You are on page 1of 6

DỰ ÁN HỌC TẬP GIỮA KÌ 1, NĂM 2022 -2023

MÔN NGỮ VĂN

LỚP 11
Họ , tên họ c sinh:..................................................................... Lớ p: .............................

ĐỀ BÀI:

Vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương.

Bài Làm

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ tài năng trong nền thơ ca văn học
của Việt Nam , bà được nhà thơ Xuân Diệu tôn vinh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của
Hồ Xuân Hương khắc họa lên hình ảnh người phụ nữ bị chế độ phong kiến chèn ép ,
bóc lộc , đồng thời làm cho đời sống văn học trở nên sôi nổi với hàng trăm ý kiến ,
hàng trăm bài viết về bà . Hồ Xuân Hương còn được mệnh danh là “nhà thơ của phụ
nữ” Bà đã nói lên được hết nổi lòng của người phụ nữ, trong thơ khắc họa được sự
độc đáo về nhiều khía cạnh đặc sắc khác nhau để nói đến người phụ nữ. Trong các
tác phẩm của Xuân Hương luôn cho ta thấy đâu đ ó có bóng dáng của chính bà qua
những phương diện khác nhau, mỗi bài thơ mang nhiều màu sắc, tính chất độc đáo,
hấp dẫn, lôi cuốn người đọc qua những tác phẩm nói đến thân phận người phụ nữ bị
chế độ áp bức . Từ đó,  ta lại càng thấy trân trọng và đồng cảm cho số phận của
những người phụ nữ kém may mắn hơn.

Thân phận của những người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương thường nhỏ bé,
cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến
lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội.
Vì vậy, những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được coi
trọng, đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông,
dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn
được yên ấm. Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số
phận bi đát, bé nhỏ trong xã hội:
                               Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
                               Bảy nổi, ba chìm với nước non
                                                                   (Bánh trôi nước)

Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh bánh trôi để khắc họa tâm tư của người
phụ nữ, giúp ta liên tưởng đến vẻ đẹp của cô gái đầy mơn mớn, mới lớn với nước da
trắng, tròn trịa, căng mịn gần giống như hình ảnh người phụ nữ hiều hậu, đức phúc,
khỏe mạnh; thân phận người phụ nữ phải lênh đênh, trôi dạt. Hồ Xuân Hương đã
cho ta thấy vẻ đẹp người phụ nữ với những lời lẽ hết sức mộc mạc, bình dị đưa vào
hình ảnh ẩn dụ

Trong giai đoạn này, ta cũng bắt gặp những bài thơ nói về số phận hẩm hiu của
người phụ nữ. Họ là những người  như bà Tú trong Thương vợ của Tú Xương kiếm
sống vất vả, cơ cực, luôn phải đối diện với nỗi hiểm nguy:
                             Quanh năm buôn bán ở mom sông
                             Nuôi đủ năm con với một chồng.
Và của những số kiếp nổi nênh:
                              Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh
                              Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
                                                          (Chiếc bánh)

Với Hồ Xuân Hương thì công khai ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp thân thể của
người phụ nữ. Cách miêu tả của Xuân Hương thuộc vào loại độc đáo nhất của thời
đại. Bà chú ý đến những bộ phận thân thể thường được dấu kín của con người.
Những bộ phận đó văn học thời đại thường né tránh. Riêng Hồ Xuân Hương lại nhìn
thấy đó chính là một trong những biểu hiện của vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ.
Cách miêu tả của bà cụ thể, không chung chung, mờ nhạt:

Lược trúc chải dài trên mái tóc,


Một lạch Ðào nguyên suối chửa thông
(Thiếu nữ ngủ ngày)
Đây là sự trinh trắng ngây thơ, là sự hồn nhiên trọn vẹn. Cách miêu tả của nhà
thơ không có một chút bỡn cợt, trái lại thể hiện một thái độ hết sức nâng niu, trân
trọng. Trong thời buổi suy tàn của xã hội phong kiến, con người bị chà đạp, bị giày
xéo. Nhiều giá trị bị đảo lộn, bị nghi ngờ. Nhà thơ giữ cho mình nguyên vẹn cặp mắt
trong veo để nhìn người, nhìn đời, để thấy hết mọi giá trị đẹp của con người.  Cũng
vì thế mà thơ Xuân Hương có giá trị nhân đạo sâu sắc.
Không chỉ khẳng định vẻ đẹp hình thức, Hồ Xuân Hương còn rất chú trọng đến
vẻ đẹp tâm hôn của người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến, có ai hay một người nào
dám như bà đứng ra bênh vực cho những người con gái dở dang trước cuộc sống
ngang trái, khó khăn, đáng thương; có ai dám ngang nhiên thừa nhận những quy tắc
đi ngược lại khuôn mẫu của lễ giáo phong kiến như bà, cam đảm đứng dậy. Những
điều đó chỉ có ở bản lĩnh, một trái tim tha thiết, nồng ấm sự cảm thông của một tâm
hồn nghệ sĩ.

Từ những tiếng nói cảm thông ấy, Xuân Hương còn lên tiếng đề cao ca ngợi
họ, tìm thấy vẻ đẹp thật sự chân chính ở họ. Trong một loạt hình tượng nói về số
phận bấp bênh, hẩm hiu của người phụ nữ như “ chiếc bánh trôi “ “bảy nổi ba chìm”
hay quả mít “ vỏ nó xù xì”, con ốc nhồi “ đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi”,… nhà thơ
luôn chú trọng nêu bật cái đẹp bên trong, cái đẹp tâm hồn của họ. Trong bài thơ “
Bánh trôi nước”, nhà thơ đã ca ngợi, đề cao, trân trọng phẩm chất kiên trinh của
người phụ nữ. Dù phải sống trong hoàn cảnh nào thì họ cũng giữ được tấm lòng son
sắt, thủy chung:

“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son. “

( Bánh trôi nước )

Trong bài thơ Ðề tranh tố nữ, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp bất diệt của tuổi xuân, sự
trinh trắng, ngồn ngộn sức sống của những cô gái đang xoan:
Ðôi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh
Bài Mời trầu lại là cái nhìn về vẻ đẹp của khát vọng sống.
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi
Ðừng xanh như lá, bạc như vôi.
(Mời trầu)
Giống như bao cô gái khác, Xuân Hương cũng khao khát có một tình yêu bền
chặt, nồng cháy. Nàng cũng muốn mở lòng mình ra để đón lấy tình yêu nồng thắm từ
người bạn đời tri âm tri kỉ, đón những hương sắc của cuộc đời. Xuân Hương hồi hộp
chờ đợi. Nhưng rồi năm tháng trôi qua, những mùa xuân đi không trở lại, nhà thơ
dần dần nhận ra cái bạc bẽo của con người và cuộc đời, cái hẩm hiu của số phận.
“Câu thơ nhân hậu của hờn dỗi, duyên dáng mà có cái gì như đanh đá, thách thức”

Trong các nhà thơ phụ nữ ở nước ta, Hồ Xuân Hương và thơ ca của bà là một
hiện tượng khá đặc biệt được rất nhiều người đàm luận từ xưa đến nay. Tục truyền
hồi Xuân Hương còn đi học; một hôm gặp phải trời mưa, đến sân nhà trường, đất
trơn, cô nữ sinh trượt chân ngã oạch một ái, các bạn học thấy thế đều cười ầm lên.
Nhưng Xuân Hương đã đứng ngay dậy, ung dung đọc hai câu thơ rằng:
                                     Giơ tay với thử trời cao thấp
                                     Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài
rồi bình thản đi vào. Mấy chàng trai thấy thế cũng phục tài. Lại có chuyện, một hôm
Xuân Hương đi thăm chùa Trấn Quốc Về, nàng đang lững thững trên bờ Hồ Tây,
bổng thấy có mấy thầy khóa bước rảo lên theo sát ở đằng sau. Rồi trêu ghẹo nàng có
người lại mang cả văn chương chữ nghĩa ra nữa, nàng đọc cho một bài thơ rằng:

Khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?


Lại đây cho chị dạy làm thơ
Có thể nói, trong xã hội phong kiến “ trọng nam khinh nữ” như vậy, Xuân Hương vẫn
dám khẳng định tài năng, trí tuệ hơn người của mình.

Hồ Xuân Hương thông minh, tài tình, có nhiều tài năng thi ca, bà sáng tác
nhiều bài thơ hay. Khá tiếc thay sinh ra phận gái nên cái lỗi lạc của bà tạo nên một
con người bình dị. Xuân Hương đã thể hiện được sự ý thức của mình, thể hiện được
tài năng của người phụ nữ yếu đuối.

“ Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo

Kìa đền Thái thú đứng cheo leo

Ví đây đổi phận làm trai được,

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu? “

( Đề đền Sấm Nghi Đống)


Vô tình đi ngang qua đền Thái thú, nữ sĩ không chỉ không chịu cất nón, cúi đầu
chào kính cẩn, trái lại còn buông lời chê cười, mỉa mai. Đặc biệt ở trong bài thơ này
đề cao tinh thần yêu nước, khí phách của một nữ sĩ anh hùng đầy sự hào hùng,
những tâm tư tình cảm của bà thể hiện qua hai câu thơ cuối: nếu bà là con trai thì
không chỉ có bấy nhiêu anh hùng đó thôi mà còn hơn nữa.

Ai cũng biết, cuộc đời đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng
những người chịu đựng nhiều hơn cả vẫn là phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng
có khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, bà thấu
hiểu tất cả những nỗi đau đó bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và cuộc đời riêng
chẳng ra gì của mình; và bằng tiếng thơ, muốn nói lên những tiếng nói chia sẻ với họ.

Qua đây, ta cũng hiểu thêm ít nhiều về người phụ nữ xưa, không chỉ đẹp về
hình thể mà họ còn là những con người mang đầy tài năng . Có thể nói, ngoài văn
học dân gian, Hồ Xuân Hương là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã
đem đến cho thơ văn tiếng nói của những người phụ nữ ấy, những tiếng than và
những tiếng thét, những tiếng căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay.
Trong lịch sử văn học dân tộc, có lẽ Xuân Hương là người đầu tiên dám cất lên
tiếng nói khẳng định tài năng trí tuệ của người phụ nữ, nói lên ước vọng được khẳng
định mình. Và cao hơn hết chính là tư tưởng nhân đạo trong thơ Xuân Hương đem
lại cho đến nay vẫn còn giá trị.

Đặc điểm của thơ Xuân Hương là không bao giở dửng dưng, lạnh nhạt. Nhà
thơ luôn luôn có một trái tim cháy bỏng, nói đến cái gì là nói đến với tất cả sự xúc
động chân thành của mình, Khi giận dữ thì thét lên, mắng chửi; khi yêu thương thì
đằm thắm, ngọt ngào. Nếu bài Cảnh chồng chung là tiếng nói phẫn uất chua xót đối
với chế độ đa thê bất công mà người phụ nữ phải chịu đựng, thì bài Không chồng mà
chửa lại là một bời nói rất mực khoan dung, độ lượng đối với cảnh ngộ không may
của họ

Ngày nay, cuộc sống đã đổi thay nhiều, xã hội đã công bằng hơn với người phụ
nữ. Nhưng có những nỗi đau khổ đã trở thành hằng số muôn đời của người phụ nữ
và đâu đó xung quanh ta vẫn còn nhiều mảnh đời chị em bất hạnh. Vì vậy, mà thơ
Xuân Hương vẫn còn vẹn nguyên giá trị và sức sống. Đọc thơ Xuân Hương, không chỉ
là để đồng cảm, để sẻ chia mà còn là chiêm nghiệm, suy ngẫm.

You might also like