõ. Coù söû duïng daãn chöùng nhöng khoâng phaûi chuû
yeáu. Ñoàng thôøi coù naâng leân bình luaän ñeå taïo neân söï saâu saéc cuûa baøi vaên giaûi thích.

Khaùc nhau ôû yeâu caàu cuûa ñeà vaên, ôû noäi dung caùc lyù leõ, ôû chaát vaên. Giaûi thích moät caâu tuïc ngöõ laø
giaûi thích moät vaán ñeà xaõ hoäi. Giaûi thích moät caâu ca dao, moät caâu vaên, caâu thô laø giaûi thích vaên hoïc.

Ví dụ:

- Giaûi thích caâu tuïc ngöõ: "Giaáy raùch phaûi giöõ laáy leà" laø giaûi thích xaõ hoäi.

- Giaûi thích caâu noùi: "Khoâng coù gì quyù hôn ñoäc laäp, töï do" laø giaûi thích chính trò xaõ hoäi.

- Giaûi thích caâu ca dao: "Tay böng cheùn muoái ñóa göøng,

Göøng cay muoái maën xin ñöøng queân nhau"

laø giaûi thích vaên hoïc.

1. Ñaëc ñieåm, baûn chaát.


Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Giaûi thích laø moät kieåu baøi duøng lyù leõ ñeå giaûng giaûi moät vaán ñeà, coát laøm cho ngöôøi ñoïc, ngöôøi
nghe hieåu, hieåu roõ, hieåu ñuùng, hieåu ñaày ñuû vaán ñeà aáy; treân cô sôû hieåu (nhaän thöùc) ñeå coù tö töôûng
ñuùng, haønh ñoäng ñuùng veà vaán ñeà aáy (nieàm tin)

(Laâu nay, ngöôøi ta thöôøng phaân bieät "giaûi thích laø ñi ñeán hieåu", coøn "chöùng minh laø ñeå tin".
Thaät ra, trong phöông phaùp tö töôûng thì coù hieåu môùi tin, coù tin thì môùi hieåu. Hieåu vaø tin laø hai quaù
trình cuûa nhaän thöùc. ÔÛ ñôøi, khoâng theå tin maø khoâng hieåu, khoâng theå hieåu maø khoâng tin. Do ñoù, chöõ
tin vaø chöõ hieåu chöa ñuû caên cöù ñeå phaân bieät vaên baûn giaûi thích vaø vaên chöùng minh.

Vaäy, ñaëc ñieåm cuûa vaên giaûi thích laø lyù leõ. khoâng coù lyù leõ thì khoâng coù giaûi thích.

- Chaân lyù - nhaän thöùc.

Lyù leõ phaûi ñuùng chaân lyù - söï thaät khaùch quan. Lyù leõ aùp ñaët, chæ laø nguïy bieän, xaûo ngoân. Quaù
trình nhaän thöùc cuûa con ngöôøi laø moät quaù trình ñi töø caûm tính ñeán lyù tính (vaø ngöôïc laïi ñi töø lyù tính
ñeán caûm tính), töø lyù leõ ñeán chaân lyù. Nhaän thöùc maø khoâng xaây döïng treân lyù leõ - chaân lyù thì chæ laø mô
hoà, cuoàng tín, meâ tín.

- Haønh ñoäng.

Muïc ñích cuûa giaûi thích laø laøm cho ngöôøi ñoïc, ngöôøi nghe hieåu, hieåu roõ, hieåu ñuùng, hieåu ñaày ñuû,
hieåu saâu saéc (vaán ñeà ñang giaûi thích) ñeå töø ñoù coù nieàm tin trong suy nghó vaø haønh ñoäng. Moïi haønh
ñoäng ñeàu caàn ñöôïc xaây döïng vaø xuaát phaùt töø nieàm tin vaø nhaän thöùc môùi coù söùc maïnh, söùc maïnh cuûa
lyù töôûng.

- Lyù leõ vaø daãn chöùng

Ñeå ñaït ñöôïc muïc ñích aáy, ngöôøi laøm vaên giaûi thích phaûi söû duïng phöông tieän chuû yeáu laø lyù leõ.
Baèng lyù leõ maø laäp luaän vaø phaân tích, giaûi thích cho thaáu trieät vaán ñeà. Trong baøi vaên giaûi thích tuy
cuõng caàn coù moät vaøi daãn chöùng cuï theå (laáy trong thöïc teá ñôøi soáng, trong vaên hoïc) ñeå laøm cho lyù leõ
theâm vöõng chaéc, nhöng daãn chöùng khoâng phaûi laø chuû yeáu.

2. Phöông phaùp laøm baøi vaên giaûi thích.

a, Ñöùng tröôùc moät vaán ñeà môùi laï, hoaëc khi nghe ai noùi veà moät vaán ñeà naøo ñoù, ta phaûi ñaët
caâu hoûi : taïi sao noùi nhö vaäy? nghóa laø gì? ñuùng hay sai? ... Treân cô sôû ñoù maø suy nghó. Ví duï coù nhaø
trieát hoïc noùi: "Tình nhaân aùi laø moät tình caûm toát ñeïp". Ta töï hoûi: Tình nhaân aùi laø gì? Taïi sao tình nhaân
aùi laø moät thöù tình caûm ñeïp? Ngoaøi tình nhaân aùi ra, con ngöôøi coøn coù nhöõng tình caûm toát ñeïp naøo nöõa
khoâng?...

ÔÛ cöông vò moät ngöôøi hieåu bieát (caàn ñöôïc giaûi thích) khi ñöùng tröôùc moät vaán ñeà môùi, nhöõng caâu
hoûi thöôøng xuaát hieän trong oùc mình: Nghóa laø gì? Nhö theá naøo? Taïi sao? ... Vaø chæ khi naøo giaûi thích
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

ñöôïc thoûa ñaùng nhöõng caâu hoûi aáy môùi coù theå hieåu ñöôïc vaán ñeà mình ñang quan taâm.

ÔÛ cöông vò ngöôøi giaûi thích muoán thöïc hieän ñöôïc muïc ñích vaø chöùc naêng nhö ñaõ trình baøy, phaûi
traû lôøi moät caùch thaáu trieät nhöõng caâu hoûi ñoù.

Vì theá, khi baét tay laøm moät baøi vaên giaûi thích, ngöôøi vieát phaûi ñoàng thôøi ñaët mình vaøo caû hai
cöông vò: cöông vò ngöôøi ñöôïc giaûi thích vaø cöông vò ngöôøi phaûi laøm nhieäm vuï giaûi thích. Phaûi treân
cô sôû nhöõng caâu hoûi: "Nghóa laø gì?", "Nhö theá naøo?", "Taïi sao?"... ñeå giaûi thích vaø ñeå hieåu vaán ñeà.

b, Daøn yù cuûa baøi vaên giaûi thích phaûi ñöôïc xaây döïng vaø hình thaønh treân moät heä thoáng caâu hoûi.

- Traû lôøi caâu hoûi "Nghóa laø gì?"

Ñaây laø loaïi caâu hoûi phaûi ñaït ra ñeå giaûi thích nghóa moät töø, moät khaùi nieäm then choát. Coù luùc ñoù laø
moät töø coå, moät khaùi nieäm ñòa phöông, moät töø Haùn -Vieät, moät khaùi nieäm veà lòch söû, chính trò, veà trieát
hoïc, lyù luaän vaên hoïc,...

Khoâng phaûi laø cöù laø giaûi nghóa traøn lan, gaëp töø naøo cuõng giaûi nghóa. Neáu laøm nhö vaäy,baøi vaên seõ
daøn traûi, lan man. Choïn ñuùng moät töø, moät khaùi nieäm ñeå giaûi nghóa ñuùng, ñieàu ñoù theå hieän tính trí tueä,
phaåm chaát tö duy cuûa ngöôøi giaûi thích vaø baøi vaên giaûi thích.

Ví duï, giaûi thích caâu tuïc ngöõ: "aên voùc, hoïc hay" thì chöõ "voùc" phaûi giaûi nghóa. "Voùc" laø söùc voùc,
chöù khoâng phaûi laø gaám voùc. "AÊn voùc, hoïc hay" nghóa laø aên ñeå lôùn, ñeå coù söùc löïc; hoïc ñeå bieát, ñeå trôû
neân gioûi giang.

Ví duï, giaûi thích caâu: "Cuoäc soáng chæ cao quyù khi chuùng ta soáng coù lyù töôûng". Tröôùc heát phaûi giaûi
thích nghóa khaùi nieäm lyù töôûng laø gì?

Lyù töôûng laø ñieàu ñeïp ñeõ nhaát, hoaøn toaøn nhaát maø ngöôøi ta mong öôùc vaø phaán ñaáu ñeå ñaït tôùi.

Giaûi thích hai caâu thô sau cuûa Nguyeãn Ñình Chieåu:

"Chôû bao nhieâu ñaïo thuyeàn khoâng khaúm,

Ñaâm maáy thaèng gian buùt chaúng taø"

Gaëp ñeà vaên naøy, ngöôøi laøm baøi phaûi giaûi nghóa ñöôïc khaùi nieäm"ñaïo", giaûi nghóa ñöôïc caùc töø ngöõ
nhö: "thuyeàn", "khaúm", "maáy thaèng gian", "taø". "Taø" laø nghieâng, hay laø caùi ngoøi buùt loâng bò tuø ñi, bò
toøe ra, laøm moøn ñi?

Thoâng thöôøng, ta coù theå duøng nhöõng caùch giaûi thích sau cho loaïi caâu hoûi naøy:

+ Neâu ñònh nghóa:

VD 1: Khieâm toán laø gì? Khieâm toán laø tính nhaõ nhaën, bieát soáng moät caùch nhuùn nhöôøng, luoân luoân

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

höôùng veà phía tieán boä, töï kheùp mình vaøo nhöõng khuoân thöôùc cuûa cuoäc ñôøi, bao giôø cuõng khoâng
ngöøng hoïc hoûi. Hoaøi baõo lôùn nhaát cuûa con ngöôøi laø maõi maõi tieán khoâng ngöøng, nhöng khoâng nhaèm
muïc ñích töï khoe khoang, töï ñeà cao caù nhaân mình vôùi ngöôøi khaùc.

(Theo Laâm Ngöõ Ñöôøng, Tinh hoa xöû theá)

VD2: Theo nghóa ñen: "nguoàn" laø nôi baét ñaàu cuûa doøng nöôùc. Theo nghóa boùng: "nguoàn" laø aån duï
chæ coâng lao taïo laäp neân nhöõng thaønh quaû cuûa ngöôøi ñi tröôùc daønh cho caùc theá heä sau. Nöôùc coù
nguoàn neân "uoáng nöôùc" hieåu theo nghóa boùng laø thöøa haønh nhöõng thaønh quaû maø ngöôøi ñi tröôùc ñeå laïi.
Caâu tuïc ngöõ möôïn moái quan heä khaên khít giöõa "nguoàn" vaø "nöôùc" trong töï nhieân ñeå noùi vôùi chuùng ta
moät caùch thaám thía veà trieát lí soáng: Khi höôûng thuï moät thaønh quaû naøo ñoù, ngöôøi ta phaùi nhôù ôn vaø
ñeàn ôn xöùng ñaùng cho nhöõng ngöôøi ñaõ ñem laïi thaønh quaû maø mình ñang ñöôïc höôûng.

(Theo Traàn Ñình Söû, Luyeän vieát vaên hay, NXB Giaùo duïc, 2002)

+ Keå ra caùc bieåu hieän.

VD1: Theá naøo laø bieát thöông ngöôøi vaø theá naøo laø loøng nhaân ñaïo? Haèng ngaøy chuùng ta thöôøng coù
dòp tieáp xuùc vôùi ñôøi soáng beân ngoaøi, tröôùc maét chuùng ta, loaøi ngöôøi coøn ñaày raãy nhöõng caûnh khoå. Töø
moät oâng laõo giaø nua raêng long toùc baïc, leõ ra phaûi ñöôïc soáng trong söï chaêm soùc ñuøm boïc cuûa con
chaùu, theá maø oâng laõo aáy soáng kieáp ñôøi haønh khaát, soáng baèng keû boá thí cuûa keû qua ñöôøng, ñeán moät
ñöùa treû thô, quaù beù boûng maø laïi soáng baèng caùch ñi nhaët töøng maåu baùnh cuûa ngöôøi khaùch aên dôû, thay
vì ñöôïc cha meï nuoâi naáng, daïy doã ... Nhöõng hình aûnh aáy vaø thaûm traïng aáykhieán cho moïi ngöôøi xoùt
thöông, vaø tìm cachs giuùp ñôõ. Ñoù chính laø loøng nhaân ñaïo.

(Theo Laâm Ngöõ Ñöôøng, Tinh hoa xöû theá)

VD2: Hoïc taäp toát ñöôïc bieåu hieän ôû tinh thaàn, thaùi ñoä hoïc taäp. Ñi hoïc chuyeân caàn, coù tinh thaàn
vöôït khoù, caàu tieán boä, khieâm toán vaø coù tinh thaàn ñua tranh. Bieát kính thaày, meán baïn. Bieát giuùp ñôõ,
töông trôï baïn höõu ñeå cuøng nhau tieán boä khoâng ngöøng.

(Theo Taï Ñöùc Hieàn, Naâng cao Ngöõ vaên 7, NXB Haø Noäi, 2003)

+ So saùnh ñoái chieáu vôi caùc hieän töôïng khaùc

VD1: Töï phuï laø ñaùnh giaù baûn thaân quaù cao, khoâng döïa treân nhöõng khaû naêng thöïc söï cuûa mình vaø
luoân xem thöôøng ngöôøi khaùc. Nhöõng ngöôøi töï phuï thöôøng laàm töôûng mình laø töï tin nhöng thöïc söï
ngöôøi töï tin phaûi laø ngöôøi bieát ñaùnh giaù ñuùng naêng löïc cuûa mình trong cuoäc soáng, laáy ñoù lamg ñieåm
töïa ñeå haønh ñoäng quyeát ñoaùn.

(Baøi laøm cuûa hoïc sinh)

VD2: Traùi ngöôïc vôùi töï phuï laø töï ti. Töï ti laø ñaùnh giaù khoâng ñuùng veà naêng löïc cuûa baûn thaân, töø
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

ñoù daãn ñeán söï thuï ñoäng trong vieäc laøm cuûa mình. Töï ti khaùc vôùi khieâm toán, ngöôøi khieâm toán bieát roõ
mình, nhöng tröôùc moïi ngöôøi luoân khieâm nhöôøng, töï haï mình.

(Baøi laøm cuûa hoïc sinh)

- Traû lôøi caâu hoûi: "Nhö theá naøo?"

Caùi cöûa aûi ñaàu tieân cuûa baøi vaên giaûi thích laø giaûi nghóa töø ngöõ, khaùi nieäm, nhöng khoâng döøng laïi
ôû ñoù. Tieáp theo phaûi giaûng giaûi ñöôïc caùi lyù leõ haøm chöùa trong vaán ñeà, caùi noäi haøm cuûa khaùi nieäm. Ví
duï, giaûi thích vaán ñeà hoïc taäp. Tröôùc heát, phaûi giaûi nghóa ñöôïc "hoïc taäp", sau ñoù phaûi tìm ñuû lyù vaø leõ
giaûi ñaùp ñöôïc caâu hoûi: "Nhö theá naøo laø hoïc taäp toát?"

Trôû laïi vaán ñeà giaûi thích caâu: "Cuoäc soáng chæ cao quí khi chuùng ta soáng coù lyù töôûng", thì sau caâu
hoûi:" lyù töôûng laø gì?" seõ coù caâu hoûi veà noäi haøm khaùi nieäm xuaát hieän:"Soáng coù lyù töôûng laø soáng nhö
theá naøo ?" - Soáng coù lyù töôûng laø soáng coù muïc ñích, soáng coù öôùc mô ñeïp, vaø soáng suoát ñôøi ra söùc hoïc
taäp, tu döôõng, phaán ñaáu ñeå thöïc hieän muïc ñích, öôùc mô thaønh hieän thöïc. Muïc ñích öôùc mô cuûa chuùng
ta trôû thaønh moät con ngöôøi coù hoïc vaán cao, coù taøi coù ñöùc, laøm veû vang cho gia ñình, goùp phaàn coáng
hieán xöùng ñaùng vaøo söï nghieäp xaây döïng vaø baûo veä toå quoác Vieät Nam xaõ hoäi chuû nghóa, vì muïc tieâu
daân giaøu, nöôùc maïnh, xaõ hoäi coâng baèng, daân chuû, vaên minh,... Muïc ñích öôùc mô cuûa chuùng ta laø
ñöôïc soáng haïnh phuùc trong lao ñoäng, trong leõ phaûi, trong tình thöông giöõa coäng ñoàng daân toäc.

- Traû lôøi cho caâu hoûi: "Tai sao?","Vì sao?"

Caâu hoûi naøy raát quan troïng nhaèm tìm ra nguyeân nhaân, lyù do naûy sinh hieän töôïng, söï kieän, vaán ñeà,
chæ ra baûn chaát vaán ñeà maø ta ñang giaûi thích. Chöa ñuû lyù leõ ñeå giaûi ñaùp caâu hoûi naøy, xem nhö chöa
giaûi thích.

VD1: Giaûi thích yù kieán sau ñaây :

"Tinh thaàn khoa hoïc phaûi ñi ñoâi vôùi duõng khí"

Sau khi hoäi ñuû lyù leõ giaûi ñaùp ñöôïc caâu hoûi:" Nhö theá naøo laø tinh thaàn khoa hoïc?, vaø "duõng khí laø
gì?", chuùng ta phaûi coù ñuû lyù vaø leõ traû thoûa ñaùng caâu hoûi naøy: "Taïi sao thinh thaàn khoa hoïc phaûi ñi
ñoâi vôùi duõng khí?". Ñaây laø caâu hoûi then choát cuûa baøi vaên giaûi thích ñeå töï ñi tìm lyù leõ.

Trong cuoäc ñôøi, ngöôøi coù chí tieán thuû laø ngöôøi ham hoïc taäp vaø ham hieåu bieát. Tröôùc baát cöù vaán
ñeà gì, tröôùc baát cöù yù kieán gì, ta caàn ñaït caâu töï hoûi: taïi sao? Con ngöôøi lôùn leân khoân leân nhôø bieát nghi
vaán vaø bieát phaùn ñoaùn (khoa hoïc), khoâng neân ñôn giaûn chaáp nhaän.

Treân ñaây, ta ñaõ neâu ra ba loaïi caâu hoûi: 1. Nghóa laø gì? 2. Nhö theá naøo? 3. Taïi sao? (vì sao?).
Laøm vaên caàn saùng taïo, tuøy theo töøng ñeà vaên cuï theå maø thoâng minh xöû lyù, bieát löïa choïn caâu hoûi naøo
cho phuø hôïp, khoâng neân maùy moùc phaûi ñaït ra vaø traû lôøi taát caû caùc caâu hoûi keå treân.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Bieát ñaët caâu hoûi vaø traû lôøi ñöôïc nhöõng caâu hoûi treân ñaây, ngöôøi laøm vaên seõ tìm ñöôïc lyù leõ ñeå giaûi
thích roõ vaán ñeà maø ta ñang ñoái dieän. Ñaët vaø traû lôøi ñöôïc caâu hoûi phaûi trôû thaønh kyõ naêng ñeå laøm vaên
giaûi thích.

VD2: Giaûi thích yù taïi sao con ngöôøi laïi phaûi khieâm toán nhö theá?

Taïi sao con ngöôøi laïi phaûi khieâm toán nhö theá? Ñoù laø vì cuoäc ñôøi laø moät cuoäc ñua tranh baát taän,
maø taøi ngheä cuûa moãi caù nhaân tuy laø quan troïng, nhöng thaät ra chæ laø nhöõng gioït nöôùc beù nhoû giöõa ñaïi
döông bao la. Söï hieåu bieát cuûa moãi caù nhaân khoâng theå ñem so saùnh vôùi moïi ngöôøi cuøng chung soáng
vôùi mình. Vì theá, duø taøi naêng ñeán ñaâu cuõng luoân luoân phaûi hoïc theâm, hoïc maõi maõi.

(Theo Laâm Ngöõ Ñöôøng, Tinh hoa xöû theá)

VD 3: Vì sao noùi " Saùch môû ra tröôùc maét ta nhöõng chaân trôøi môùi"? Saùch ñöa ñeán cho ngöôøi ñoïc
nhöõng hieåu bieát môùi meû veà theá giôùi xung quanh, veà vuõ truï bao la, veà nhöõng ñaát nöôùc vaø nhöõng daân
toäc xa xoâi. Nhöõng quyeån saùnh khoa hoïc coù theå giuùp khaùm phaù ra vuõ truï voâ taän vôùi nhöõng quy luaät
cuûa noù, hieåu ñöôïc quaû ñaát troøn mang treân mình noù bao nhieâu ñaát nöôùc khaùc nhau vôùi nhöõng hoaøn
caûnh thieân nhieân khaùc nhau. Nhöõng quyeån saùch xaõ hoäi hoïc laï giuùp ta hieåu bieát veà ñôøi soáng con
ngöôøi treân caùc phaàn ñaát khaùc nhau ñoù vôùi nhöõng ñaëc ñieåm veà kinh teá, lòch söû, vaên hoùa, nhöõng truyeàn
thoáng nhöõng khaùt voïng.

Saùch, ñaëc bieät laø nhöõng cuoán saùnh vaên hoïc, giuùp ta hieåu bieát veà ñôøi soáng beân trong cuûa con
ngöôøi, qua caùc thôøi kì khaùc nhau, ôû caùc daân toäc khaùc nhau, nhöõng nieàm vui vaø noãi buoàn, haïnh phuùc
vaø ñau khoå, nhöùng khaùt voïng vaø ñaáu tranh cuûa hoï.

Saùch coøn giuùp ngöôøi ñoïc phaùt hieän ra chính mình, hieåu roõ mình laø ai giöõa vuõ truï bao la naøy, hieåu
moãi con ngöôøi coù moái quan heä nhö theá naøo vôùi ngöôøi khaùc vôùi taát caû moïi ngöôøi trong coäng ñoàng daân
toäc vaø coäng ñoàng nhaân loaïi naøy. Saùch giuùp cho ngöôøi ñoïc hieåu ñaâu laø haïnh phuùc, ñaâu laø noãi khoå cuûa
moãi ngöôøi vaø phaûi laøm gì ñeå soáng cho ñuùng vaø ñi tôùi moät cuoäc ñôøi thaät söï. Saùch môû roäng nhöõng chaân
trôøi uôùc mô vaø khaùt voïng.

Ñaõ töøng coù nhöõng cuoán saùnh khoâng chæ môû roäng nhöõng chaân trôøi môùi cho moät ngöôøi, cho traêm
ngöôøi, trieäu ngöôøi maø cho caû nhaân loaïi. Nhöõng trang saùch cuûa Bru-noâ, Ga-li-leâ veà quaû ñaát vaø thaùi
döông heä ñaõ môû ra cho loaøi ngöôøi moät thôøi kì môùi treân con ñöôøng chinh phuïc töï nhieân. Nhöõng trang
saùch cuûa Ñac-uyn veà caùc gioáng loaøi khoâng chæ giuùp con ngöôøi hieåu roõ veà caùc gioáng loaøi sinh vaät maø
coøn hieåu roõ veà chính con ngöôøi. Saùch cuûa Seách-xpia, cuûa Ñi-ñô-roâ, Moâng-tec-xki-ô roài cuûa Maùc,
AÊng-ghen ...thöïc söï ñaõ giuùp con ngöôøi laøm nhöõng cuoäc caùch maïng. Ñoïc Ban-zaéc, ta hieåu veà theá giôùi
tö baûn vôùi söùc maïnh laïnh luøng cuûa ñoàng tieàn. Ñoïc thô Ta-go, thô Lí Baïch, Ñoã Phuû, ta hieåu ñôøi soáng
vaø taâm hoàn cuûa daân toäc hoï. Ñoïc Nguyeãn Du, Hoà Xuaân Höông, Cao Baù Quaùt,...ta hieåu xöa kia oâng

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

cha ta ñaõ ñau khoå vaø mô öôùc nhöõng gì... Thaät khoâng sao keå heát "nhöõng chaân trôøi" maø caùc trang saùch
ñaõ môû roäng ra tröôùc maét ta. Coù theå noùi moät caùch toùm taét raèng: Lôïi ích cuûa saùch laø voâ taän. Ta ñoàng yù
vôùi nhaän xeùt cuûa M. Gooùc-ki cuõng laø tieáp nhaän lôøi khuyeân baûo haøm chöùa trong aáy: Haõy ñoïc saùch, coá
gaéng ñoïc saùch caøng nhieàu caøng toát.

(Theo Traàn Thanh Ñaïm)

c, Coù luùc daøn yù cuûa moät baøi vaên nghò luaän laïi phaûi ñöôïc caáu taïo vaø hình thaønh treân moät heä
thoáng caùc veá cuûa noäi dung luaän ñeà (moät danh ngoân, moät yù kieán, moät caâu vaên, caâu thô coù nhieàu
veá).

VD: Giaûi thích yù kieán sau ñaây cuûa Chuû tòch Hoà Chí Minh:

"Lao ñoäng laø nghóa vuï thieâng lieâng, laø nguoàn soáng, nguoàn haïnh phuùc cuûa chuùng ta"

Noäi dung cuûa luaän ñeà goàm ba veá roõ reät:

- Lao ñoäng laø nghóa vuï thieâng lieâng cuûa chuùng ta;

- Lao ñoäng laø nguoàn soáng cuûa chuùng ta;

- Lao ñoäng laø nguoàn haïnh phuùc cuûa chuùng ta.

Ngöôøi laøm baøi coù theå giaûi thích töøng veá moät vaø ñaët caâu hoûi tìm lyù leõ nhö sau:

Veá 1, Coù 3 caâu hoûi:

- Nghóa vuï laø gì?

- Thieâng lieâng laø gì?

- Tai sao lao ñoäng laø nghóa vuï thieâng lieâng cuûa chuùng ta?

Veá 2, coù 2 caâu hoûi:

- Nguoàn soáng laø gì? (khoâng coù cuõng ñöôïc)

- Taïi sao lao ñoäng laø nguoàn soáng cuûa chuùng ta?

Veá 3, coù 2 caâu hoûi:

- Nguoàn haïnh phuùc laø gì? (khoâng ñaët cuõng ñöôïc)

- Taïi sao lao ñoäng laø nguoàn haïnh phuùc cuûa chuùng ta?

d, Yeáu toá bình luaän trong baøi vaên giaûi thích.

Baøi nghò luaän giaûi thích khoâng chæ döøng laïi ôû lyù leõ giaûi thích maø coøn phaûi ñöôïc naâng leân bình
luaän. Leân lôùp treân, baøi vieát giaûi thích caàn coù phaàn bình luaän; yeáu toá bình luaän nhaèm môû roäng, naâng

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

cao vaán ñeà, laøm cho lyù leõ trôû neân saâu saéc, coù luùc ñöôïc naâng leân thaønh quan ñieåm, ñöôïc khaúng ñònh
thaønh chaân lyù. Phaàn bình luaän coù luùc chæ vaøi doøng, chæ moät ñoaïn vaên ngaén nhöng khoâng theå thieáu.
Chaát vaên, taàm tö töôûng cuûa baøi vaên giaûi thích seõ trôû neân hay hôn, saâu hôn, khaùi quaùt hôn ôû phaàn nhoû
bình luaän naøy.

Caùc ñeà thi thöôøng coù thieân höôùng yeâu caàu giaûi thích vaø bình luaän. Ñoù laø nhöõng noäi dung vaø yeâu
caàu caàn thieát ñeå laøm toát nhöõng ñeà vaên giaûi thích.

II-Daïng baøi vaên chöùng minh:

Coù hai daïng: chöùng minh xaõ hoäi, chính trò vaø chöùng minh vaên hoïc:

- Giöõa chöùng minh xaõ hoäi chính trò vôùi chöùng minh vaên hoïc coù söï khaùc nhau do ba nhaân toá sau:

+ Moät laø, do yeâu caàu cuûa ñeà vaên quy ñònh.

+ Hai laø, do heä thoáng daãn chöùng xaùc ñònh.

+ Ba laø, do tính chaát maø phaân bieät.

Ví duï:

a, Chöùng minh caâu tuïc ngöõ: "Ñi moät ngaøy ñaøng, hoïc moät saøng khoân" (Chöùng minh moät vaán ñeà xaõ
hoäi)

b, Chuùng minh raèng: "Thô vaên ñôøi Traàn saùng ngôøi haøo khí Ñoâng A" (Chöùng minh moät vaán ñeà
vaên hoïc)

c, Thieân nhieân trong "Nguïc trung nhaät kyù". (Chöùng minh moät vaán ñeà vaên hoïc)

- Chaát vaên cuûa moät baøi nghò luaän chöùng minh xaõ hoäi, chính trò mang maøu saéc chính luaän, huøng
hoàn, chaëc cheõ, daãn chöùng mang söùc maïnh chaân lyù xaõ hoäi, lòch söû.

- Chaát vaên cuûa moät baøi chöùng minh vaên hoïc mang maøu saéc vaên chöông, ngoân ngöõ boùng baåy, loái
vieát nheï nhaøng uyeån chuyeån, ñaäm ñaø saéc thaùi tröõ tình.

ÔÛ ñaây chuùng toâi xin taäp trung vaøo daïng thöù nhaát: chöùng minh xaõ hoäi, chính trò

1. Ñaëc ñieåm vaø baûn chaát.

Chöùng minh xaõ hoäi laø khaúng ñònh vaán ñeà ñoù laø moät söï thaät, moät chaân lyù, hoaëc phuû ñònh vaán ñeà
ñoù laø moät ñieàu phi lyù.

Coù ba daïng chöùng minh:

- Chöùng minh ñeå khaúng ñònh moät vaán ñeà, moät luaän ñeà.

- Chöùng minh baèng lyù leõ, baèng luaän lyù.


Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Chöùng minh baèng haøng loaït daãn chöùng ñeå laøm saùng toû moät vaán ñeà; vaán ñeà ñoù laø chaân lyù, laø
hoaøn toaøn coù caên cöù trong söï thaät .

Ngöôøi ta thöôøng baûo giaûi thích ñeå maø hieåu, chöùng minh ñeå maø tin. Khoâng theå ñôn giaûn nhö theá
ñöôïc. Hieåu ñeå maø tin; muoán tin thì phaûi hieåu. Caû giaûi thích vaø chöùng minh ñeàu caàn laøm cho ñoái
töôïng ñoïc vaø nghe vöøa hieåu vöøa tin vaán ñeà.

Vaäy, nghò luaän xaõ hoäi kieåu chöùng minh laø kieåu baøi nghò luaän trong ñoù, ngöôøi vieát phaûi söû
duïng haøng loaït daãn chöùng khaúng ñònh hoaëc laøm saùng toû moät luaän ñeà ñaõ cho.

Ñaëc ñieåm vaø baûn chaát cuûa chöùng minh, chuû yeáu laø heä thoáng daãn chöùng.

Ví duï:

- Chöùng minh: "Söï hoïc laø caùi chìa khoùa môû moïi kho taøng".

- Chöùng minh yù kieán sau ñaây: "Tuoåi treû chæ ñeán moät laàn trong ñôøi".

- Chöùng minh caâu ngaïn ngöõ Anh: "Loøng bieát ôn laø bieåu hieän cuûa moät taâm hoàn cao thöôïng".

2. Nhöõng ñieàu caàn bieát khi vieát baøi vaên nghò luaän xaõ hoäi kieåu chöùng minh

- Tröôùc heát phaûi ñoïc kyõ ñeà vaên, phaân tích - suy nghó ñeå roài traû lôøi thoûa ñaùng 3 caâu hoûi sau:

+ Vaán ñeà phaûi chöùng minh laø vaán ñeà gì?

+ Vaán ñeà phaûi chöùng minh ñöôïc giôùi haïn nhö theá naøo?

+ Phaûi söû duïng nhöõng daãn chöùng naøo ñeå chöùng minh cho giôùi haïn vaán ñeà ñoù?

Ví duï:

Hoà Chí Minh coù noùi:

" Ñoaøn keát, ñoaøn keát, ñaïi ñoaøn keát,

Thaønh coâng, thaønh coâng, ñaïi thaønh coâng"

Haõy chöùng minh yù kieán ñoù baèng nhöõng daãn chöùng ruùt ra töø lòch söû baûo veä vaø xaây döïng toå quoác
cuûa nhaân daân ta.

+ Vaán ñeà phaûi ñöôïc chöùng minh laø caâu noùi cuûa Chuû tòch Hoà Chí Minh: " Ñoaøn keát, ñoaøn keát, ñaïi
ñoaøn keát,Thaønh coâng, thaønh coâng, ñaïi thaønh coâng"; söùc maïnh ñaïi ñoaøn keát daân toäc seõ ñem ñeán ñaïi
thaønh coâng cho nhaân daân ta.

+ Giôùi haïn cuûa vaán ñeà phaûi chöùng minh laø lòch söû baûo veä vaø xaây döïng toå quoác cuûa nhaân daân ta.

+ Heä thoáng daãn chöùng goàm coù: nhöõng trang söû choáng xaâm laêng cuûa daân toäc ta xöa vaø nay, nhöõng

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

thaønh töïu trong xaây döïng ñaát nöôùc cuûa nhaân daân ta - do söùc maïnh ñaïi ñoaøn keát mang laïi.

- Trong phaàn thaân baøi cuûa baøi vaên nghò luaän xaõ hoäi kieåu chöùng minh, böôùc moät, ta phaûi giaûi
thích luaän ñeà baèng moät ñoaïn vaên ngaén hôïp lyù, ñoàng thôøi giôùi thieäu caùc khía caïnh hay luaän ñieåm
cuûa luaän ñeà vaø giôùi haïn phaïm vi caùc luaän ñeà. Trong lyù thuyeát Taäp laøm vaên laâu nay goïi laø "böôùc
giaûi thích nhoû"

- Böôùc hai cuûa phaàn thaân baøi laø laàn löôïc chöùng minh töøng khía caïnh, töøng luaän ñieåm cuûa
vaán ñeà (a - b - c - ...). Moãi moät khía caïnh, moãi moät luaän ñieåm phaûi coù moät daãn chöùng saùt hôïp ñöôïc
phaân tích "baén veà", quy tuï veà tieâu ñieåm cuûa luaän ñeà. Phaân tích saâu saùt daãn chöùng laø ngheä thuaät cuûa
ngöôøi vieát vaên chöùng minh. Thöôøng thöôøng moãi khía caïnh hay luaän ñieåm cuûa luaän ñeà ñöôïc caáu truùc,
ñöôïc döïng thaønh moät ñoaïn vaên. Ñoaïn vaên chöùng minh coù hai caùch döïng: ñoaïn dieãn dòch hoaëc quy
naïp ñoâi khi coù söû duïng kieåu ñoaïn song haønh. Caàn bieát thay ñoåi, phoái hôïp taïo neân söï bieán hoùa trong
dieãn ñaït. Caùc ñoaïn vaên phaûi lieân keát vôùi nhau nhö caùc caùnh hoa, quy tuï vaøo taâm, nhò hoa. Traùnh rôøi
raïc, loän xoän, tuøy tieän.

Phaûi coù bao nhieâu daãn chöùng trong baøi vaên chöùng minh? Chaát cuûa daãn chöùng nhö theá naøo? Daãn
chöùng phaûi ñuû, phaûi hay, phaûi tieâu bieåu vaø saùt hôïp luaän ñieåm, luaän ñeà. Söï ngheøo naøn vaø taàm
thöôøng veà daãn chöùng, caùch phaân tích hôøi hôït hoaëc khoâng "baén veà" tieâu ñieåm cuûa luaän ñieåm, luaän ñeà,
caùch saép xeáp cuûa daãn chöùng loän xoän, rôøi raïc, laø 3 ñieåm keùm cuûa baøi chöùng minh, neân bieát ñeå traùnh
vaø khaéc phuïc.

- Böôùc ba cuûa phaàn thaân baøi nghò luaän xaõ hoäi kieåu chöùng minh laø ñoaïn bình luaän. Moïi daãn
chöùng duø nhieàu vaø saùt thöïc ñeán ñaâu cuõng chæ laø hieän töôïng, laø söï quy naïp chöa hoaøn toaøn. Ñoaïn bình
luaän naâng taàm baøi vaên chöùng minh leân moät caáp môùi, ngöôøi vieát ñi saâu vaøo baûn chaát cuûa vaán ñeà.
Ñoaïn bình luaän naøy theå hieän taàm nhaän thöùc, quan ñieåm, laäp tröôøng, phöông phaùp tö töôûng cuûa ngöôøi
vieát. Thieáu ñoaïn bình luaän hay, saâu saéc thì baøi vaên chöùng minh, duø böôùc moät böôùc hai laøm toát ñeán
ñaâu, cuõng chæ ñaït möùc trung bình, trung bình - khaù maø thoâi.

3. Daøn yù cuûa baøi vaên chöùng minh xaõ hoäi chính trò:

a, Môû baøi:

- Daãn daét ngaén höôùng veà noäi dung luaän ñeà.

- Neâu (hoaëc trích daãn) caâu vaên, hoaëc yù kieán phaûi chöùng minh.

- Giôùi haïn vaán ñeà phaûi chöùng minh, giôùi thieäu phaïm vi cuûa daãn chöùng (traùnh xa ñeà hoaëc laïc ñeà).
Coù theå ñöa xuoáng böôùc 1. (a)

b, Thaân baøi:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Böôùc 1 (böôùc "giaûi thích nhoû")

+ Giaûi thích töø khoù, khaùi nieäm, chæ ra yù nghóa cuûa luaän ñeà.

+ Giôùi thieäu caùc khía caïnh, caùc luaän ñieåm.

+ Giôùi haïn phaïm vi cuûa luaän ñeà seõ chöùng minh. (a)

- Böôùc 2 (böôùc chöùng minh)

+ Khía caïnh moät, hoaëc luaän ñieåm moät. Döïng thaønh moät ñoaïn vaên (hoaëc 2,3 ñoaïn vaên). Phaân tích
- trích daãn moät soá daãn chöùng "baén veà", quy tuï veà tieâu ñieåm cuûa luaän ñieåm. Chuyeån ñoaïn...

+Khía caïnh hai, hoaëc luaän ñieåm hai. (quy trình thao taùc nhö treân). Chuyeån ñoaïn....

+ Khía caïnh, luaän ñieåm 3,4 ... (neáu coù - laàn löôïc chöùng minh)

-Böôùc ba (bình luaän ngaén)

c, Keát baøi:

- Khaúng ñònh laïi, choát laïi luaän ñeà.

- Lieân heä.

III-Daïng baøi bình luaän:

Coù theå chia thaønh hai daïng nhoû: Bình luaän xaõ hoäi, chính trò vaø bình luaän vaên chöông:

- Gioáng nhau ôû caùc böôùc laøm baøi theo moät daøn yù (phöông phaùp chung), phaûi bieát keát hôïp caùc
thao taùc giaûi thích, chöùng minh vaø bình luaän.

- Yeâu caàu cuûa ñeà vaên, noäi döng ñöa ra bình luaän, chaát vaên laø nhöõng cô sôû ñeå khu bieät bình luaän
chính trò xaõ hoäi vôùi bình luaän vaên chöông.

Ví duï:

Ñeà 1. Bình luaän yù kieán sau ñaây:

"Taäp quaùn xaáu ban ñaàu laø ngöôøi khaùch qua ñöôøng, sau trôû thaønh ngöôøi baïn ôû chung nhaø, vaø keát
cuïc bieán thaønh oâng chuû nhaø khoù tính"

Laø bình luaän xaõ hoäi.

Ñeà 2. Bình luaän hai caâu thô sau:

"Vieäc nhaân nghóa coát ôû yeân daân,

Quaân ñieáu phaït tröôùc lo tröø baïo"

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

("Bình Ngoâ ñaïi caùo")

Taát nhieân phaûi döïa vaøo thôøi ñaïi (bình Ngoâ), döïa vaøo cuoäc ñôøi vaø thô vaên Nguyeãn Traõi môùi vieát
ñöôïc baøi bình luaän vaên chöông naøy.

ÔÛ ñaây chuùng toâi xin taäp trung vaøo daïng thöù nhaát: Bình luaän xaõ hoäi, chính trò

1. Ñaëc ñieåm baûn chaát:

Bình luaän laø kieåu baøi, laø phöông phaùp nghò luaän söû duïng thao taùc baøn baïc, phaân tích giuùp ngöôøi
ñoïc, ngöôøi nghe hieåu ñuùng, hieåu saâu roäng moät vaán ñeà, chæ roõ vaán ñeà aáy ñuùng hay sai, toát hay xaáu, cuõ
hay môùi ..., ño àng thôøi giuùp ngöôøi nghe ngöôøi ñoïc coù thaùi ñoä ñuùng, haønh ñoäng ñuùng ñoái
vôùi vaán ñeà ñang bình luaän.

Vì vaäy, moät baøi baøi bình luaän phaûi ñaït 3 muïc tieâu cuï theå:

- Moät laø, phaân bieát roõ ñuùng, sai, toát, xaáu, cuõ môùi,...cuûa vaán ñeà.

- Hai laø, môû roäng, khôi saâu taàm nhaän thöùc, söï hieåu bieát veà vaán ñeà ñoù.

- Ba laø, xaùc ñònh roõ thaùi ñoä, tình caûm, haønh ñoäng ñuùng ñaén khi ñoái dieän vaán ñeà aáy.

2. Thao taùc bình luaän

Moät baøi bình luaän phaûi naâng vaán ñeà coù yù nghóa khaùi quaùt, coù giaù trò lyù luaän vaø thöïc tieãn treân cô
sôû moät quan ñieåm, moät laäp tröôøng nhaát ñònh.

Ñeå ñaït ñöôïc 3 muïc tieâu cuûa baøi bình luaän, ngöôøi vieát phaûi söû duïng thao taùc bình luaän keát hôïp vôùi
thao taùc giaû thích vaø thao taùc chöùng minh.

Muoán phaân bieät roõ vaán ñeà ñuùng hay sai, toát hay xaáu, cuõ hay môùi - ta phaûi giaûi thích, phaûi traû lôøi
thoûa ñaùng caùc caâu hoûi: Nghóa laø gì? Nhö theá naøo? Taïi sao? Vì sao?

Muoán môû roäng, khôi saâu taàm nhaän thöùc, söï hieåu bieát vaán ñeà ñoù, ta phaûi baøn luaän, so saùnh, ñoái
chieáu lyù luaän vôùi thöïc teá, nghóa laø ta phaûi bình, phaûi luaän keát hôïp vôùi chöùng minh.

Vieäc keát hôïp thao taùc giaûi thích, thao taùc chöùng minh vôùi thao taùc bình vaø luaän trong moät baøi vaên
bình luaän neáu vieát noâng caïn chaúng khaùc gì moät baøi vaên giaûi thích ñöôïc theâm thaét vaøi daãn chöùng.

3. Ba böôùc cuûa moät baøi bình luaän:

Trong phaàn thaân baøi cuûa moät baøi bình luaän caàn laàn löôït phaùt trieån theo ba böôùc:

- Böôùc moät, phaûi giaûi thích roõ vaán ñeà. Moät töø ngöõ khoù, moät khaùi nieäm môùi caàn ñöôïc giaûi thích roõ.
Nghóa ñen, nghóa boùng, yù nghóa cuûa vaán ñeà phaûi ñöôïc giaûi thích cuï theå. Böôùc moät giaûi thích naøy
ñöôïc coi nhö soi saùng vaán ñeà böôùc ñaàu raát caàn thieát.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Böôùc hai, phaûi bình ñeå chæ roõ ñuùng sai, toát xaáu, cuõ môùi cuûa vaán ñeà. Taïi sao ñuùng (sai) Ñuùng
(sai) nhö theá naøo? Phaûi coù lyù leõ treân moät quan ñieåm, laäp tröôøng nhaát ñònh. Phaàn bình theå hieän roõ caùi
yeâu, caùi gheùt, söï tieán boä laïc haäu, haïn cheá veà maët nhaän thöùc, veà töôûng, tình caûm cuûa ngöôøi bình luaän.
Phaàn bình caàn moät söï saéc saûo.

- Böôùc ba, phaûi luaän, nghóa laø phaûi baøn baïc, so saùnh, ñoái chieáu, khôi saâu, môû roäng vaán ñeà; ñaët
vaán ñeà trong nhieàu moái töông quan veà gia ñình, xaõ hoäi , lòch söû, veà lyù luaän, veà thöïc tieãn ñeå baøn vaø
luaän cho thoûa ñaùng. Böôùc ba cuûa moät baøi vaên bình luaän chính laø ñeå phaân bieät möùc ñoä, chaát löôïng,
trình ñoä cuûa baøi vaên, cuûa ngöôøi vieát.

4. Daøn yù cuûa moät baøi vaên bình luaän.

a, Môû baøi:

Caàn coù hai nhaân toá sau, gaén lieàn vôùi nhau, hoâ öùng nhau: daãn, nhaäp

- Daãn : laø daãn daét höôùng veà luaän ñeà. Caàn ñuùng höôùng chöa voäi neâu baët yù nghóa cuûa vaán ñeà. Coù
nhieàu caùch daán daét nhö neâu xuaát xöù cuûa vaán ñeà, hoaëc neâu hoaøn caûnh (xaõ hoäi, lòch söû, ngheä thuaät,
hoïc thuaät,...) cuûa vaán ñeà xuaát hieän, naûy sinh. Cuõng coù theå neâu muïc ñích cuûa vaán ñeà phaûi bình luaän.
Cuõng coù tröôøng hôïp söû duïng caùch so saùnh, nghi vaán hoaëc töông phaûn, ...(Xem laïi Chuû ñeà töï choïn
Ngöõ vaên 7 ñaõ hoïc ñeå tham khaûo) caàn bieán hoùa linh hoaït.

- Nhaäp: laø nhaäp ñeà. Daãn phaûi gaén lieàn vôùi nhaäp nhö hình vôùi boùng. Nhaäp töùc laø neâu vaán ñeà phaûi
bình luaän. Neáu laø danh ngoân, caâu vaên, caâu thô, ca dao, tuïc ngöõ, ...ñöôïc chæ ñònh trong ñeà baøi, thì ta
phaûi giôùi thieäu trích daãn vaø ñaët vaøo ngoaëc keùp.

- Môû baøi vaên nghò luaän caàn theå hieän moät phong ñoä vaø söï saâu saéc.

b, Thaân baøi: Coù 3 böôùc sau

- Böôùc 1, Phaûi giaûi thích vaán ñeà. Giaûi thích nghóa ñen, nghóa boùng, ruùt ra yù nghóa cuûa chuû ñeà.
Tuïc ngöõ, ca dao thì phaûi giaûi thích nghóa ñen vaø nghóa boùng. Caâu vaên, caâu danh ngoân, caâu thô (nhaát
laø thô coå)... ta phaûi giaûi thích töø khoù, khaùi nieäm, töø ñoù tìm ra haøm nghóa, noäi dung yù nghóa. khoâng theå
ñôn giaûn böôùc1, neáu laø bình luaän ca dao, tuïc ngöõ, thô vaên coå.

- Böôùc 2, Khaúng ñònh laïi vaán ñeà laø ñuùng hoaëc sai. Duøng lyù leõ phaân tích ñuùng hoaëc sai cuûa vaán
ñeà. Chæ ra ñöôïc nguyeân nhaân: taïi sao ñuùng? taïi sao sai? Ñuùng sai nhö theá naøo? Neáu thieáu lyù leõ hoaëc
lyù leõ noâng caïn, neáu thieát kieán thöùc hoaëc kieán thöùc lôø môø, thì laøm sao maø bình, maø khen cheâ ñöôïc.
Coù luùc ngöôøi vieát söû duïng moät vaøi daãn chöùng ñeå minh hoïa cho caùi sai, caùi ñuùng cuûa vaán ñeà. Quan
ñieåm, laäp tröôøng nhaän thöùc veà tö töôûng , ñaïo ñöùc, veà hoïc thuaät cuûa ngöôøi bình luaän theå hieän roõ ôû
phaàn naøy. Caàn moät caùch vieát saéc nhoïn, linh hoaït. Ít söû duïng caâu daøi. Tính chaát tranh luaän, töï bieän

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

(ngaàm) ñöôïc boäc loä.

- Böôùc 3, laø luaän

Luaän laø baøn baïc, baøn luaän, môû roäng, laät ñi laät laïi vaán ñeà, ñoái chieáu vaán ñeà (veà caùc maët lòch söû,
xaõ hoä, thôøi gian vaø caùc lónh vöïc ...) Coù luùc so saùnh vôùi caùc vaán ñeà töông quan, lieân quan. Cuõng coù
luùc ñaùnh giaù vaán ñeà, neâu baät taùc duïng vaø taùc haïi, maët tích cöïc hoaëc haïn cheá cuûa vaán ñeà.

Hay nhaát vaø khoù nhaát laø phaàn luaän. Noù theå hieän ñoä saâu roäng cuûa baøi bình luaän. Neáu baøi bình
luaän chæ döøng ôû böôùc 2, thì coù khaùc gì baøi giaûi thích!

Chuù yù: Ba böôùc trong moät baøi bình luaän laø nhöõng böôùc ñi cô baûn, caàn coù vaø phaûi coù. Hoïc sinh
caàn ñònh hình ba böôùc aáy. Laøm vaên noùi chung, bình luaän noùi rieâng, phaûi caên cöù vaøo ñeà baøi cuï theå,
phaân tích cuï theå ñeå vaän duïng saùng taïo. Töø khuoân maãu maø saùng taïo, aáy laø laøm vaên.

Ví duï:

- Bình luaän caâu tuïc ngöõ:

"Ñôøi ngöôøi coù moät gang tay,

Ai hay nguû ngaøy chæ coøn nöûa giang"

Neân tieán haønh ba böôùc.

- Bình luaän hai caâu thô:

"Chôû bao nhieâu ñaïo thuyeàn khoâng khaúm,

Ñaâm maáy thaèng gian buùt chaúng taø"

(Nguyeãn Ñình Chieåu)

Neân tieán haønh böôùc 1 tieáp theo goäp böôùc 2 +3 ñeå bình luaän.

c, Keát baøi:

- Nhaán maïnh yù nghóa, taàm quan troïng cuûa vaán ñeà ñang bình luaän.

- Ruùt ra baøi hoïc (tö töôûng, tình caûm, nhaän thöùc ...) neâu phöông höôùng haønh ñoäng.

-Môû ra moät vaán ñeà lieân quan vôùi vaán ñeà ñang bình luaän (vaán ñeà bình luaän ñaõ kheùp laïi, moät vaán
ñeà môùi laïi ñöôïc neâu ra, xuaát phaùt töø vaán ñeà tröôùc - raát hay, raát khoù nhöng neáu thöïc hieän ñöôïc thì cöïc
toát).

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

B. Caên cöù vaøo vaán ñeà ñöôïc ñaët ra trong ñeà baøi.

Daïng 1: Nghò luaän moät vaán ñeà mang haøm yù nghóa ñen, suy ra nghóa boùng trong caùc caâu
tục ngữ, ca dao, ....

Đối với dạng naøy học sinh thực hiện theo quy trình caùc böôùc cuûa baøi văn nghị luận xaõ hội
chính trị. Điểm löu yù ñoái với daïng naøy laø học sinh phải thực hiện bước giải thích nghĩa ñen của caâu
tục ngữ, ca dao hoặc caâu noùi sau ñoù ruùt ra vấn ñeà ñeå nghị luận.

Daïng 2: Nghò luaän moät vaán ñeà thuoäc veà nhaän ñònh, quan nieäm, khaùi nieäm,…

Ñoái vôùi daïng ñeà naøy, hoïc sinh cuõng thöïc hieän theo daøn yù cuûa baøi vaên nghò luaän xaõ hoäi. Tuy
nhieân phaàn giaûi thích hoïc sinh neân söû duïng moät trong caùc caùch giaûi thích nghóa cuûa töø nhö neâu khaùi
nieän, keå ra caùc bieåu hieän, so saùnh ñoái chieáu vôùi caùc hieän töôïng khaùc,…

Treân ñaây laø nhöõng daïng thöôøng hay thaáy xuaát hieän trong caùc ñeà vaên nghò luaän cuûa hoïc sinh
caùc lôùp döôùi. Trong caùc ñeà thi tuyeån sinh vaøo 10 gaàn ñaây thöôøng thaáy coù söï xuaát hieän cuûa hai daïng
ñeà sau.

Dạng 3. Nghị luận về một vấn ñeà xaõ hội trong taùc phẩm văn học

3.1. Đặc ñiểm cơ bản của dạng văn nghị luận về một vấn ñeà hội trong taùc phẩm văn học.

Ñaây laø dạng văn khoù ñoái với học sinh lớp 9 bởi sự tích hợp giữa vaán ñeà xaõ hội với vấn ñeàvăn
học. Điều ñoøi hỏi học sinh phải coù kiến thức tổng hợp về cả hai mảng kiến thức laø văn học vaø xaõ hội.
Tuy nhieân coùkiến thức vẫn chưa ñuû vì học sinh cần phải coù theâm caùc kỹ năng phân tích văn baûn vaø
phaân tích, ñaùnh giaù caùc vaán ñeà xaõ hoäi. Vaán ñeà ñaët ra ở daïng ñeà naøy laø töø caùc taùc phaåm vaên hoïc (vaán
ñeà ñoù coù theå coù trong chöông trình hoïc hoaëc chöa hoïc) ruùt ra caùc vaán ñeà xaõ hoäi mang yù nghóa nhaân
vaên saâu saéc.

Vì là dạng đề kết hợp và vận dụng nhiều thao tác khác nhau: giải thích, chứng minh, bình
luận… kiểu văn bản này đòi hỏi học sinh phải linh hoạt trong từng thao tác làm bài của mình.
Cần phân biệt rõ các thao tác: giải thích, chứng minh, bình luận:
3.1.1. Giải thích:
- Yêu cầu đặt ra:
Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là
ta phải giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo vấn đề đang được đề cập khi
chúng còn đang mơ hồ.
- Công việc cụ thể:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng
để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách
hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết ý.
Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được
chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể
hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào ?
=> Từ những điều trên, ta rút ra sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm rõ điều mà người ta muốn nói. (giải thích)
- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy? (Chứng minh ?)
- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(bình luận?)

3.1.2. Chứng minh:


- Yêu cầu đặt ra:
Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong
1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình bằng
những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịch sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm
theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người
đọc.
- Công việc cụ thể:
Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh, không những chỉ bản thân mình hiểu,
mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.

Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong
phú, ta phải tìm và lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (Nêu
ít nhất 3 dẫn chứng để làm sáng tỏ điều cần chứng minh).
Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ
phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý
lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời
gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic.
Bước kết thúc vẫn là bước vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất
phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công
thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm sáng tỏ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

3.1.3. Bình luận:


Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên
những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải thích và
chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập
trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.
Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải
xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:
- Hoàn toàn nhất trí.
- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có điều kiện)
- Không chấp nhận. (bác bỏ)
Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để
hơn.
Cuối cùng, ta chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống, xây
dựng nhận thức đúng, phê phán những mặt tồn tại, hạn chế.
=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:
- Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.
- Thân bài:
+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)
+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)
+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)
- Kết bài:
Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).
3.1.4. Ví dụ đề bài minh họa sau:
Đề 1: Từ nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
Đề 2: Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long là
người có tinh thần khiêm tốn. Em có suy nghĩ gì về lòng khiêm tốn của giới trẻ hiện nay?
Đề 3: Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải tác giả đã thể hiện ước nguyện chân thành
muốn cống hiến một phần công sức của mình vào mùa xuân của đất nước. Em có suy nghĩ gì về lí tưởng
sống của giới trẻ hiện nay ?
3.2. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
* Mở bài
- Giới thiệu được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Nêu vấn đề cần nghị luận.


* Thân bài
Vì đây là dạng đề tích hợp nên vấn đề xã hội ở đây có thể là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời
sống. Nên tùy theo từng dạng đề mà áp dụng các thao tác nghị luận khác nhau. Tuy nhiên đều phải làm
rõ hai phần trọng tâm cơ bản: giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nghị luận về một vấn đề
xã hội.
- Phần 1: Giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Trước tiên phải phân tích làm rõ được vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học ở đây là gì? Từ đó
mới có thể xác định được nội dung chính và hướng làm bài cần thiết ở phần 2.
Từ phần một chuyển sang phần hai, học sinh cần có một câu chuyển ý phù hợp, đặc sắc.
- Phần 2: Nghị luận xã hội
+ Khi đã xác định được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học ở phần 1 học sinh chuyển sang
phần 2, ở phần này các em làm tương tự như cách làm văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận
về một hiện tượng đời sống.
+ Nếu vấn đề xã hội xác định là tư tưởng đạo lí thì các em sẽ vận dụng theo các bước sau:
Bước 1: Giải thích khái niệm
Bước 2: Phân tích, lí giải
Bước 3: Bình luận
Bước 4: Nêu bài học nhận thức và liên hệ bản thân.
+ Nếu vấn đề xã hội xác định là hiện tượng đời sống thì các em sẽ vận dụng theo các bước sau:
Bước 1: Khái niệm
Bước 2: Nêu thực trạng (tích cực, tiêu cực)
Bước 3: Hậu quả (xấu, tiêu cực), Kết quả (tốt, tích cực)
Bước 4: Nêu nguyên nhân (khách quan, chủ quan)
Bước 5: Đề xuất giải pháp (trước mắt, lâu dài)
Bước 6: Liên hệ bản thân.
* Kết bài:
- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra.
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người.

4. Nghị luận vấn đề xã hội qua một câu chuyện

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Đây là dạng nghị luận xã hội khó và hay dùng để kiểm tra kiến thức năng lực của học sinh giỏi
hoặc thi chuyên. Đề bài thường dưới dạng một câu chuyện mang một vấn đề, một triết lí xã hội sâu sắc
hướng tới người đọc. Ở dạng đề này học sinh phải có kỹ năng phân tích, đánh giá và cảm nhận để có
thể tìm ra được chính xác nội dung câu chuyện hướng tới là gì? Từ đó mới có thể định hướng cho mình
cách làm bài trong toàn bài.
Ví dụ đề bài minh họa sau:
Đề 1: MẸ NGHÈO
“Quê mình mùa lũ, trời mưa nước ngập trắng đường. Hồi đó con chập chững vào lớp một, ngày
ngày vượt hai cây số đến trường. Có bữa mưa giăng đầy trời, nước ngập đến gối. Con nhìn ra rơm rớm.
Mẹ bảo:
- Thôi hôm nay để mẹ cõng.
Mẹ cắp chiếc nón lá, cõng con trên lưng vượt qua dòng nước.
Con đậu Đại học, ra trường lấy được cô vợ thành đạt. Cuối tuần con đưa mẹ đến siêu thị.
- Thôi đường ngược chiều rồi. Mẹ chịu khó tự vào. Tiền nè. Con có việc phải đi.”
(Theo nguồn Internet)
Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên.

Đề 2: HAI BƯC ANH


“Titanic là con tàu lớn nhất thế giới vào thời điểm nó ra đời (1912). Với kĩ thuật chế tạo hiện đại
nhất thời ấy, Titanic được coi là con tàu “không thể chìm”. Tuy nhiên trong lần ra khơi đầu tiên, con
tàu này đã va vào băng và bị chìm khiến hơn 1.500 người thiệt mạng.
Sau khi chiếc tàu Titanic bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có
nội dung như sau:
Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu bị vỡ khi va vào tảng băng, bên dưới có dòng
chữ: Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên.
Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy có một người đàn ông nhường chiếc phao cứu sinh của
mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: Sự yếu
đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người.”
(Dựa theo sách “Phép màu nhiệm của đời” )
Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ chú thích cho hai bức ảnh nói trên?
4.2. Cách làm bài nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện
Ở dạng đề này cũng giống như nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học,
vấn đề xã hội ở đây có thể là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Dạng đề này yêu cầu tuân thủ
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

theo hai bước quan trọng là: Phân tích nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện, thực hiện thao tác nghị luận
giống tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống.
* Mở bài
- Dẫn dắt câu chuyện.
- Nêu vấn đề cần bàn luận.
* Thân bài
- Phần 1: Phân tích vắn tắt nội dung câu chuyện
Các em cần phải giải thích các hình ảnh, từ ngữ liên quan đến câu chuyện từ đó xác định được
nội dung chính của câu chuyện đó là gì ?
Phần 2: Thao tác nghị luận giống như tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống.
Tùy thuộc vào từng dạng đề các em làm tương tự giống như trên.
* Kết bài:
- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà câu chuyện đã nêu ra.
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người.

Phaàn III: CAÙCH THÖÙC THÖÏC HIEÄN CHO MOÄT SOÁ DAØN BAØI CUÏ THEÅ:

A-Caên cöù vaøo yeâu caàu cuûa ñeà:

I- Daøn yù baøi giaûi thích:

Ví dụ:

Haõy giaûi thích yù thô sau:

"Nay ôû trong thô neân coù theùp

Nhaø thô cuõng phaûi bieát xung phong"

(Hieän ñaïi thi trung öng höõu thieát,

Thi gia daõ yeán hoäi xung phong)

(Caûm töôûng ñoïc Thieân gia thi - Hoà Chí Minh)

a, Yeâu caàu:

- Kieåu baøi giaûi thích moät yù thô: Thô hieän ñaïi caàn coù chaát theùp vaø nhaø thô cuõng phaûi bieát xung
phong. Ñoù laø moät vaán ñeà thuoäc lyù luaän vaên hoïc neâu roõ yeâu caàu cuûa thôøi ñaïi ñoái vôùi thô vaø ñoái vôùi thi
só.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Chaát theùp trong thô laø tính chieán ñaáu cuûa thô. "Nhaø thô cuõng phaûi bieát xung phong": vai troø cuûa
nhaø thô trong cuoäc soáng, phaûi laø nhaø thô - chieán só, ñöùng ôû muõi nhoïn cuoäc chieán ñaáu cuûa nhaân daân.

- Caàn coù moät soá daãn chöùng minh hoïa vaø bình luaän ngaén ñeå laøm noåi baät quan heä veà thô hieän ñaïi
vaø vai troø cuûa nhaø thô hieän ñaïi.

b, Daøn baøi:

* Môû baøi:

- Hoà Chí Minh khoâng töï nhaän mình laø nhaø thô nhöng Ngöôøi thöïc söï laø nhaø thô lôùn cuûa daân toäc.

- Ngöôøi khoâng chæ laøm thô maø coøn noùi leân quan nieäm cuûa mình veà söù meänh cuûa nhaø thô hieän ñaïi.

- Trích daãn hai caâu thô: "...."

* Thaân baøi:

- Giaûi thích theá naøo laø chaát theùp? Theá naøo laø nhaø thô bieát xung phong?

+ Chaát theùp laø tö töôûng, tình caûm tieán boä, toát ñeïp, laø tính chieán ñaáu, tinh thaàn caùch maïng cuûa thô
hieän ñaïi.

+ Nhaø thô hieän ñaïi phaûi bieát xung phong, phaûi ñöùng ôû muõi nhoïn cuûa cuoäc chieán ñaáu cuûa nhaân
daân, phaûi mang taâm hoàn chieán só, tö caùch coâng nhaân treân maët traän vaên hoùa, ngheä thuaät vaø tö töôûng.

- Giaûi thích keát hôïp chöùng minh.

+ Thô phaûi coù ích cho ñôøi, cho nhaân daân. Trong phong traøo caùch maïng, thô ca laø vuõ khí cuûa nhaø
thô, leân aùn cöôøng quyeàn baïo löïc, khôi daäy khaùt voïng ñoäc laäp, töï do.

+ Thô ca hieän ñaïi nhaø thô hieän ñaïi phaûi keá thöøa ngöôøi xöa, keá thöøa tinh hoa thô ca coå ñieån ñeå
phuïc vuï caùch maïng, Toå quoác vaø khaùng chieán. Minh hoïa caùc yù kieán cuûa Buøi Huy Bích, Nguyeãn Ñình
Chieåu, Traàn Thaùi Toâng, Tuøng Thieän Vöông, Hoà Chí Minh.

+ Nhaø thô phaûi bieát saùng taïo caùi ñeïp, ca ngôïi caùi môùi, caùi tieán boä, phaûi theå hieän vai troø ngheä só
nhaân daân, tö caùch coâng daân. Minh hoïa baèng thô Soùng Hoàng vaø "Nhaät kyù trong tuø" ñeå laøm roõ "chaát
theùp" trong thô, söù meänh "xung phong" cuûa nhaø thô hieän ñaïi.

+ Baûn chaát cuûa nhaø thô laø cuoäc soáng, laø tình caûm. Moãi moät thôøi kyø ñeàu coù nhöõng yeâu caàu rieâng
ñoái vôùi thô ca vaø nhaø thô (thôøi thuoäc Phaùp, thôøi khaùng chieán). Minh hoïa baèng thô cuûa Phan Chaâu
Trinh, Phan Boäi Chaâu, Leâ Anh Xuaân, Cheá Lan Vieân, Xuaân Dieäu

- Bình luaän ngaén:

+ Thô ca phaûi coù tính khuynh höôùng.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Nhaø thô phaûi ñöùng veà phía nhaân daân maø noùi leân caùi yeâu caùi gheùt.

+ Nhìn roäng ra theá giôùi, neâu yù kieán cuûa Baudelaire vaø Gamzatoâp ñeå noùi veà taùc duïng toát ñeïp cuûa
thô ca.

+Nhaø thô laø thieân söù, nhaø thô laø chieán só.

* Keát baøi:

- YÙ kieán cuûa Hoà Chí Minh coù taùc duïng ñònh höôùng vaø boài döôõng nhaø vaên soáng vaø saùng taùc, giuùp
ngöôøi ñoïc bieát caûm thuï caùi ñeïp cuûa thô ca, cuûa ngheä thuaät.

- Thô vaên cuûa Baùc ñaõ theå hieän ñuùng quan nieäm veà thô vaø nhaø thô nhö Baùc ñaõ noùi.

- Thô coù "theùp" daãn ñeán nhöõng "vaàn thaéng vuùt leân cao"

II-Daïng chöùng minh

Ví dụ:

Tuïc ngöõ coù caâu:

"Moät caây laøm chaúng neân non,

Ba caây chuïm laïi neân hoøn nuùi cao"

Baèng nhöõng daãn chöùng lòch söû trong xaây döïng vaø baûo veä Toå quoác cuûa nhaân daân ta, em haõy
chöùng minh caâu tuïc ngöõ ñoù.

a, Yeâu caàu:

Kieåu baøi chöùng minh. Vaán ñeà phaûi chöùng minh laø caâu tuïc ngöõ: "Moät caây laøm chaúng neân non, Ba
caây chuïm laïi neân hoøn nuùi cao".

Luaän ñeà caàn laøm saùng toû laø: Tinh thaàn ñoaøn keát vaø söùc maïnh cuûa tinh thaàn ñoaøn keát cuûa daân toäc
ta.

Giôùi haïn cuûa luaän ñeà laø "nhöõng daãn chöùng lòch söû trong xaây döïng vaø baûo veä Toå quoác cuûa nhaân
daân ta"

b, Daøn yù:

* Môû baøi:

- Daãn daét: Daän toäc ta raát coi troïng tinh thaàn ñoaøn keát. Söùc maïnh tinh thaàn ñoaøn keát vaø nieàm tin
cuûa nhaân daân ta.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Trích daãn caâu tuïc ngöõ.

* Thaân baøi:

1. Giaûi thích nhoû:

- Baùm vaøo caùc töø ngöõ, hình aûnh:"moät caây", "ba caây chuïm laïi", "non", 'hoøn nuùi cao" ñeå giaûi thích
nghóa ñen caâu tuïc ngöõ.

- Ruùt ra nghóa boáng: Soáng ñôn leû thì yeáu, bieát ñoaøn keá seõ laøm neân söùc maïnh to lôùn phi thöôøng.

- Giôùi haïn luaän ñeà phaûi chöùng minh: lòch söû daân toäc trong xaây döïng vaø baûo veä Toå quoác cho ta
nieàm töï haøo, nieàm tin veà tinh thaàn ñoaøn keát vaø söùc maïnh ñaïi ñoaøn keát daân toäc.

2. Böôùc chöùng minh:

a, Luaän ñieåm 1 - khía caïnh 1: ñoaøn keát taïo neân söùc maïnh daân toäc ñeå xaây döïng Toå quoác.

- Giang sôn gaám voùc do coâng söùc lao ñoäng vaø tinh thaàn ñoaøn keát cuûa oâng cha, toå tieân töø bao ñôøi
nay laøm neân vaø ñeå laïi cho con chaùu.

- Thaàn thoaïi "Ñi san maët ñaát" noùi leân söùc maïnh ñoaøn keát cuûa daân ta xa xöa cuûa nhaân daân xa xöa,
cuûa coäng ñoàng ngöôøi Vieät.

- Hình aûnh nhöõng con ñeâ soâng Hoàng, soâng Thaùi Bình... laø nhöõng bieåu töôïng cho söùc maïnh ñaïi
ñoaøn keát daân toäc, ñeå chieán thaéng luõ luït, baûo veä muøa maøng, taøi saûn cuûa nhaân daân ta...

- Caùc coâng trình theá kyû nhö thuûy ñieän Soâng Ñaø, Trò An, Yaly, Sôn La, ñöôøng daây cao theá xuyeân
Vieät, giaøn khoan daàu ôû vuøng bieån Baïch Hoå, khu cheá xuaát Dung Quoác... ñeàu laø do söùc ñoaøn keát daân
toäc xaây döïng neân.

b, Söùc maïnh ñaïi ñoaøn keát daân toäc trong baûo veä Toå quoác.

- Ñôøi Traàn ôû Hoäi nghò Dieân Hoàng, vôùi ñoäi quaân maïnh nhö hoå baùo, vôùi tinh thaàn "Saùt Thaùt", vôùi
chieán coâng: "Chöông Döông cöôùp giaùo giaëc - Haøm Töû baét quaân thuø" - taát caû ñeàu baét nguoàn töø söùc
maïnh ñaïi ñoaøn keát daân toäc: "Vua toâi ñoàng taâm, anh em hoøa thuaän, caû nöôùc goùp söùc" (Traàn Quoác
Tuaán)

- Cuoäc khaùng chieán möôøi naêm choáng giaëc Minh laø baûn anh huøng ca Ñaïi Vieät trong theá kyû XV.
Tinh thaàn ñoaøn keát daân toäc vì töôùng só ñaõ laøm neân chieán thaéng "neân coâng danh oanh lieät ngaøn naêm":

"Nhaân daân boán coõi moät nhaø, döïng caàn truùc ngoïn côø phaát phôùi,

"Töôùng só moät loøng phuï töû, hoøa nöôùc soâng cheùn röôïu ngoït ngaøo".

- Chuû tòch Hoà Chí Minh ñaõ laõnh ñaïo nhaân daân ta phaùt huy cao ñoä söùc maïnh ñaïi ñoaøn keát daân toäc

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

ñeå ñaùnh thaéng thöïc daân Phaùp vaø ñeá quoác Myõ xaâm löôïc!

- Tieåu keát: Söùc maïnh ñaïi ñoaøn keát daân toäc chính laø söùc maïnh "nhaân hoøa', söùc maïnh "nhaân nghóa"
Vieät Nam.

3. Phaàn bình luaän ngaén

- Tinh thaàn ñoaøn keát coøn theå hieän ôû tình thöông yeâu ñuøm boïc laãn nhau ...

- Tinh thaàn ñoaøn keát daân toäc ñöôïc hun ñuùc trong haøng nghìn naêm döïng nöôùc vaø giöõ nöôùc, phaùt
huy cao ñoä thaønh söùc maïnh nhaân nghóa Vieät nam.

- Ñoaøn keát thì soáng, chia reõ thì cheát.

- Ñoaøn keát daân toäc laø nhaân toá haøng ñaàu ñeå coâng nghieäp hoùa hieän ñaïi hoùa ñaát nöôùc,....

* Keát baøi:

- Khaúng ñònh laïi giaù trò giaùo duïc veà tinh thaàn ñoaøn keát daân toäc cuûa caâu tuïc ngöõ.

- Haïnh phuùc ñöôïc xaây döïng vaø vun ñaép trong tình thöông, tinh thaàn ñoaøn keát daân toäc.

- Hoïc sinh phaûi bieát yeâu thöông, ñoaøn keát, giuùp ñôõ nhau trong hoïc taäp.

III- Daïng bình luaän:

Ví dụ
Bình luận câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
1.Mở bài

+Dẫn : Tục ngữ việt nam giàu có, là kho tàng kinh nghiệm quí báu của dân gian” .
+Nhập : TNVN là một bài học về nhân sinh , cách ứng sử …. Riêng về chuyện học đã có bao
nhiêu câu tục ngữ hay
+Trích dẫn “Đi một ngày đàng , học một sàng khôn”
2-Thân bài :
* Bước 1:
+ Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng :
. “Một ngày” so với đời người trăm năm là cực ngắn.
. “Đi một này đàng” đối với khách bộ hàng thì quãng đường đi được trong một ngày.
. “Sàng” , công cụ của nhà nông đan bằng tre , nứa dùng để sàng gạo .
. “Khôn” là điều hay, điều tốt , cái mới mở , bổ ích đối với mợi người để mở mang trí tuệ , mở
mang nhân cách .

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

. “Sàng khôn” là biểu tượng chỉ khối lượng kiến thức rất lớn , rất nhiều mà người bộ hành đã
“học” được sau một hành trình “đi một ngày đàng” .
=>Tóm lại câu tục ngữ có 2 vế tương phản đối lập với cách nói thậm xưng trong mối tương quan
hai vế: đi ít mà học được nhiều, qua đó khẳng định một chân lý đề cao một bài học kinh nghiệm, nhằm
khuyên nhủ mọi người biết đi nhiều để mở rộng tầm mắt và sự hiểu biết về cuộc sống.
* Bước 2: Bình câu tục ngữ hoàn toàn đúng .
Tại sao “đi một ngày đàng , học một sàng khôn” . Học ở trường , học trong sách vở , học thầy,
học bạn . Chúng ta còn phải biết học hỏi trong thực tế , đời sống rộng lớn của xã hội . Nhân dân là ông
thầy vĩ đại của mỗi người . Học trong đời sống là phương thức học tập khoa học nhất : Học đi đôi với
hành , học tập gắn liền với lao động
- Sản xuất và lao động xã hội . Nếu chỉ quanh quẩn bên bốn bức tường lớp học là học xa rời với
cuộc sống, học sinh bước vào đời sẽ lúng túng , thiếu năng động cũng như thể cá không thể xa rời nước,
chim không thể thoát ly bầu trời , người đi học, việc học tập không thể xa rời với cuộc sống . Đi rộng
biết nhiều : “Đi một ngày đàng” tầm mắt được mở rộng , thấy được bao cảnh lạ , tiếp xúc được nhiều
người, nghe được bao điều hay lẽ phải của thiên hạ. Từ đó mà biết suy xét, xa lánh điều xâu, kẻ xấu học
tập cái ha , noi gương người tốt việc tốt , “học một sàng khôn” là như vậy .
* Bước 3: Luận:
- “Đi một ngày đàng , học một sàng khôn” là cách học tập và giáo dục kết hợp chặt chẽ giữ 3
môi trường : gia đình –nhà trường –xã hội .
-Những hoạt động ngoại khoá , (những điều ở trên) cắm trại tham quan , hoạt động ngoài giờ lên
lớp … rất bổ ích . Học sinh đến với đồng quê , nhà máy danh lam thắng cảnh mà thêm yêu lao động ,
yêu quê hương đất nước . Đi hội lim ta sĩ thấy cái hay cái đẹp của câu hát liền anh liền chị về đền Hùng
ta trở về cội nguồn xiết bao tình nghĩa . “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mông nười tháng ba” ;
thi hào Nguyễn Du đã từng viết : “Nghe khúc hát thôn que mới học được lời nói trong nghề trồng dâu ”;
văn hào Go-rơ-ki chưa từng bước qua ngưỡng cửa trường hại học, nhờ tự học mà đã trở thành danh nhân
văn hóa.
3-Kết bài
- Câu tụ ngữ là một bài học vô cùng sâu sắc đối với mỗi người . Sau thời cắp sách là thời làm ăn
và tự học ; Học trong công việc học trong cuộc đời và có đi đường , sống nhiều , lặn lội với đời mới biết
đường đi khó , lắm thử thách gian nan . Phải có quan tâm vượt khó , có bản lĩnh chiếm tới tầm cao để
thực hiện hoài bão của mình . Câu tục ngữ cho thấy đầu óc thực tế của người lao động nhân dân ta hiếu
học nhưng thủa xưa mấy ai được đến trường , nên trong dân gian lại lưu truyền những câu tục ngữ đề
cao việc học hỏi trong thực tế cuộc sống . “Đi một buổi chợ , học một mớ khôn” “Qua một chuyến đò
ngang , học một sàng mới lạ”, “ở nhà nhất mẹ nhì con /Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta
- HS cần chăm chỉ , cố gắng , coi trọng học trong sách vở , “Không thầy đố mày làm nên” “Học thầy
không tày học bạn” Phải coi lời khuyên của ông bà “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” . Chỉ có
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

điều là biết khiêm tốn , biết quan sát lắng nghe , biết suy ngẫm.

B. Caên cöù vaøo vaán ñeà ñöôïc ñaët ra trong ñeà baøi.

Daïng 1: Nghò luaän moät vaán ñeà mang haøm yù nghóa ñen, suy ra nghóa boùng trong caùc caâu
tục ngữ, ca dao, ....
Đề 1. Tham khảo dàn ý của kiểu bài văn chứng minh.
Đề 2: Hãy bình luận quan niệm đạo đức của người xưa trong câu ca dao :
« Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con »
a. Mở bài :
- Cách thức nhất :
+ Nêu truyền thống đạo đức của nhân dân ta
Hiếu đối với cha mẹ là nền tảng nhân cách của mỗi người, là cơ sở đạo đức của toàn xã hội.
Công cha…. đạo con
+ Nêu vấn đề : Quan niệm về chữ hiếu trong bài ca dao trên còn phù hợp với ngày nay nữa không ?
- Cách thứ hai :

+ Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tôn trọng đạo đức. Quan hệ giwuax con cái với cha mẹ
đã được nhân dân ta khẳng định qua bài ca dao :
Công cha …đạo con
+ Ngày nay, Bác Hồ dawny quân đội ta : Trung với nước, hiếu với dân
+ Nêu vấn đề : Quan niệm về chữ hiếu của xưa và nay được hiểu như thế nào cho đúng.
b.Thân bài
*Giải thích ý nghĩa của bài ca dao.
- Công cha nghĩa mẹ to lớn như thế nào ? Bằng hình ảnh so sánh : Núi Thái Sơn cao sừng sững
và nguồn nước không bao giờ cạn, nhân dân ta muốn khẳng định công ơn của cha mẹ là vô cùng to lớn,
không gì hơn được.
- Đạo làm con phải thờ kính cha mẹ như thế nào ? Đạo làm conn phải hiếu với cha mẹ, nghĩa là
phải làm tròn chữu hiếu với cha mẹ

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

* Chứng minh : Khẳng định lời khuyên của bài ca dao là hoàn toàn đúng.
- Hiếu với cha mẹ phải như thế nào ?
+ Phải kính trọng cha mẹ
+ Phải vâng lời cha mẹ
+ Phải làm cho cha mẹ vui, bằng những việc tốt, bằng cách trở thành những công dân tốt, người
lao động giỏi.
+Khi cha mẹ già yếu, đau ốm phải săn sóc nuôi dưỡng
- Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ ?
+ Cha mẹ là người sinh ra con cái, nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái, có công ơn rất lớn đối với con cái.
Không có cha mẹ thì không có con cái.
+ Hiếu với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức xã hội, là cơ sở của quan hệ
trong gia đình và ngoài xã hội.
+ Không có hiếu thì xã hội không phải xã hội văn minh.
* Bình luận
- Trong thời đại ngày nay, chúng ta vẫn phải kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp đó. Con cái
phải có hiếu với cha mẹ.
- Nhưng phải quan niệm chữ hiếu một cách rộng rãi hơn, hiếu với cha mẹ đồng thời phải hiếu
với nhân dân như lời Bác Hồ nói : Trung với nước, hiếu với dân
- Một người có hiếu phải là một người công dân tốt, trung thành với tổ quốc, hiếu với nhân dân,
một lòng phục vụ nhân dân
- Khi tổ quốc cần, nhân dân yêu cầu, người con có thể tạm gác việc nuôi dưỡng, chăm sóc cha
mẹ để lo việc nước. Trong trường hợp đó hiếu với dân cũng có nghĩa là hiếu với cha mẹ.
c. Kết bài :
- Chỉ có những người con có hiếu với cha mẹ mới trở thành những công dân tốt, chữ hiếu là tiêu
chuẩn đánh giá đạo đức của con người.
- Bài ca dao có tác dụng giáo dục đạo đức cho mọi người, mọi thời đại.
- Phải kết hợp nội dung hiếu với cha mẹ với nội dung hiếu với nhân dân, trung với ngước mới
trở thành người có đạo đức toàn diện.

Ví dụ 3:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Giải thích câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
Bài làm cần đạt các ý sau
1. Mở bài
- Tục ngữ là lời khuyên dạy của cha ông ta từ xưa
- Trong đó có câu "Có công mài sắt, có ngày nên kim" khuyên ta phải biết bền chí bền lòng thì
mới thực hiện được mục đích, nguyện vọng của mình.
2. Thân bài
- Giải thích câu tục ngữ:
+ "Sắt": Vốn là những vật to lớn, bề ngoài sần sùi, không sáng bóng,đẹp đẽ, lại vô cùng cứng rắn.
+ "Kim": Chỉ những vật vô cùng nhỏ bé, nhẵn nhụi, bề mặt sáng,hữu dụng trong cuộc sống như
dùng để may vá quần áo.
+ "Có công mài sắt, có ngày nên kim": Tức là có quyết tâm, kiên nhẫn, miệt mài, ngày qua ngày
mài mòn thanh sắt lớn để tạo nên thành quả là chiếc kim bé nhỏ, đẹp đẽ được tôi rèn từ một thanh sắt
lớn, xấu xí.
- Nghĩa bóng:
+ "Sắt": Tức là khó khăn, những thử thách trên con đường đạt tới mơ ước và những điều mình
mong muốn. Nó cũng là những công việc nhỏ cần thiết để góp phần tạo nên thành quả xứng đáng.
+ "Kim": Tức là thành quả sau một quá trình kiên trì, nhẫn nại thực hiện mọi thử thách và khó
khăn. Nó cũng là ý nghĩa của sự luyện tập, của lòng quyết tâm bền bỉ.
+ " Có công mài sắt, có ngày nên kim": Là lời khuyên nhủ chúng ta phải biết cố gắng, nỗ lực,
kiên trì thì sẽ được hưởng thành quả xứng đáng, đạt được ước mơ cũng như mong ước của mình. Muốn
đạt được ước mơ thì phải luôn biết nỗ lực không ngừng nghỉ, phải luôn quyết tâm thực hiện tới cùng.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ trên muốn khuyên nhủ chúng ta khi làm bất cứ việc gì
cũng đều cần có lòng kiên trì cũng như sự quyết tâm để thực hiện. Có sự kiên trì thì dù là việc gì cũng
có thể đạt được thành công như mong muốn.
- Chứng minh:
+ Edison sáng tạp ra bóng đèn điện với hơn hai nghìn lần thử nghiệm.
+ Hồ Chí Minh là một điển hình cho sự cố gắng, kiền trì để tạo nên thành công. Người đã bôn ba
gần nửa đời người ở nơi xứ người, mong tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Cuối cùng, sau bao nỗ
lực, cũng như quyết tâm sắt đá, Người đã tìm ra phương hướng, ra con đường đưa dân tộc ta thoát khỏi
ách nô lệ, trở thành một đất nước độc lập.
+ Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Thầy giờ đây là một
giảng viên đứng trên bục giảng. Nhưng để thực hiện được điều đó, thầy đã phải quyết tâm rèn luyện đôi

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

chân mình để đôi chân có thể thay thế đôi tay học được những con chữ.
- Bàn luận
+ Những bạn học sinh biết quyết tâm vươn lên, biết kiên trì học hỏi thường trở thành những đứa
con ngoan, trò giỏi.
+ Mỗi người trong xã hội phải luôn có được sự quyết tâm, kiên trì trong học tập, công việc thì
mới đạt được thành quả xứng đáng. Nếu không có được sự bền lòng, vững chí, dễ nản lòng thì làm việc
gì cũng khó khăn. Như Bác Hồ đã dạy " Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp
bể/ Có chí ắt làm nên".
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Cần làm gì để xứng đáng với lời dạy của cha ông ta.

Daïng 2: Nghò luaän moät vaán ñeà thuoäc veà nhaän ñònh, quan nieäm, khaùi nieäm,…
Ví dụ 1: Tham khảo dàn ý của kiểu bài văn giải thích.
Ví dụ 2.
Ước mong mà không kèm theo hành động thì dù hi vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới
mục đích.
(Shakespeare)
Là học sinh anh/chị rút ra được bài học gì cho mình từ quan niệm trên.
Hướng dẫn chấm
I. Yêu cầu về kĩ năng:
 Học sinh biết cách trình bày bài văn nghị luận xã hội.
 Diễn đạt tốt, có sự sáng tạo, làm nổi bật luận đề.
II. Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích
-Ước mong là những mong muốn, ước mơ về những điều tốt đẹp
- Ý nghĩa cả câu: Ước mong mà không gắn liền với những việc làm cụ thể thì dù có hi vọng bao
nhiêu cũng không thể đạt tới đích.
- Nhấn mạnh vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa ước mơ
2. Bàn luận
* Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Trong cuộc đời ai cũng nuôi dưỡng ước mơ, nhưng nếu ước mơ chỉ dừng lại hi vọng thì chưa đủ,
chỉ có hành động mới thực hiện được ước mơ.
- Ước mơ phải đi liền với hành động vì hành động giúp con người có cơ hội thể hiện mình, phát huy
sở trường, tài năng, từ đó chinh phục mơ ước.
- Hành động có thể biến ước mơ thành hiện thực, nhưng nếu ước mơ xa vời, thiếu thực tế thì cũng
khó lòng đạt được. Con người cần đặt ra mục tiêu phù hợp khả năng, hoàn cảnh của mình.
3. Bài học rút ra
- Luôn luôn ước mơ và luôn luôn hành động (là học sinh cần học tập rèn luyện chăm chỉ để biến ước
mơ thành hiện thực).
- Hành động hợp lí sẽ đến đích thành công (cần tìm cách thức, phương pháp học tập, làm việc hợp lí
để có cơ hội chạm đến thành công).

Ví dụ 3:
Nhà văn người Nga đã quan niệm: "Nơi lạnh lẽo nhất trên thế giới không phải là Bắc Cực mà là
nơi không có tình thương?"
Suy nghĩ của em về câu nói trên và trình bày hiểu biết về tình thương trong xã hội?
Hướng dẫn chấm:
Phần thân bài cần đảm bảo các ý sau
a. Giải thích:
- Bắc Cực: nằm ở Cực Nam của trái đất, quanh năm tuyết bao phủ dày, là nơi lạnh lẽo, cô đơn.
Không tồn tại sự sống của loài người chỉ một số loài động vật mới có thể sống được.
- Tình thương: là tình cảm giữa người và người, có thể là tình cảm gia đình, anh em, bạn bè....
b. Bàn luận vấn đề:
Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực bởi vì:
- Tuy Bắc Cực là nơi lạnh giá nhưng chúng ta không cần phải chịu đựng cái lạnh đó đến hết cuộc
đời mà có thể chọn một nơi khác ấm ám hơn. Mặc dù lạnh lẽo nhưng vẫn tồn tại sự sống của những
loại động vật như: chim cánh cụt, gấu trắng....
- Cái lạnh ấy không dai dẳng bám theo ta đến hết cuộc đời mà cái lạnh nhất chính là xuất phát từ trái
tim của mỗi con người.
Nơi không có tình thương
- Trong cuộc sống hiện đại, khoảng cách giữa con người ngày càng xa hơn, con người đã gần như
vô cảm trước tình thương - Tình cảm của mỗi người điều đó sẽ làm cho cuộc sống trở nên vô vị, nhàm

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

chán.
- Nếu con người sống không có tình thương sẽ không thể tìm được giá trị của cuộc sống họ sẽ trở
nên ích kỷ, tàn nhẫn và vô cảm trước những hoàn cảnh đáng thương hơn bản thân mình.
- Bản thân chúng ta sống luôn phải có tình thương,tình cảm để con người biết có được những giá trị
của cảm xúc không tự dằn vặt chính bản thân mình.
*. Dẫn chứng:
- Truyện: "Cô bé bán diêm" nếu con người biết thương cảm với số phận của cô bé thì đã giúp đỡ cô
để giúp cô tránh khỏi cái chết bi thảm của sự khắc nghiệt giữa đói và rét.
- Lấy thêm nhiều dẫn chứng trong tác phẩm và đời thường...
c. Liên hệ bản thân:
- Biết dang rộng trái tim để đón nhận tình yêu thương và sẵn sàng chia sẻ với tất cả mọi người đặc
biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
- Biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương đến tất cả mọi người.
d. Tổng kết:
- Trong cuộc sống ngày nay, bản thân mỗi người phải biết đón nhận và chia sẻ tình yêu thương, biết
giúp đỡ tất cả mỗi người.
- Giá trị của cuộc sống được thổi hồn nên từ tình yêu thương giữa người và người.

Ví dụ 4:
Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?
Em hãy viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ, quan điểm của em để trả lời cho câu hỏi trên.
* Lưu ý: Đây là dạng đề mở. Vấn đề mà đề bài nêu ra lại được diễn đạt bằng một câu nghi vấn.
HS trả lời câu hỏi đề bài nêu ra, từ đó thể hiện được tư tưởng, quan điểm của bản thân. Với vấn đề mở
như thế này, không gò bó bắt buộc học sinh phải trả lời theo khuôn mẫu. HS được bày tỏ quan điểm của
cá nhân: Có thể đồng tình hoàn toàn, có thể chỉ đồng tình với một khía cạnh nào đó của vấn đề. Điều
quan trọng nhất là phải có lí lẽ, có lập luận để làm sáng tỏ ý kiến, đảm bảo sự đúng đắn, lô-gíc. Giám
khảo chấm chủ yếu căn cứ vào cách tư duy, vốn kiến thức, sự hiểu biết, cách lập luận, lí lẽ của HS thể
hiện trong bài làm để đánh giá.
A. Yêu cầu về kĩ năng
- HS biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, dạng bài bày tỏ ý kiến trước một tư tưởng, một
quan điểm.
- Biết kết hợp các thao tác nghị luận: Giải thích, chứng minh, bình luận..., biết lập luận chặt chẽ để
bài làm có sức thuyết phục.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Biết đặt vấn đề vào thực tế cuộc sống để bàn luận: Có sự hiểu biết từ thực tế cuộc sống để lấy được
những dẫn chứng tiêu biểu, biết phân tích, bàn luận để làm nổi bật vấn đề.
B. Yêu cầu về nội dung
1. Giải thích, xác định được vấn đề cần nghị luận
- Những điều ngọt ngào: Là những lời nói ngọt, những cử chỉ thái độ cư xử dịu dàng, âu yếm...,
những hành động mang ý nghĩa tích cực như: Động viên, khen ngợi, tán dương, chiều chuộng, cưng
nựng...
- Yêu thương: Là tình cảm yêu mến, ưu ái, gắn bó giữa người với người.
=> Ý kiến này đã gợi ra cho mỗi chúng ta suy ngẫm về cách thể hiện tình yêu thương trong cuộc
sống: Người ta thường nghĩ những điều ngọt ngào mới là biểu hiện của tình yêu thương, nhưng thực ra
có nhiều cách biểu hiện tình yêu thương...
2. Bàn luận về vấn đề:
- Những điều ngọt ngào luôn đem lại cho người ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nó làm ta
thấy hài lòng, thích thú, đôi khi khiến ta có thêm niềm say mê, quyết tâm... (Ví dụ: Sự quan tâm, chiều
chuộng..., những lời khen ngợi, động viên khích lệ của thầy cô, cha mẹ..., lời khen, lời tán dương của
bạn bè...) => Vì vậy khi đón nhận những điều ngọt ngào thì ta thường coi đó là biểu hiện của tình yêu
thương (HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
- Nhưng không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng làm nên yêu thương. Nhiều khi sự khắt
khe, nghiêm khắc, thậm chí những điều cay đắng... cũng là biểu hiện của tình yêu thương. Những điều
ấy có thể khiến ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó lại xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn những
điều tốt cho ta..., đó cũng chính là biểu hiện của yêu thương thật sự. (HS lấy dẫn chứng, phân tích, ví dụ
như sự nghiêm khắc, khắt khe, thái độ cứng rắn không dung túng cho con cái, cho học trò của cha mẹ,
của thầy cô..., những lời nói thẳng nói thật của bạn bè........)
- Trong thực tế cuộc sống, có những ngọt ngào không xuất phát từ yêu thương và có những điều
cay đắng không làm nên yêu thương. (HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
- Cuộc sống phong phú và muôn màu muôn vẻ, nếu chúng ta có cái nhìn phiến diện, đơn giản về
tình yêu thương như vậy, nếu chỉ biết đón nhận tình yêu thương thông qua những ngọt ngào thì nhiều
khi ta sẽ bỏ lỡ nhiều yêu thương thực sự, cũng như phải nhận những yêu thương giả dối... (HS lấy dẫn
chứng, phân tích........)
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Cần nhận thức đúng đắn về tình yêu thương: Không phải chỉ ngọt ngào mới làm nên yêu
thương. Cần biết lắng nghe, trân trọng cả những điều "không ngọt ngào", nếu những điều ấy xuất phát từ
sự chân thành, nếu những điều ấy là cần thiết để giúp ta hoàn thiện hơn bản thân mình...
- Biết trân trọng những tình yêu thương chân thành mà bản thân nhận được từ mọi người xung
quanh...
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Có ý thức và hành động cụ thể để đem sự yêu thương đến cho mọi người và cho chính bản thân
mình. (Liên hệ bản thân)

Dạng 3. Nghị luận về một vấn ñeà xaõ hội trong taùc phẩm văn học
Ví dụ 1:
Cho đoạn văn:
“Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại
không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu
thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.
Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện
một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm
Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ, lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu,
ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh
phúc.”
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Viết một đoạn văn bày tỏ quan niệm của em về hạnh phúc.
Hướng dẫn chấm
1: Về hình thức:
– Viết đúng 1 đoạn văn: tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm qua hàng.
– Diễn đạt trong sáng, mạch lạc, dễ hiểu.

2: Về nội dung, cần đảm bảo những ý chính sau:


* Giải thích:
– Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Tuy nhiên có thể nhận thấy
hạnh phúc thường gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó
của mình.
* Bàn luận:
– Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống.
– Mỗi người tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh đều có thể có được hạnh phúc. Vì vậy, con
người cần phải nỗ lực, cố gắng để đạt được hạnh phúc.
– Hạnh phúc không phải là điều gì quá xa vời. Nhiều khi hạnh phúc chính là những điều giản dị,
gần gũi xung quanh chúng ta mà không phải ai cũng đủ tự tin và tinh tế để nhận ra.
– Những người tự ti, mặc cảm về bản thân hay theo đuổi những điều viển vông vượt quá khả năng
của mình đều không thể có được hạnh phúc.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

* Bài học nhận thức và hành động


– Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với hoàn cảnh và khả năng của bản
thân.
– Luôn tự tin, biết trân trọng và gìn giữ hạnh phúc.
Ví dụ 2:
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2004)
Từ lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, hãy viết bài luận với chủ đề "Lòng tin".
Bài làm cần đạt được các yêu cầu sau:
1. Giải thích câu nói
- Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị
của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong
các mối quan hệ của cuộc sống.
- Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả. - đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác .
Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm
chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công.
2. Phân tích, chứng minh:
(Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?)
Ý 1: Niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin.
- Niềm tin vào bản thân không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào
những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công.
- Để có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình
chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố
quyết định thành công.
Ý 2: Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý
chí, nghị lực để vươn lên

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- "Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại" (Bovee). Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy
những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã,
yếu mềm... Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt
qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình.
- Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu,
hạnh phúc, cơ hội... thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào
sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến
bờ của thành công và hạnh phúc.
Ý 3: Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành:
- Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử
thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả
năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.
3. Đánh giá – mở rộng:
- Ý kiến chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc, hướng con người biết nhận ra và có ý thức gìn
giữ chân giá trị của cuộc sống.
- Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không
làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại:
+ Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài
không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân, dễ bỏ
cuộc nên sẽ khó có được thành công.
+ Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực
hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng "đẽo cày giữa đường", "lắm thầy
thối ma".
+ Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ
lo, khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua?
4. Bài học:
* Nhận thức:
- Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến
bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.
- Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước
sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại.
* Hành động:
- Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải luôn tự đặt câu hỏi cho mình: phải làm gì để xây
dựng niềm tin trong cuộc sống?

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ,
dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.
Ví dụ 3:
Trong truyện Bố của Xi – mông (G. đơ Mô-pa-xăng, Ngữ văn 9, tập hai), sau khi được bác Phi-líp
nhận lời làm bố, Xi-mông đến trường, lũ bạn đón em bằng những tiếng cười ác ý, trêu chọc. Nhưng Xi-
mông không trả lời gì hết, và một mực tin tưởng sắt đá, em đưa con mắt thách thức, sẵn sàng chịu hành
hạ, còn hơn là bỏ chạy.
Thái độ và hành động cảu Xi-mông gợi cho em suy nghĩ gì về sức mạnh của tình yêu thương?
Hướng dẫn chấm
Bài làm cần đạt các ý:
* Giải thích "tình yêu thương": sự yêu quí, quan tâm, sẻ chia yêu thương với mọi người xung
quanh, hay đơn giản là biết cảm thông và động lòng trắc ẩn trước những cảnh ngộ, những mảnh đời...
* Tình yêu thương trong truyện "Bố của Xi – mông":
Chú bé Xi – mông trong đoạn trích "Bố của Xi – mông" là một đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh,
đáng thương: em không có bố, bị bạn bè trêu chọc, chế giễu, đau khổ, tuyệt vọng em đã định tự tử. Rất
may có bác công nhân Phi-líp đi qua, trông thấy Xi-mông buồn bã, bác đã hỏi thăm và biết được tình
cảnh của em, bác đã đưa em về nhà và nhận làm bố của em. Từ đó Xi-mông đến trường với niềm kiêu
hãnh.
Như vậy, tình cảm thân thiện, trìu mến, cảm thông, yêu thương Xi – mông của bác Phi-líp trong
tác phẩm đã giúp em vượt qua sự đau buồn, tuyệt vọng, đem lại cho em niềm vui, niềm hạnh phúc.

Câu chuyện gửi đến cho chúng ta thông điệp ý nghĩa về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc
sống con người.
* Tình yêu thương trong cuộc sống:
+ Trong cuộc sống, tình yêu thương giữa con người với con người là một giá trị cao quý, là điều
cần thiết mà ai cũng phải hướng tới.
+ Yêu thương sẽ mang lại những điều ý nghĩa cho cuộc sống:
+ Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui, niềm hạnh phúc, lòng tin yêu; tiếp thêm sức
mạnh để con người có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
+ Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha; để con người có thêm nhiều
cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn.
+ Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách, hận thù, làm cho cuộc
sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn.
(Học sinh lấy dẫn chứng thực tế hoặc trong văn học).

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Phê phán những biểu hiện sống dửng dưng, vô cảm, thiếu ý thức về tình yêu thương, không biết
trân trọng những điều ý nghĩa có được từ tình yêu thương.
* Rút ra bài học nhận thức và hành động:
+ Qua câu chuyện, G. Mô-pa-xăng muốn nhắn gửi chúng ta về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là
lòng yêu thương con người. Nhắc chúng ta không nên cười cợt trên nỗi đau của người khác, lạnh lùng
với nỗi đau khổ của họ.
+ Trao gửi yêu thương sẽ được đáp lại bằng yêu thương. Bởi vậy, cần đối xử với người khác bằng
tình yêu thương và nuôi dưỡng cho tình yêu thương ấy luôn tồn tại và nảy nở trong lòng mình.

Dạng 4. Nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện


Ví dụ 1
Đọc câu chuyện sau: NGƯỜI ĂN XIN
“ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo
quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn
đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
- Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”
(Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.22)
Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ gì về lòng nhân ái của con người trong cuộc sống.
Hướng dẫn HS:
1. Về kỹ năng:
Học sinh biết trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một câu chuyện. Biết
viết thành bài văn rõ ràng, chặt chẽ. Bài viết mạch lạc, có cảm xúc, tránh lỗi dùng từ, diễn đạt, chính
tả,…
2. Về nội dung:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý:
- Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp,
nhân ái giữa con người với con người.
- Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá ta tặng
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

cho người khác.


- Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy ta cũng nhận được món quà quý giá tương tự.
- Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: cái cho và nhận
là gì ? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ… và thái
độ khi cho và nhận cần phải chân thành, có văn hóa.
- Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm chia sẻ với mọi
người,…
- Câu chuyện có tác dụng giáo dục lòng nhân ái cho mỗi chúng ta,…
Ví dụ 2.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau đây:
BIỂU GIÁ CHO TÌNH MẸ
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy vào và đưa
cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:
– Cắt cỏ trong vườn: 5 ngàn
– Dọn dẹp phòng của con: 2 ngàn
– Đi chợ cùng với mẹ: 1 ngàn
– Trông em giúp mẹ: 1 ngàn
– Đổ rác: 1 ngàn
– Kết quả học tập tốt: 5 ngàn
– Quét dọn sân: 2 ngàn
– Mẹ nợ con tổng cộng: 17 ngàn
Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút
lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:
– Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
– Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, lo lắng mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.
– Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.
– Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.
Và giá trị hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.
Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ
và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “Mẹ sẽ
được nhận lại trọn vẹn”.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

(Trích Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, năm 2008)


Hướng dẫn chấm
Bài làm cần đạt các ý sau:
* Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
– Qua câu chuyện, chúng ta hiểu rằng, tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón
nhận tình thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm
hạnh phúc.
– Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
* Suy nghĩ về vấn đề mà câu chuyện đặt ra:
– Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ “nhận” được những điều tốt đẹp.
– Nhưng có những “cho – nhận” đáng ca ngợi, lại có những “cho – nhận” đáng lên án:
+ “Cho – nhận” sự quan tâm, lo lắng, tình cảm bao dung, nhân ái. Đó là hành động “cho – nhận”
đáng ca ngợi, cần được nhân lên.
+ Kẻ “nhận” mà không “cho” là kẻ ích kỉ, đáng lên án.
* Bài học và liên hệ bản thân:
– Bài học: Trong cuộc sống, cần biết yêu thương, san sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh. Với ông
bà, cha mẹ, cần yêu thương, kính trọng, biết ơn, chăm sóc, hiếu thảo.
– Liên hệ bản thân
Ví dụ 3
CHIẾC HỘP GIẤY VÀNG
Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói
hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để
dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp
quà đến cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản
ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy
hộp trống không.
Anh nói to với con: "Bộ con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ."
Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có trống rỗng. Con đã
thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà."
Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.
(Trích Hạt giống tâm hồn)
Hãy tạo một văn bản (có độ dài khoảng hai trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

chuyện trên.

Bài làm cần đáp ứng những yêu cầu sau:


A- Về hình thức:
Học sinh biết làm bài nghị luận xã hội. Bài viết có bố cục chặt chẽ. Biết vận dụng nhuần nhuyễn các
thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
B- Nội dung:
1. Xác định được ý nghĩa của câu chuyện:
- Đứa con trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh thật đẹp để tặng bố nhưng người bố đã phạt con
mình vì nó đã phí phạm cả cuộn giấy gói hoa màu vàng. Dù bị phạt nhưng đứa con vẫn mang đến hộp
quà để tặng cho cha.
- Câu chuyện là lời cảnh báo ý nghĩa với tất cả mọi người đặc biệt là tình cảm của cha mẹ với con
cái. Người cha chưa biết trân trọng món quà của con mà quá đi sâu vào tiền bạc, vật chất, câu chuyện
phản ánh thực tế đời sống hiện nay của con người.
- Ngoài ra món quà ý nghĩa của đứa con với người cha chứa đầy tình yêu vô bờ bến. Đặc biệt là
những nụ hôn của con gái đã thổi vào trong chiếc hộp giấy vàng. Món quà tinh thần ấy là sở hữu quý giá
nhất chứng minh cho tình cha con không gì có thế sánh bằng.
2. Bài học cuộc sống:
Câu chuyện ngắn gọn nhưng có ý nghĩa rất sâu sắc:
- Biết trân trọng tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử, luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng
nguyện vọng, sở thích, sáng tạo trí tưởng tượng của trẻ thơ.
- Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc, đặc biệt đối với con trẻ để khỏi mắc sai lầm đáng tiếc xảy
ra
- Nếu biết hợp tác, chia sẻ, đoàn kết, thấu hiểu, nhường nhịn thì gia đình sẽ đầy ắp tiếng cười, gợi
không khí ấm cúng và hạnh phúc.
- Biết giữ gìn và nâng niu nó thì cuộc sống sẽ thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

---------------Hết---------------

NGHI LUÂN VỀ MỘT ĐOAN THƠ, BÀI THƠ


I. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì ?
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và
nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ hình ảnh, giọng điệu.
Bài nghị luận cần phân tích những yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể xác đáng.
II. Đặc điểm của văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Đề bài của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường có những đặc điểm sau:
- Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ:
Người ra đề thường lựa chọn những vấn đề hoặc khía cạnh nổi bật của bài thơ.
Ví dụ: Phân tích hình ảnh người lính trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của
nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Dạng bài phân tích một đoạn thơ:
Người ra đề thường chọn đoạn thơ đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật nổi bật của
bài thơ.
Ví dụ: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về khổ thơ cuối cùng trong bài thơ “Mùa
xuân nho nhỏ” để làm rõ tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước.
– Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ:
Hình ảnh được lựa chọn phải giàu ý nghĩa biểu tượng và giá trị nội dung.
Ví dụ: Ba câu kết trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu với hình ảnh “Đầu súng
trăng treo” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp đẽ về cuộc đời người chiến sĩ.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu phân tích hình ảnh đặc sắc đó.
– Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ.
Hai ngữ liệu được lựa chọn sẽ có nét tương đồng, gần gũi.
Ví dụ: Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải có viết:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập trong hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Có những điểm gặp gỡ trong tư tưởng với nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Một khúc ca xuân”:
"Nếu là con chim, chiếc lá

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh


Lẽ nào có vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Em hãy so sánh hai khổ thơ trên để thấy được những điểm gặp gỡ của hai nhà thơ.
III. Yêu cầu cơ bản khi làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần có năng lực cảm thụ văn chương,
đồng thời phải nắm vững, thành thục phương pháp làm một bài văn nghị luận. Bài nghị luận về
đoạn thơ, bài thơ cần gắn với sự cảm thụ, bình giảng, chỉ ra những nhận xét, đánh giá cái hay,
cái đẹp cụ thể của tác phẩm (về nội dung cảm xúc, về ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu…)
Tìm hiểu phân tích thơ là một việc khó, đánh giá về thơ lại càng khó và phức tạp hơn bởi lẽ
thơ là sản phẩm của cảm xúc, trí tưởng tượng mang dấu ấn cá nhân. Quá trình tiếp nhận thơ ca
cũng đồng thời là một quá trình tiếp nhận mang tính chủ quan sâu sắc. Vì vậy, bài nghị luận cần
có sự kết hợp giữa việc trình bày hiểu biết về những “dấu ấn cá nhân” của tác giả, đồng thời
phải nói nên được những cảm nhận, đánh giá chủ quan của người viết.
Kiến thức thể hiện trong một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là kiến thức tổng hợp, kết
hợp của nhiều hiểu biết trong đó có hiểu biết về đặc trưng thể loại, về tác giả, về hoàn cảnh sáng
tác… Vấn đề bám sát vào đặc trưng thể loại thơ (đặc trưng về từ ngữ, hình ảnh, cách ngắt nhịp,
cấu tứ…) để phân tích nghị luận là rất quan trọng.
Khi giới thiệu bài thơ nên để ở phần mở bài với tên bài thơ. Để tìm hiểu giá trị bài thơ (bao
gồm giá trị nội dung và nghệ thuật). Học sinh có thể chọn cách phân tích cắt ngang (tức là theo
bố cục- các đoạn thơ), hoặc bổ dọc (tức là theo các ý trong bài thơ). Với cách phân tích thứ nhất,
cần nắm chắc bố cục của bài thơ, từ đó phân tích từng đoạn cho đến hết bài thơ. Còn cách thứ 2
trước hết cần bao quát được hệ thống ý (cũng có thể đó là những biểu hiện diễn biến cảm xúc
của nhân vật trữ tình), sau đó tập hợp phân tích những câu thơ có cùng nôi dung cảm xúc ấy.
Quá trình phân tích, cảm nhận phải theo một trình tự từ nghệ thuật đến nội dung. Đây là quá
trình đi ngược lại với quá trình sáng tác của nhà thơ, là quá trình trong việc góp phần thể hiện tư
tưởng chủ đề của tác phẩm. Người đọc tự giải mã những tín hiệu ngôn ngữ để tìm đến tư tưởng,
nội dung cảm xúc mà nhà thơ gửi gắm. Đồng thời cần đánh giá được vị trí vai trò của đoạn thơ.
Bài văn nghị luận cần có hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc, những luận cứ đúng đắn, sinh
động và lập luận thuyết phục. Lời văn bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần chuẩn xác trong
sáng, thể hiện rung cảm chân thành, tự nhiên của người viết.
Năng lực nghị luận thơ tuỳ thuộc rất lớn vào trình độ hiểu biết văn chương, kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ diễn đạt cũng như các thao tác, phương pháp, kiến thức lí luận...Viết bài văn nghị luận
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

đúng, trúng và hay bao giờ cũng dành cho người nắm được kĩ năng. Nghị luận thơ mà không có
phương pháp thì khó bề đặt chân đến bờ chân - thiện - mĩ của thi phẩm. Muốn vậy, Giáo viên
cần hiểu biết vững sâu về thơ, có nhiệm vụ cung cấp vốn kiến thức lí luận về thơ cho học sinh.
a. Ngôn ngữ Thơ
Ngôn ngữ trong thơ thường cô đọng, hàm súc lời ít ý nhiều mang dấu ấn riêng của mỗi người
nghệ sĩ. Ngôn ngữ thơ phải chính xác, giàu hình tượng và biểu cảm tạo nên tính họa, tính nhạc
trong thơ. Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn từ. Bởi vì mọi
nội dung cần thể hiện của tác phẩm văn học không có cách nào khác là nhờ vào hệ thống này.
“Văn học là nghệ thuật ngôn từ” do tầm quan trọng ấy mà người ta xem nhà văn nhà thơ là
người lao động chữ nghĩa. Không cần lý giải dài dòng vẫn thấy vai trò quan trọng của từ ngữ
thơ. Đó là những từ “sáng”, từ “đắt”, những “ nhãn tự” làm nên giá trị nội dung thơ .
Giáo viên cần chỉ ra cho hoc sinh chú ý không thoát li từ ngữ, phát hiện và phân tích từ ngữ thơ
bằng cách đặt ra các câu hỏi:
- Tại sao tác giả không dùng từ này mà lại là từ khác ?
Ví dụ :
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió xe”
(Sang Thu - Hữu Thỉnh)
- “Phả”: động từ có nghĩa là tỏa vào trộn lẫn. Người ta có thể dùng các từ: lan, tan, bay,
tỏa…thay cho từ “phả” nhưng cả bấy nhiêu từ không có cái nghĩa đột ngột bất ngờ...Từ
“phả“cho thấy mùi hương ổi ở độ đậm đặc nhất, thơm nồng quyến rũ hòa trong gió heo may lan
tỏa khắp không gian tạo nên mùi hương ngọt mát của những trái ổi chín vàng rộ, gợi ta liên
tưởng đến những khu vườn xum xuê trái ngọt ở nông thôn Bắc Bộ.
Hay câu thơ :
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật )
“chông chênh” là từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “chông chênh” gợi tư thế không bằng
phẳng, không chắc chắn, gợi sự nguy hiểm của người lính trên đường lái xe ra tuyền tuyến. Đây
là nét vẽ hiện thực được Phạm Tiến Duật tái hiện lại cuộc đời gian khổ của người lính lái xe
Trường Sơn. Trong hoàn cảnh chiến đấu cam go họ phải ăn - những bữa ăn vội vàng, xoàng
xĩnh, phải ngủ - những giấc ngủ tranh thủ, ngắn ngủi trên xe hay dọc đường đi giữa làn mưa
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

bom bão đạn quân thù…Song từ: “chông chênh”còn gợi tả phong thái ung dung của người lính.
Bom đạn của quân thù không thể hủy diệt sự sống ngược lại sự sống không chỉ tồn tại mà còn
tồn tại bất diệt trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang, tư thế của người chiến thắng của chính
nghĩa… Như vậy, từ ngữ thơ mang thần thái của thi phẩm và tài năng thơ của người sáng tác.
b. Hình ảnh thơ :
Hình ảnh thơ không phải là tổng số của nhiều hình ảnh mà chính sự chọn lọc những hình ảnh có
giá trị biểu cảm, giàu sức gợi có tính hàm xúc, thể hiện tư tưởng, tinh thần, cá tính sáng tạo của
người nghệ sĩ.
Khi giảng văn, giáo viên gợi cho học sinh nhận ra đâu là hình ảnh cần phân tích, cảm nhận .
Ví dụ : Viết về mùa xuân, Nguyễn Du đã miêu tả hình ảnh nào?
Cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân qua các hình ảnh ấy?
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du )
Viết về Mùa xuân chỉ bằng hai câu thơ tuyệt bút, Nguyễn Du đã phác họa bức tranh xuân tươi
tắn, tràn ngập ánh sáng, màu sắc. Hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: thảm cỏ non xanh vô tận
chân trời là gam nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy, điểm xuyết vài bông hoa lê
trắng, màu sắc hài hòa tới mức tuyệt đối: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong
trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, tinh khiết (vài bông hoa trắng ). Chữ “ điểm”làm cho cảnh
vật trở nên sinh động chứ không tĩnh tại.
c. Giọng điệu:
“Giọng điệu trong thơ là một phương diện biểu hiện quá trình chủ thể sáng tạo. Giọng điệu thể
hiện thái độ lập trường, cách nhìn của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến”(Thuật ngữ
văn học )
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận ra giọng điệu của từng nhà thơ qua đọc hiểu văn bản để thấy
được phong cách sáng tác, cái khác biệt của người nghệ sĩ. Từ đó nhận ra đặc điểm âm hưởng
thơ của một thời đại văn học, một giai đoạn lịch sử dân tộc, cốt cách tâm hồn một lớp thế hệ,
một địa phương. Giọng điệu được thể hiện qua nhịp thơ, ngôn ngữ thơ và nội dung thơ...
Ví dụ : Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang tính khẩu ngữ, đậm chất lính tráng, khoẻ khoắn, dạt
dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng.
“Không có kính, ừ thì có bụi.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Bụi phun tóc trắng như người già.


Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc.
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.
( Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
Giọng điệu thơ Thanh Hải tha thiết, trìu mến, trữ tình như hồn phách con người cố đô:
“Ơi con chim chiền chiện.
Hót chi mà vang trời.
Từng giọt long lanh rơi.
Tôi đưa tay tôi hứng.”
(Mùa Xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Thơ Viễn Phương chân thành, nhẹ nhàng, giọng điệu trang trọng và thiết tha tinh tế, giàu cảm
xúc. Thơ Y Phương đẹp như một bức tranh thổ cẩm nhiều màu sắc, mang cái hồn cái vía của
con người vùng cao. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà thường khai thác những kỉ niệm và mơ
ước của tuổi trẻ nên rất gần gũi với người đọc.... Nắm được đặc điểm giọng điệu của từng nhà
thơ, làm rõ đặc điểm đó qua văn bản đôi khi chỉ cần một khổ thơ cũng đủ minh chứng cho
phong cách thơ tác giả ấy.
d. Biện pháp tu từ:
Muốn làm bài văn phân tích thơ đúng, hay và sâu, học sinh phải có kiến thức vững về tiếng việt,
nhận biết và cảm được vai trò của biện pháp tu từ trong việc diễn đạt nội dung thơ. Các biện
pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ
văn học. Phân tích biện pháp tu từ chính là chỉ ra 6 tính hiệu quả của cách viết, cách nói ấy chứ
không đơn thuần là gọi được tên, liệt kê các biện pháp mà nhà thơ sử dụng.
Giáo viên cung cấp kiến thức khái niệm lí luận về các biện pháp tu từ trên kết hợp với dẫn
chúng cụ thể, giao bài tập thực hành kiểm tra đánh giá kết quả (kiến thức về biện pháp tu từ các
em đã học từ lớp 6,7,8 vì vậy thông qua các tiết giảng văn giáo viên lồng ghép để khắc sâu kiến
thức thêm.)
* Ví dụ về biện pháp tu từ so sánh:
Biện pháp nghệ thuật này khá phổ biến trong thơ. Thế mạnh của biện pháp so sánh góp phần gợi
ra trí tưởng tượng của người đọc những hình ảnh cụ thể, những liên tưởng thú vị, chính xác về
đối tượng được nói đến.
Ví dụ: Nguyễn Du sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả không khí tết Thanh minh?

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu thơ:
“Ngựa xe như nước, áo quần như nêm”
(Truyện Kiều -Nguyễn Du)
- “Ngựa xe như nước’, Nguyễn Du mượn dòng nước để tả dòng ngựa xe tấp nập trong tết thanh
minh. “Quần áo” là hình ảnh hoán dụ chỉ con người. Câu thơ đã diễn tả không khí nhộn nhịp của
tết thanh minh. Người đông đúc, san sát với nhau, còn ngựa xe thì tấp nập trên mọi ngả đường.
Cái vui chung hướng ngoại ấy làm nền cho cái buồn riêng của Kiều (khi Kiều gặp mộ Đạm Tiên
và được Đạm Tiên báo mộng).
Ví dụ: Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Cảnh mặt trời lặn
được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng
hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống.
Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống là tấm cửa
khổng lồ, những lượn sóng là then cài cửa. Bóng tối dần bao trùm nhưng biển cả không kì bí mà
đẹp đẽ, thân thiện, là người bạn lớn của con người.
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
Câu hát căng buồn cùng gió khơi”.
Đoàn thuyền chứ không phải chỉ một con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ
“lại”vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài thường xuyên, thói quen thành nề
nếp, vừa thể hiện sự đối lập đất trời đi vào trạng thái nghỉ ngơi cũng là lúc bắt đầu công việc của
người ngư dân. Tác giả đã vẽ nên một hình ảnh khỏe, gắn kết ba sự vật: Câu hát, cánh buồm và
gió khơi. Người ngư dân căng buồm và cất câu hát lên, nhà thơ có cảm giác như chính câu hát
đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động được
làm chủ biển trời quê hương đất nước trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh
buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.

IV. Phương pháp, kỹ năng làm văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
a. Tìm hiểu đề: Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng nhưng từ xưa đến nay nhiều khi học sinh
thường bỏ qua dẫn đến tình trạng làm lệch hướng, lạc thể loại của đề bài yêu cầu (lạc đề). Vậy,
chúng ta phải làm thế nào?
- Xác định thể loại, kiểu bài nghị luận? (chú ý từ: suy nghĩ, phân tích, cảm nhận để thực hiện
đúng phương pháp làm bài)

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Tìm nội dung bàn luận? (Nội dung và nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ? Hoặc nét đặc sắc về nghệ
thuật trong bài thơ...hay một khía cạnh nào đó của bài thơ, đoạn thơ)
- Tìm phạm vi kiến thức để phục vụ cho vấn đề bàn luận mà đề yêu cầu? (tác phẩm nào? Của ai?
Hoặc kiến thức thuộc lĩnh vực nào?...
Ví dụ:
Đề bài: Phân tích cái hay, cái đẹp của đoạn thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
………………………………
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
(“Viếng lăng Bác”-Viễn Phương)
* Đề bài trên thuộc thể loại nghị luận gì?
- Nghị luận về một đoạn thơ.
* Nội dung nghị luận là vấn đề gì?
- Phân tích nội dung của đoạn thơ thông qua các từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tư từ.
* Phạm vi kiến thức nằm ở tác phẩm nào?
- Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
b. Tìm ý: Tức là tìm những ý chính cần triển khai trong bài văn
- Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ phải tìm hiểu nhà thơ, cuộc đời sự nghiệp, phong cách sáng tác,
hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đặc biệt phải bám sát bố cục của bài để tìm luận điểm.
- Một bài nghị luận tác phẩm văn học nói chung và nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nói riêng cần
phải xác định rõ ràng các ý có bản của đề bài qua đó giúp người viết trình bày theo từng ý sao
cho hợp lý nhất. Sau khi đọc kĩ bài thơ, đoạn thơ, khám phá ra được cái hay, cái đẹp, cái đăc sắc
trong từng yếu tố nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ, HS tự đặt ra và trả lời những câu
hỏi để có những ý lớn, ý nhỏ…. của bài văn .
Dưới đây là các dạng câu hỏi gợi ý, giúp HS tìm ý :
- Bước 1: Tìm hiểu về tác giả:
Nêu vài nét về tác giả? (Tên, quê quán, sự nghiệp sáng tác…)
- Bước 2: Hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xác định vị trí đoạn trích, nêu khái quát nội dung:
Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm?


Nêu khái quát nội dung bài thơ, đoạn thơ?
- Bước 3: Tìm hiểu về nội dung những từ ngữ, hình ảnh :
Xác định nội dung chính của đoạn thơ, bài thơ là gì?
Trong đoạn thơ, bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh nào đặc sắc?
Hình ảnh, từ ngữ nào toát nên vẻ đẹp của đoạn thơ, bài thơ?
- Bước 4: Tìm hiểu về nghệ thuật:
Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ?
- Bước 5: Khẳng định sự thành công của đoạn thơ, bài thơ:
Tác phẩm đem lại cho chúng ta điều gì?

Dưới đây là các dạng câu hỏi gợi ý, giúp HS tìm ý một đề cụ thể:
b.1. Những câu hỏi về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác?
* Tác giả của đoạn thơ, bài thơ sẽ nghị luận là ai? Có những nét gì nổi bật trong cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác? Sống trong thời kì nào? Có nét riêng, nét độc đáo gì về phong cách cá nhân?
(Chuyên sáng tác về mảng đề tài nào? Sự nghiệp sáng tác ra sao?)
VD: Viễn Phương quê ở An Giang là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ. Thơ viễn Phương mang giọng điệu thiết tha, giàu tình cảm….
* Bài thơ, đoạn trên được trích từ đâu? Được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Tác phẩm được
đánh giá như thế nào? Có phải là tác phẩm tiêu biểu cho sự sáng tác văn chương của tác giả
không? …
VD: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976, khi đất nước vừa được thống nhất và
lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành. Hai khổ thơ trên nằm ở vị trí đầu bài thơ diễn tả
cảm xúc chân thành thiết tha nhất khi tác giả đứng trước không gian và cảnh vật bên ngoài lăng
Bác
b.2. Câu hỏi tìm giá trị nội dung:
* Ý nghĩa cụ thể, ý nghĩa khái quát của từng đoạn thơ là gì? Những ý nào tập trung biểu hiện
chủ đề, tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ? Nội dung đó được thể hiện được những hình ảnh và
ngôn ngữ tiêu biểu nào? Có giá trị nhân văn như thế nào?
VD:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Cảm xúc và sự tôn kính trang nghiêm của tác giả khi đứng trước lăng Bác:
+ Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: “ mặt trời” => để ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ
(như mặt trời) vừa thể hiện sự tôn kính của nhà thơ và nhân dân với Bác.
+ Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ với bao xúc động bồi hồi trong lòng tiếc thương
kính cẩn và nặng trĩu nỗi nhớ thương…..
+ “Dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng…..
- Diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng Bác:
+ Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong
lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả bằng hình ảnh thơ giản dị: “ Bác nằm trong…trăng sáng dịu
hiền”. => Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ
trong trẻo…. Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. => Đó
là giấc ngủ vĩnh hằng của con người cống hiến …
=> Gam màu khổ thơ ba không rực rỡ chói lọi như khổ hai mà trở nên dịu dàng, mềm mại… gợi
nên hình ảnh Người gắn bó với thiên nhiên, với vầng trăng…. gợi tả tâm hồn cao đẹp sáng trong
của Người…
+ Cảm xúc ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi đau xót không thể kìm nén: “Vẫn
biết trời……. trong tim”
=> Trời xanh, mặt trời, vầng trăng là hình ảnh vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng…ẩn dụ gợi suy ngẫm về
cái cao cả, vĩ đại, bất diệt và trường tồn của Bác…. Người đã hoá thân vào thiên nhiên đất nước,
dân tộc Việt Nam.
=> Dù tin như vậy, trái tim nhà thơ vẫn nhói đau. Đó là nỗi đau vô hạn, rất thật, nỗi đau tinh
thần được cụ thể hoá thành nỗi đâu vật chất….

b.3. Câu hỏi tìm giá trị nghệ thuật:


* Bài thơ, đoạn thơ được viết theo thể loại nào? Nhịp điệu, ngôn ngữ, giọng điệu ra sao? Hình
ảnh, biện pháp tu từ gì?
- Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ, nhịp điệu 2/2/2/2 chậm rãi kết hợp với hình ảnh ẩn dụ đã
thể hiện sự trang nghiêm thành kính phù hợp với tình cảm, cảm xúc vừa sâu lắng vừa tự hào thể
hiện đúng tâm trạng xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.
b.4. Câu hỏi gợi mở:
* Có thể so sánh, đối chiếu với những tác giả, tác phẩm nào để phân tích tác phẩm được sâu

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

rộng, toàn diện hơn?


- Liên hệ với các tác phẩm khác …
Với những câu hỏi đó, không thể nào GV giảng giải một cách cặn kẽ, tỉ mỉ trong quá trình phân
tích một đề bài trên lớp. Do đó, đòi hỏi người GV phải biết chọn lựa nhưng câu hỏi tìm ý cho
phù hợp, có tác dụng khơi nguồn cảm xúc cho các em HS, giúp cho các em HS biết cách khám
phá, tiếp cận tác phẩm. Với những câu hỏi tìm ý gợi mở trên, HS có thể tự tìm và trả lời các câu
hỏi tìm ý cho bất kì đề bài văn nghị luận nào.
Sau khi đã có được ý, bước kế tiếp GV phải hướng dẫn cho các em biết cách sắp xếp các ý (luận
điểm, luận cứ, luận chứng …..) theo một trình tự hợp lí. Việc làm này gọi là lập dàn ý.
2. Lập dàn bài.
Lập dàn ý là khâu rất quan trọng để sắp xếp các ý đã tìm được ở bước tìm ý theo một trình tự
thích hợp lí và xác định mức độ trình bày mỗi ý theo tỉ lệ thoả đáng giữa các ý.
Bố cục của bài văn nghị luận gồm 3 phần rõ ràng:
* Mở bài: Giới thiệu được đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nhận xét, đánh giá của mình.( Nếu
phân tích đoạn thơ nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc
của nó)
* Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn
thơ, bài thơ.
* Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
Điểm lưu ý trong cách làm bài văn nghị luận là trong bài văn không phải bao giờ các ý cũng
được trình bày dàn đều nhau mà nên có chỗ nhấn, lướt có trọng tâm tránh lan man. Cho nên,
ngay ở khâu lập dàn ý, sau khi sắp xếp ý, ta nên cân nhắc, định trước tỉ lệ dành cho mỗi ý trong
bài để chủ động xây dựng một bài văn cân đối, có chiều sâu, tạo được điểm nhấn hấp dẫn, lôi
cuốn người đọc. Thông thường ý được nói kĩ là trọng tâm. Ví như với đề bài:
Ví dụ:
Đề bài: Phân tích cái hay của đoạn thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
………………………………
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
(“Viếng lăng Bác”- Viễn Phương)
GV có thể hướng dẫn HS lập dàn bài như sau:
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

A. Mở bài:
* Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả và sự nghiệp sáng tác Viễn Phương?
- Viễn Phương quê ở An Giang là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ. Thơ viễn Phương mang giọng điệu nhỏ nhẹ, giầu tình cảm ….
* Nêu hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm và vị trí đoạn trích? (Hoặc là nhận định về nội
dung bài thơ?)
Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976, khi đất nước vừa được thống nhất và lăng
chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành. Bài thơ thể hiện tấm lòng thành kính và niềm xúc
động sâu sắc của nhà thơ và mọi người với Bác. Hai khổ thơ trên nằm ở giữa bài thơ diễn tả cảm
xúc chân thành thiết tha nhất khi tác giả đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng Bác
đồng thời diễn tả cảm xúc và suy nghĩ khi vào trong lăng Bác
B. Thân bài:
- Lần lượt phân tích trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về giá trị nội dung và nghệ
thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Dựa vào bố cục bài thơ để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ.
Với đề bài này, chúng ta phải triển khai những luận điểm và tương ứng với những luận cứ dưới
dạng những câu hỏi sau sau:
* Trong hai đoạn thơ trên được trình bày những luận điểm nổi bật nào? Những luận điểm đó
được trình bày bằng những luận cứ nào?
- Luận điểm 1: Cảm xúc của tác giả trước dòng người vào lăng viếng Bác (khổ thơ 2)
+ Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: “mặt trời” -> để ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ (như
mặt trời) vừa thể hiện sự tôn kính của nhà thơ và nhân dân với Bác.
+ Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” với bao xúc động bồi hồi trong lòng tiếc thương
kính cẩn và nặng trĩu nỗi nhớ thương…Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác kết thành tràng
hoa vô tận là hình ảnh ẩn dụ đẹp, sáng tạo của nhà thơ…
+ “Dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trương…..
- Luận điểm 2: Diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng Bác:
+ Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong
lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả bằng hình ảnh thơ giản dị: “Bác nằm trong…trăng sáng dịu
hiền” => Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ
trong trẻo….Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền => Đó là

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

giấc ngủ vĩnh hằng của con người cống hiến …


=> Gam màu khổ thơ ba không rực rỡ chói lọi như khổ 2 mà trở nên dịu dàng, mềm mại…..gợi
nên hình ảnh Người gắn bó với thiên nhiên, với vầng trăng…. gợi tả tâm hồn cao đẹp sáng trong
của Người…
+ Cảm xúc ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi đau xót không thể kìm nén: “Vẫn
biết trời…trong tim”
=> Trời xanh, mặt trời, vầng trăng là hình ảnh vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng…ẩn dụ gợi suy ngẫm về
cái cao cả, vĩ đại, bất diệt và trường tồn của Bác…..Người đã hoá thân vào thiên nhiên đất nước,
dân tộcVN
=> Dù tin như vậy, trái tim nhà thơ vẫn nhói đau. Đó là nỗi đau vô hạn, rất thật, nỗi đau tinh
thần được cụ thể hoá thành nỗi đâu vật chất…
* Em có nhận xét gì nghệ thuật và nội dung của tác phẩm?
- Luận điểm 3: Đánh giá:
+ Nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ, nhịp điệu 2/2/2/2, nhịp thơ chậm rãi, giọng
thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót, tự hào kết hợp cả hình ảnh thực và ẩn dụ,
hoán dụ có ý nghĩa khái quát cao đã diễn tả tình cảm, cảm xúc vừa sâu lắng vừa tự hào thể hiện
đúng tâm trạng xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.
+ Nội dung: Hai khổ thơ với hình ảnh đẹp, ngôn ngữ trong sáng đã diễn tả được cảm xúc đau
xót, chân thành thiết tha và sâu lắng của nhà thơ khi vào thăm lăng Bác.
C. Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Người viết dựa vào việc phân tích giá trị, nét đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ để đánh giá tổng quát
về nội dung bình luận, phân tích. Và đưa ra ý kiến của riêng mình về giá trị bài thơ.
3. Viết bài.
- Khi thực hiện bước này, nhất thiết người viết phải bám sát vào dàn bài đã lập để triển khai hệ
thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Về hình thức bài văn: Bố cục của bài viết, các đoạn trong bài phải được trình bày theo trình tự
lô gíc, có sự liên kết chặt chẽ cả nội dung lẫn hình thức, các câu trong đoạn phải thống nhất với
nội dung của đoạn. Các đoạn trong bài được trình bày theo các cách lập luận (diễn dịch, quy nạp,
tổng phân hợp, song hành…)
- Về nội dung của bài văn: tùy từng yêu cầu của đề bài và phần dàn ý đã lập mà chúng ta triển
khai các luận điểm rõ ràng. Tránh tình trạng diễn nôm bài thơ. Từ dàn ý đã có sẵn, các em có thể
viết thành đoạn, thành bài. Các em được GV hướng dẫn viết từng đoạn tiêu biểu: đoạn mở bài,
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

đoạn thân bài, đoạn kết bài


* Đoạn mở bài: là đoạn văn khởi đầu của bất cứ bài văn nào. Nó là đoạn giới thiệu vấn đề được
nghị luận trong bài văn, đồng thời khơi gợi, lôi cuốn người đọc sự chú ý đối với vấn đề đó.
+ Nguyên tắc mở bài:
- Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài
- Chỉ được phép nêu những ý khái quát (HS không được lấn sang phần thân bài: giảng giải,
minh hoạ hay nhận xét, đánh giá ý kiến nêu trong đề bài.
Có rất nhiều cách mở bài. Tuỳ dụng ý của người làm mà có thể vận dụng một trong những cách
sau đây:
- Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay vấn đề cần nghị luận (còn gọi là trực khởi)
- Mở bài gián tiếp: Nêu ra những ý kiến có liên quan đến vấn đề cần nghị luận (từ khái quát đến
cụ thể, so sánh đối chiếu, tương đồng, tương phản….)
=> Sau đây là mấy cách mở bài tham khảo cho đề bài:
Đề bài: Phân tích cái hay, cái đẹp của đoạn thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
…………………………………
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
(“Viếng lăng Bác”- Viễn Phương)
=> Cách trực tiếp:
* Mở bài: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già đáng kính của cả dân tộc Việt Nam. Vì thế, sự
ra đi của Bác là một sự mất mát to lớn của toàn thể dân tộc. Đã có rất nhiều vần thơ thể hiện
lòng nhớ thương của những người con Việt Nam đối với Bác. Tuy là một bài thơ ra đời khá
muộn, nhưng "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương vẫn để lại trong lòng người đọc những cảm
xúc sâu lắng, bởi đó là tình cảm của một người con miền Nam lần đầu được gặp Bác. Bài thơ là
một lời tâm sự thiết tha, là nỗi lòng thành kính và tha thiết của một người con Miền Nam đối với
Bác Hồ. Hai khổ thơ đầu bài thơ là cảm xúc chân thành, thiết tha của nhà thơ khi đứng trước
lăng Bác .
=> Cách gián tiếp:
* Mở bài: Viễn Phương quê ở tỉnh An Giang là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ông với giọng điệu nhỏ nhẹ giàu tình cảm cảm xúc và chất thơ
mộng ngay trong hoàn cảnh ác liệt của chiến trường. “Viếng lăng Bác”(1976), với giọng điệu
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

trang trọng và thiết tha nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, bài thơ đã thể hiện lòng thành kính
trang nghiêm và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với người cha vô cùng
kính yêu đã đi xa. Hai khổ thơ nằm ở phần đầu của bài thơ đã diễn tả cảm xúc chân thành của
tác giả khi đứng trước lăng Bác.
Sau khi đã hướng dẫn cụ thể cho HS các cách mở bài trên, GV tiến hành cho HS rèn viết đoạn
mở bài và tin chắc rằng HS sẽ viết tốt.
Bước kế tiếp, GVsẽ hướng dẫn HS viết phần thân bài (gồm nhiều đoạn, GV có thể chọn cho HS
viết một đoạn tiêu biểu )
* Đoạn thân bài:
Trước hết, GV nên xác định vai trò của phần thân bài cho HS nhận thức đầy đủ tầm quan trọng
của nó trong một bài văn. Phần thân bài sẽ lần lượt trình bày, nhận xét, đánh giá về những từ
ngữ, hình ảnh tín hiệu ngôn từ ở từng câu thơ, hình ảnh… các luận điểm của vấn đề được đặt ra
trong đề bài ( thực hiện vừa đủ, không thiếu, không thừa các nhiệm vụ đã đề ra ỏ phần mở bài ).
Ở từng luận điểm, cần phân tích những từ ngữ, hình ảnh cụ thể, biện pháp tu từ chính xác bằng
những dẫn chứng sinh động trong đoạn thơ. Phần thân bài là tập hợp của các đoạn văn. Mỗi
đoạn văn chứa một luận điểm hoặc nhiều đoạn văn trình bày một luận điểm. Cách viết các đoạn
văn bao gồm những cách sau: Quy nạp, diễn dịch, móc xích và song hành…
Giữa các luận điểm, đoạn văn cần có sự liên kết, chuyển tiếp một cách linh hoạt, uyển chuyển,
tránh gò bó, máy móc, công thức.
Dưới đây là một trong những đoạn thân bài của đề bài
Đề bài: Phân tích cái hay của đoạn thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
……………………………
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
(“Viếng lăng Bác”- Viễn Phương)
* Thân bài: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác:
- Khổ 2: Sự tôn kính của tác giả khi đứng trước lăng Bác: Sương tan Mặt trời dần lên cao và
hình ảnh mặt trời gợi trong lòng tác giả những liên tưởng mới mẻ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Hai câu thơ sóng nhau, hô ứng nhau với hai hình ảnh “mặt trời”. Một “mặt trời” thiên nhiên rực
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

rỡ vĩnh hằng và một “mặt trời” trong lăng rất đỏ - hình ảnh Bác Hồ vĩ đại. “Mặt trời” của thiên
nhiên thì đem lại ánh sáng ban ngày và sự sống cho trái đất. Còn “mặt trời” trong lăng rất đỏ,
một “mặt trời” vẫn toả sáng mạnh mẽ rực rỡ là hình ảnh ẩn dụ nói được một cách sâu sắc vẻ đẹp,
sức sống và ý nghĩa của cuộc đời Bác đối với dân tộc, với thế giới. Người là ánh sáng soi đường
đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Màu sắc rất đỏ đã làm câu thơ có hình ảnh
đẹp và ấn tượng sâu xa hơn nó gợi lên trái tim đầy nhiệt huyết vì lí tưởng cách mạng và lòng
yêu nước nồng nàn của Bác: “Bác ơi Tim Bác mênh mông thế - ôm mọi giang sơn ôm mọi kiếp
người”(Tố Hữu) Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ như mặt trời cách mạng) đặt
Bác sánh ngang với mặt trời thiên nhiên là hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo của Viễn Phương. Cách
nói đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính ngưỡng mộ và biết ơn đối
với Bác.
Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng mười chín mùa xuân”.
Hai câu thơ với nhịp thơ chậm rãi, giọng điệu thành kính trang nghiêm. Điệp ngữ “ngày
ngày”(hai lần) gây cảm giác một thời gian vô tận vĩnh viễn như tấm lòng nhân dân không nguôi
nhớ Bác. Cũng trong cái vĩnh viễn của thời gian ấy còn là lòng thương nhớ vô tận của con người
Việt Nam và nhân loại. Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là hình ảnh thực: Những dòng
người từ khắp nơi trên đất nước và thế giới về đây chiêm ngưỡng, tưởng niệm Bác mà đi trong
bao xúc động bồi hồi, lòng tiếc thương, kính cẩn và nặng trĩu nỗi nhớ thương. Từng đoàn người
di chuyển từ phía sau lăng, vòng ra trước, quay vào chính diện lăng tạo thành một vòng tròn
khiến nhà thơ liên tưởng đến “tràng hoa”. Điều đáng lưu ý là vòng hoa dùng để viếng người đã
khuất còn ở đây “tràng hoa” để “dâng bảy mươi chín mùa xuân”. Từ “dâng” gói gém bao tình
cảm tri ân nghĩa tình. Nhà thơ không nói 79 tuổi mà nói “bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh
hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng nói về cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, một cuộc đời
tươi đẹp mang đến cho đời bao hạnh phúc ngọt ngào. Và “tràng hoa” trong thơ Viễn Phương có
ý nghĩa thật đặc biệt nó được kết bằng lòng ngưỡng mộ, nhớ thương Bác một cách chân thành
và sâu sắc.
Bên trên chỉ là một đoạn tiêu biểu của phần thân bài (gồm nhiều đoạn), GV có thể hướng dẫn
HS viết các đoạn khác nhau của các đề khác. Dù là đoạn văn nào thì GV cũng phải phân tích
cho HS thấy rõ các tín hiệu nghệ thuật được phản ánh trong bài thơ hay đoạn thơ cách trình bày
nội dung một đoạn văn.
* Kết bài:
Đoạn kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài. Chỉ nêu những ý nhận
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

xét, đánh giá khái quát, không trình bày lan man hay lặp lại ý diễn giải, minh hoạ, cụ thể, chi tiết.
Cũng không nên lặp lại nguyên văn lời lẽ của phần mở bài . Khác với mở bài, phần kết bài thiên
về đánh giá, tổng kết vấn đề.
Có nhiều cách kết bài khác nhau, tuỳ theo dụng ý của người viết. Có khi kết bài là tóm tắt,
khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Có khi kết bài là tổng hợp những cảm
nhận sâu sắc về tác giả, tác phẩm . Có khi kết bài lại là liên tưởng đến các vấn đề khác có liên
quan.
Thế nên, để hướng dẫn HS viết được những kết bài sâu sắc, người GV cần phải giúp HS nhận
thức được tầm quan trọng của đoạn kết bài (không chỉ khép lại, hoàn chỉnh bài văn mà còn làm
cho bài văn thêm khái quát, nâng cao về mọi mặt: tư tưởng, tình cảm, chủ đề, quan niệm sống
tốt đẹp …

Dưới đây là một trong những đoạn kết bài của đề bài
Đề bài: Phân tích cái hay của đoạn thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
………………………………...
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
(“Viếng lăng Bác”- Viễn Phương)
GV có thể giới thiệu cho HS tham khảo.
=> Cách 1:
“Viếng lăng Bác” là một trong những bài thơ viết muộn màng, rất lâu, sau ngày chủ tịch HCM
qua đời, sau hàng nghìn bài thơ viết về nỗi đau mất Bác. Thế nhưng, bài thơ vẫn tìm cho mình
một tiếng nói riêng. Cái mới ấy xuất phát từ tấm lòng chân thành của nhà thơ, nguyên nhân chủ
yếu tạo nên thành công của bài thơ chính là điều đó.
=> Cách 2:
Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết.
Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện
một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân
dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng. Bài
thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của
cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị-
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời cho đất nước.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

“Chỉ biết quên mình cho hết thảy


Như dòng sông chảy nặng phù sa”
4. Đọc và sửa lỗi.
Đây là bước cuối cùng khi hoàn thiện bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Người viết phải có
thói quen rà soát lại bài làm của mình để sửa lỗi về nội dung lẫn hình thức.
Về nội dung, người viết phải soát lại hệ thống luận điểm, luận cứ.
Về hình thức, người viết phải soát lại bố cục, các đoạn văn, các câu văn diễn đạt, lỗi chính tả
thường mắc phải.
Có thể nói, hướng dẫn học sinh cách làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ tức là đi tìm và
khám phá ra cái hay, cái đẹp trong văn chương nghệ thuật. Từ khâu tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý,
viết đoạn và liên kết đoạn là cả một quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo. Giúp các em hiểu ra
chân lí ấy sẽ là con đường ngắn nhất hướng các em yêu thích văn chương và có hứng thú khi
làm bài tập làm văn kiểu bài nghị luận về tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng.
Với tâm huyết giảng dạy thật tốt kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ và qua tích luỹ một vài
kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn, tôi đã
giúp học sinh của các lớp do chính tôi trực tiếp giảng dạy đạt được kết quả tốt trong các kì kiểm
tra học kì II và thi Tuyển vào lớp 10 luôn đảm bảo chỉ tiêu chất lượng từ 75% trở lên và chất
lượng năm sau cao hơn năm trước.
Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề; khai thác được ý hay, ý sâu sắc;
phân tích tinh tế, có cảm xúc, biết tìm tòi và sáng tạo mang phong cách riêng, không còn gượng
ép, máy móc hay khuôn sáo. Rất ít bài làm sơ lược, ý nghèo nàn hoặc không tìm được ý. Chính
hiệu quả đạt được trên, đã động viên, thôi thúc tôi hoàn thành kinh nghiệm giảng dạy này.

V. Dàn ý chung bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. Mở bài:
● Giới thiệu sơ lược về tác giả: tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác,
phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn
văn học và nền văn học dân tộc.
● Giới thiệu tổng quát về bài thơ: hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn
thơ/bài thơ. Dẫn vào đoạn thơ, bài thơ cần phân tích: trích lại bài thơ (nếu ngắn) còn khổ
thơ thì phải ghi lại tất cả.
II. Thân bài:
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

– Khái quát về vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ
– Phân tích bài thơ/đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp
tu từ, v.v. trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy
được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cảu bài thơ. Lưu ý: nên phân tích từ
nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ có trong bài thơ, hoàn cảnh ra đời,
phong cách sáng tác của tác giả để tránh suy diễn miên man, không chính xác, cụ thể:
– Phân tích khổ thơ thứ nhất:
● Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất: (Trích thơ)
● Áp dụng các thủ pháp phân tích thơ để phân tích những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ
thuật tu từ, nhịp điệu, v.v. trong từng câu thơ; giải mã những từ ngữ, hình ảnh đó có ý
nghĩa gì, nó hay, đặc sắc ở chỗ nào.
● Liên hệ, so sánh với những bài thơ cùng chủ dề.
● Chuyển sang khổ thứ hai.
– Phân tích khổ thơ thứ hai:
● Cách làm bốn bước tương tự khổ thứ nhất.
● Rồi cứ tiếp tục như thế đến hết bài.
(Lưu ý: đôi khi có thể phân tích hai khổ thơ cùng một lúc nếu hai khổ thơ cùng một ý nghĩa)
– Nhận xét đánh giá bài thơ:
● Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ. (Nét đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì?
Thành công/hạn chế?)
● Đánh giá về nghệ thuật. (Thành công/hạn chế?)
● Đánh giá về phong cách tác giả. (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể
nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn
đàn lúc bấy giờ).
III. Kết bài:
● Khẳng định lại toàn bộ gia trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
● Liên hệ bản thân (nếu có).
---------------------------------

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

KÝ DUYÊT CỦA BAN GIÁM HIÊU: KÝ DUYÊT CỦA TÔ TRƯƠNG :

Xem tiếp tài liệu tại: https://vndoc.com/tai-lieu-hoc-tap-lop-9

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188

You might also like