You are on page 1of 3

Nhan đề bài thơ là Mời trầu cũng mang những ý nghĩa truyền tải nhất định.

Nhan đề là
sự bộc lộ chủ đề của tác phẩm chính vì thế mà mỗi nhà thơ nhà văn đều đặt cho con
tinh thần của mình những cái tên mang cả nội dung lẫn nghệ thuật. Hình ảnh miếng
trầu kia đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng về miếng trầu truyền thống gắn
liền với những niềm vui như đám cưới, nó cũng gắn liền với những giá trị đạo đức tốt
đẹp của con người Việt Nam trong sự tích trầu cau. Còn ở đây thì sao?. Miếng trầu ấy
thể hiện được nỗi lòng Xuân Hương khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc
vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm.

Trước hết hai câu thơ dầu nhà thơ nói về miếng trầu ấy và chủ nhân làm ra miếng trầu
ấy chính là Xuân Hương:

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi


Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Miếng trầu ấy có quả cau, có là trầu hai thứ ấy đi liền với nhau để làm nên một miếng
trầu. Hình ảnh những miếng trầu têm xanh ngắt cánh phượng mới đẹp làm sao. Nó
không chỉ đẹp mắt đẹp tâm tình mà còn đẹp cả tấm lòng người trao đi nữa. Quả cau thì
nho nhỏ gợi lên cái hình ảnh nhỏ bé của miếng trầu nhưng lại rất đẹp. Sự nhỏ bé ấy
hay cũng chính là sự nhỏ bé của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Miếng trầu
hôi không phải là nó có mùi hôi mà do lá trầu cay nên nói như thế. Hình ảnh miếng trầu
có ngàn năm tuổi như thể hiện cho nguyện ước khát khao lứa đôi của bà chúa thơ
Nôm. Người xở hữu miếng trầu ấy chính là nhà thơ. Từ “này” thể hiện được tiếng mời,
tiếng xưng danh của Xuân Hương. Miếng trầu ấy mới quẹt xong, nó vẫn còn tươi xanh,
ngọt bùi lắm. Miếng trầu của Xuân Hương không khác gì miếng trầu bình thường khác
về hình thức nhưng miếng trầu ấy chất chứa biết bao nhiêu là tâm sự là nỗi lòng của
người con gái kia. Đó chính là miếng trầu của lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của thi
sĩ.

Sang đến hai câu thơ sau thì thi sĩ muốn gửi đến những lời nhắn nhủ cho những bậc
quân tử trên cõi đời này rằng:

Có phải duyên nhau thì thắm lại


Đừng xanh như lá bạc như vôi
Chính nỗi khao khát tình yêu khiến cho nhà thơ mong muốn rằng người quân tử nếu có
duyên với Xuân Hương thì bén lại chứ đừng bạc như vôi xanh như lá. Cái duyên trên cõi
đời này được người xưa vô cùng tin vào nó. Không có duyên thì có gần gũi đến mấy
cũng không thể nào có tình cảm yêu thương được nhưng có duyên thì lại thắm lại ngay.
Không gần cũng yêu thương da diết vô bờ. Thi sĩ nói đừng xanh như lá bạc như vôi là
có ý gì?. Lá cây bao giờ chẳng xanh, không xanh thì đâu còn là lá cây nữa. vôi thì màu
trắng bạc rồi. Có thể nói ở đây nhà thơ đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp với lối
nói cái tự nhiên vốn có để chỉ cái mong muốn trong tình yêu của con người. lá xanh thì
tốt, vôi trắng bạc là đương nhiên nhưng con người mang những trạng thái đó thì không
tốt. Bởi vì cái xanh cái bạc kia là để chỉ sự xanh rờn, sự bạc bẽo của con người với

1
Những điểu kiện lịch sử thời Hồ Xuân Hương không cho phép đất nước chuyển sang một thời kỳ
mới. Vậy là tính cách thi lớn nhưng khuôn khồ xã hội thi vẫn chật hẹp. Không khuất phục, không
đấu hàng, Hồ Xuân Hương tuyên chiến với một thứ khuôn phép, chuẩn mực của xã hội đảng cấp
phong kiến đã trở thành trái tự nhiên, phi đạo lý, bằng những vần thơ ngang ngược, oái oăm, bằng
cái tôi ngông nghênh kiêu ngạo của mình: "Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ - Lại đây cho chị dạy làm
thơ” và "Ghé mắt trông sang thấy bảng treo - Kia đền Thái thú đứng treo leo - Vi đây đổi phận làm
trai được - Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”.v.v...
Tuy nhiên, nếu Hồ Xuân Hương là tiếng nói đanh thép, dõng dạc của phong trào quần chúng hùng
mạnh, quyết liệt nhất thì đồng thời cũng là sự thể hiện nỗi ấm ách, bực bội không giải toả được của
lịch sử một dân tộc tuy khủng hoảng sâu sắc nhưng chưa tìm ra lối thoát.
Cái ấm ách lịch sử ấy, ở bậc kỳ nữ này, lại bắt gặp, như là một định mệnh, cái ấm ách bực bội của
một số phận cá nhân. Có người đàn bà nào tài hoa đến thế, giàu sức sống đến thế, khát khao tự do
và tình yêu chân thật đến thế lại bị đày ải vào một cuộc đời éo le, bất hạnh đến thế: con vợ lẽ, hai
lần lấy lẽ, hai lần goá chồng. Ta hiểu vỉ sao, đọc thơ Hổ Xuân Hương, thấy một tâm trạng đầy mâu
thuẫn phức tạp: một tiếng cười ngang tàn thoải mái kéo theo những giọt nước mắt và tiếng thở
dài..., một bàn lĩnh dám một mình chọi lại với cả một xã hội đầy thành kiến hủ bại thâm cân cố đế,
thậm chí thách thức với cả vũ trụ càn khốn. (Nín đi kẻo thẹn với non sông)... lại đông thời là một tâm
sự cô đơn, chồng chênh, chơi vơi, lênh đênh, có những lúc muốn nhắm mắt xuôi tay (Cầm lái mặc
ai lăm đó bến - Dong lèo thấy kè rắp xuôi dòng...) một tấm lòng son tươi rói trẻ trung, đầy áp xuân
tình, xuân sắc, lại đi liền với biết bao cay đắng tủi hờn của cuộc đời đàn bà đầy những ngang trái,
dang dở, bẽ bàng
Tất cả tâm trạng đấy mâu thuẫn ấy nhiều khi được dồn lén lại trong khuôn khổ một bài thơ tứ tuyệt.
Mời trầu là một trong những bàí thơ như thế.

3
Tất nhiên những màu sắc như thế không phải chỉ là màu sắc tự nhiên mà còn là tấm lòng của tác
già. Ở bài Mời trâu, có một cái gì trẻ trung tươi tắn trong hoà sắc ba màu: xanh, trắng, đỏ.
Cần lưu ý: màu xanh là màu tươi của lá trầu, màu trắng là màu trắng tình của vôi trên lá xanh, còn
màu đỏ là màu đỏ thắm tạo nên bởi hai chất liệu trắng và xanh hoà quyện vào nhau. Kể ra, tự nhiên
cũng có lắm cái kì diệu, xanh trắng mà lại tạo thành đỏ. Trong quan hệ nam nữ cái kì diệu ấy chỉ có
thể là cái tình, cái duyên, là tấm lòng chân thật với nhau mà thôi:
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Câu thơ cũng đỏ thắm như tấm lòng nhà thơ vậy.
Nhưng thơ Xuân Hương là thế: không bao giờ muốn che giấu đi một cá tính ngang tàn: ở địa vị
người đàn bà trong xa hội cũ, lại là chuyện mời trầu người ta, lẽ ra thi phải mềm mỏng, dịu dàng và
phái bẽn lẽn một chút, Xuân Hương không thế, cái tôi dõng dạc xưng tên:
Này cùa Xuân Hương đã quệt rồi.
Trong thời phong kiến, ý thức cá nhân chưa phát triển, cái tôi cá nhân, bản thân nó không được
xem là một giá trị đáng coi trọng. Hổi ấy, trong phép xã giao, thái độ của người có lễ giáo là phải biết
giấu cái tôi của mình đi, hoặc phải hạ nó xuống đến mức thấp nhất (chảng hạn: kẻ ngu này trộm
nghĩ...), ở người đàn bà, phép tác ấy lại càng phải coi trọng hơn nữa.
Vậy mà nhà thơ nữ của chúng ta lại dõng dạc: Này của Xuân Hương. Rõ ràng là một sự thách thức
táo bạo trước dư luận xã hội. Đã thế lại còn đóng dấu ấn cá nhân vào miếng trẩu đưa cho nguời
một cách rất ít mềm mỏng: Này của Xuân Hương đã quệt rồi. Quệt cũng như têm thôi (têm trầu),

You might also like