You are on page 1of 2

Hai câu thơ vừa chưa đựng hành động hỏi, cầu khiến, vừa có hành động bộc

lộ.
Dường như tất cả tâm tư thầm kín của thi sĩ, của người phụ nữ đều được gói gọn
vào dòng thơ.Đó là sự khao khát của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến,khát khao được yêu thương, được hạnh phúc trọn vẹn.

Cũng như âm hưởng của hai câu trên, lời thơ ở đây đọc lên nghe dứt khoát

“Duyên” theo quan niệm dân gian là sự ràng buộc lẫn nhau từ kiếp trước đến kiếp
này, Hồ Xuân Hương muốn nói đến cái duyên ấy. Hai câu thơ đầu nói về chuyện
ăn trầu, hai câu cuối chuyển sang chuyện duyên số, chuyện con người vậy mà ý thơ
vẫn liền mạch, không gò bó chứng tỏ tài dùng ẩn dụ của nhà thơ đến mức tuyệt
vời. Nhà thơ còn vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong câu kết làm cho ý thơ thật đặc
sắc. Từ “thắm” sử dụng rất đắt. Trong miếng trầu có cau, vôi bạc, lá trầu xanh, ban đầu
là những đối tượng rời nhau với những màu riêng rẽ ấy. Khi thành duyên, chúng gắn
kết với nhau, hai đối tượng hướng đến nhau không còn khoảng cách mà quyện chặt gắn
kết nhau biểu trưng cho sắc đằm thắm tình yêu thủy chung, son sắt. "Thắm lại" ở đây
không chỉ là về màu sắc mà còn là về sự phong phú, quý giá và hoàn mỹ
của tình yêu có rất nhiều tầng nghĩa: Cùng nối lại tình cảm, cùng nhau làm lại cuộc đời, cùng
hòa trộn vào nhau như kiểu ăn trầu...

Tuy nhiên, phần "Đừng xanh như lá, bạc như vôi" lại đưa ra một hình ảnh tương phản
mạnh mẽ và lãng mạn hơn. Màu xanh của lá cây thường được liên kết với sự sống và
tươi mới, trong khi "bạc như vôi" là biểu tượng của sự phai nhạt và mất mát.

Hình ảnh này có thể diễn đạt ý nghĩa rằng, dù có duyên nhau và tình yêu, thì mọi thứ
đều không tránh khỏi sự biến mất và thay đổi. Thậm chí những thứ tưởng chừng vĩnh
cửu nhất cũng sẽ phai nhạt và tan rã dưới tác động của thời gian.

Với câu này, Hồ Xuân Hương muốn nhấn mạnh rằng sự sống và cái chết, sự
thắm đẹp và sự phai nhạt, đều là phần không thể thiếu của cuộc sống và
tình yêu. Mỗi mối quan hệ và mỗi tình yêu, dù có đẹp đến đâu, cũng đều
phải đối diện với sự thật của sự tàn tạ và biến đổi. Nữ thi sĩ không chỉ nhắn
với người mình yêu mà nhắn với tất cả mọi người của mọi thời đại: “Đừng xanh
như lá, bạc như vôi”! Được bầu bạn ấy là duyên giống như miếng trầu và vôi khi
nhai sẽ biến đỏ . Đừng giống vẻ bề ngoài : trầu lá xanh , vôi bạc trắng .Và nói như
Nguyễn Du “yêu nhau mà lại bằng mười phụ nhau ”

iữa cô gái và chàng trai có tình cảm với nhau thì hãy như sự xúc tác
giữa miếng trầu và vôi, khi nhai sẽ tạo ra màu đỏ. Đừng như vẻ bề
ngoài: trầu lá xanh, vôi bạc trắng.
Tình yêu trong thơ của Hồ Xuân Hương lại là sự khát khao được yêu
thương, được sống trong tình yêu. Đó là sự khao khát của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến. Họ khát khao được yêu thương, được hạnh phúc
trọn vẹn.

You might also like