You are on page 1of 5

1.

Cuộc đời và thời đại của Nguyễn Du:


1.1 Cuộc đời:
- Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Nguyễn Du là người thông minh, học
rộng, có kiến thức uyên bác. Ông vốn sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc trong
xã hội đương thời. Tuy sống trong một gia đình quyền quý nhưng Nguyễn Du lại sớm
chịu ảnh hưởng của thời cuộc. Ông đã sớm nếm trải cuộc sống lưu lạc, đói khổ từ rất
sớm. Nguyễn Du phải chịu cảnh đau khổ của một cuộc sống mười năm gió bụi nơi quê vợ
và sáu năm sống thiếu thốn bệnh tật quê cha. Nhưng trong thời gian này, Nguyễn Du lại
được dịp sống gần gũi với quần chúng, có dịp hiểu biết sâu hơn về cuộc sống của quần
chúng lao động - ngọn nguồn của mọi giá trị dân tộc.
- Năm 1802, Nguyễn Du được vua Gia Long cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Đây mới
thật sự là một mấu chốt quan trọng ảnh hưởng đến thế giới quan cũng như các sáng tác
của Nguyễn Du và đặc biệt là tình cảm của ông dành cho thân phận người phụ nữ trong
xã hội phong kiến. Nguyễn Du đã có dịp chứng kiến biết bao cảnh lầm than, “những điều
trông thấy mà đau đớn lòng”, không chỉ trong nước mà cả nơi nước bạn. Chính lần đi xứ
này đã bồi đắp cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú giúp Nguyễn Du nhận ra bộ mặt
thật của bọn quyền quý, của xã hội phong kiến. Và đặc biệt từ lần đi sứ này đã tạo cảm
hứng để Nguyễn Du sáng tác nên một thi phẩm Truyện Kiều sau này.

1.2 Thời đại:


- Nguyễn Du đã sống vào thời đại có nhiều biến động nhất trong lịch sử xã hội Việt Nam.
Cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Du cũng như các nhà nho khác rơi vào sự
bế tắc tuyệt vọng.
- Ông là một trong những nhà nho tiến bộ đương thời, với mười sáu năm sống lưu lạc tha
phương, bao phen sống gió Nguyễn Du đã có dịp tiếp thu được trào lưu nhân văn của thời
đại và phát huy nó đúng theo tinh thần thời đại. Đó là một việc mà không phải nhà nho
nào cũng có thể làm được trong xã hội đương thời.
(https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/5/Lu%E1%BA%ADn%20v
%C4%83n.pdf)

2. Số phận, thân phận người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Du:
Trong toàn bộ thơ văn chữ Hán, chữ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Du, có một kiểu, loại
hình tượng nghệ thuật đặc biệt được ông thể hiện với cảm hứng thi ca và nghiệm sinh sâu
sắc – đó là những người phụ nữ Tài – Sắc mà số phận bất hạnh, những “má hồng phận
mỏng”, những giai nhân bạc mệnh, “hồng nhan đa truân”, phải chịu số phận “Tài Mệnh
tương đố” với lời nguyền ác nghiệt: “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”…
- Nguyễn Du viết rất nhiều về người phụ nữ. Sáng tác quy mô, đổ sộ nhất của ông –
Truyện Kiều là sáng tác viết về người phụ nữ. Ngoài ra chúng ta còn có thể kể đến các
bài ca, bài thơ khác như Long Thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành..
Đặc điểm chung của những tác phẩm này là khắc họa người phụ nữ mang những vẻ đẹp
về cả ngoại hình lẫn phẩm chất. Họ là những người tài sắc vẹn toàn, nhan sắc lúc thì chim
sa cá lặn, lúc tuy bình thường nhưng vẫn có những dấu ấn riêng, tài năng thì hơn người,
đặc biệt phẩm chất trong sáng, hiền lành, chịu thương chịu khó.
- Người phụ nữ trong các tác phẩm của Nguyễn Du là người mang những chuẩn mực của
cái đẹp, là người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh nhưng họ luôn có ý thức về bản thân sâu sắc.
Điều đó được thể hiện rõ nết nhất qua tác phẩm Truyện Kiều của ông:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Ông viết về ngoại hình của họ với sự trân trọng của một con người, chứ không phải chỉ là
sự ngưỡng mộ phàm tục của một nam nhân bình thường. Đặc biệt, Nguyễn Du ca ngợi tài
năng của những người phụ nữ chân yếu tay mềm này, vốn không được người đời coi
trọng, ví như Thúy Kiều cầm, kì, thi, họa đều xuất sắc; hay nàng tiểu Thanh có tài làm
thơ.
Có tài mà cậy chi tài
Chữ Tài liền với chữ Tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa.
Muôn sự tại trời, trời kia bắt mỗi người có một thân phận và người càng có tài thì mệnh
càng bạc. Tài - Mệnh luôn tương ứng với nhau. Bởi vậy, hình tượng người phụ nữ được
xây dựng vừa tài sắc, lại vừa truân chuyên. Mà phần truân chuyên còn nhiều hơn tài sắc
gấp bội. Họ đều phải trải qua những tháng ngày bất hạnh, tuy là những người ở những
thời đại khác nhau, song đều gặp chung ở số phận tài hoa nhưng bạc mệnh:
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Bằng biện pháp ẩn dụ khi nói về nhan sắc của nàng, Nguyễn Du đã dùng từ “son phấn”.
Nhưng cái đẹp ấy lại bị vùi dập không thương tiếc.
(theo tài liệu: https://sachhay24h.com/hinh-tuong-nguoi-phu-nu-trong-cac-tac-pham-cua-
nguyen-du-a1320.html)

3. Đặc điểm sáng tác:


- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả
+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều
thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là
những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc
đời, về con người của tác giả.
+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.
4. Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo:
- GT hiện thực:
 Trong thơ chữ Hán, tác giả tập trung phản ánh những số phận cơ cực, hẩm hiu
(ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…) hoặc những con người sắc tài
mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh,…).
 Với cái nhìn hiện thực sâu sắc, Nguyễn Du thấy được những thế lực tàn bạo trong
xã hội chính là nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh của người dân vô tội. Chính vì
vậy, ngòi bút hiện thực của Nguyễn Du đã phản ánh sâu sắc cuộc sống của người
dân vô tội, những thân phận nhỏ bé bị áp bức, đồng thời mang sức mạnh lên án, tố
cáo xã hội vô nhân đạo.
- GT nhân đạo:
 Tác phẩm như bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao
la, sâu sắc.
 Tác phẩm của ông là tiếng nói đồng tình với khát vọng chân chính của con người.
 Khóc thương cho những loại người trong xã hội mà những giọt nước mắt xót xa
nhất là dành cho người phụ nữ, dành cho trẻ em, người lao động.
 Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát
vọng chân chính của con người.

Hồ Xuân Hương
1. Cuộc đời:
- Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc. Đối
với người Việt Nam, tên tuổi của Hồ Xuân Hương quen thuộc không kém bất cứ
một nhà thơ nào.
- Bà xuất thân trong một gia đình nhà nho phong kiến song hoàn cảnh cuộc sống
đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và
tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội. Bà là một phụ nữ
thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng
rãi với bạn bè, nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn
là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Hồ Xuân Hương là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có
nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai
lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc.
=> Có thể thấy Hồ Xuân Hương không phải là một phụ nữ bình thường của thời
phong kiến mà bà đã có một cuộc sống đầy sóng gió.
2. Hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm của HXH:
• Người phụ nữ với số phận bé nhỏ, bất hạnh:
- Thân phận của những người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương thường nhỏ bé,
cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong
kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong
xã hội. Vì vậy, những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không
được coi trọng, đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng
cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia
đình luôn được yên ấm. Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng cuộc đời
lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong xã hội:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi, ba chìm với nước non
(Bánh trôi nước)

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn


Trơ cái hồng nhan với nước non
(Tự tình II)
- Trong thơ Xuân Hương, bà không chỉ than cho người đàn bà dưới chế độ
phong kiến mà còn nói lên nỗi đau của bản thân mình. Xuân Hương đã nói một
cách trần trụi nhất, với cái mạnh mẽ của sự phản kháng và gắn chặt đời mình cùng
với số phận của những người phụ nữ nói chung trong xã hội cũ:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
(Lấy chồng chung)
- Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã hội phong kiến nói
chung đều là những con người với số phận bi đát. Họ là những đóa hoa sen thơm
mát, tỏa hương cho đời, "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Từ đây ta càng
cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ
cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở.
• Người phụ nữ với nỗi đau trong đường tình duyên:
- Do sống trong xã hội phong kiến - một xã hội coi thường phụ nữ và luôn bị lễ
giáo trói buộc, không được hoạt động xã hội, không được học hành thi cử, chịu
nhiều thiệt thòi cả ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Chính vì vậy, người phụ
nữ không chỉ chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống mà còn đau khổ trong
đường tình duyên. Có lẽ phải chịu nhiều lận đận trong đường tình duyên, hai lần
làm lẽ nhưng cả hai lần đều ngắn ngủi nên Hồ Xuân Hương rất hiểu và đồng cảm
với phận của những người phụ nữ không may mắn trong đường tình duyên.
- Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, bà thấu hiểu tất cả những nỗi đau đó
bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và cuộc đời riêng chẳng ra gì của mình; và
bằng tiếng thơ, muốn nói lên những tiếng nói chia sẻ với họ. Vì vậy, thơ Xuân
Hương luôn là tiếng kêu xé lòng của những người con gái nhẹ dạ.
(Theo nguồn tài liệu: http://thptktviettri.phutho.edu.vn/tai-nguyen/thu-vien/tai-
lieu-boi-duong/chuyen-de-hinh-tuong-nguoi-phu-nu-trong-tho-ho-xuan-
huong.html)

You might also like