You are on page 1of 3

1.

Tác giả

- Hoài Vũ tên khai sinh là Nguyễn Đình Vọng sinh năm 1935

- Quê: Quảng Ngãi

- Con người: ấm áp, thân thiện, hiền hòa, dễ mến, gắn bó với Sài Gòn trên 40
năm. Là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng được phổ nhạc: Vàm Cỏ Đông, Đi
trong hương tràm, Miền Hạ, Hoàng hôn lặng lẽ…

- Sáng tác: 6 tập thơ, 5 tập truyện, 6 tập truyện dịch từ tác phẩm văn học Trung
Quốc.

- Phong cách thơ: dịu dàng, sâu lắng, lãng mạn, chân thật.

2. Văn bản

-         - Xuất xứ: In trong Tuyển tập thơ Việt Nam (giai đoạn chống Mỹ cứu
nước), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999)

- Hoàn cảnh sáng tác: Theo lời kể của tác giả: Năm 1968, khi theo đại quân
vào Sài Gòn, không may bị sốt rét, đành phải nằm lại Trạm giao liên Đồng Tháp
Mười. Tại đây, tôi đã gặp 5-6 nữ giao liên. Tôi đặc biệt có cảm tình với một cô
tên là Lan. Đến năm 1971, khi quay lại thì cả rừng tràm đã bị bom đạn tàn phá
xác xơ và hay tin Lan đã hi sinh. Một đêm, cảm xúc đau xót và mất mát ùa ra, tôi
viết ngay được bài thơ “Đi trong hương tràm”.

3. Đọc văn bản

- Thể thơ: thơ tự do

- PTBĐ: biểu cảm

- Nhân vật trữ tình: chàng trai, người xưng “anh” về tình yêu rất đỗi thủy chung,
sâu nặng dành cho “em”

- Cảm xúc tâm trạng ấy luôn gắn bó với hình ảnh của lá tràm, hương tràm, loài
cây thân thuộc, gắn bó với thiên nhiên và con người đồng bằng sông Cửu Long.

4. Bố cục:

Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên


Khổ 2: Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau

Khổ 3: Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm

Khổ 4: Hương tràm trong tâm trí con người


"Dù đi đâu và xa cách bao lâu

Anh vẫn có bóng em, giữa bóng tràm bát ngát

Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mắt

Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao."

Câu thơ "Dù đi đâu và xa cách bao lâu" lại tiếp tục được nhắc lại lần thứ hai nhằm nhấn mạnh vào tình
cảm sắt son, bền chặt của nhân vật trữ tình dành cho người con gái mình yêu.

Dù thời gian và khoảng cách có trở nên xa xôi đến đâu thì "anh" vẫn mãi nhớ tới "em" bởi : Anh vẫn có…
Anh vẫn thấy… Anh vẫn nghe… trong cái màu xanh thanh xuân vô tận của bóng tràm bát ngát, lá tràm
xanh mát và hương tràm xôn xao. Tất cả những gì thuộc về em đã được hóa thân thiêng liêng và gần gũi
biết chừng nào?!  Nỗi nhớ của tác giả dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao
trùm lên cả không gian và thời gian...Vẻ đẹp tình yêu đó được gắn liền với vẻ đẹp của cây tràm, dù chỉ là
vẻ đẹp mộc mạc, giản dị từ loài cây vốn rất đỗi quen thuộc với mọi người, những cũng nhờ hình ảnh đó,
mà tác giả đã bộc bạch được hết tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" đắm say, quyến luyến trong "tình
em".

Điệp khúc khẳng định “Anh vẫn…” giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa giữa hai cõi âm-
dương… Lời thề ấy vừa rất hiện thực, lại vừa vô cùng bí ẩn, mơ hồ… Phải chăng đó mới chính là nỗi ám
ảnh không chỉ vì mất một người yêu cụ thể, tan vỡ một mối tình cụ thể; mà cao hơn, đó là lẽ sống hướng
về cái tận thiện tận mĩ của những con người có trái tim vô cùng nhạy cảm trước thiên nhiên và cuộc
sống?!

Vì thế, mỗi khi thấy bóng tràm, hương tràm, lá tràm, “anh” lại nhớ về “em” cùng những kỉ niệm của đôi
ta.

Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau
phút đắm say sẽ là nỗi đau.

Em thích nhất hình ảnh “tràm” trong bài thơ. Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ
lấy hình tượng "tràm" để luôn nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em" là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết
lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại
cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước.
(2) Điểm gặp dỡ giữa hai bài thơ  Đi trong hương tràm  và Hương thầm là cá tác giả đều sử dụng các hình
ảnh thiên nhiên quen thuộc gắn với quê hương để thể hiện tình yêu đôi lứa, gợi lên sự hoà quyện giữa
tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc.

Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ lấy (1)hình tượng "tràm" để luôn nói về sự gắn
bó với nỗi nhớ "em" là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước.
Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với
những người dân miền sông nước. Bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt với những
hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Nỗi nhớ của tác giả dường
như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian...Vẻ đẹp tình
yêu đó được gắn liền với vẻ đẹp của cây tràm, dù chỉ là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị từ loài cây vốn rất đỗi
quen thuộc với mọi người, những cũng nhờ hình ảnh đó, mà tác giả đã bộc bạch được hết tình cảm của
nhân vật trữ tình "anh" đắm say, quyến luyến trong "tình em". Tất cả vẽ nên một bức tranh thiên nhiên
khoáng đạt, tự do, mang theo vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Bóng hình em giao hoà trong vẻ đẹp
thiên nhiên mĩ miều ấy càng khiến “anh” thêm yêu đậm sâu. Qua đó, ta thấy được tình yêu anh dành
cho em luôn gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.

Tác giả cho chúng ta thấy được vẻ đẹp tình yêu của những con người với nhau những con người có tình
yêu nhưng vẫn phải phục vụ cho cuộc chiến, ở nơi rừng tràm ấy anh và em, nơi hai ta gặp nhau cũng là
nơi lần cuối ta thấy nhau, là nơi mà ta chia tay, chia tay cho một cuộc tình chưa nói, chia tay cho một
cuộc tình sẽ đẹp như tranh, một cuộc tình vĩnh hằng, nhưng sao số phận lại độc ác và nhẫn tâm đến thế!
Chia xa hai con người khao khát sống và khao khát được yêu.Bài thơ là minh chứng, minh chứng cho nỗi
nhớ em, minh chứng cho tình yêu mà tác giả dành cho tình yêu của mình, có lẽ thời chiến đã qua nhưng
kỷ niệm xưa đó vẫn sẽ ở lại rừng tràm ngày đó.

Với bốn khổ thơ ngắn gọn, "Đi trong hương tràm" dễ dàng đi sâu vào tâm trí nhiều độc giả. Đọc bài thơ,
ta cảm nhận được cái dư vị sâu lắng của một tình yêu dang dở, của một mối tình không trọn vẹn. Mong
rằng, những vần thơ da diết trong tác phẩm sẽ luôn tỏa sáng rực rỡ theo dòng chảy thời gian. Bài thơ
kết thúc bằng một điệp khúc khẳng định Anh vẫn... giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa giữa
hai cõi âm-dương... Lời thề ấy vừa rất hiện thực, lại vừa vô cùng bí ẩn, mơ hồ... Phải chăng đó mới
chính là nỗi ám ảnh không chỉ vì mất một người yêu cụ thể, tan vỡ một mối tình cụ thể; mà cao hơn, đó
là lẽ sống hướng về cái tận thiện tận mĩ của những con người có trái tim vô cùng nhạy cảm trước thiên
nhiên và cuộc sống?!

Hoài Vũ đã gửi gắm tình yêu vào bài thơ một cách mãnh liệt nhưng cũng thật buồn, buồn cho tình yêu bị
chia cắt với chúng ta và buồn cho một cuộc tình mãi mãi đã mất đi

Bằng hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc; ngôn ngữ trong sáng, mộc mạc, nhà thơ Hoài Vũ đã dựng lên
một bức tranh thiên nhiên có hương tràm là hình ảnh trung tâm. Thông qua đó, khéo léo bộc lộ tình cảm
nhớ thương sâu sắc của nhân vật trữ tình. Ngoài ra, việc sử dụng thành công biện pháp điệp ngữ "dù",
"anh vẫn" cũng góp phần diễn tả cảm xúc, tâm trạng ở người "anh".

You might also like